1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    NHÂN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
    VỀ TÌNH TRẠNG TRẺ EM LAO ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG CÂY CAO SU ĐỘC HẠI ​

    Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của ngành cao su, diện tích đất trồng cây cao su phát triển mạnh đã thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp cuả 8 xã miền Tây Gio Linh. Mặc dù, trên địa bàn 8 xã, Công ty cao su đã thành lập được 4 Nông trường đó là: Nông trường Cồn Tiên, Dốc Miếu, Trường Sơn và Nông trường 74, nhưng cũng mới thu hút gần 2000 lao động. So với các nông trường cao su ở các tỉnh miền Nam, ở Quảng Trị có nét đặc thù riêng biệt, trong việc bố trí công nhân theo hình thức, mỗi gia đình vốn là nông dân, nếu có lao động chính chỉ được tuyển dụng một hoặc hai công nhân, với hình thức giao khoán mỗi công nhân/ diện tích lô cao su/ sản phẩm. Cụ thể, một công nhân được giao khoán với diện tích từ 2-2,5 ha (1 ha có khoảng 512 cây cao su) nên với một công nhân, không đủ sức cạo mủ hết số cây đó. Có thể nói, về mặt lý thuyết chỉ một công nhân nhưng trên thực tế thì cả gia đình, trong đó có cả trẻ em cùng tham gia lao động.
    Tìm hiểu về thực trạng trẻ em dưới 16 tuổi tham gia lao động trong môi trường cây cao su ở các xã miền Tây Gio Linh, chúng tôi được biết: ngoài thời gian đến trường, đa phần con em các gia đình có công nhân phải phụ giúp cùng tham gia lao động với bố mẹ trong việc trút mủ hay bôi thuốc kích thích, thuốc bệnh cho cây cao su. Ở các hộ gia đình không có công nhân thì thiếu vốn, thiếu đất để sản xuất và dư thừa sức lao động trong thời gian nông nhàn, nên điều kiện để tăng thu nhập kinh tế của hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nhiều trẻ em từ 6- 16 tuổi, vì không có công việc nhẹ, phù hợp để làm phụ giúp bố mẹ, nên các em phải đi mót mủ ở các lô cao su, nhất là về mùa mưa và thời gian các em nghỉ hè.
    Tại sao các em dưới 16 tuổi mà phải lao động trong môi trường cây cao su có nguy cơ độc hại? Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: đối với các gia đình công nhân, do với diện tích và sản phẩm đã được Nông trường giao khoán cho mỗi công nhân, nếu công nhân nào thực hiện vượt chỉ tiêu được giao thì sẽ được thưởng, còn công nhân nào không đạt chỉ tiêu giao khoán thì không được thưởng, mà ngược lại còn bị phạt (cứ 1 kg là 17.000 đồng). Do vậy, vấn đề đặt ra là, để đạt và vượt được chỉ tiêu, nhằm tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, đa phần các công nhân phải huy động toàn lực lượng trong gia đình để cùng tham gia. Chính vì lẽ đó mà lực lượng trẻ em dưới 16 tuổi trong các gia đình công nhân phải tham gia lao động với bố mẹ. Đối với các hộ gia đình nông dân và trẻ em dưới 16 tuổi đi mót mủ cao su là do một phần vì điều kiện gia đình khó khăn hoặc các em muốn có tiền để mua sắm áo quần, sách vở. Bình quân mỗi ngày, vào thời kỳ cao điểm, mỗi em đã thu nhập từ nguồn mủ kiếm được khoảng 20.000 đồng. Vì lợi ích kinh tế trước mắt, buộc các em đã và đang tham gia lao động.
    Mặc dù, chưa có một số liệu thống kê cụ thể nào nhưng có thể nói rằng, việc trẻ em dưới 16 tuổi tham gia lao động nặng nhọc trong vùng có nguy cơ độc hại như cây cao su ở địa bàn các xã: Hải Thái, Gio Sơn, Gio Hoà, Gio Bình, Gio An, Linh Hải thuộc miền Tây Gio Linh trong những năm trở lại đây là khá phổ biến. Từ thực trạng đó, chúng tôi nghĩ rằng: việc các em tham gia lao động trong môi trường với cường độ và thời gian lao động không phù hợp với lứa tuổi của các em sẽ làm ảnh hưởng về mặt sức khoẻ cũng như hạn chế sự phát triển về mặt thể lực và trí tuệ của các em.
    Thiết nghĩ, trẻ em lao động sớm trong môi trường độc hại đây là một hiện tượng xã hội, là hậu quả của nhiều nhân tố đan xen nhau rất phức tạp. Trước hết là nhận thức, điều kiện kinh tế, cơ chế chính sách. Vì vậy, muốn giảm thiểu số trẻ em tham gia lao động sớm trong môi trường có nguy cơ độc hại, chúng ta cần phải phân tích được những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp để đề ra giải pháp thích hợp.
    Giải pháp trước mắt là các ngành chức năng cần tổ chức điều tra, khảo sát, nắm đầy đủ, chính xác thực trạng, nhằm phân tích nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trẻ em dưới 16 tuổi ở các xã miền Tây Gio Linh nói riêng, ở các địa phương trong toàn tỉnh nói chung phải tham gia lao động trong môi trường nặng nhọc, có nguy cơ độc hại. Từ đó, đưa ra những giải pháp thích hợp, mang tính khả thi cao để xây dựng chương trình hành động phù hợp với tính đặc thù của từng địa phương.
    Về giải pháp lâu dài, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xã hội với nội dung phù hợp từng địa bàn, từng nhóm đối tượng. Kết hợp các biện pháp ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm quyền cơ bản của trẻ em. Chú trọng hình thức tư vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Gắn việc thực hiện chương trình này với việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế- xã hội khác có liên quan. Đồng thời, đề ra chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng với các nội dung và hình thức phù hợp.
    Có như vậy, mới tạo được điều kiện cho trẻ em sống, làm việc trong môi trường an toàn, lành mạnh và phù hợp, nhằm giúp cho trẻ em phát triển một cách toàn diện cả về thể lực, trí tuệ và tâm hồn.
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  2. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐOÀN ĐẠI BIỂU TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN LÀO THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA​

    Trong các ngày từ 27-29/6/2004, đoàn đại biểu Trung ương Mặt trận Lào do đồng chí Sẩm Sỷ Xay Vang Chang, phó Chánh văn phòng UBMTTƯ Lào làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Làm việc với đoàn về phía TƯ có đồng chí Đặng Đình Chuẩn, Phó Ban Tuyên huấn UBTƯMTTQVN; về phía tỉnh có đồng chí Lương Trung Thông, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh.
    Trao đổi kinh nghiệm với đoàn đại biểu UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị, đồng chí Sẩm Sỷ Xay Vang Chang cho biết hiện nay, Lào đang chuẩn bị Đại hội VIII Đảng nhân dân cách mạng Lào, UBMT Lào đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào phong trào thi đua yêu nước chào mừng đại hội. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho đại hội VIII UBMTTƯ Lào sẽ tổ chức trong năm 2006, TƯMT Lào đang tích cực tăng cường vai trò của Mặt trận ở cơ sở. Tuy nhiên công tác này đang gặp những khó khăn nhất định. Đồng chí Sẩm Sỷ Xay Vang Chang mong muốn UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị trao đổi thêm kinh nghiệm giúp TƯMT Lào làm tốt vai trò của mình, tiếp tục giúp UBMT tỉnh Savẳnnakhẹt xây dựng chương trình hoạt động về công tác Mặt trận một cách cụ thể, vừa thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó lâu đời giữa hai tỉnh và hai nước Việt- Lào.
    Thay mặt đoàn đại biểu Mặt trận Lào, đồng chí Sẩm Sỷ Xay Vang Chang bày tỏ lòng biết ơn trước những tình cảm của UBMTTQ tỉnh Quảng Trị dành cho đoàn. Nhân dịp này, đoàn đại biểu TƯMT Lào đã thăm một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ TÀI NĂNG TRẺ TƯ ĐOÀN: HỖ TRỢ CÁC TRANG THIẾT BỊ XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CHO TRƯỜNG THPT HƯỚNG HOÁ ​
    .
    Ngày 28/6/2004, tại Hướng Hoá, Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ TƯ Đoàn đã tổ chức trao các trang thiết bị máy móc để xây dựng thư viện điện tử cho Trường THPT Hướng Hoá. Các đồng chí: Vũ Trọng Kim, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Thư, giám đốc Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ TƯ Đoàn cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Hướng Hoá, ban giám hiệu Trường THPT Hướng Hoá đã đến dự.
    Là một trong hai trường THPT ở Hướng Hoá, Trường THPT Hướng Hoá tại thị trấn Khe Sanh hiện có hơn 1000 học sinh theo học.Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo, bằng sự đóng góp của hội phụ huynh gần 100 triệu đồng , trường đã xây dựng phòng tin học với 10 máy vi tính. Để giúp trường nâng cao chất lượng dạy tin học, Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ TƯ Đoàn đã hỗ trợ các trang thiết bị cho trường gồm 1 máy vi tính, 1 ti vi, 1 đầu CD, 1 máy ảnh số, 97 đĩa CD trong đó có 38 đĩa CD thư viện điện tử công nghệ nông thôn với 12688 công nghệ tiến bộ kỹ thuật, 50 đĩa thư viện điện tử phim khoa học và công nghệ.
    Đồng chí Vũ Trọng Kim đã trao các trang thiết bị trên cho trường. Được tiếp nhận các trang thiết bị này, Trường THPT Hướng Hoá có điều kiện để dạy và học tốt hơn, đồng thời chuyển tải công nghệ kỹ thuật cho bà con nông dân ứng dụng vào sản xuất.
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHỈ THỊ VỀ TIẾP TỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ NHANH CHÓNG KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GIA CẦM ​

    Chính phủ vừa có Chỉ thị số 22/2004/CT-TTg ngày 15-6-2004 do Phó Thủ tướng *************** ký về tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm và nhanh chóng khôi phục phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm. Toàn văn như sau:
    "Từ khi công bố hết dịch cúm gia cầm trên phạm vi cả nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các địa phương đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, kiểm soát đàn gia cầm giống, chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm dịch vận chuyển, giết mổ gia cầm nên cơ bản dịch đã được khống chế, không để tái phát trở lại. Tuy nhiên, ở một số địa phương đã chủ quan, buông lỏng việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm đã được quy định trong Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Một số nơi đã phát hiện gia cầm ốm chết, kể cả cơ sở giống có phát hiện huyết thanh dương tính đối với vi rút cúm gia cầm, đây là nguy cơ tiềm ẩn dịch tái phát. Để tiếp tục chủ động trong công tác phòng, chống dịch và nhanh chóng khôi phục, phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm. Các địa phương chủ động kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đã được phân bổ tại Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm và khôi phục -phát triển sản xuất sau dịch, kể cả việc hỗ trợü tiêu huỷ gia cầm ở nơi phát hiện gia cầm ốm, chết. Chỉ đạo ngăn chặn ngay từ đầu, nếu có dịch phải bao vây, khống chế kịp thời, không để dịch tái phát.
    2. Đối với các vùng trước đây đã xảy ra dịch bệnh và các vùng có nguy cơ tiềm ẩn dịch, phải tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt như vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn diện, triệt để chuồng trại, phân rác, nơi tiêu huỷ... Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình chỉ nuôi trở lại khi đã bảo đảm vệ sinh thú y và thời gian quy định, nếu phát hiện có gia cầm ốm chết thì phải báo cáo kịp thời cho cơ quan thú y và tiến hành tiêu huỷ theo sự hướng dẫn của cơ quan thú y.
    3. Các địa phương phải chỉ đạo, kiểm tra việc hỗ trợ kinh phí ngân sách cho khôi phục, phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm ở địa phương. Việc hỗ trợ phải đúng đối tượng, đúng mục đích; trước hết, tiền hỗ trợ con giống phải trực tiếp đến người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh để có điều kiện nhanh chóng khôi phục đàn gia cầm. Chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi thuộc doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi giống gia cầm nhân nhanh giống, kể cả việc nhập khẩu giống tốt, không nhiễm bệnh, sớm có đủ giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi, không để tăng giá con giống do đầu cơ
    4. Các cơ sở sản xuất giống gia cầm đã được Nhà nước hỗ trợ bảo vệ và khôi phục đàn giống có kế hoạch sản xuất, mở rộng việc nhân giống, bảo đảm cung cấp đủ con giống, có chất lượng, không nhiễm bệnh, với giá cả phù hợp và tự chịu trách nhiệm về chất lượng con giống khi đưa ra thị trường.
    5. Đối với giống gia cầm nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch thú y theo đúng quy định hiện hành.
    6. Công tác kiểm dịch vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm, đặc biệt vận chuyển ra khỏi ổ dịch, các vùng có nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh phải thực hiện theo các quy định pháp luật về thú y, không gây phiền hà, ách tắc lưu thông vận chuyển.
    7. Bộ Văn hoá - Thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc đưa tin tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để nhân dân biết, chủ động phòng chống dịch và sử dụng sản phẩm, không làm hoang mang gây thiệt hại sản xuất chăn nuôi gia cầm, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này".
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    VÕ THỊ THU HỒNG, TRẦN ANH TUẤN, LÊ THỊ CẨM NHUNG ĐƯỢC TRAO GIẢI NHẤT TẠI LIÊN HOAN "TIẾNG HÁT 3 THẾ HỆ" ĐÀI PTTH TỈNH ​

    Đài PTTH tỉnh đã tổ chức lễ bế mạc Liên hoan tiếng hát 3 thế hệ lần thứ III. Kết quả, Ban giám khảo đã trao 3 giải A cho các thí sinh Võ Thị Thu Hồng (thị xã Quảng Trị); Trần Anh Tuấn (huyện Vĩnh Linh); Lê Thị Cẩm Nhung (thị xã Quảng Trị); 3 giải B cho 3 thí sinh đến từ các huyện Cam Lộ, Hướng Hóa, Hải Lăng; 7 giải C cho 7 thí sinh đến từ thị xã Đông Hà, huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Đakrông, Triệu Phong, Hải Lăng... Qua liên hoan, phong trào ca hát quần chúng ở các địa phương mà nhất là ở vùng sâu, vùng xa sẽ được khơi dậy một cách sâu rộng và góp phần tạo nên nét sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng lành mạnh trong nhân dân.
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    PHÓ ************* TRƯƠNG MỸ HOA THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA ​

    Trong 3 ngày từ 29/6-1/7/2004, Phó ************* CHXHCN Việt Nam Trương Mỹ Hoa đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Cùng đi với Phó ************* có các đồng chí Nguyễn Hữu Lục, Phó chủ nhiệm Văn phòng *************, Nguyễn Thị Nương, Phó chủ tịch ủy ban Dân tộc của Quốc hội,Trần Doãn Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Trần Vinh Quang, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh& Xã hội, Lê Hồng Thái, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp-Bộ Kế hoạch&Đầu tư và các chuyên viên Văn phòng *************.
    Chiều ngày 29/6, ngay sau khi đến Quảng Trị, Đoàn công tác do Phó ************* Trương Mỹ Hoa dẫn đầu đã đến thăm vùng đông Triệu Phong và tặng quà gia đình anh Nguyễn Văn Lợi ở thôn Vĩnh Hòa (Triệu Vân- Triệu Phong). Đây là hộ gia đình sản xuất giỏi ở làng sinh thái Triệu Vân đã mạnh dạn tiến ra vùng cát, cải tạo đất đai xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế. Sáng ngày 30/6, Đoàn đã đi thăm và làm việc tại huyện Hướng Hóa. Tại Khu Thương mại Lao Bảo, Đoàn đã được nghe BQL Khu Thương mại báo cáo về những kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư. Đến nay toàn bộ Khu Thương mại đã được xây dựng hoàn thiện thu hút 19 doanh nghiệp đã và đang triển khai các hoạt động kinh doanh thương mại. Tiếp đó, Đoàn đã đến thăm nhà tù Lao Bảo, di tích Tà Cơn, thăm tặng quà cho Đảng bộ và nhân dân xã Tân Lập, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa, làng Cát xã Đakrông huyện Đakrông, Công ty Đông Trường Sơn. Tại các nơi đến thăm, Phó ************* đã bày tỏ sự cảm phục, quý mến mảnh đất và con người đã làm nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ân cần thăm hỏi động viên cán bộ nhân dân các dân tộc đang cùng nhau chung sống biết đoàn kết vượt qua khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng đổi thay.
    Sáng 1/7, Phó ************* Trương Mỹ Hoa cùng các thành viên trong Đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh. Tham dự buổi làm việc, về phía tỉnh có các đồng chí: Vũ Trọng Kim- UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ; Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Văn Ngọc Hùng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Vĩnh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh cùng đại diện một số Sở, ban ngành và lực lượng vũ trang.
    Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Lê Hữu Phúc đã báo cáo khái quát tình hình kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm và những vấn đề mà đoàn công tác quan tâm. Trên lĩnh vực kinh tế, vụ đông- xuân năm nay sản lượng lúa trong toàn tỉnh đạt 116940 tấn tăng 5000 tấn so với vụ đông xuân năm trước. Tính đến tháng 6/2004 tình hình thu ngân sách trên địa bàn đạt 167712 triệu đồng đạt 62% dự toán, Chi ngân sách địa phương đạt 245164 triệu đồng đạt 37% dự toán. Các lĩnh vực văn hoá- xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 14%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua tiếp tục được giữ vững.
    Về một số vấn đề mà Phó ************* và các thành viên trong đoàn công tác quan tâm như chương trình 135, hiện nay trên địa bàn Quảng Trị có 36 xã được hưởng sự đầu tư của chương trình. Qua 5 năm thực hiện chương trình đã đạt những kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ đói nghèo trong vùng được giảm từ 5-6%/năm. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90%. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong vùng đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Xây dựng mới thêm 20 công trình thuỷ lợi nhỏ tưới cho 210 ha đất canh tác góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc. Xây dựng mới 76 công trình giao thông đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại cho nhân dân vùng hưởng lợi. Các trung tâm cụm xã bước đầu đã định hình diện mạo của thị tứ và giữ vai trò động lực trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
    Việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm đã được tỉnh xác định là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Bình quân mỗi năm, giảm 2,5% tương ứng với 3000 hộ nghèo/năm, phấn đấu giảm số hộ nghèo từ 24,4% (2001) xuống còn dưới 12% (2005). Đến nay, số hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 29951 hộ(24,4%) năm 2001 xuống còn 18427 hộ (14%) năm 2003. Bằng nhiều biện pháp khác nhau hàng năm tỉnh đã tạo việc làm mới trên 6000 lao động. HĐND tỉnh đã thông qua đề án ''''Hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Trị'''' với mục tiêu đến năm 2008 cơ bản xoá nhà tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ đó mỗi năm lên kế hoạch hỗ trợ xây dựng 800-1000 nhà ở trị giá 8 triệu đồng/nhà.
    Về công tác quản lý bảo vệ biên giới, vùng biển đảo, đấu tranh, phòng chống buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới thực hiện tốt. Việc quản lý đường biên, cột mốc, bảo vệ biên giới được duy trì và giữ vững được ban biên giới hai nước Việt Nam-Lào đánh giá cao. Công tác chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá qua biên giới luôn được quan tâm chỉ đạo, công tác quản lý bảo vệ vùng biển đảo và vận động quần chúng xây dựng nền biên phòng toàn dân bảo vệ biên giới hải đảo luôn được tăng cường. Công tác chống buôn bán, vận chuyển và tàng trữ các chất ma túy đã phát hiện và bắt giữ một số vụ vận chuyển buôn bán chất ma túy có số lượng lớn. Riêng trong năm 2003 đã phát hiện đấu tranh phá một chuyên án trong đường dây buôn bán phụ nữ ra nước ngoài...
    Tình hình khen thưởng kháng chiến và triển khai Luật thi đua khen thưởng tính đến cuối năm 2001, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 84058 lượt người được Nhà nước tặng thưởng Bằng khen, Huân, Huy chương kháng chiến và 2459 bằng kỹ niệm chương tặng thưởng cho các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày. Ngay sau khi có Chỉ thị số 26/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành dứt điểm công tác khen thưởng tổng kết kháng chiến, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành dứt điểm, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời rà soát những người có công lao đóng góp cho cách mạng trong cuộc kháng chiến đủ điều kiện, tiêu chuẩn để hướng dẫn kê khai hoàn thành thủ tục trình Trung ương đúng thời gian quy định. Hội đồng thi đua khen thưởng đã soát xét, thẩm định và trình Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước 2150 trường hợp.
    Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh đã kiến nghị về một số vấn đề như số hộ nghèo hiện nay còn cao chiếm 14,3%, trong đó hộ chính sách xã hội chiếm 8,5%. Vì vậy, đề nghị Trung ương tăng mức đầu tư và có chính sách hôî trợ cho tỉnh tổng việc xóa đói giảm nghèo. Hỗ trợ cho tỉnh một phần kinh phí để tiến hành điều tra khảo sát hộ nghèo. Nhà nước cần có chính sách, cơ chế trợ giúp cho những hộ vượt nghèo tiếp tục mở rộng sản xuất để tạo điều kiện vượt nghèo một cách bền vững. Chương trình 135 hiện đang phát huy hiệu quả ở Quảng Trị, vì vậy để chương trình mang lại sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn, đề nghị Trung ương kéo dài chương trình thêm từ 5-10 năm.
    Phát biểu tại buổi làm việc, Phó ************* Trương Mỹ Hoa đã nêu rõ trọng tâm của chuyến công tác lần này là tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ở miền Tây và tìm hiểu một số vấn đề quan trọng khác. Về chương trình 135 theo như kiến nghị của tỉnh được kéo dài thời gian nhưng vừa qua, Quốc hội đã quyết định tăng mức đầu tư thêm100 triệu đồng/năm/xã và kết thúc chương trình vào năm 2005, hiện Chính phủ đang triển khai thực hiện, yêu cầu tỉnh phải tập trung chỉ đạo sâu sát các cuộc vận động xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, khơi dậy tinh thần tự lực tự cường, ý thức vượt nghèo trong từng hộ gia đình, thôn xóm, làng bản, huyện, tỉnh... Nâng cao ý thức vượt khó cho từng cán bộ và mỗi người dân để từ đó Quảng Trị sớm đưa ra mục tiêu phấn đấu đến khi nào tỉnh xin ngừng đầu tư chương trình 135, điều này đồng nghĩa với việc xóa được đói, giảm được nghèo, đây là một mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu.
    Phó ************* Trương Mỹ Hoa yêu cầu: Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo tỉnh cần quan tâm đúng mức công tác bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự. Quảng Trị là địa bàn kinh tế trọng yếu ở miền Trung, đặc biệt là khi hành lang kinh tế Đông- Tây mở ra sẽ có những phức tạp về an ninh nên cần tăng cường cảnh giác để có biện pháp phòng chống. Về công tác thi đua khen thưởng kháng chiến cần phải tập trung rà soát để giải quyết nhanh chóng những trường hợp còn tồn động. Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh việc giải quyết các vấn đề chính sách xã hội để tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân, từ đó chung sức chung lòng xây dựng Quảng Trị ngày càng giàu mạnh, xứng danh là mảnh đất anh hùng.
  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    CÔNG TY XNK TỈNH: XUẤT KHẨU 6 CONTAINER ỚT QUẢ MUỐI SANG ĐÀI LOAN ​
    Sau một thời gian tổ chức thu mua và sơ chế, vừa qua, Công ty XNK tỉnh đã xuất khẩu lô hàng gồm 6 container ớt quả muối sang Đài Loan.
    Năm nay, do thời tiết có biến động, nên nhìn chung, những vùng trồng ớt của tỉnh ta năng suất không cao bằng năm ngoái, nhưng bù lại, giá cả thu mua ớt quả tươi của Công ty đưa ra được bà con nông dân chấp nhận.
    Đây là lô hàng ớt quả muối đầu tiên trong năm 2004 được xuất khẩu ra nước ngoài, giải quyết "đầu ra" cho bà con nông dân và tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi.
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TRƯỜNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN: TUYỂN SINH LỚP 10 VỪA XÉT TUYỂN, VỪA THI TUYỂN ​
    Trong năm học 2004- 2005, Trường chuyên Lê Quý Đôn sẽ tuyển chọn 210 học sinh vào học lớp 10 với 7 lớp chuyên là lớp 10 chuyên toán, chuyên lý, hoá, sinh, chuyên văn, Anh văn, tin học. Mỗi lớp tiếp nhận 30 học sinh.
    Điều đặc biệt là năm nay, Trường chuyên Lê Quý Đôn vừa xét tuyển, vừa tổ chức thi tuyển. Hình thức xét tuyển sẽ áp dụng đối với những học sinh đạt giải nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (lớp 9). Những học sinh này phải tốt nghiệp THCS loại giỏi mới được xét tuyển.
    Bên cạnh đó, Trường chuyên Lê Quý Đôn cũng tổ chức thi tuyển vào lớp 10, thời gian thi ngày 9-10/7/2004. Học sinh phải thi 3 môn, trong đó có 1 môn vào lớp chuyên mà học sinh đã chọn và 2 môn bắt buộc là văn, toán. Căn cứ vào kết quả các môn thi, những học sinh đạt điểm cao sẽ được tuyển chọn vào lớp 10 theo nguyện vọng.
  9. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ: "THÀNH QUẢNG TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC" ​
    Tại Hà Nội, Viện Sử học- Viện Khoa học xã hội Việt Nam vừa tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ "Thành Quảng Trị và vai trò của nó trong lịch sử dân tộc" (1809-1972) của NCS Nguyễn Bình, Phó giám đốc Sở VHTT tỉnh Quảng Trị, chuyên ngành lịch sử Việt Nam, mã số: 5.03.15.
    Hội đồng chấm luận án tiến sĩ lịch sử đã đánh giá cao luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Bình. Đề tài luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về thành cổ Quảng Trị trên các mặt kiến trúc, văn hoá, kinh tế, chính trị, quân sự nêu bật vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của thành Quảng Trị. Thành Quảng Trị không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của địa phương, mà còn có vị trí quan trọng đối với tiến trình phát triển của dân tộc.
    Sau thời gian 7 năm học tập và nghiên cứu, nghiên cứu sinh Nguyễn Bình đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ lịch sử đạt điểm xuất sắc.

    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
    Được hoa_thuong_thich_tu_lu sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 03/07/2004
  10. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    50.000 máy tính giá ưu đãi cho thanh niên
    TT - Sáng 1-7-2004, tại UBND TP.HCM, Thành đoàn, Ban quản lý khu công nghệ cao TP và Công ty Hewlett Packard đã công bố chương trình cung cấp máy vi tính giá ưu đãi cho thanh niên.
    Theo đó, sẽ có 50.000 máy vi tính thương hiệu Compaq-HP được bán với giá 419 USD cho loại superior model-compaq presario (giá chưa ưu đãi là 499 USD), giá 539 USD loại premium model-compaq presario (giá chưa ưu đãi là 599 USD). Đặc biệt, chương trình có sự hợp tác với Ngân hàng ACB và một số ngân hàng khác để bán trả góp cho khách hàng: mỗi tháng trả góp 300.000 đồng trong khoảng 30 tháng.
    Đây là một trong những nội dung góp phần thực hiện đề án ?oCơ hội số cho thanh niên? của Thành đoàn TP.HCM. Liên hệ để biết chi tiết tại văn phòng thường trực đề án ?oPhổ cập tin học cho thanh niên?, số 1 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TP.HCM; ĐT: 08.8234998, fax: 08. 8244705.

Chia sẻ trang này