1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG CHÍ PHẠM THẾ DUYỆT, CHỦ TỊCH ĐOÀN CHỦ TỊCH UBTƯMTTQVN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA ​
    Trong 2 ngày 1-2/7/2004, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta.
    Chiều ngày 1/7, ngay khi mới đặt chân tới địa bàn Quảng Trị, đồng chí Phạm Thế Duyệt cùng với các đồng chí Trần Thao, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Lương Trung Thông, TUV, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh đã đến thăm và tặng quà cho hộ nghèo Văn Ngọc Thơ ở xã Hải Lâm, Hải Lăng; thăm và tặng quà gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Mít ở xã Hải Phú, Hải Lăng. Tại các gia đình đến thăm, đồng chí Phạm Thế Duyệt đã ân cân hỏi thăm sức khoẻ, đời sống sinh hoạt gia đình, chúc các gia đình vươn lên, có cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
    Sáng ngày 02/7/2004, sau khi đến viếng, thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, đồng chí Phạm Thế Duyệt và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và tặng quà hộ nghèo Trần Văn Hợi, gia đình liệt sĩ Phan Đình Nhượng ở thôn Tùng Luật ,Vĩnh Giang, Vĩnh Linh. Nói chuyện với đông đảo bà con thôn Tùng Luật, đồng chí Phạm Thế Duyệt đã biểu dương bà con đã có nhiều cố gắng xây dựng thôn Tùng Luật thành điển hình khu dân cư tiên tiến, xây dựng được mối quan hệ xóm làng đoàn kết, hoà thuận, không có các tệ nạn xã hội . Đồng chí mong rằng thôn Tùng Luật phát huy kết quả đạt được, tích cực sản xuất, phát triển kinh tế, làm cho đời sống của mọi người dân trong thôn ngày càng no ấm, hạnh phúc. Cũng trong sáng 2/7, đồng chí Phạm Thế Duyệt đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Linh nhân dịp huyện chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của huyện. Thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Trần Hữu Chút, Phó Bí thư Huyện uỷ đã báo cáo với đồng chí Pham Thế Duyệt và các thành viên trong đoàn về một số đặc điểm và những thành tựu chủ yếu mà huyện Vĩnh Linh đạt được trong những năm qua. Từ một huyện gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh đến nay, đời sống của người dân Vĩnh Linh đã không ngừng được cải thiện, nâng cao, bình quân lương thực đầu người gần 400kg/ năm. Trong những năm qua, Vĩnh Linh cũng đã tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương ,trồng hàng ngàn ha cao su tiểu điền, hàng trăm ha tiêu, mở rộng nuôi tôm xuất khẩu, đẩy mạnh đánh bắt thuỷ, hải sản, đã tạo được nhiều việc làm và từng bước cải thiện đời sống của bà con... Văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến, số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học tăng, cơ sở vật chất trường học được đầu tư nâng cấp, cuộc vận đông xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đạt được những kết quả thiết thực. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp, đến nay, Vĩnh Linh vẫn là một huyện nghèo rất cần được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và Trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân... Nói chuyện với cán bộ lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, đồng chí Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh trong kháng chiến chống Mỹ, Vĩnh Linh là một đặc khu có vị trí đặc biệt, ở đây là tuyến lửa , nơi tập trung lực lượng để chi viện cho chiến trường miền Nam, bà con đã vượt qua gian lao, khó khăn và có nhiều đóng góp cho cách mạng . Đồng chí mong rằng những phẩm chất anh hùng, sáng tạo trong kháng chiến sẽ được huyện Vĩnh Linh phát huy trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng huyện Vĩnh Linh ngày càng vững mạnh, phát triển về mọi mặt...
    Buổi chiều cùng ngày, đồng chí Phạm Thế Duyệt đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Thao, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lương Trung Thông, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, các đồng chí thường trực UBMT tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ...
    Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ đã nhiệt liệt chào mừng đồng chí Phạm Thế Duyệt và các thành viên trong đoàn đã đến thăm và làm việc tại Quảng Trị. Đồng chí đã báo cáo với đoàn một số nét chủ yếu về tình hình KT-XH của tỉnh thời gian qua và những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Trong những năm qua, Quảng Trị đã không ngừng vươn lên, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 7,5%, sản lượng lương thực trên 20 vạn tấn, đảm bảo cuộc sống cho người dân ổn định, không ngừng được nâng cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân được đầu tư xây dựng, các mặt văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Về thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ được vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng mô hình trình diễn XĐGN... Kết quả, chỉ tính trong 3 năm 2001-2003 đã giảm được 29.951 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm 3,3%, phấn đấu đến năm 2005 toàn tỉnh chỉ còn 12% hộ nghèo, ngoài ra Quảng Trị cũng đang tập trung xây dựng hàng ngàn nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Đồng chí kiến nghị UBTƯMTTQVN quan tâm giải quyết một số vấn đề về kinh phí xây dựng nhà ở cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, việc giải quyết phụ cấp cho trưởng ban Mặt trận và trưởng các đoàn thể ở thôn , xóm, mở các lớp đào tạo cho cán bộ mặt trận các cấp...
    Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thế Duyệt bày tỏ vui mừng trước những thành tựu Quảng Trị đạt được trong những năm qua. Đồng chí lưu ý chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo cuộc vận động xây dựng khu dân cư tiên tiến, phải làm cho có thực chất, nếu làm tốt được việc này thì các khu dân cư nông thôn sẽ trở thành mô hình nông thôn XHCN, ở đó cuộc sống của người dân sẽ được hoàn thiện về nhiều mặt. Mặt trận có vai trò quan trọng trong việc vận động xây dựng khu dân cư tiên tiến. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cuộc vận động vì người nghèo, mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn, phải có các hình thức vận động phù hợp để các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho người nghèo....Đồng chí bày tỏ mong muốn Quảng Trị khắc phục triệt để tình trạng mất đoàn kết trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phải tạo được sự đoàn kết gắn bó giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận; xây dựng Đảng bộ vững mạnh về mọi mặt, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống của người dân. Đồng chí ghi nhận những kiến nghị của lãnh đạo tỉnh. Về phía UBTƯMTTQVN trong điều kiện, khả năng cho phép sẽ quan tâm hỗ trợ về kinh phí góp phần xây dựng nhà ở cho người nghèo ở Quảng Trị...
    Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta.
  2. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC BAN VHXH, PHÁP CHẾ HĐND TỈNH ​
    Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 2004, trong 2 ngày 1-2/7/2004, Ban VHXH, HĐND tỉnh do đồng chí Lê Bá Nguyên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban VHXH, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn cùng các thành viên đã có chương trình kiểm tra giám sát một số đơn vị: Sở Y tế, Trung tâm y tế 2 huyện Gio Linh và Hướng Hoá. Cùng dự có Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế ngân sách và đại diện lãnh đạo 2 huyện nói trên.
    Đoàn đã nghe lãnh đạo Sở y tế báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2004 và phương hướng 6 tháng cuối năm; nhiệm vụ kế hoạch phát triển sự nghiệp CSBVSK nhân dân giai đoạn 2001-2010, đặc biệt là đề án "Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã thôn, bản năm 2004-2010."
    Hiện toàn tỉnh có 1.908 cán bộ y tế (không kể y tế thôn, bản), trong đó có 348 bác sĩ, đạt tỷ lệ 5,7 bác sĩ/1 vạn dân, 92 xã có bác sĩ, đạt tỷ lệ 67,6%, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. 6 tháng đầu năm 2004, các loại bệnh gây dịch đều giảm. Ngành y tế tỉnh đã thực hiện tốt 10 dự án gồm: phòng chống sốt rét, HIV/AIDS, sốt xuất huyết, an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng, rối loạn do i ốt, SDD ở trẻ em, lao, sức khoẻ tâm thần và phong.
    Vấn đề quan trọng trong đợt làm việc của Ban VHXH với Sở y tế là thẩm định đề án "Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã, thôn, bản giai đoạn 2004-2010". Nội dung đề án gồm: đào tạo cán bộ, nâng cấp CSVC cho tuyến y tế cơ sở, cung cấp trang thiết bị và đồ dùng làm việc, xây dựng phòng ở cho cán bộ y tế cụm xã miền núi, có chính sách hỗ trợ cho cán bộ tăng cường và trả phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản.
    Làm việc tại Trung tâm y tế huyện Gio Linh, Ban VHXH HĐND tỉnh đã nghe lãnh đạo Trung tâm cho biết: Trung tâm được xây dựng năm 2000, trang thiết bị có máy Xquang, Siêu âm, điện tim, xét nghiệm, máy thở, máy gây mê, theo dõi tim thai... Cán bộ y tế tuyến huyện có 80 người, trong đó 12 bác sĩ, tuyến xã 80 người, trong đó có 4 bác sĩ. CSVC trang thiết bị y tế của các xã tương đối đầy đủ nhờ sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới, tổ chức Plan, Nhà nước và cộng đồng.
    Tại huyện miền núi Hướng Hoá, toàn huyện có 187 cán bộ y tế trong biên chế (tuyến huyện 69 người, tuyến xã 91 người) trong đó có 23 bác sĩ. Những tháng đầu năm 2004, ngành y tế huyện đã chủ động phòng chống nên không để các dịch bệnh xảy ra. Về CSVC, Trung tâm y tế huyện Hươnïg Hoá được đầu tư xây dựng và đang chuẩn bị đưa vào sử dụng với công suất 100 giường bệnh một phòng khám đa khoa khu vực Lìa 10 giường bệnh. Tuyến xã, thị trấn có 5 trạm xá được xây dựng kiên cố 2 tầng, 16 trạm xá nhà cấp 4. Các trạm y tế xã đều triển khai tốt các chương trình dự án quốc gia, quốc tế, đặc biệt làm tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo.
    Qua kiểm tra, giám sát của Ban VHXH HĐND tỉnh, thấy nổi lên một số vấn đề tồn tại cần chấn chỉnh kịp thời là: Sau một thời gian thực hiện kinh phí phân cấp cho xã, việc quản lý chi trả lương cho cán bộ y tế xã còn chậm, có xã 2 tháng cán bộ y tế mới được nhận lương một lần, tiền trực nhiều xã không thanh toán. Khoản tiền 10 triệu đồng/năm hầu hết các xã không chi đúng theo quy định. Công tác theo dõi tăng lương, phụ cấp trách nhiệm, độc hại hàng năm làm không thường xuyên, việc đóng BHXH, BHYT cho cán bộ y tế xã có nơi không thực hiện hoặc thực hiện chậm. Điều đáng nói, số cán bộ y tế thôn, bản hoạt động tích cực có hiệu quả nhưng không được hưởng một khoản phụ cấp nào.
    Các Trung tâm y tế Gio Linh, Hướng Hoá đều kiến nghị một số vấn đề như chuyển kinh phí lương, phụ cấp lương, phụ cấp trực về cho Trung tâm y tế quản lý để thuận lợi trong việc tổ chức, điều động cán bộ trên địa bàn. Theo dõi sát việc nâng lương, đóng các khoản BHXH, BHYT, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ y tế xã. Cần hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ y tế thôn, bản, dành kinh phí để hỗ trợ cho y sĩ các xã đi học nâng cao nghiệp vụ cùng nhiều vấn đề khác.
    Tại các buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn đã tham gia, trao đổi nhiều nội dung, trong đó có việc góp ý để Sở Y tế sớm hoàn chỉnh đề án "Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã, thôn, bản giai đoạn 2004-2010". Đoàn cũng đã giành thời gian đi thực tế để nắm tình hình thực trạng mạng lưới y tế cơ sở tại trạm y tế Gio Hải ( Gio Linh), Trạm y tế xã Thanh, phòng khám đa khoa khu vực Lìa (Hướng Hoá).
    Làm việc với lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Sở GT-VT. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh, Sở GT-VT và các thành viên trong Ban pháp chế HĐND tỉnh.
    Làm việc với lãnh đạo Công an tỉnh, Ban pháp chế HĐND tỉnh đã nghe báo cáo khái quát tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; tình hình bắt giam giữ, cải tạo; tình hình và biện pháp quản lý các phương tiện tham gia giao thông, kết quả và tồn tại trong việc thực hiện Nghị quyết 13/CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2004. Trong 6 tháng đầu năm 2004, tình hình an ninh trên địa bàn tỉnh luôn được giữ vững; công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được tăng cường, Công an tỉnh đã phát hiện và bắt giữ 37 vụ với trị giá hàng ước tính 740 triệu đồng. Phạm pháp hình sự xảy ra trong 6 tháng đầu năm là 165 vụ (giảm 57 vụ so với cùng kỳ năm trước) làm chết 4 người, 45 người bị thương và tài sản thiệt hại ước tính 365 triệu đồng. Về tình hình và biện pháp quản lý các phương tiện tham gia giao thông, tính đến ngày 20/6/2004, Phòng CSGT Công an tỉnh đã tiến hành đăng ký quản lý 4.386 xe ô tô và 73.836 xe mô tô các loại. Riêng xe công nông là loại xe tự chế và hiện trên địa bàn tỉnh ta có 1006 xe nhưng đến nay mới chỉ đăng ký quản lý 253 xe, còn 753 xe chưa đăng ký....Do tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, Bộ GTVT đã có chủ trương không cho đăng ký nên Công an tỉnh đã tạm thời dừng việc đăng ký và đã báo cáo lên UBND tỉnh. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Công an tỉnh đã để xuất với Ban pháp chế HĐND tỉnh những vấn đề như việc thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 nhưng hiện nay điều kiện cơ sở, vật chất, phương tiện của công an cấp huyện, thị xã còn rất khó khăn; trong quá trình điều tra, xử lý án, việc giám định pháp y, giám định kỹ thuật, phương tiện còn gặp nhiều khó khăn mà điển hình là việc chưa có Hội đồng giám định pháp y của tỉnh; cần quan tâm giải quyết, hỗ trợ thêm kinh phí và phương tiện, công cụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
    Làm việc với lãnh đạo Sở GT-VT, Ban Pháp chế đã nghe báo cáo về công tác quản lý các phương tiện tham gia giao thông, việc phối kết hợp với các ngành, các địa phương nhất là lực lượng công an trong việc quản lý các phương tiện tham gia giao thông; giải pháp quản lý xe công nông...; báo cáo khái quát tình hình thực hiện kiên cố hóa giao thông nông thôn...Theo số liệu đang quản lý được thì tính đến cuối tháng 6/2004, trên địa bàn toàn tỉnh có 77.991 phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tăng 7.859 phương tiện so với năm 2003, để làm tốt công tác quản lý, Sở GT-VT đã giao nhiệm vụ kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật mới được phép lưu hành cho Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới thủy, bộ thực hiện và Trung tâm đã tiến hành kiểm định cho 3.557 lượt phương tiện cơ giới đường bộ...Nhìn chung công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ đã cơ bản thực hiện đúng quy định của Bộ GTVT. Việc quản lý phương tiện giao thông đường thủy nội địa ngoại trừ phương tiện của các ngành Công an, Thủy sản, Quân đội do các ngành tự quản lý, hiện ngành GTVT quản lý 1.191 phương tiện đường thủy nội địa, quản lý đăng ký hành chính và đăng kiểm thường xuyên 142/1.191 phương tiện....Riêng về giải pháp quản lý xe công nông trong thời gian qua, ngành GTVT đã phối hợp với các ngành như Công an, Thuế và chính quyền địa phương để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về quản lý hoạt động xe công nông. Về tình hình thực hiện chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, trong năm 2003, UBND tỉnh bố trí cho chương trình này 15 tỷ đồng, phân bổ cho 9 đơn vị huyện, thị xã và các địa phương đã tiến hành kiên cố hóa được 155 km đường với kinh phí đầu tư 24,277 tỷ đồng, trong đó vốn huy động đóng góp từ dân là 9,471 tỷ đồng (chiếm 39%); năm 2004, UBND tỉnh bố trí vốn cho chương trình là 15 tỷ đồng. Trong buổi làm việc, lãnh đạo Sở GT-VT đã kiến nghị Ban pháp chế HĐND tỉnh một số vấn đề như cần thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn ở các huyện nhằm chỉ đạo việc thực hiện chương trình một cách thống nhất và đạt kết quả cao; trong công tác khảo sát lập dự toán các huyện, thị xã nên nghiêm túc thực hiện công tác khảo sát, lập dự toán theo đúng thiết kế mẫu đã được ban hành cụ thể; trong tổ chức thi công nên giao cho nhân dân tự tổ chức thi công....
    Những kiến nghị và đề xuất của lãnh đạo Công an tỉnh và Sở GT-VT, Ban pháp chế HĐND tỉnh tiếp nhận và trình lên kỳ họp thứ 2 của HĐND tỉnh trong thời gian tới.
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  3. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    BẮT VÀ KHỞI TỐ NHIỀU VỤ BUÔN BÁN VẬN CHUYỂN MA TÚY ​

    Trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 các ngành chức năng của tỉnh đã bắt giữ 4 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy thu giữ 71,8 kg hêrôin và 5000 viên ma túy tổng hợp. Trong đó đặc biệt là vụ Nguyễn Đình Hoành cùng đồng bọn vận chuyển trái phép 180 bánh hê rôin. Vụ Dang David( quốc tịch Pháp) mua bán vận chuyển trái phép chất ma tuy với trọng lượng 18,95 gam Ttra Zedam. Hiện đã khởi tố điều tra 4 vụ án gồm 7 bị can trong đó có 3 đối tượng là người nước ngoài và khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Đình Hoành về tội buôn bán vận chuyển trái phép chất ma tuyú../.
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    Một người dân bắt được rùa biển nặng trên 300 kg và thả trở lại biển
    Ông Mai Văn Cân, ở thôn Tây Tân An, xã Hải An (Hải Lăng) cùng một số ngư dân ra biển đánh cá đã bắt được một con rùa biển tại vị trí cách bờ 8 km. Con rùa có sải cánh trước rộng 2,4 mét, vây sau rộng 1,1 mét, dài 1,8 mét, nặng 300 kg. Sau khi bắt được rùa biển, ông Cân đã báo với cơ quan chức năng đề nghị cho kiểm tra, thẩm định về giá trị của loại động vật này. Theo các nhà chuyên môn thì rùa biển đang trên đường tìm vào bờ đẻ trứng đã mắc phải lưới của ngư dân thả đánh cá (độ sâu 14 mét). Ngày 4/7/2004, rùa biển đã được thả trở lại biển. Ngày 5/7/2004, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Trị đã khen thưởng đột xuất ông Mai Văn Cân về thành tích có ý thức bảo vệ động vật hoang dã 300 nghìn đồng.
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
    Được nguyennhan sửa chữa / chuyển vào 20:50 ngày 07/07/2004
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TRUNG TÂM NHÂN ĐẠO VẠN XUÂN (HÀ NỘI): HỖ TRỢ LÀM CHÂN TAY GIẢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VĨNH LINH ​

    Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đặc khu Vĩnh Linh, Trung tâm nhân đạo Vạn Xuân (Hà Nội) đã hỗ trợ làm chân tay giả cho toàn bộ người khuyết tật bị cụt tay chân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Người đầu tiên được Trung tâm nhận hỗ trợ toàn bộ kinh phí hơn 10 triệu đồng để làm 2 chân và 2 tay giả là anh Trần Văn Diên ở thị trấn Bến Quan. Ngoài ra, Trung tâm nhân đạo Vạn Xuân còn tổ chức đào tạo nghề và tạo việc làm tại Hà Nội cho người khuyết tật còn khả năng lao động trên địa bàn huyện với các nghề như may mặc, thủ công mỹ nghệ, điện lạnh...
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    MÍT TINH TRỌNG THỂ KỶ NIỆM 40 NĂM ĐỒNG KHỞI CÙA 5/7 (1964/2004) ​


    Ngày 5/7/2004, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Cam Lộ cùng cán bộ và nhân dân hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm đồng khởi Cùa thắng lợi, mở đầu cho phong trào đồng khởi phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ trên khắp vùng nông thôn đồng bằng toàn tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các LLVT tỉnh, các vị lão thành cách mạng - những người trực tiếp lãnh đạo phong trào đồng khởi Cùa 40 năm về trước. Đến dự còn có đại diện các ban ngành đoàn thể, các địa phương trong huyện.
    Cách đây vừa tròn 40 năm, ngày 5/7/1964, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Trị, nhân dân hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa đã đứng lên mở đầu phong trào đồng khởi phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ xây dựng chính quyền cách mạng của nhân dân. Với khí thế cách mạng sục sôi, chỉ trong một đêm nhân dân vùng Cùa đã đồng lọat nổi dậy diệt ác, phá kềm, đập tan hoàn toàn bộ máy chính quyền tay sai, xây dựng chính quyền tự quản và các tổ chức đoàn thể cách mạng. Sau ngày đồng khởi thắng lợi, bên cạnh việc sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, nhân dân vùng Cùa đã tích cưc vận động và quyên góp được hàng chục tấn lương thực thực phẩm ủng hộ kháng chiến, cũng trong dịp này trên 100 con em vùng Cùa đã nô nức lên đường tòng quân giết giặc, nhiều người trong số đó đã không tiếc thân mình, chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của phong trào đồng khởi ở Cùa đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh, từ điểm xuất phát ở vùng Cùa, nhiều địa phương trong tỉnh đã đứng lên khởi nghĩa giành thế chủ động trên chiến trường, mở rộng vùng giải phóng, buộc địch phải bỏ vùng nông thôn đồng bằng, co lại cố thủ trong các vùng đô thị.
    Phát huy tinh thần đồng khởi, những năm qua, trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng lại quê hương đất nước, cán bộ và nhân dân vùng Cùa luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng, giành được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Cùng với sự phát triển đi lên của toàn huyện, bộ mặt nông thôn vùng Cùa đang ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.
    Tại buổi mít tinh trọng thể này, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Viết Nên đã phát biểu nêu bật ý nghĩa to lớn của phong trào đồng khởi Cùa với tư cách là điểm khởi đầu phong trào đồng khởi trong toàn tỉnh diễn ra mạnh mẽ trong suốt những năm 1964 - 1965. Những đóng góp to lớn của nhân dân vùng Cùa trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc là hết sức có ý nghĩa, góp phần quan trọng vào thắng lợi sự nghiệp chung. Với truyền thống cách mạng của một vùng đất kiên cường, lãnh đạo tỉnh tin tưởng cán bộ, nhân dân vùng Cùa nói riêng, huyện Cam Lộ nói chung sẽ tiếp tục thu được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
    Love until die and die still love...!!!
  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    UBND TỈNH HỌP PHIÊN TOÀN THỂ VỀ CÁC NỘI DUNG TRÌNH KỲ HỌP HĐND TỈNH SẮP TỚI ​

    Ngày 7/7/2004, UBND tỉnh đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 2 về các vấn đề trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. Đến dự có các đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh và lãnh đạo các ban, ngành hữu quan.
    Phiên họp đã nghe báo cáo tình hình phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm 2004 và nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa. Tổng diện tích gieo trồng 41.362 ha, trong đó cây lương thực 24.510 ha. Năng suất lúa đạt 52 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt đạt 123.300 tấn, tăng 6,3% so với vụ đông xuân trước. Vụ hè thu đã gieo cấy trên 26.000 ha cây trồng các loại. Chăn nuôi có tổng đàn gia súc tăng, đàn trâu tăng 2,9%, bò tăng 5,3%, lợn tăng 5,3%. Đàn gia cầm giảm 34,6% do dịch cúm gia cầm. Về lâm nghiệp, các địa phương tiếp tục chăm sóc rừng trồng mới và tiến hành thiết kế, làm đất chuẩn bị cho vụ trồng tới 5000 ha. Thủy sản trong 6 tháng đầu năm nuôi trồng và khai thác được 8.146 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế công nghiệp phát triển ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất thực hiện được 260,9 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Tiến độ đầu tư XDCB có chuyển biến tích cực. Giao thông - vận tải đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân, tổng doanh thu họat động kinh doanh thực hiện được 44,6 tỷ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Thương mại dịch vụ đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng 1005 tỷ đồng. Kim ngạch XNK giảm mạnh, 6 tháng đầu năm đạt 4,583 triệu USD, bằng 19,1% KH. Tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng qua đạt 167,712 tỷ đồng, tăng 51 % so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 281,528 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 1830 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2003. Hoạt động giáo dục - đào tạo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2003 - 2004, triển khai có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa lớp 2 và lớp 7. Ngành Y tế đã kiểm soát được các dịch bệnh không để xảy ra trên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được đầu tư xây dựng mới. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Đời sống dân cư trên địa bàn ổn định và có cải thiện một bước nhờ giá nông sản tăng cao. 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 1800 lao động. Chương trình XĐGN được ***g ghép có hiệu quả với các chương trình phát triển KT - XH. Tình hình an ninh quốc phòng được giữ vững và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
    Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tập trung chủ yếu vào việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT - XH trên mọi lĩnh vực. Đồng thời, tập trung đổi mới và phát triển doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, giải quyết các vấn đề về văn hóa - xã hội, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh quốc phòng gắn liền với phát triển KT - XH của tỉnh.
    Tại phiên họp lãnh đạo các ngành cũng đã báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu tố khiếu nại 6 tháng đầu năm, báo cáo về cải cách hành chính, thu chi ngân sách, tình hình thực hiện Nghị quyết 7e/2002/NQHĐ về giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm ?oNhà nước và nhân dân cùng làm?, Nghị quyết 9e của HĐND tỉnh khóa IV về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ; đề án củng cố mạng lưới y tế cơ sở; bàn biện pháp thu phí nước thải.
    Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Phúc đề nghị thêm vào báo cáo tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm phần điều hành của UBND tỉnh, sự phối kết hợp với các ngành, đoàn thể, đánh giá lại một số chỉ tiêu như về XNK để có kiến nghị với HĐND tỉnh chỉnh sửa về chỉ tiêu, nên bổ sung thêm một số biện pháp về thu hút nhân tài. Về đề án củng cố mạng lưới y tế cơ sở phải có báo cáo tóm tắt... Đồng thời, đồng chí Chủ tịch cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Phó Chủ tịch và các ban ngành, bộ phận trong văn phòng UBND chỉnh sửa các báo cáo và đề án để trình kỳ họp HĐND sắp tới.
    Love until die and die still love...!!!
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÁC BAN KINH TẾ NGÂN SÁCH, PHÁP CHẾ HĐND TỈNH​


    *Trong 2 ngày 5 - 6/7/2004, Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đã làm việc với một số Sở, địa phương trong tỉnh. Đồng chí Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã tham dự các buổi làm việc.
    Tại Sở Tài chính, Ban Kinh tế ngân sách đã nghe lãnh đạo Sở báo cáo tình hình thu chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầìu năm và biện pháp điều hành ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2004. Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 167712 triệu đồng, bằng 62% dự toán và bằng 151% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nội địa đạt 132258 triệu đồng, khối tỉnh thu 43267 triệu đồng, khối huyện thu 88991 triệu đồng. Về chi ngân sách tổng chi cân đối ngân sách địa phương đạt 245164 triệu đồng, bằng 37% dự toán và bằng 120% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỉnh chi 106578 triệu đồng, huyện chi 138585 triệu đồng.
    Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2004 trên cơ sở chỉ tiêu thu được giao ngành thuế phải có các biện pháp chống thất thu thuế một cách đồng bộ. Tăng cường kiểm tra quản lý thuế, phí đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tiếp tục triển khai đề án giao ủy nhiệm thu thuế cho xã, phường, thị trấn. Các lực lượng hải quan, công an, quản lý thị trường...tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu ở cửa khẩu. Tiếp tục thực hiện Quyết định 22/2003/QĐ - BTC ngày 18/2/2003 của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thưởng vượt thu cho các doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Về chi ngân sách trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản cần tiến hành rà soát lại các công trình đã ghi kế hoạch. Kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện quy chế đầu tư và xây dựng, nhất là quy chế đấu thầu, quy chế giám sát đầu tư, kiểm tra khối lượng thực hiện, đơn giá dự toán...Tiếp tục thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Tại buổi làm việc, Ban Kinh tế ngân sách còn nghe Sở Tài chính báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 7e/2002/NQHĐ ngày 31/1/2002 của HĐND tỉnh, dự tûhảo thu phí nước thải...
    Tại thị xã Đông Hà, Ban Kinh tế ngân sách đã nghe lãnh đạo thị xã báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 7e của HĐND tỉnh và quyết định 701/QĐ - UB ngày 15/4/2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chương trình giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. UBND thị xã đã triển khai rộng rãi đến các phường và đông đảo nhân dân để thống nhất chọn một số công trình tiêu biểu và có nhiều thuận lợi. Đó là công trình đuờng Lê Thế Hiếu (đoạn từ đường Hàm Nghi đến đường Nguyễn Trãi) phường 1 Đông Hà với 39 trường hợp bị ảnh hưởng, và một số đường khác như đường Lê Thánh Tông đoạn từ đường Lê Lợi đến đường Hàm Nghi, đường Lý Thường Kiệt đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường Nguyễn Du...Riêng công trình đường Lê Lợi kéo dài (từ đường Nguyễn Trãi đến đường Hùng Vương) phường 1 thị xã Đông Hà chiều dài 750 m, 47 trường hợp bị ảnh hưởng sau nhiều lần họp bàn nhân dân không đồng ý nên công trình chưa triển khai được.
    Làm việc với Sở Kế hoạch& đầu tư, Ban Kinh tế Ngân sách đã nghe báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, đặc biệt là tình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 6 tháng đầu năm. Tổng số vốn đầu tư ngân sách trên địa bàn được giao theo kế hoạch là 500621 triệu đồng, trong đó tổng vốn đầu tư ngân sách Trung ương quản lý 242941 triệu đồng, vốn đầìu tư ngân sách địa phương quản lý 257680 triệu đồng. Theo đó vốn địa phương quản lý khối lượng thực hiện 6 tháng ước đạt 134000 triệu đồng, bằng 52% KH năm. Cấp phát đến 25/6/2004 đạt 71453 triệu đồng, bằng 27,73% KH vốn đã bố trí, trong đó vốn tỉnh quản lý cấp phát 53576 triệu đồng, vốn phân cấp huyện quản lý cấp phát đạt 17877 triệu đồng. Vốn Trung ương quản lý khối lượng thực hiện đạt 75000 triệu đồng, bằng 51,5% KH năm, cấp phát đến 25/5/2004 đạt 58976 triệu đồng, bằng 35,3%KH vốn đã bố trí. Nhìn chung, khối lượng thực hiện và giải ngân có tiến bộ. Khối lượng thực hiện và cấp phát nguồn vốn địa phương quản lý cao hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng so với yêu cầu tiến độ vẫn chưa đạt. Vốn thanh toán đạt thấp so với yêu cầu. Vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2004 cần phải tập trung đầu tư cho các dự án đã có trong danh mục, không phê duyệt dự án mới. Quản lý chặt chẽ các dự án, tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đâìu tư xây dựng cơ bản theo chỉ thị số 29/2003/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ...
    Tại các nơi làm việc, các thành viên của Ban Kinh tế ngân sách đã dành thời gian trao đổi, chất vấn về một số chủ trương giải pháp để tăng thu ngân sách, dự thảo thu các loại phí và đặc biệt là công tác quản lý, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn để tìm ra những giải pháp thích hợp, nhất quán trước khi đưa ra tại kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.
    * Ngày 6/7/2004, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo Sở Tư pháp và Sở Nội vụ. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ cùng các thành viên trong Ban pháp chế HĐND tỉnh.
    Tại buổi làm việc với Sở Tư pháp, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã nghe báo cáo hoạt động công tác tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2004 và kế hoạch 6 tháng cuối năm trong đó tập trung chủ yếu vào vấn đề tuyên truyền pháp luật, thi hành án dân sự và những vụ việc còn tồn đọng, kéo dài. Trong 6 tháng qua, Sở Tư pháp đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu HĐND; Luật tổ chức HĐND và UBND phục vụ cho đợt bầu cử đại biểu HĐND 3 cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009; tổ chức tập huấn cho lực lượng báo cáo viên pháp luật của tỉnh, báo cáo viên của Tỉnh ủy và cấp ủy thuộc Đảng ủy cơ quan Dân Chính Đảng về nội dung 2 văn bản luật nói trên; trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Luật biên giới Quốc gia; dự thảo trình Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/CT - TƯ, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân...Cũng trong 6 tháng qua, các cơ quan thi hành án thi hành án dân sự trong toàn tỉnh đã đưa ra thi hành 1.840 việc trong đó có điều kiện thi hành 1.402 việc; chưa có điều kiện thi hành 438 việc..Trong 6 tháng còn lại, Sở Tư pháp sẽ tập trung kiện toàn và củng cố tổ chức tư pháp các cấp huyện, xã; phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến Bộ luật tố tụng hình sự.....Về án tồn đọng, kéo dài hiện có 5 vụ việc phức tạp chưa được thi hành, Phòng thi hành án dân sự tỉnh sẽ tham mưu cho giám đốc Sở Tư pháp và Ban chỉ đạo thi hành án tỉnh để chỉ đạo thi hành dứt điểm trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Tư pháp đã nêu một số kiến nghị, đề xuất như: đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã có cán bộ tư pháp cấp huyện, xã chuyển công tác khác cần phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thuyên chuyển, tuyển dụng cán bộ tư pháp đúng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước; đề nghị HĐND phân bổ kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ đầu năm để ngành Tư pháp chủ động tham mưu UBND cùng cấp thực hiện.
    Làm việc với lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Pháp chế HĐND tỉnh nghe báo cáo kết quả thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và tình hình thực hiện Nghị quyết 7 e của HĐND tỉnh khóa IV về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ. Trong cải cách thể chế, Sở Nội vụ đã tập hợp, lên danh mục và tiến hành rà soát các văn bản qui phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành qua các năm. Kết quả rà soát bao gồm Nghị quyết của HĐND tỉnh với 46 văn bản được rà soát trong đó có 21 văn bản còn hiệu lực, 25 văn bản hết hiệu lực thi hành; Quyết định của UBND tỉnh với 988 văn bản được rà soát trong đó có 479 văn bản còn hiệu lực, 447 văn bản hết hiệu lực và 62 văn bản được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; Chỉ thị của UBND tỉnh với 153 văn bản trong đó 74 văn bản còn hiệu lực, 76 văn bản hết hiệu lực và 3 văn bản phải sửa đổi, bổ sung...Về rà soát các loại phí, lệ phí UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành nghiêm túc rà soát và đã chấm dứt tình trạng các cấp, ngành tự ý qui định chế độ thu phí, lệ phí...Về cải cách thủ tục hành chính đã thực hiện Nghị quyết số 38/NQ - CP của Chính phủ về việc cải cách một bước các thủ tục hành chính và Quyết định 136/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC từ 2001 - 2010, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả đáng kể, các thủ tục hành chính được cải cách theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và công dân... Về tình hình thực hiện Nghị quyết 7 e của HĐND tỉnh khóa IV về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ, từ khi đề án một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ được UBND tỉnh ban hành ngày 05/03/2003, Ban Tổ chức Chính quyền (nay là Sở Nội vụ) phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá (nay là Sở Tài chính) soạn thảo, ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành số 220/HDLN - TCCQ - TC - VG, ngày 14/07/2003. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để triển khai thực hiện như kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức...Trong buổi làm việc, lãnh đạo Sở Nội vụ đã kiến nghị với Ban Pháp chế HĐND tỉnh một số vấn đề như: đề xuất điều chỉnh, bổ sung đề án 236/ĐA - UB, ngày 5/3/2003 của UBND tỉnh và Nghị quyết 7e HĐND tỉnh khóa IV ở phần chính sách bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp có trình độ Đại học về công tác tại cơ sở....Phần kinh phí để giải quyết các chính sách, đề nghị nên sửa lại kinh phí thực hiện một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ do ngân sách tỉnh cấp cho các đơn vị theo dự toán hàng năm; chuyển nguồn kinh phí thu hút nhân tài sang mục chi đào tạo nhân tài tại chỗ có hiệu quả hơn.
    Những kiến nghị, đề xuất của lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Ban Pháp chế HĐND tỉnh sẽ trình lên kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh.

    Love until die and die still love...!!!
  9. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    KHAI THÁC 8.146 TẤN THUỶ SẢN, TĂNG 7% SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC ​



    6 tháng đầu năm 2004, toàn tỉnh đã khai thác được 8.146 tấn thuỷ sản, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch được 833 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không ngừng được mở rộng lên đến 1.905 ha, tăng 44% so với 6 tháng đầu năm 2003 (nuôi tôm 711 ha, nuôi cá 1.114 ha). Để phát triển mạnh ngành thuỷ sản, các hoạt động khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ sản đang được tỉnh và các địa phương quan tâm đầu tư.

    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  10. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    VĨNH LINH: HƠN 85% TRƯỜNG HỌC ĐƯỢC XÂY DỰNG CAO TẦNG ​


    Trong những năm qua, huyện Vĩnh Linh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc xoá các trường, lớp học tạm bợ, xây dựng nhiều trường cao tầng, kiên cố. Từ năm 1996, HĐND huyện Vĩnh Linh đã có chủ trương vận động cử tri mỗi năm đóng góp 30.000 đồng để thực hiện chủ trương cao tầng hoá trường học. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của Chính phủ, huyện còn tích cực khai thác các nguồn trợ giúp khác từ các tổ chức phi chính phủ và nguồn đóng góp của người dân trên địa bàn. Trung bình mỗi năm, nhân dân huyện Vĩnh Linh đóng góp hơn 1,2 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Đến nay, huyện đã có 43/48 trường học từ bậc tiểu học đến THPT đã được xây dựng cao tầng, tỷ lệ trường cao tầng đạt trên 85%.Cơ sở vật chất được tăng cường đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường phổ thông.
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em

Chia sẻ trang này