1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    HỘI THẢO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GIA SÚC GIA CẦM​

    Chi cục Thú y Quảng Trị vừa phối hợp với Công ty cổ phần dược và vật tư thú y HANVET tổ chức hội thảo với nội dung: Hướng dẫn cách sử dụng một số sản phẩm công nghệ cao và cách phòng, trị một số bệnh quan trọng thường gặp ở gia súc, gia cầm. Đông đảo cán bộ chuyên ngành, cán bộ Ban quản lý HTX, các chủ trang trại và người chăn nuôi số lượng lớn trên địa bàn tỉnh đến dự.
    Tại hội thảo, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần dược và vật tư thú y HANVET đã giới thiệu danh mục thuốc thú y 2004. Đây là những sản phẩm thuốc thú y công nghệ cao đã được nông dân trên thế giới tin dùng, có khả năng phòng và trị hiệu quả các loại bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, nhất là nơi áp dụng loại hình nuôi tập trung, số lượng lớn kiểu trang trại. Đặc biệt hội thảo đã đưa ra một số biện pháp cần thiết và cấp bách nhằm đối phó hiệu quả với dịch cúm gà có thể quay trở lại, khắc phục hậu quả dịch cúm gà thời gian qua để tiếp tục duy trì chất lượng và số lượng tổng đàn gia cầm
    Love until die and die still love ...
  2. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    112 XÃ, PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS, ĐẠT 83,4% ​

    Những năm qua, ngành GD - ĐTđã phối hợp với các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác huy động số lượng học sinh đến trường và nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò. Nhờ vậy mà tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ngày càng đông, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp các cấp qua các năm học đạt cao. Đến nay, toàn tỉnh đã có 112 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt 82,4%, tăng 16 đơn vị so với cùng kỳ năm trước; có 6 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS là: thị xã Quảng Trị, Đông Hà, huyện Hải Lăng, Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh. Trong năm học mới 2004 - 2005, ngành GD - ĐT tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa để hoàn thành chỉ tiêu về phổ cập giáo dục THCS
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  3. Hoa_thuong_thich_tu_lu

    Hoa_thuong_thich_tu_lu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    MÔ HÌNH TRỒNG CỎ NUÔI BÒ ĐƯỢC NHÂN RỘNG TRÊN DỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ ​

    Đầu năm 2003 Hội nông dân huyện Cam Lộ xây dựng mô hình kinh tế trồng cỏ nuôi bò hộ nông dân nghèo ở 2 xã Cam Hiếu, Cam Thủy với diện tích 1000m2 và hỗ trợ vốn vay nuôi bò. Qua hơn 6 tháng triển khai mô hình này bước đầu đã mang lại lợi ích kinh tế cho hộ nông dân và đã tiến hành tổng kết mô hình trồng cỏ nuôi bò để phát triển nhân rộng ra nhiều vùng trên địa bàn của huyện.
    Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng ở các cấp hội cơ sở cùng với việc tiếp cận dự án của chương trình phát triển nông thôn Quảng Trị tài trợ, 6 tháng đầu năm 2004, mô hình trồng cỏ nuôi bò đã nhân rộng ra nhiều xã thị trấn nhất là các xã Cam Hiếu, Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa với diện tích đã trồng trên 5 ha gồm 3 loại cỏ: cỏ voi, cỏ sả, cỏ sữa. Nhìn chung hiện nay cỏ phát triển tốt, riêng 2 xã Cam Thành, Cam Hiếu, chương trình PTNT Quảng Trị và Hội nông dân huyện đã cấp cho 78 hộ nông dân nghèo 78 con bò nái sinh sản và giống cỏ để trồng, nhờ vậy đã giúp cho người nông dân thay đổi tập quán từ nuôi bò chăn thả rong sang nuôi bò nhốt vỗ béo cho năng suất cao hơn. Qua thực tế cho thấy với 500m2 cỏ có thể cung cấp đủ để nuôi 2 con bò, đồng thời cỏ còn là nguồn thức ăn tốt cho cá và hươu nai. Đây là mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Anh ngu khờ nên không hiểu được tình em
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    BIỂN CỬA TÙNG VÀ ĐẢO CỒN CỎ CỦA MIỀN TRUNG
    Từ Đông Hà đi qua cầu Hiền Lương khoảng một cây số là lối rẽ xuống bãi tắm Cửa Tùng. Đây là một bãi biển đẹp, là bãi tắm chính của du lịch Quảng Trị, từng được mệnh danh là ?oNữ hoàng của các bãi tắm?.

    Nằm ở phía Bắc cửa biển, Cửa Tùng là một bãi cát êm đềm chạy dài bên làn nước xanh. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Từ khi người Pháp đến Huế, họ đã phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ của Cửa Tùng. Cựu Khâm sứ Trung Kỳ Bri-e đã quyết định xây dựng tại đây nhà nghỉ mát cho Tòa Khâm sứ Huế vào năm 1896. Từ đó ở đây bắt đầu hình thành một thị tứ lớn, hiện nay vẫn còn rất nhiều nền, móng các khu nhà.

    Năm 1907 nhà Nguyễn đã xây dựng nhà nghỉ mát của ông vua trẻ Duy Tân, gọi là Thừa Lương. Sau này Thừa Lương thành nhà nghỉ của vua Bảo Đại. Sau đó người Pháp xây Sở bưu điện, Sở thương chánh để phục vụ khách du lịch. Giáo hội La Mã cũng xây dựng nhà tịnh dưỡng cho các cha cố miền Trung. Có thể nói những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Cửa Tùng đã là một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia có sự đầu tư rất lớn.

    Điều đặc biệt ở bãi tắm Cửa Tùng chính là độ dốc thoai thoải. Người ta có thể đi xa khỏi bờ tới non nửa cây số mà nước vẫn chưa ngập đầu người. Một người Pháp đã từng tới Quảng Trị vào đầu thế kỷ XX từng mô tả về Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ông viết: ?oCửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20m, dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng...?. Những sản vật của biển nơi đây cũng vô cùng phong phú và hấp dẫn.

    Cách Cửa Tùng không xa là một loạt di tích lịch sử quan trọng như địa đạo Vịnh Mốc, Cồn Tiên, Dốc Miếu, cầu Hiền Lương lịch sử... Những di tích quý giá này càng làm cho Cửa Tùng trở thành cụm du lịch hấp dẫn du khách.

    * Cồn Cỏ, hòn đảo đẹp của miền Trung
    Cách bờ biển Vĩnh Linh khoảng 30km là đảo Cồn Cỏ, còn có các tên khác là đảo Con Hổ, Hòn Mệ. Không chỉ là hòn đảo nổi tiếng kiên cường trong chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ còn là một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung.

    Đảo Cồn Cỏ có hình dạng tương đối tròn, diện tích khoảng 4 km2, chu vi 8 km, độ cao từ 5 đến 30 m so với mặt nước biển, giữa đảo có một mỏm đồi nhô lên, đỉnh đồi cao tới 63 m. Cấu tạo địa chất trên đảo chủ yếu là đá, gồm các loại đá hòn, đá lẫn đất, một ít đá vôi, chỉ riêng góc phía Tây có nhiều đất hơn, thuận lợi cho việc trồng trọt. Điều đáng chú ý là đảo tuy nhỏ nhưng vẫn có nguồn nước ngọt đủ nuôi sống con người.

    Hệ thực vật trên đảo khá phong phú, đảo nhỏ nhưng vẫn có rừng, có đồi tranh rậm rạp chiếm 3/4 diện tích đảo. Rừng trên đảo có những loài cây lạ mà trong đất liền không có: có cây thân cao vằn vện nhiều đốt; có cây thân thẳng, nhẵn như cây ổi, nhưng rất to cao, gỗ cứng và nặng, khi bị xây xát, nhựa chảy ra đỏ như máu nên gọi là cây dầu máu. Lại có loài khoai dại, lá to hơn cả lá chuối, góp phần giúp người che nắng che mưa. Trên đảo còn có cả những rừng bàng, mùa thu lá bàng đỏ ối một vùng. Các giống cây ăn trái có dâu da, chuối, đu đủ... Để làm phong phú thêm cảnh vật, môi trường và cung cấp thêm nguồn thực phẩm cho đảo, năm 1989, khi tỉnh Quảng Trị được tái lập, tỉnh đoàn Quảng Trị đã đem 4000 cây dừa tượng trưng cho 4000 năm dựng nước và giữ nước ra trồng trên đảo. Đến nay, dừa đã bắt đầu xanh tốt và cho quả.

    Biển Cồn Cỏ có giống rắn biển, còn gọi là con đẻn, chỉ dài khoảng một sải tay nhưng độc không kém rắn lục, rượu ngâm đẻn là loại thuốc quý chữa đau lưng, nhức mỏi. Dưới biển còn hải sâm đen, trắng, to bằng ngón chân cái, dài bằng gang tay, vừa là vị thuốc quý, vừa là món ăn cao cấp. Một giống nhuyễn thể khác nữa có rất nhiều ở bờ biển Cồn Cỏ là ốc nón, luộc ăn rất ngon, vỏ ốc có thể dùng làm đồ trang sức mỹ nghệ.

    Hiện thế giới động vật của đảo đang được bổ sung không ngừng từ đất liền, cảnh quan cũng được cải tạo thêm. Chỉ trong nay mai, Cồn Cỏ sẽ đón nhận những công dân đầu tiên từ đất liền ra định cư. Họ sẽ là người xây dựng Cồn Cỏ thành huyện đảo của tỉnh Quảng Trị, đồng thời là điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa
    Love untill die and die still love
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    CUỘC GẶP GỠ CỦA HAI BÀ MẸ SAU 29 NĂM: THÔNG ĐIỆP HOÀ BÌNH...​
    Bà Ann Wolcott - Chủ tịch Tổ chức Những người mẹ sao vàng của Mỹ, người đã có con tử trận tại chiến trường Việt Nam vừa có cuộc gặp gỡ Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Đoài, ở thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nước mắt của hai bà mẹ đã nói lên nhiều điều thay cho thông điệp hòa bình...
    Con trai đầu của bà Ann Wolcott là Rex Marcel, gia nhập quân đội Hoa Kỳ năm 1968, sau đó 1 năm, anh bị gọi lên đường sang Việt Nam. Ngày 19/11/1969, Rex tử trận trong một cuộc đối đầu với Quân giải phóng Việt Nam ở cao nguyên Trung Bộ. Bà Ann Wolcott, năm nay ngoài 70 tuổi, có mái tóc bạc trắng như cước kể: "Khi hay tin con trai tử trận, tôi có cảm giác thật khủng khiếp, tôi không thể tin vào điều đó. Tôi rất nhớ con trai tôi. Ba mươi năm qua, tôi biết người dân Việt Nam phải vật lộn với cuộc sống, với hậu quả nặng nề của chiến tranh, và khổ đau hơn cả là mất đi những người con yêu quý. Tôi cầu nguyện cho tất cả những bà mẹ ở Việt Nam và trên thế giới không bao giờ bị mất con của mình nữa".
    Bà Ann Wolcott tay run rẩy đưa ra tấm ảnh của Rex, miệng thều thào: "Nó đã trở thành đứa con nhỏ nhất trong gia đình, mãi mãi tuổi 18. Trong 4 tháng ở Việt Nam, Rex gửi về cho gia đình 10 lá thư, bây giờ tôi vẫn thuộc từng chữ. Ở nhà tôi có một chiếc hộp lưu giữ tất cả những kỷ niệm của Rex, nhưng tôi chưa một lần dám mở ra ngắm lại chúng. Các thành viên trong gia đình cũng không đủ can đảm để nhắc tới nó. Sau khi Rex qua đời 4 năm, tôi bắt đầu tham gia Tổ chức Những người mẹ sao vàng, có trách nhiệm giúp đỡ những người mẹ có con hy sinh trong các cuộc chiến tranh và các cựu chiến binh Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam vượt qua khó khăn trong cuộc sống, đồng thời vận động họ cùng tham gia các tổ chức từ thiện nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh. Tôi có tâm nguyện là đem hết sức lực và tâm trí của mình để làm cho người Mỹ hiểu rằng chiến tranh chỉ mang đến tang tóc cho nhiều người vô tội và nó không phải là giải pháp tốt để giải quyết sự xung đột. Tôi đã đi nhiều nơi, trực tiếp nói với nhiều người, nhiều tổ chức hãy làm tất cả vì hòa bình, vì tình thương yêu đồng loại và hãy hiểu cho sự đau xót của những người mẹ mất con. Tôi đến Việt Nam lần này để thăm nơi con trai yêu quý của tôi đã từng sống và muốn được gặp những người mẹ Việt Nam bị mất con trong chiến tranh để chia sẻ và nói lời xin lỗi...".
    Từ Đông Hà đến Triệu Vân, bà Ann Wolcott trầm ngâm nhìn những bụi cây lúp xúp dọc theo hai bên đường. Chúng tôi nói với bà, nơi này vẫn còn vô số bom mìn và vật liệu chưa nổ, chính quyền địa phương đang phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để rà phá, tiếp đó sẽ xây dựng làng tái định cư cho người dân. Bà Ann Wolcott lấy khăn lau nước mắt..."Trước đây tôi nghĩ sẽ rất khó gần các bạn, một đất nước từng bị người Mỹ gieo rắc bom đạn gây nên bao cảnh chết chóc. Nhưng bây giờ các bạn thật mến khách. Tôi đã bắt đầu tìm được sự yên bình, hay đúng hơn là đã dần xóa được một nỗi ám ảnh theo suốt 34 năm nay, kể từ khi con trai tôi qua đời tại Việt Nam".
    Đường đến xã Triệu Vân như dài thêm ra trước mắt bà Ann Wolcott. Chiếc xe thi thoảng xóc nhẹ, cắt ngang dòng suy nghĩ; đôi mắt đăm chiêu của bà trở nên bối rối. Bà Ann Wolcott không giấu được sự hồi hộp. Khi chiếc xe ô tô vừa dừng, bà theo hướng tay của người phiên dịch đi thẳng vào nhà, tần ngần nhìn lên bàn thờ, nơi đặt bức ảnh một thanh niên có khuôn mặt tuấn tú và trẻ trung. "Đứa mô về thăm mẹ đây?!" - mẹ Đoài cất tiếng hỏi khi gặp bà Ann Wolcott. Xúc động đến lặng người, đôi vai của bà Ann Wolcott chợt run lên, khóe mắt long lanh những giọt lệ... "How are you?!" - "Bà Ann Wolcott hỏi mẹ có khỏe không?" - Người phiên dịch nói. "Tui vẫn khỏe !"- mẹ Đoài đáp. Cả hai người mẹ ngồi xuống ghế, câu chuyện giữa họ trở nên thân tình.
    Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Đoài có chồng là Lê Văn Con bị giặc Pháp bắn chết năm 1938, khi con trai duy nhất Lê Văn Bát mới lên 7 tuổi. Mẹ không đi bước nữa, mà ở vậy nuôi con. Ngày 10/10/1967, con trai yêu quý của mẹ đã hy sinh tại vùng biển Quảng Trị. Nỗi đau ấy đến bây giờ vẫn chưa nguôi, hằng đêm mẹ nhớ về anh, lần dò từng bước chân đến bàn thờ thắp hương cho anh... Mẹ hiện sống với cháu Trần Xuân Lẫn, học sinh lớp 10, Trường THPT Bồ Bản (Triệu Phong) trong ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng năm 1992. Mẹ nói rành mạch với bà Ann Wolcott rằng, sự mất mát trong chiến tranh là điều khó tránh khỏi, nhưng mẹ tự hào rằng con trai của mẹ đã anh dũng chiến đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc. Mẹ cảm thông và chia sẻ sâu sắc với nỗi đau của bà Ann Wolcott, bởi có lẽ không một bà mẹ nào ở Mỹ muốn chiến tranh, muốn con mình chết trận vì một cuộc chiến phi nghĩa...". Bà Ann Wolcott đăm chiêu nhìn từng cử chỉ của mẹ Đoài, tay phải bấu vào vai mẹ Đoài, tay kia nắm chặt tay mẹ Đoài và nói "I am sorry!" (Tôi lấy làm tiếc!)...
    Sau 29 năm đất nước Việt Nam hòa bình thống nhất, lần đầu tiên bà Ann Wolcott có con trai tử trận tại đây đã có dịp gặp gỡ, cảm thông chia sẻ với Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Đoài. Cuộc gặp gỡ giữa họ chỉ diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ, nhưng nó cũng đủ để làm cho tâm trạng của người mẹ bên kia chiến tuyến xóa được một nỗi ám ảnh đã theo bên mình đằng đẵng suốt 34 năm. Thổ lộ nỗi đau của riêng mình, bà Ann Wolcott cũng hiểu được rằng ở Việt Nam còn có những người mẹ đã mất đi rất nhiều đứa con yêu quý... Chúng tôi lặng lẽ nhìn cử chỉ trang trọng của bà Ann Wolcott bên bàn thờ anh hùng liệt sĩ Lê Văn Bát. Đôi bàn tay run run thắp 3 nén nhang, bà khấn: "Cho tôi được thắp nén nhang thứ nhất tưởng nhớ người anh hùng cách mạng Việt Nam, nén nhang thứ hai cầu cho linh hồn con trai tôi được thanh thản và nén nhang cuối cùng mang một sứ mệnh vì hòa bình!".
    Ông Jan Scrugg - Chủ tịch Quỹ Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam lặng nhìn xa xăm... Ông nói với những người đi theo đoàn rằng: "Nỗi đau của chiến tranh không bao giờ xóa đi được. Cuộc gặp này như là một thông điệp gửi cho toàn nhân loại: Hãy yêu và gìn giữ hòa bình
    Love untill die and die still love
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    DU LỊC DMZ - HÀNH TRÌNH TRÊN "TOẠ ĐỘ LỬA"​
    Nằm giữa ?okhúc ruột miền Trung? - nơi có mật độ khá dày đặc các di sản thế giới, người Quảng Trị vẫn có thể tự hào với một ?ovỉa? du lịch khá nổi tiếng, lại rất đặc biệt vì không thể tìm thấy ở bất kỳ một tour nào khác trong cả nước: Du lịch vùng phi quân sự DMZ (Demilitarized Zone) - hành trình về ?otọa độ lửa? của chiến trường xưa. Đó là một dạng du lịch với nội dung thông tin chiến tranh, du lịch hồi tưởng, hoài niệm về một vùng ký ức đầy duyên nợ chưa xa.
    Tour DMZ xuất phát từ thị xã Đông Hà lên phía Tây Quảng Trị theo đường 9 - con đường lịch sử từng được người Mỹ chọn làm vị trí trọng yếu trong suốt cuộc chiến tranh.
    Tiếp tục theo đường 9 vượt qua ngã ba Đakrông, người ta gặp một thực thể của đường Trường Sơn huyền thoại ở km 48, du khách sẽ đến căn cứ Khe Sanh, sây bay Tà Cơn - một trọng điểm của DMZ tour, cũng là một địa chỉ mà các CCB Mỹ rất muốn tìm đến (Cái bẫy Khe Sanh trong chiến lược của người Mỹ là một tập đoàn phòng ngự hình tam giác nằm trong một lòng chảo, gồm cứ điểm Khe Sanh - Chi khu quân sự Hướng Hóa - Căn cứ Làng Vây. Nó được ví như ?omột miếng pho mát cài trong cái bẫy khổng lồ của tướng Oét-mo-len, với tham vọng trở thành ?othỏi nam châm? thu hút các đơn vị quân chủ lực giải phóng để hỏa lực của không quân và pháo binh Mỹ tiêu diệt). Tại đây có các cứ điểm nổi tiếng mà những CCB Mỹ từng tham chiến tại Khe Sanh sẽ không bao giờ quên: Đồi 811 Bắc và Nam, đồi 801, 950, 1050, 689... Cách căn cứ Khe Sanh về phía Tây Nam và căn cứ Làng Vây của lực lượng đặc biệt Mỹ. Một địa danh rất quen thuộc. Căn cứ này đã bị Quân giải phóng tiêu diệt ngày 7-2-1968.
    Du khách đến Khe Sanh sẽ được nghe kể về 170 ngày đêm giao tranh ác liệt giữa ta và Mỹ, về nỗi ám ảnh của từ Tổng thống Giôn-sơn đến tướng Oét-mo-len về một ?oĐiện Biên Phủ tại Khe Sanh?, đánh dấu chiến thắng của Quân giải phóng trong cuộc chiến dữ dội này.
    Từ Khe Sanh quay về, đi theo đường Hồ Chí Minh đoạn qua Cam Lộ khoảng hơn 10km, du khách sẽ đến Cồn Tiên và tiếp tục theo Quốc lộ 1A đi về phía Bắc sẽ gặp Dốc Miếu, những căn cứ tiền tiêu quan trọng của Mỹ - ngụy, được coi là ?omắt thần? của hàng rào điện tử Mc Namara - công trình của 47 nhà khoa học vào loại trứ danh nhất nước Mỹ, được thiết kế với quy mô và tham vọng rất lớn. Song, chỉ với 16km làm được, hàng rào điện tử Mc Namara mãi mãi chỉ là ?omột ý niệm không hoàn hảo và thiếu chính xác như người Mỹ đã làm ở Việt Nam nói chung?.
    Từ Cồn Tiên đi tiếp theo đường Võ Xá - Bến Tắt 8km, du khách có thể viếng thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - một nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất nước với hơn 10 nghìn mộ chí. Từ đây theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc đến km 735+200 là vị trí của vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải - đường phân cách đau thương, đầy hoài vọng và phẫn nộ của người dân hai miền trong chiến tranh.
    Tiếp tục theo Quốc lộ 1A ra địa phận Vĩnh Linh, đến xã Vĩnh Thạch, người ta sẽ được chiêm ngưỡng một kỳ tích lịch sử: Địa đạo Vịnh Mốc - điểm thu hút người nước ngoài mạnh nhất, gây ấn tượng nhất của DMZ tour hiện nay. Khách tham quan sẽ được vào sâu trong lòng một hệ thống đường hầm có độ sâu từ 20-23m, dài 2034m, chiều cao từ 0,6-0,8m, rộng 0,9m, mái nhà chung trong lòng đất của cả một làng dân cư, một thành quả tuyệt vời của lao động sáng tạo và là một công trình độc đáo mang màu sắc huyền thoại của chiến tranh nhân dân ở Việt Nam.
    Từ đây, chúng ta có thể đến nghỉ ngơi tại Cửa Tùng, một bãi biển đẹp từng được người Pháp mệnh danh là ?oNữ hoàng của các bãi biển?. Còn nếu không, lộ trình là đi tiếp vào Nam theo đường 1A để đến một địa danh nổi tiếng khác: Thành cổ Quảng Trị. Nơi đây từng có một ngôi thành bằng gạch xây từ năm 1838 và cả một thị xã bị san phẳng trong cuộc giao tranh dữ dội của bộ đội giải phóng và quân ngụy (trong ?omùa hè đỏ lửa? 1972. Di tích còn lại là các cổng thành đổ nát và ngôi trường Bồ Đề nham nhở vết đạn gần đó. Ngày nay, một khuôn viên rộng với tượng đài hình bát cơm úp có 81 bậc lên xuống tượng trưng cho 81 ngày đêm bảo vệ Cổ Thành được xây dựng trong khu vực này.
    Như vậy, chúng ta đã đi một vòng quanh các di tích chiến tranh tiêu biểu nhất của vùng DMZ Quảng Trị. Theo lời các hướng dẫn viên DMZ tour: Hầu hết khách du lịch (nhất là người nước ngoài) đều bày tỏ sự ngạc nhiên, thú vị trước những hiểu biết thu thập được từ sau chuyến đi.
    Từ ?ođặc sản? DMZ, đã có thể thấy tiềm năng du lịch của Quảng Trị không phải nhỏ. Ý thức được điều này, những năm gần đây tỉnh đang đẩy mạnh việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ các di tích, chứng tích chiến tranh quan trọng trên toàn tuyến, nhằm đưa DMZ tour lên thành một thế mạnh đặc biệt trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương
    Love untill die and die still love
  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM GIA KHIÊM THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH TA
    Trong hai ngày 04 và 05/8/2004, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Đón và làm việc với Phó thủ tướng có đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
    Trong thời gian ở thăm và làm việc tại tỉnh ta, Phó Thủ tướng đã đến viếng, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, dành nhiều thời gian đi thăm và kiểm tra việc quy hoạch, tôn tạo, xây dựng và trùng tu các di tích lịch sử- văn hoá trên địa bàn như địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, khu du lịch dịch vụ bãi tắm Cửa Tùng...
    Làm việc với lãnh đạo tỉnh, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã biểu dương những cố gắng của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là việc tỉnh vừa tổ chức thành công lễ hội văn hoá - du lịch "Nhịp cầu xuyên Á", gây được tiếng vang lớn, quảng bá được hình ảnh Quảng Trị với bên ngoài, tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động du lịch - một trong những thế mạnh to lớn của địa phương nhưng nhiều năm qua chưa được khai thác tốt.
    Sau hai ngày đi thăm và làm việc tại nhiều địa phương, cơ sở ở tỉnh ta, chiều ngày 05/8/2004 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã lên đường đi thăm tỉnh Thừa Thiên - Huế, dự Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ 6 tổ chức tại thành phố Huế
    Love untill die and die still love
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    QUY TỤ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, NÒNG CỐT
    TRONG SỰ NGHIỆP CNH- HĐH QUÊ HƯƠNG(*)
    Quy tụ đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, nòng cốt trong sự nghiệp CNH- HĐH quê hương(*)
    (Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Viết Nên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất)
    Kinh thưa Đại hội !
    Thưa tất cả các đồng chí!
    Được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, sau một thời gian chuẩn bị tích cực, khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao của Ban vận động thành lập Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh, hôm nay Đại hội đại biểu Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh lần thứ nhất được tổ chức trọng thể. Thay mặt, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, tôi nhiệt liệt chào mừng và chúc sức khoẻ các đại biểu, đại diện cho gần một vạn trí thức khoa học công nghệ tỉnh nhà về dự Đại hội.
    Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
    Thưa các đồng chí !
    Thời gian qua, mặc dù tổ chức Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật tỉnh ta chưa được thành lập chính thức, song do yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá quê hương, đất nước; do yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đòi hỏi tất yếu phải có một tổ chức để tập hợp , đoàn kết quy tụ đội ngũ trí thức, khoa học và công nghệ trong tỉnh; điều phối hoạt động của các hội thành viên, nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp xây dựûng quê hương, đất nước. Nhận rõ sự cần kíp, yêu cầu tất yếu khách quan đó, tháng 6 năm 2002, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có chủ trương , UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận Ban vận động và cho phép thành lập Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh. Từ đó đến nay vừa tròn hai năm, cùng với việc chuẩn bị các điều kiện để tiến tới tổ chức Đại hội Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, Ban vận động đã có những hoạt động tích, thông qua các tổ chức hội thành viên đã tập hợp động viên khuyến khích các hội viên và đội ngũ trí thức khoa học- công nghệ của tỉnh có những đóng góp quan trọng và tích cực vào đời sống chính trị, xã hội của tỉnh; Đó là: đã phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trong việc tham gia chuẩn bị các Văn kiện, Nghị quyết, các Chương trình hành động để đề ra các chủ trương chính sách của tỉnh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong việc khuyến khích đưa nhanh các tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật; Trực tiếp tham gia nghiên cứu và thực hiện nhiều chương trình, dự án khoa học- công nghệ, có ý nghĩa thực tiễn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
    Nhìn chung, đội ngũ trí thức khoa học- công nghệ tỉnh ta đã nêu cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần cộng đồng, tính trung thực trong khoa học và đạo đức nghề nghiệp.
    16 hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành được thành lập, các hội bước đầu đã thu hút và phát huy được tính năng động, sáng tạo của giới trí thức; Tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực ngày càng rõ nét hơn; Việc phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá khoa học - công nghệ, giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xoá đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội đạt được một số kết quả quan trọng.
    Có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua cùng với giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức Quảng Trị đã trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, góp phần quan trọng có hiệu quả và tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng văn minh, giàu đẹp.
    Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận và trân trọng những đóng góp quý báu của các Hội khoa học- kỹ thuật, của đội ngũ trí thức tỉnh nhà trong thời gian qua.
    Thưa các đồng chí!
    Để phát huy vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức Hội và giới trí thức, trong thời gian tới, chúng ta cũng phải nghiêm túc nhìn nhận và thấy rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thời gian qua, trong quá trình phát triển và hoạt động của các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh còn một số thiếu sót, hạn chế cần phải được khắc phục; Đó là: Việc hình thành các tổ chức hội chuyên ngành còn chậm; trên nhiều lĩnh vực khoa học- kỹ thuật tổ chức hội chưa được thành lập; Một số tổ chức hội tuy đã được thành lập nhưng còn lúng túng trong nội dung và phương thức hoạt động, trong cơ chế và chính sách; Liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật tỉnh chậm tổ chức Đại hội để thành lập chính thức, cho nên, chưa tập hợp đông đảo trí thức khoa học- công nghệ; Chưa thu hút được nhiều sự tham gia của trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp và trí thức Quảng Trị sinh sống và công tác trên mọi miền đất nước; Vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các phong trào quần chứng, tiến quân vào khoa học kỹ thuật chưa được làm tốt. Nhiều chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà chưa có sự tham gia tư vấn, phản biện, giám định của giới trí thức khoa học công nghệ, nhất là trên lĩnh vực quy hoạch, kiến thiết đô thị, bảo vệ môi trường, tài nguyên sinh thái...và các chương trình dự án kinh tế trọng yếu đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.
    Nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém trên là do nhiều Cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá quê hương, đất nước; Chưa quan tâm đến việc xây dựng, phát triển các tổ chức hội chuyên ngành để tập hợp, đoàn kết lực lượng trí thức. Bản thân các tổ chức hội chậm đổi mới phương thức vận động tập hợp trí thức khoa học- công nghệ. Một bộ phận đội ngũ trí thức, chưa thật sự gắn bó với hội, chưa say sưa với hoạt động khoa học kỹ thuật.
    Kinh thưa các đồng chí !
    Chỉ thị 45 -CT/TƯ, ngày 11 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam đã xác định. '''' Liên hiệp hội là một tổ chức chính trị- xã hội của trí thức khoa học- công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước''''.
    Như vậy, cùng với các tổ chức chính trị xã hội khác, Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Với ý nghĩa đó Đại hội chúng ta hôm nay có một trọng trách lớn là quyết định những nội dung lớn về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật tỉnh Quảng Trị. Đây là tổ chức chính trị xã hội tự nguyện của trí thức Quảng Trị, hoạt động trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, nhằm tập hợp lực lượng trí thức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội thành viên nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức Quảng Trị trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hoá quê hương, đất nước, góp phần cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Đây là Đại hội lần thứ nhất, cho nên các đồng chí cần tập trung trí tuệ thảo luận xây dựng Điều lệ, nhằm xác định rõ mục đích, tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên; Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và cụ thể của Liên hiệp hội trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá, trước hết là từ nay đến năm 2010.
    Một nhiệm vụ quan trọng nữa của Đại hội là sáng suốt lựa chọn những đại biểu tiêu biểu, đại diện cho đội ngũ trí thức, khoa học- công nghệ tỉnh nhà tham gia vào Ban chấp hành, Ban Thường vụ và các chức vụ chủ chốt khác của Liên hiệp hội.
    Báo cáo của Đại hội trình bày khá đầy đủ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp hội, tôi chỉ xin phát biểu nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ mà Liên hiệp hội cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới.
    Trước hết, là một tổ chức chính trị- xã hội của đội ngũ trí thức, Liên hiệp hội cần phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức khoa học- công nghệ trong tỉnh thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành, mọi lĩnh vực. Đồng thời vận động, tập hợp và tạo điều kiện để anh, chị em trí thức người Quảng Trị đang sinh sống, công tác ở ngoài tỉnh góp phần trí tuệ và sức lực vào công cuộc xây dựng quê hương Quảng Trị. Ngoài ra, cần có cơ chế để thu hút sự đóng góp, giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà quản lý trên mọi miền đất nước.
    Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ trí thức, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào dân tộc, tinh thần cộng tác và cộng đồng, tính trung thực trong khoa học và đạo đức nghề nghiệp của trí thức. Đồng thời Liên hiệp hội phải làm tốt chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các hội thành viên, các cán bộ khoa học- công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ nghề nghiệp, đời sống tinh thần và vật chất của những người làm công tác khoa học- công nghệ.
    Ba là, tổ chức phối hợp tốt hơn nữa lực lượng trí thức khoa học - công nghệ, điều hoà phối hợp hoạt động của các hội thành viên để tư vấn, phản biện, giám định xã hội, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách và kế hoạch, dự án phát triển khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là những dự án lớn có tính liên ngành, liên vùng. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho nông dân, đặc biệt là đối với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học - công nghệ.
    Bốn là, tiếp tục củng cố tổ chức đã có, từng bước phát triển vững chắc các hội thành viên mới, trước hết là ở một số lĩnh vực khoa học - công nghệ quan trọng. Không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức Liên hiệp hội nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, năng lực nội sinh của đội ngũ trí thức tỉnh nhà.
    Để Liên hiệp hội khoa học - kỹ thuật tỉnh phát huy tốt vai trò đầu mối quan hệ giữa các hội thành viên và giới trí thức với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận TQVN và các đoàn thể khác của tỉnh; cũng như thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá quê hương, đất nước. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo thường xuyên đối với hoạt động của Liên hiệp hội. Sớm ban hành cơ chế, chính sách cần thiết, có quy định rõ những loại dự án phát triển bắt buộc phải có tư vấn, phản biện, giám định xã hội hoặc giám sát độc lập của các tổ chức khoa học- công nghệ, tạo điều kiện về cán bộ, kinh phí, phương tiện làm việc để phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên.
    Kính thưa các đồng chí!
    Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật tỉnh diễn ra trong bối cảnh chúng ta đã tổ chức thành công tốt đẹp cuộc bầu cử Đại biểu HĐND các cấp và lễ hội '''' Nhập cầu xuyên Á'''' đầy ấn tượng. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, khoa học- công nghệ phát triển như vũ bão, đối với Quảng Trị là một tỉnh chậm phát triển thì vai trò của đội ngũ trí thức lại càng quan trọng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tin tưởng sâu sắc và đặt niềm tin vào sự đóng góp to lớn của giới trí thức tỉnh nhà và tổ chức Liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật tỉnh.
    Với tinh thần đó, tôi xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc.
    Chúc Đại hội thành công tốt đẹp
    Love untill die and die still love
  9. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    UBND TỈNH HỌP RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC LỄ HỘI
    ''''NHỊP CẦU XUYÊN Á'''' QUẢNG TRỊ 2004


    Ngày 4/8/2004, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm về việc tổ chức Lễ hội văn hoá- du lịch ''''Nhịp cầu xuyên Á'''' Quảng Trị 2004. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, các thành viên Ban chỉ đạo Lễ hội ''''Nhịp cầu xuyên Á ''''.
    Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á" Quảng Trị 2004 đã đánh giá khái quát những thành công, hạn chế và những bài học rút ra từ việc tổ chức lễ hội vừa qua: Lễ hội văn hoá - du lịch ''''Nhịp cầu xuyên Á'''' Quảng Trị 2004 được tổ chức từ ngày 25-28/7/2004, đây là lần đầu tiên tỉnh ta tổ chức một lễ hội lớn, có sự tham gia của nhiều nước trong khu vực. Lễ hội đã được tổ chức hoành tráng và đạt được thành công về nhiều mặt: Từ khâu đón tiếp khách qua cửa khẩu, giảm các thủ tục phiền hà, đến việc bố trí cho khách ăn nghỉ và những đêm diễn ra lễ hội đều được tổ chức chu đáo. Đây là một lễ hội diễn ra sôi nổi, có màu sắc riêng, độc đáo, để lại ấn tượng tốt trong lòng bè bạn. Các hoạt động xung quanh lễ hội như hội thảo, hội chợ đều được tổ chức chặt chẽ, công phu. Riêng hội chợ quốc tế đã qui tụ nhiều doanh nghiệp có tiếng tăm trong nước và một số doanh nghiệp nước ngoài, doanh thu của các đơn vị tham gia hội chợ đều đạt cao, thu hút nhiều người đến tham quan, mua sắm. Qua việc tổ chức lễ hội đã góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh Quảng Trị trong lòng cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng bè bạn các nước trong khu vực. Nguyên nhân thành công của lễ hội trước hết là do công tác chuẩn bị chu đáo, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào những hoạt động của lễ hội. Đặc biệt là sự nỗ lực vượt bậc của các ngành VHTT, Điện lực, Bưu điện, Thương mại- Du lịch, Thể dục thể thao, Công an, các cơ quan truyền thông đại chúng Trung ương và địa phương. Sự chỉ đạo kịp thời, sáng tạo, có hiệu quả trong từng khâu công việc của lãnh đạo tỉnh và Ban chỉ đạo lễ hội.
    Bên cạnh những thành công nêu trên, quá trình tổ chức lễ hội cũng bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế như: Chưa lường hết tình hình mất trật tự trong khu vực hội chợ dẫn tới trường hợp nhiều người mất tài sản riêng có giá trị. Có lúc, có nơi sự phối hợp giữa các ngành không chặt chẽ, một số ít cán bộ chưa nhiệt tình với công việc được phân công.
    Các thành viên trong Ban chỉ đạo Lễ hội cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến, phân tích làm rõ những mặt ưu điểm và tồn tại trong tổ chức lễ hội, đồng thời kiến nghị một số vấn đề tồn tại sau lễ hội với UBND tỉnh
    Love untill die and die still love
  10. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TỔNG KẾT TRẠI SÁNG TÁC ÂM NHẠC KỶ NIỆM 50 NĂM TRUYỀN THỐNG HUYỆN VĨNH LINH

    Sau 4 tháng, trại sáng tác âm nhạc kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống huyện Vĩnh Linh do Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị phối hợp với huyện Vĩnh Linh tổ chức đã bế mạc tổng kết ngày 4/8/2004. 12 tác giả tham gia trại đã sáng tác được 14 ca khúc về mảnh đất, con người Vĩnh Linh qua 50 năm chiến đấu, xây dựng, trưởng thành. Tất cả các ca khúc đều mang đậm chất trữ tình, ca ngợi sự hy sinh anh dũng của quân và dân Vĩnh Linh để bảo vệ miền đất đầu cầu giới tuyến trong chống Mỹ và sự đi lên của mảnh đất luỹ thép trong công cuộc dựng xây. Sau trại sáng tác này, các ca khúc mới sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các chương trình biểu diễn văn nghệ quần chúng và các đoàn nghệ thuật từ địa phương đến TƯ, kịp thời phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống huyện Vĩnh Linh
    Love untill die and die still love

Chia sẻ trang này