1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TOÀN TỈNH CÓ 8 DỰ ÁN VỚI TỔNG SỐ VỐN 32,45 TRIỆU USD
    DO NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB) TÀI TRỢ​

    Trong những năm, Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) tài trợ vốn để tỉnh ta xây dựng 8 dự án với tổng số tiền vay là 32,45 triệu USD bao gồm Dự án phát triển Giáo dục trung học cơ sở, cấp nước vệ sinh thị xã Đông Hà, Nam Thạch Hãn, Bàu Nhum, Khe Mây, dự án ngành cơ sở ì hạ tầng nông thôn, dự án lâm nghiệp hồ Trúc Kinh, dự án cải thiện sinh kế miền Trung (giảm nghèo miền Trung). Ngoài ra dự án nâng cấp Quốc lộ 9 trị giá 26 triệu USD, dự án cải thiện đô thị miền Trung trị giá 10,66 triệu USD đang triển khai thực hiện. Tất cả các dự án đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cấp hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường
    Love untill die and die still love
  2. giangcoils

    giangcoils Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    HỘI NGHỊ PHỔ BIẾN CÁC CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

    Ngày 4/8/2004 Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh đã tổ chức hội nghị phổ biến các chính sách mới về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan, lãnh đạo các huyện, thị xã và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đến dự.
    Tại hội nghị các đại biểu đã được phổ biến 3 văn bản quan trọng. Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Nghị định này gồm 7 chương, 45 điều, nêu rõ mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các chương trình kinh tế lớn có tác đông trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; Thông tư số 63/2004/TT-BTC ngày 28/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Ba là Quyết định 54/2004/QĐ-BTC ngày 16/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành danh mục chi tiết các chương trình, dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
    Đồng chí Phạm Thị Hoa, Giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh đã nhấn mạnh một số nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện Nghị định và các văn bản có liên quan.
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG CHÍ TÒNG THỊ PHÓNG, BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TRƯỞNG BAN DÂN VẬN TRUNG ƯƠNG THĂM MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở TỈNH TA​


    Nằm trong chương trình công tác tại một số tỉnh miền Trung, vừa qua đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng- Trưởng ban Dân vận Trung ương đã đến Quảng Trị và đi thăm một số di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vũ Trọng Kim, UVTƯ Đảng- Bí thư Tỉnh ủy đã đón tiếp và cùng đi với Đoàn.
    Tại Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, đoàn đã dâng hương, hoa tại Đài Tưởng niệm, nghe giới thiệu về những chiến công hiển hách của lực lượng bảo vệ Thành Cổ trong 81 ngày đêm anh dũng chiến đấu để giữ thành. Máu xương của hàng ngàn chiến sĩ quân giải phóng đã đổ xuống để Thành Cổ nở hoa chiến thắng.
    Thăm Nhà tưởng niệm Cố Bí thư Lê Duẩn tại làng Hậu Kiên xã Triệu Thành(Triệu Phong), đồng chí Tòng Thị Phóng bày tỏ sự hài lòng về quy mô công trình nhà lưu niệm của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta. Những đóng góp to lớn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với cách mạng nước ta thật to lớn, nhà lưu niệm của đồng chí tại quê hương là di tích lịch sử quan trọng để thế hệ mai sau ngưỡng vọng về người con vĩ đại của quê hương Quảng Trị.
    Trước khi rời Quảng Trị, đồng chí Tòng Thị Phóng đã đi thăm Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, nơi yên nghỉ của hơn 1 vạn liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đồng chí bày tỏ sự vui mừng trước sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh để xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ngày càng khang trang đáp ứng được sự mong mỏi của thân nhân các anh hùng liệt sĩ cũng như khách tham quan trước sự mất mát hy sinh và những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ. Đồng chí mong muốn tỉnh cần phải thường xuyên tu bổ nâng cấp, xây dựng thêm các khu đón tiếp, nghĩ ngơi để từng bước xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn thành điểm tham quan du lịch tâm linh - nguồn cội
    Love untill die and die still love ...
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    THƯỜNG TRỰC TỈNH UỶ LÀM VIỆC VỚI SỞ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ​
    Nhằm chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh uỷ lần thứ 18 và ra nghị quyết chuyên đề về Khoa học- công nghệ (KH - CN), ngày 11/8/2004, Thường trực Tỉnh uỷ đã có buổi làm việc với lãnh đạo sở Khoa học và công nghệ để kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ trong thời kỳ CNH - HĐH, 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 về KH - CN. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Vũ Trọng Kim, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Văn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
    Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ địa phương từ năm 1997 đến 2003 do đồng chí Nguyễn Hữu Thông, Giám đốc Sở KH - CN trình bày đã nêu lên một số nét cơ bản về những kết quả hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng KH - CN vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng nhiệm vụ hoạt động KH - CN từ nay đến 2010. Cụ thể, trong những năm qua, Sở KH - CN đã phối hợp với các cơ quan khoa học - công nghệ T.Ư, tỉnh để triển khai 12 dự án, đề tài điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường và xây dựng luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định các chủ trương, xác định mục tiêu phát triển và cơ sở để quyết định các dự án đầu tư của tỉnh. Trong đó có 9 dự án điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đã cung cấp nhiều thông tin có hệ thống và được thể hiện trên các bản đồ gốc về địa hình, địa mạo, địa chất khoáng sản, nước, đất, thảm thực vật, tài nguyên phi sinh vật biển, phân vùng khí hậu nông nghiệp và phông phóng xạ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh...trên cơ sở đó sử dụng công nghệ hệ thông tin địa lý GIS để biên tập thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Mặt khác việc thực hiện các nhiệm vụ KH - CN đã góp phần quan trọng vào quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, xây dựng các mô hình ứng dụng KH - CN phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi. Việc triển khai ứng dụng công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng mới vào sản xuất và đời sống đã được quan tâm với những bước đi thích hợp. Đã xây dựng được một số mạng cục bộ hoàn chỉnh tại một số cơ quan, đơn vị cũng như mạng máy tính diện rộng của tỉnh, xây dựng nhiều phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu phục vụ tin học hoá quản lý nhà nước, xây dựng được trang Web Quảng Trị với nhiều thông tin phong phú. Việc xây dựng tiềm lực KH - CN cũng rất được quan tâm với sự hình thành và phát triển nhiều trung tâm đo lường, kiểm định, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...
    Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động KH - CN của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại mà trước hết theo đánh giá của đơn vị chức năng là vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức và hành động, công tác quy hoạch đào tạo cán bộ xây dựng tiềm lực KH- CN, thu hút cán bộ KH- CN có trình độ cao chưa làm được nhiều, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống còn chậm, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động KH- CN với các hoạt động kinh tế - xã hội khác...
    Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã nêu bật những thành tựu KH - CN địa phương trong những năm qua, những đóng góp to lớn của hoạt động KH - CN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động KH - CN trong quá trình CNH, HĐH, trên cơ sở thực hiện tốt định hướng hoạt động KH- CN từ nay đến năm 2010, cần coi trọng ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhưng không bỏ qua nhiệm vụ nghiên cứu, chú trọng việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển KH - CN hợp lý để tạo động lực tác động vào toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên phải biết chọn mũi đột phá, chọn giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả ứng dụng, phải tập trung xây dựng tiềm lực KH - CN tỉnh nhà trên cơ sở quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ khoa học công nghệ trong thời kỳ mới, tập trung đầu tư phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, tăng cường các trang thiết bị để đảm bảo khả năng khai thác và ứng dụng, xây dựng các thiết chế quản lý phù hợp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển KH - CN lên tầm cao mới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân.
    Love untill die and die still love ...
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐOÀN CÁN BỘ TẠP CHÍ CỘNG SẢN ĐI THỰC TẾ TẠI MIỀN TRUNG​


    Nhằm gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, từ ngày 5 đến ngày 15/8/2004, đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản do PGS. Trần Quang Nhiếp (Phó Tổng biên tập thường trực) chỉ đạo đi thực tế tại miền Trung.
    Ở Nghệ An, đoàn đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Huyện uỷ Nghi Lộc, Thành uỷ Vinh, tham dự cuộc toạ đàm "Dân chủ xã, phường ở Nghệ An trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" do Dự án phát huy dân chủ xã, phường cùng Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam, báo Nghệ An phối hợp tổ chức.
    Ở Thừa Thiên- Huế, đoàn đã làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Đoàn tham dự cuộc toạ đàm "Dân chủ xã, phường ở Huế và miền Trung" do Dự án phát huy dân chủ xã, phường cùng Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam, Đài Phát thanh & Truyền hình Thừa Thiên- Huế phối hợp tổ chức tại Huế.
    Đồng thời, đoàn đã trao đổi hợp tác với báo Hà Tĩnh, báo Thừa Thiên- Huế, báo Quảng Trị, Sở Nội vụ Quảng Trị...
    Love untill die and die still love ...
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VIẾT NÊN, PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH UỶ
    KIỂM TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN HẢI LĂNG​



    Ngày 13/8/2004, đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có chuyến đi thăm và kiểm tra tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Hải Lăng. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các ngành liên quan như Thuỷ sản, Khoa học - Công nghệ, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh uỷ và huyện Hải Lăng.
    Tại thôn Tân Lập (Phương Lang Phường), xã Hải Ba, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ đã đến thăm hỏi bà con địa phương hiện đang định cư tại vùng đất thuộc huyện Phong Điền, Thừa thiên - Huế. Đồng chí ân cần thăm hỏi và căn dặn bà con phát huy truyền thống của quê hương, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chấp hành pháp luật và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp vốn có với nhân dân tỉnh bạn. Cũng trong dịp này, đồng chí Phó Bí thư cùng đoàn đã đến xã Phong Thu (Phong Điền) để xem xét thực tế việc phản ánh của nhân dân thôn Câu Nhi (Hải Chánh) về việc Công ty môi trường đô thị Thừa Thiên - Huế xây dựng hệ thống cống thu gom chất thải từ bãi đổ rác Phong Thu đổ nước thải sang phía đồng ruộng của người dân địa phương. Vấn đề này đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu các cơ quan chức năng và huyện Hải Lăng căn cứ các quy định của pháp luật, xem xét đánh giá về sự tác động môi trường của bãi rác Phong Thu, trên cơ sở đó đề xuất hướng giải quyết để lãnh đạo tỉnh sẽ làm việc chính thức với tỉnh bạn trong thời gian tới, đảm bảo quyền lợi của nhân dân, giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
    Cũng trong dịp này, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã đến kiểm tra tình hình hoạt động của Công ty TNHH công nghệ Việt Mỹ - ATI, chi nhánh Quảng Trị đóng tại Hải Lăng. Tại đây, sau khi nghe báo cáo quá trình đầu tư nuôi tôm của Công ty và những khó khăn vướng mắc trong khi tiến hành thực hiện dự án, đi thăm một số ao tôm đang nuôi thả, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã nhắc nhở cán bộ, công nhân Công ty giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân địa phương, sử dụng có hiệu quả diện tích ao hồ và các công trình đã đầu tư xây dựng, khai thác tiềm năng vùng cát nhưng phải chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Về phía tỉnh, sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, sẽ hợp tác cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để dự án nuôi tôm trên cát thành công như mong đợi
    Love untill die and die still love
  7. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    NHIỀU CÔNG TRÌNH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG
    HUYỆN VĨNH LINH ​
    Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống, huyện Vĩnh Linh đã khởi công xây dựng, nâng cấp nhiều công trình có giá trị như: nâng cấp sân vận động của huyện vớiï tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỉ đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành, là nơi tổ chức lễ kỷ niệm 50 ngày truyền thống của huyện; Công trình điện chiếu sáng thị trấn Hồ Xá được xây dựng với chiều dài 2 km, kinh phí đầu tư gần 2 tỉ đồng; Nâng cấp, rải thảm bê tông nhựa các tuyến đường thị trấn Hồ Xá, mở rộng từ 6m - 9m, với chiều dài 3 km, kinh phí đầu tư khoảng 3 tỉ đồng. Bên cạnh đó trụ sở Huyện ủy cũng đã xây dựng xong, đưa vào sử dụng với tổng giá trị công trình 4,3 tỉ đồng; Chợ Hồ Xá 2 cũng đã được hoàn thành, là công trình gắn biển chào mừng 50 năm ngày truyền thống của huyện.
    Trụ sở huyện ủy Vĩnh Linh vừa được khánh thành trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống huyện nhà.
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHÚC MỪNG CỦA CHỦ TỊCH ĐOÀN CHỦ TỊCH UỶ BAN TƯMTTQVN PHẠM THẾ DUYỆT GỬI HUYỆN UỶ, HĐND, UBND, UBMTTQVN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
    NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM TRUYỀN THỐNG HUYỆN VĨNH LINH (1954 - 2004)​



    Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2004
    Kính gửi: Huyện uỷ, HĐND,UBND, UBMTTQVN và các tầng lớp nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
    Tôi rất phấn khởi được Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị mời vào dự lễ kỷ niệm 50 năm truyền thống huyện Vĩnh Linh (1954 - 2004), được tổ chức vào ngày 25/8/2004. Thời gian này, tôi đang dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An nên không thể vào dự, chia vui cùng các đồng chí và nhân dân huyện nhà được. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi tới các đồng chí lãnh đạo cùng nhân dân Vĩnh Linh lời chúc sức khoẻ, lời chào đại đoàn kết.
    Tôi tin tưởng rằng, phát huy truyền thống quê hương Vĩnh Linh anh hùng và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân Vĩnh Linh sẽ tiếp tục đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương trong thời kỳ mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Chào thân ái
    Love untill die and die still love ...
  9. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    VƯỢT CẠN TRONG LÒNG ĐẤT​
    Tiếng khóc của những đứa trẻ sơ sinh vỡ òa trong lòng đất. Át tiếng bom rền... Đó là một trong những huyền thoại của địa đạo Vĩnh Linh. Hôm nay, có một đứa trẻ của ngày ấy đã trở lại nơi chôn rau đặc biệt này cùng với cha mình là đồn trưởng đồn Vịnh Mốc năm xưa.
    Ngày gặp mặt bất ngờ
    23/7/2004. Một ngày trời chợt mưa rồi hửng nắng khiến không khí đỡ oi nồng trong đợt nắng đặc trưng tháng 7 của vùng đất Quảng Trị. Khu di tích địa đạo Vịnh Mốc vừa hoàn thành, với quần thể nhà chờ, khu trưng bày... đang chuẩn bị trang hoàng chờ đón người xưa, khách mới về với ''''50 năm thành lập đặc khu Vĩnh Linh'''' (25/8/1954 - 25/8/2004).
    Trên bậc thềm cao, chàng trai trẻ đưa tay đỡ người đàn ông già đã qua tuổi thất tuần thận trọng những bước chân xuống thềm đất thấp. Khuôn mặt người già như ngời sáng khi bước trên những thẻo đất quen thuộc, nơi gần 40 năm trước, ông đã sống, cùng gia đình và đồng đội.
    Hôm nay, cụ Lê Xuân Vy, đồn trưởng đồn Vịnh Mốc năm xưa, cũng là người trực tiếp chỉ huy lực lượng công an vũ trang đào nên địa đạo huyền thoại Vịnh Mốc trở về thăm mảnh đất từng một đời gắn bó, cùng với con trai của mình.
    Lê Xuân An, con cụ Vy, sinh năm 1967, là một trong 17 sinh linh đã được ra đời trong lòng địa đạo Vịnh Mốc. Lòng đất Vĩnh Linh trong những năm 1966 - 1968 đón sự ra đời của 60 đứa trẻ, thì riêng tại Vịnh Mốc có 17 cháu. 60 cuộc sống là niềm kiêu hãnh của những người dân Vĩnh Linh về sức sống của con người nơi đây trong một thời bom đạn.
    Lê Xuân An là con út trong gia đình 3 chị em. 20 ngày sau khi sinh, anh được mệ (bà) ẵm đưa ra Tân Kỳ (Nghệ An) sơ tán theo kế hoạch K8 (đưa phụ nữ, trẻ em, người già... về tuyến sau). An nói, tên anh là sự cộng lại của ba dấu ấn: quê gốc ở Hải An (Hải Lăng, Quảng Trị), sinh ra trong lòng địa đạo do lực lượng công an vũ trang đào, và lớn lên tại Nghệ An.
    ... Nguyễn Văn Thành mang đầy dấu ấn nắng gió của người miền biển trên gương mặt, có đủ dấu tích của người làm nghề biển để sống trên đôi bàn tay chai sạn, đen đúa vì ngâm nước mặn quanh năm. Thành sinh năm 1967, người xã Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị).
    Khuôn mặt Thành xương xương, gầy gò, tiếp chúng tôi trong bộ quần áo khét mùi nắng và mùi muối. Nụ cười hiền đỡ cái trán dô bướng bỉnh. Anh không nhớ nhiều về những ngày còn sống trong lòng địa đạo. Mẹ anh kể: Khi sinh anh, mẹ phải trải lá chuối để đón anh ra đời, cắt rốn với lưỡi dao tiệt trùng bằng cách hơ qua lửa, buộc rốn bằng một dải vải giặt sạch cắt ra từ chiếc áo của mẹ
    Thành bây giờ đang ở ngay bên cạnh khu địa đạo nổi tiếng, nơi anh đã sinh ra, và sống bằng nghề đi biển. Hai chị em có quán nước ngay trên đường lên khu nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc, ngồi nhìn thẳng ra thấy chiếc hố ngày trước bị bom đánh trúng, khoan sâu tới 12m, ngay trung tâm ngã ba địa đạo.
    ... Năm 2001, một ngày hè cũng rất hiếm hoi ở Quảng Trị: trời đầy gió, 16 người con trai, con gái có chung dòng địa chỉ nơi sinh trên giấy khai sinh: Địa đạo Vịnh Mốc, Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh, có dịp gặp mặt nhau tại huyện Vĩnh Linh, và cùng nhau về thăm lại nơi mình đã sinh ra. "Hôm đó vui lắm. Hơn 30 năm, tất cả anh chị em chúng tôi mới lần đầu tiên gặp lại nhau đông đủ'''', Thành nhớ lại. Một người con địa đạo năm ấy vắng mặt vì ngã bệnh nặng, và đến giờ đã đi xa.
    Một ngày ngẫu nhiên 3 năm sau, An cùng Thành ngồi với chúng tôi ngay trên mảnh đất chứa đựng những câu chuyện đẹp như huyền thoại: địa đạo Vịnh Mốc. Ngay dưới chỗ chúng tôi ngồi, những hành lang địa đạo dích dắc chữ z nối tiếp nhau, lặn sâu vào đất đến 23m, đang đón những du khách về chứng kiến những huyền thoại của lòng đất thép. Một trong những huyền thoại đẹp, là những thiên thần nhỏ đã ra đời dưới lòng đất sâu.
    Lá chuối làm giường
    Thành kể: "Khi khoảng 8 - 9 tuổi, tôi mới biết chuyện mình sinh ra trong lòng địa đạo...". Thành là con thứ ba trong gia đình, trước Thành có hai chị. Hồi đó bố Thành, ông Nguyễn Văn Phòng (năm nay 72 tuổi) đang đi ngành dọc, theo thuyền máy chở hàng từ miền Bắc vào Vĩnh Linh. Vì mẹ phải chăm Thành nên chị kế của Thành mới một tuổi đã chết vì phù thũng, vì không được chăm sóc ngay trong lòng địa đạo. Người mẹ lúc đó đã kiệt quệ, chỉ biết gạt nước mắt: "Thời buổi bom đạn này, sống được đứa nào may đứa đó". "Chị tôi đã được gói qua loa và chôn khi chưa lạnh người. Sau đó, bom đánh san phẳng mặt đất, không còn biết mộ nằm ở đâu nữa. Mẹ cũng không nhớ rõ ngày chị mất nên đành lấy một ngày trong năm làm ngày giỗ", giọng đàn ông miền biển trầm lại. Người chị của Thành quệt nước mắt.
    Lúc đó, địa đạo mới đào, nước còn bập bềnh, mỗi ngày hoặc vài ngày có người ra ngoài nấu cơm rồi bới vào. Bữa ăn chỉ toàn khoai sắn cõng cơm. Người dân chỉ được lên mặt đất nấu cơm khi không có máy bay. Vừa nấu vừa trông chừng, nghe tiếng máy bay phải dập lửa ngay lập tức. Nấu một bữa ăn 2-3 ngày. Nhiều khi máy bay đánh nhiều ngày liên tục, rá cơm đã thiu chua cũng phải ăn. Có khi phải nhá cả gạo sống qua ngày. Đi vệ sinh phải cho vào ống tre, chờ trời tối đem ra ngoài đổ.
    Trong mỗi "căn hộ" dưới địa đạo như vậy, chỉ có phụ nữ và trẻ em được nằm, còn đàn ông thì nằm trên "đường cái". Hồi đó, cá biển, trâu bò bị bom đánh chết nổi trắng biển, vật ngửa ngoài đồng, nhưng không ai dám nhặt và không được nhặt. Chỉ thi thoảng dân quân, du kích đi tuần nhặt về chia cho mỗi gia đình một ít.
    Điều này nhằm tránh máy bay phát hiện. Sợ người ra vào làm lộ địa đạo, bom đánh. Vậy mà cũng có 2 quả bom thả trúng đỉnh đồi, ngay trung tâm ngã 2 địa đạo, phá sâu 12m, nhưng không ''''với'''' tới được nơi có người ở. Địa đạo có 3 tầng, tầng cạn nhất sâu 12m, tầng sâu nhất tới 23m âm vào lòng đất bazan
    Khi Thành được hai tuần tuổi thì ba mẹ con phải đi sơ tán. Mẹ bọc Thành lúc đó mới 2 tuần tuổi ôm trên tay, đi bộ ra Nghệ An. Ra đến Bảo Ninh (Quảng Bình) thì bà mẹ kiệt sức, thấy bọc con trên tay nhẹ bẫng, mới giật mình quay lại, thấy Thành nằm rơi sát mép biển. ''''Vì mẹ bọc con trong tấm chăn mỏng, cứ thế bế đi, đến lúc thấy nhẹ tay mới hốt hoảng quay lại tìm thì thấy tôi nằm bên mép cát, tí thì nước cuốn mất".
    Năm 1974, họ lại trở về với mặt đất Vịnh Mốc. Nhưng đó là những ngày tháng đói khổ vô cùng tận. "Mỗi bữa, đi học về, tôi được mẹ úp cho một bát cơm đầy. Đói quá, có lúc tôi cãi cha: "ăn lơi lơi, làm lơi lơi" (ăn ít, làm ít). Khổ quá nên đang là học sinh khá, lớp trưởng mấy năm liền, Thành phải bỏ học sau khi tốt nghiệp cấp 2. Bây giờ, anh ở nhà, ra biển đánh cá bằng một chiếc thuyền nhỏ, 6 mã lực của Trung quốc, mỗi chuyến đi chỉ tốn mỗi lít dầu".
    Thành vừa kể chuyện vừa cười, trong khi người chị gái Thành ngồi cạnh mắt rơm rớm nhìn em. Mẹ Thành năm nay vẫn còn, nhưng bom đạn một thời gian khó đã khiến bà lẫn đi nhiều, dù năm nay mới qua tuổi 70. ''''Mẹ cực nhiều quá. Đàn bà ở đây hồi chiến tranh đó cực đến mức không ai tin nổi". Khi nhắc đến mẹ, cả Thành và chị gái mình đều khóc.
    Bây giờ, Thành thi thoảng vẫn vào địa đạo. Người con của đất Vịnh Mốc này nói: "Giờ có nhắm mắt đi vào cũng không sợ lạc. Mình ở đây quen rồi. Ngõ ngách luồn lách biết cả rồi, có bỏ vào trong cũng không lạc được. Vì rứa mà cũng ít đi. Chỉ khi mô có đoàn tham quan nào hoặc bạn bè về nhờ dẫn, thì mình đi thôi".
    Người chị gái của Thành mở một quán nước ngay gần nhà trưng bày di tích địa đạo. Thành cũng có nhiều dịp được báo đài gặp gỡ, hỏi han. Anh coi đó là vinh dự mà "trước đó mình không tưởng tượng nổi". Cả hai chị em thật thà, chất phác như lòng đất đỏ bazan nhưng giấu trong lòng những bí ẩn về sự can trường, về tình yêu thương gắn bó vô cùng với mặt đất và bầu trời quê hương.
    ''''Hồi đó, ba mẹ thương nhau lắm''''!
    Lúc bấy giờ, sắn cõng gạo cùng khoai đưa người Vĩnh Linh vượt qua gian khó. Lòng đất sâu ôm ấp giữ cho người sống giữa tiếng bom gào đạn thét trên đầu. Làng hầm Vĩnh Linh gồm 3 tầng: Tầng mặt, tầng 2 (18m) và tầng 3 (23m) nuôi người
    Kết thúc chiến tranh, cộng dồn các con số thống kê, mảnh đất Vĩnh Linh rộng chưa đầy 820km2 cõng trên mình nửa triệu tấn bom đủ loại và 700 nghìn quả đạn pháo. Bình quân, từ trẻ sơ sinh cho đến người già, mỗi người dân Vĩnh Linh phải đội 7,5 tấn bom và 10 quả đạn pháo.
    Cuộc sống lặn sâu vào lòng đất, sâu đến nơi mà gốc cổ thụ già nhất của quả đồi sát biển thuộc xã Vĩnh Thạch cũng không ăn tới: 23m. ''''Phải sống'''' lúc bấy giờ cũng là nhiệm vụ.
    20 ngày sau khi chào đời trong lòng đất, Lê Xuân An được mẹ ẵm ra Nghệ An sơ tán. Năm 27 tuổi, lần đầu tiên An mới quay lại địa đạo, thăm lại nơi mình đã sinh ra. An sinh ra ở cửa số 7, cửa ra biển. Học xong phổ thông, An vào Sông Bé học, sau đó ra Hà Nội học tiếp. An kể: ''''Lúc đó cảm giác rất hồi hộp. Không hình dung được nơi mình đã ra đời như thế nào, cho đến khi tận mắt thấy''''.
    Khi nghe mẹ kể lại chuyện được sinh dưới địa đạo, An cũng thường thắc mắc: Tại sao khi đó bom đạn dữ như vậy, mà hai ông bà vẫn thương yêu nhau?. ''''Thế mẹ anh nói sao?''''. Mẹ nói: "Khi chiến tranh biết sống lúc nào, chết lúc nào. Nên con người lúc đó thương yêu nhau dữ lắm!''''
    An bây giờ đã có vợ, 1 con 8 tuổi. Vợ 34 tuổi, là giảng viên trường chính trị của tỉnh. ''''Từ khi làm quen, rồi đến lúc cưới có bao giờ đem chuyện mình được sinh ra dưới địa đạo kể cho vợ nghe không?''''. An cười: ''''Không có. Chỉ sau khi cưới, vợ mới biết chuyện thôi''''. Thành nay cũng đã đề huề vợ con, đang sống cùng bố mẹ trong căn nhà nhỏ giản dị trên chính vùng đất anh đã được sinh ra.
    Vịnh Mốc như là vầng trán kiêu hãnh của đất thép Vĩnh Linh ngoảnh nhìn ra biển. Trong từng tầng sâu địa đạo như những nếp gấp tư duy về sự kiêu hãnh để viết nên những kỳ tích đẹp như huyền thoại trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại dưới lòng đất của người dân nơi đây.
    Một trong những huyền thoại đẹp đó là những thiên thần đã chào đời tận trong lòng đất sâu tới 23m, chuyện chỉ xảy ra một lần và có ở một nơi: Vĩnh Linh, đất anh hùng!
    Love untill die and die still love ...
  10. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    "TÌM VÀNG" DỌC DMZ: VÀNG CHỜ TAY NGƯỜI ĐÃI​
    Dân không qúa nghèo nhưng tỉnh chưa thực sự mạnh. Trong 2 năm nay, tỉnh có thêm 5 dự án đầu tư nước ngoài. Hai năm kéo thêm 5 dự án, là nhanh, nhưng riêng du lịch thì đang yếu và thiếu. Quảng Trị còn những mỏ ''''vàng mười'''', nhưng vẫn phải ''''chờ''''.
    Dốc Miếu - Hàng rào điện tử: ''''Đất trắng'''' đã lại xanh

    Từ nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn xuôi về đồng bằng có 2 lựa chọn: theo đường 9 về Đông Hà, hoặc lên đường 74 xuôi về QL 1, qua dốc Miếu, thăm hàng rào điện tử McNamara, đến Hiền Lương khép lại vòng hành trình.
    Đường 74 không rộng, nhựa phủ phẳng lì chạy giữa bạt ngàn rừng cao su. Qua Gio An (huyện Gio Linh), biết chuyện bài hát ''''Tiếng đàn Talư'''' của nhạc sỹ Huy Thục ra đời tại đây. Quảng Trị có cao su nhờ cú ''''liều mình'''' của ông Lê Mậu Lộ, Giám đốc đầu tiên của Công ty Cao su Quảng Trị, nguyên Giám đốc Ty Nông nghiệp Bình - Trị - Thiên trực tiếp về thực hiện ý tưởng của mình.
    Thời bấy giờ, không ai tin nổi Quảng Trị trồng nổi cao su. Kinh nghiệm trồng cao su như người Pháp nghe đâu cũng ''''thất thủ'''' trên mảnh đất nắng, gió này.
    Vậy mà bây giờ ở Quảng Trị có 10.000ha cao su. Cây cao su phủ bạt ngàn huyện Gio Linh. Ở Vĩnh Linh, cây cao su được chia cho dân trồng, làm giàu nhờ thứ ''''vàng trắng'''' nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ.
    Dốc Miếu nằm trên QL 1A. Nguyên gốc, vùng này có tên Ba Dốc, vì địa hình gồm 3 con dốc liên tiếp nhau. Trước, đường qua Ba Dốc ngoằn ngoèo chạy men theo sườn dốc.
    Địa lợi đến vậy nên người Pháp khi kéo được pháo lên chiếm đỉnh cao, từng ''''ngạo nghễ'''' tuyên bố: "Sẽ không có viên đạn nào bắn nổi qua dốc Miếu''''.
    Người bạn già đồng hành cùng tôi bảo: "Họ tuyên bố vậy mà đúng thật. Khi đánh dốc Miếu, ta phải dùng đường biển vào, vòng sau lưng dốc Miếu đánh lên''''.
    Nhưng đến năm 1968, không cần dùng tới đường vòng. Pháo được kéo sát vào chân dốc Miếu. Ngay loạt đạn đầu, dập trúng kho xăng bốc cháy phừng phừng, làm tâm điểm cho pháo ta đồng loạt điểm hoả. Cùng thời gian này, căn cứ Cồn Tiên thất thủ. Gọng kìm bảo vệ hệ thống phòng ngự vỡ tan, mở rộng đường vào thị xã Đông Hà.
    Nay, dốc Miếu - Cồn Tiên lại trở thành tài sản quý trong hành trình du lịch tour DMZ của Quảng Trị. Ba Dốc giờ cũng không còn quanh co. QL 1A xẻ núi, xe cán thẳng qua Dốc Miếu, ngẩng đầu thấy tượng đài chiến thắng giao liên sừng sững ngay bên đường. Nếu khéo nhìn, vẫn thấy con đường qua dốc Miếu khi xưa giờ cắt đoạn len lỏi giữa các khu dân cư. Nhiều nơi vẫn còn nhìn thấy dấu vết đổ nhựa
    Đổ qua dốc Miếu, đã thấy dấu vết của hàng rào điện tử McNamara vẫn còn lưu lại. Dù ngút ngàn mắt bây giờ, chỉ là màu xanh của lúa mới, của cây vừa trồng lại, của trường học, nhà dân, khu tưởng niệm mới được phục hồi dăm chục năm nay. Trên vùng đất phẳng lỳ, thẳng băng nhìn hút mắt, vẫn còn nhìn thấy dấu vết của bàn tay con người sắp đặt. Vết thương chỉ như mới vừa lành trên cơ thể đất Gio Linh, chưa thể hoàn toàn xoá sẹo.
    Khi Mc Namara quyết định xây dựng phòng tuyến kiểm soát nổi tiếng mang tên ông ta tại Việt Nam, từ năm 1959 phía bờ Nam đã bắt đầu kế hoạch tách dân, bào đất. Qua năm 1960, vành đai trắng bắt đầu phát huy hiệu lực. Một vùng đất trắng rộng 8km tính từ bờ Nam sông Bến Hải vào sát chân Dốc Miếu, kéo dài từ sát biển lên đến thượng nguồn Bến Hải bị ''''bào'''' sạch cây, không còn dân ở.
    Trên vùng đất bị bỏ hoang này, chỉ có mỗi cỏ năn (một giống cỏ giống thân lác dùng dệt chiếu - NV) là còn mọc nổi. Mỗi chuyển động đều bị kiểm soát. Tại mỗi căn cứ, đồn bốt được kiểm soát bằng hệ thống điện ''''sờ vào là dính luôn''''. Người Mỹ tuyên bố: Vùng đất bất khả xâm phạm
    Năm 1973, hàng vạn ngày công sức dân và quân đã được huy động để ''''dựng dậy'''' cánh đồng trắng từ dốc Miếu trở ra. Cỏ năn phải dùng máy cắt trụi, sau đổ lên xe tải chở đi. Đất được bóc lớp bề mặt, đem đổ. Phần đất sâu được cày xới lại. Hệ thống thuỷ lợi kéo dọc ngang trên cánh đồng mới. Một kỳ công để dựng dậy sự sống trên vùng đất trắng tưởng chừng đã bị huỷ diệt.
    Bây giờ, lúa đã lại phủ xanh trên vùng đất trắng xưa. Người dân đã lại tìm về gầy dựng lại cuộc sống trên ''''mảnh đất chết'''' xưa. Nhưng hiển hiện, phần lớn vẫn còn những thân cây mọc thấp. Dấu vết cỏ năn vẫn xen lẫn giữa ruộng lúa xanh rì. Trường học mọc lên, bên cạnh đài tưởng niệm những người lính đã nằm xuống để thế hệ hôm nay có được sự an bình trên vùng đất cũ
    Những câu chuyện kỳ lạ quanh ''''vùng trắng'''' này, bây giờ những người từng trực tiếp chứng kiến vẫn còn đang sống. Họ lại về với ruộng vườn, làng mạc, khuất sau những lo toan. Du khách tìm về, muốn nghe lại chuyện xưa, có thể tìm thấy, nhưng phải may mắn lắm.
    DMZ, ''''vàng'''' đang chờ người đãi
    Tại thị xã Đông Hà, có khách sạn mang tên DMZ. Ngay trên đường Lê Duẩn chạy qua thị xã xuôi Nam, một quán cafe nhỏ bên đường cũng mang tên DMZ, đón khách du lịch về thăm lại mảnh đất nhiều chứng tích. Tỉnh Quảng Trị giới thiệu: Quảng Trị có hẳn tour du lịch DMZ, đồng thời khảo sát đưa vào quy hoạch tuyến: Cồn Cỏ, vào Cửa Tùng, Cửa Việt lên Cồn Tiên, Dốc Miếu, qua Tân Lâm, Đầu Mầu đến Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Lao Bảo
    Nhưng du lịch DMZ chỉ mới ''''đụng'''' đến bề ngoài những gì vốn dĩ là tài sản chỉ riêng Quảng Trị mới có. Con đường độc đạo ven tuyến trong những ngày này vẫn yên ngủ, như bao nhiêu năm nay vẫn vậy. Nếu tính đường sông, từ Cửa Tùng ngược Bến Hải lên thượng nguồn, nước cạn có thể tới qúa Tiên An, dùng thuyền nhỏ có thể vào tận Bến Tắt. Nhưng khi chúng tôi bộc lộ dự định này, thì phải nhờ người quen đi hỏi thuê thuyền của ngư dân.
    Khi chúng tôi đặt vấn đề với UBND tỉnh: Đến bao giờ thì DMZ thành tuyến du lịch được đầu tư tập trung của Quảng Trị? Đến bao giờ thì DMZ trở thành một ''''món ăn'''' đặc sản của tỉnh này giới thiệu với khách phương xa, khi Quảng Trị đang phấn đấu trở thành ''''Ga chính'''' trên hành lang kinh tế Đông Tây?
    Ông Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, thừa nhận: ''''Chúng tôi biết đấy là tài sản quý. Nhưng tỉnh quá khó khăn để chủ động khai thác ''''mỏ vàng'''' này. Chúng tôi không dám khai thác ''''bừa'''' trên những địa danh gắn chặt với những hồi ức thiêng liêng của đất nước. Với định mức đầu tư như hiện nay, chúng tôi chỉ mới dám trùng tu, phục chế mang tính ghi công để bảo vệ những địa danh lịch sử này. Vốn ít thì làm mỗi năm một chút vậy. Chúng tôi cũng phải liệu cơm gắp mắm thôi''''.
    Ông Phúc kể: Năm 2001, ông còn làm phó Chủ tịch tỉnh, có một doanh nghiệp Nga đi ngang ghé lại thăm Quảng Trị. Sau 2 tiếng đồng hồ sau khi cuộc nói chuyện kết thúc, doanh nghiệp này đã nhận được quyết định cho phép đầu tư, bao thu mua toàn bộ sản phẩm tiêu của tỉnh. Nếu có những người dành sự ưu ái đối với khu DMZ, tỉnh sẵn sàng hợp tác đầu tư.
    Người dân Quảng Trị bây giờ thực sự không còn quá nghèo. Sau chiến tranh, người Quảng Trị trở về tìm lại dấu vết nền đất của ngôi nhà mình đã đổ nát, cắm sâu gàu sắt xuống, quay tời kéo, khoét sâu vào lòng đất 30-40m tìm nguồn nước ngọt, xây dựng lại màu xanh lấn dần sự đổ nát. Người dân luôn chủ động, không bị động chờ sự giúp đỡ của người khác. Vì vậy mà cây xanh đã nhanh chóng trùm lên vùng đất trắng hàng rào điện tử McNamara xưa.
    Dân không qúa nghèo nhưng tỉnh chưa thực sự mạnh. Trong 2 năm nay, tỉnh có thêm 5 dự án đầu tư nước ngài, cộng với 2 dự án trước đó, thành 7. Hai năm kéo thêm 5 dự án, là nhanh, nhưng chưa thực sự mạnh. Quảng Trị còn những mỏ ''''vàng mười'''', nhưng người dân vẫn phải ''''chờ''''. Tỉnh muốn làm nhưng còn quá nhiều việc phải đầu tư, theo ''''nguồn ngân sách có hạn''''. ''''Quảng Trị luôn có mặt, có tên trong danh sách các tỉnh nhận được chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Trung ương'''', lời ông chủ tịch buồn buồn.
    Trưa về Hồ Xá, nóng đến rát người. Tìm một quán cơm dành cho lữ khách ít tiền, quá khó. Các quán ăn ''''tổng hợp'''' bán kèm cơm-cháo-phở đều đóng cửa, dù mới đầu giờ chiều. Bữa trưa muộn chỉ vỏn vẹn chiếc bánh chưng nặng mùi giá 5.000 đồng, dù khách nhiều lần lên tiếng, kèm lon Coca Cola quá hạn dùng 6 tháng, bên chiếc bàn lau mãi cũng chưa hết bụi.
    Lại nhớ lời người đồng nghiệp khi ngồi ở Cửa Tùng: ''''Người dân ở đây chưa biết làm du lịch''''. Men theo hai bờ, trên dọc tuyến DMZ, chúng tôi đã đi qua, không một bóng du khách dù Đông Hà đang náo nức chuẩn bị ngày khai hội ''''Nhịp cầu xuyên Á''''.
    Love untill die and die still love ...

Chia sẻ trang này