1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Chuyển bài viết của Rockerfeller_III vào đây .
    Thành lập huyện đảo Cồn Cỏ
    TT (Quảng Trị) - Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải vừa ký nghị định số 174/2004/NĐ-CP về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị với diện tích 220ha đất tự nhiên và 400 nhân khẩu.
    Đảo Cồn Cỏ trước đây thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, nằm cách đất liền (đoạn bờ biển Cửa Tùng) chừng 15 hải lý. Cồn Cỏ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ với vị trí tiền tiêu bảo vệ đất địa đầu giới tuyến.
    Từ năm 2001, đảo trở thành đảo Thanh niên với chương trình của T.Ư Đoàn đưa thanh niên các xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch ra lập làng thanh niên, khai thác tiềm năng kinh tế biển trên đảo.
    Trước đó, cuộc làm việc ngày 20-9 với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị tại Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã đồng ý cho phép xây dựng Cồn Cỏ thành đảo du lịch. Nay với việc đảo Cồn Cỏ được trở thành huyện đảo sẽ tạo ra động lực mới cho Quảng Trị phát triển mạnh du lịch sinh thái biển đảo, phát huy tối đa lợi thế đầu cầu xuyên Á trên hành lang kinh tế đông tây qua ngả quốc lộ 9.
    (Theo TT)
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/TheGioi/
  2. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐỂ NGÀNH HỌC MẦM NON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ VỮNG CHẮC
    TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO

    Ngành học mầm non có vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, nhằm chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc tiểu học. Nhờ chú trọng quan tâm đầu tư về mọi mặt nên trong những năm qua, ngành học mầm non ở tỉnh ta đã có bước phát triển toàn diện về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất dạy và học, đội ngũ giáo viên, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ... Bước đầu đã tạo được tiền đề khá vững chắc cho sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà.
    Tuy vậy, trong những năm qua, ngành học mầm non vẫn còn tồn tại những khó khăn, đó là: Nhận thức của một bộ phận người dân đối với ngành học chưa đúng mức; quy mô phát triển giáo dục mầm non giữa các vùng, miền trong tỉnh không đồng đều; cơ sở vật chất trường, lớp còn thiếu; chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non còn có những bất cập; đội ngũ cán bộ quản lý các trường học chưa đủ; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nông thôn, miền núi và thị xã, thị trấn còn có khoảng cách khác biệt...
    Để ngành học mầm non phát triển toàn diện và vững chắc, từ nay đến năm 2010, tỉnh và ngành GD - ĐT tiếp tục đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non, trong đó Nhà nước đầu tư ngân sách chi cho giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn, vùng nông thôn nghèo và hệ thống các trường mầm non trọng điểm chất lượng cao; các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đầu tư cho các trường mầm non đã được phân cấp quản lý. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút thêm nguồn lực trong nhân dân, trong các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư cho giáo dục mầm non. Phát triển giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương trong tỉnh. Coi trọng việc phát triển hài hòa tất cả các loại hình: nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, những nơi khó khăn cần ưu tiên phát triển mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi. Giáo dục mầm non đạt được chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Phấn đấu đến năm 2010, hầu hết trẻ em dưới 6 tuổi đều được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo những hình thức phù hợp. Trong đó đến năm 2005, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 20%, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường mẫu giáo đạt 75%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99%; đến năm 2010, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt 22%, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường mẫu giáo đạt 80%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 99%. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Bình quân mỗi năm hợp đồng 1.212 người. Cán bộ quản lý phải được học qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do tỉnh và Trung ương tổ chức; giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, phù hợp với từng loại trường theo đúng quy định. Đảm bảo định mức cán bộ quản lý - giáo viên - nhân viên trong từng trường ở tất cả mọi loại hình phù hợp với điều lệ trường mầm non và quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia...Hoàn thành sắp xếp, chuyển đổi các loại hình, đảm bảo mạng lưới trường, lớp ngành học mầm non toàn tỉnh đến năm 2010 gồm: 52 trường công lập (trong đó có 10 trường trọng điểm chất lượng cao, 42 trường thuộc các xã đặc biệt khó khăn), 96 trường bán công, 12 trường mầm non tư thục. Từ nay đến năm 2005, hàng năm ngành GD - ĐT bố trí tối thiểu 10% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đầu tư cho ngành học mầm non; từ năm 2006 trở đi, cứ mỗi năm tăng dần tỷ lệ đầu tư tối thiểu từ 2 - 3% so với mức đầu tư đã thực hiện trong năm trước đó. Các trường mầm non sau khi chuyển đổi từ công lập sang bán công, ngân sách sự nghiệp của giáo dục vẫn tiếp tục đầu tư theo kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo cân đối thu chi, nhất là chi hỗ trợ trả lương và các chế độ theo lương cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Điều chỉnh mức trợ cấp cho giáo viên mầm non ngoài biên chế theo Nghị quyết 5C/2001/NQ - HĐ ngày 27/3/2001 của HĐND tỉnh lên 4 mức tính theo vùng, bằng cấp (đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp). Dựa trên cơ sở tính mức lương cơ bản cho giáo viên để xin mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế...
    Để đạt đưọc các mục tiêu đề ra, ngành GD - ĐT đã có các giải pháp cụ thể về sắp xếp mạng lưới giáo dục mầm non, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ... Về đổi mới công tác giáo dục và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, ngoài việc tổ chức quán triệt sâu rộng trong cán bộ, giáo viên toàn ngành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục mầm non, ngành GD - ĐT tiếp tục tuyên tuyền, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục mầm non trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, thực hiện phân cấp quản lý giáo dục nhằm tạo sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của các địa phương để giải quyết kịp thời những bức xúc trong phát triển giáo dục mầm non. Không ngừng củng cố và hoàn thiện các điều kiện của trường mần non, từng bước xây dựng trường mầm non trên địa bàn tỉnh theo hướng đạt chuẩn quốc gia
    Nothing gonna change my love for you
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐẠI HỘI LẦN THỨ II HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN HUYỆN TRIỆU PHONG​

    Hội Liên hiệp thanh niên huyện Triệu Phong vừa tổ chức đại hội đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2004 - 2009. Hơn 130 hội viên tiêu biểu, đại diện cho trên 25.000 đoàn viên, thanh niên huyện đã về dự.
    Những năm qua, lực lượng hội viên, đoàn viên thanh niên huyện Triệu Phong luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động tại địa phương. Điển hình qua các phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng thế mạnh vùng đồi, vùng biển đã xuất hiện nhiều gương hội viên thanh niên làm ăn giỏi có thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, hội cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. 5 năm qua, Hội Liên hiệp thanh niên Triệu Phong đã tiễn đưa hơn 600 đoàn viên thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc, thành lập và duy trì 43 câu lạc bộ không sinh con thứ 3, 6 câu lạc bộ tiền hôn nhân, kết nạp được trên 2500 thanh niên vào hội. Đặc biệt là chương trình thanh niên tình nguyện tại các xã vùng biển, vùng gò đồi, đỡ đầu các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn... đã được hội viên hưởng ứng tích cực.
    Đại hội đã bầu ra ban chấp hành mới gồm 21 đồng chí và bầu đoàn đại biểu gồm 16 đồng chí đi dự Đại hội Hội liên hiệp thanh niên toàn tỉnh vào thời gian tới
    Nothing gonna change my love for you
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TỈNH ĐOÀN TN - NGÂN HÀNG CSXH TỈNH: KÝ KẾT VĂN BẢN LIÊN TỊCH VỀ VIỆC
    UỶ THÁC CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO​


    Tỉnh Đoàn TN - Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vừa tổ chức lễ ký kết văn bản liên tịch về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo.
    Theo văn bản thoả thuận, hai bên nhất trí cùng thực hiện có chất lượng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; trong năm 2004, tổng số tiền mà Ngân hàng CSXH cho thanh niên nghèo trong tỉnh vay là 3 tỉ đồng, những hộ thanh niên nghèo có thể được vay từ 5 - 7 triệu đồng để phát triển kinh tế , mở mang ngành nghề. Lãi suất hàng tháng là 0,5%, tỉ lệ số hộ nghèo vay vốn thoát nghèo trong năm trên địa bàn 30%; mức nợ quá hạn tối đa 2%/ tổng dư nợ. Tổ chức Đoàn cơ sở thành lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn, được tập huấn nghiệp vụ, tiến hành cho vay và thu hồi vốn, lãi...
    Nguồn vốn tín dụng Nhà nước dành cho thanh niên nghèo vay để XĐGN là nguồn vốn tín dụng ưu đãi vì thế việc sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay là trách nhiệm của mỗi tổ chức Đoàn và những thanh niên nghèo được vay từ nguồn vốn này.
    Nothing gonna change my love for you
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CƠ SỞ TỈNH TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ CHỦ TRÌ
    CÁC XÃ TRỌNG ĐIỂM VÀ CÁN BỘ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ​


    Tại trung đoàn 842, Bộ CHQS tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở tỉnh vừa khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức xây dựng cơ sở dân tộc, tôn giáo, mặt trận và các đoàn thể năm 2004 cho 47 đồng chí là Chủ tịch, Bí thư các xã đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hoá và cán bộ đội cơ sở công tác trên tuyến biên giới Hướng Hoá và Đakrông. Đồng chí Trần Thao, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Phó trưởng Ban chỉ đạo XDCS tỉnh đã dự khai mạc lớp tập huấn.
    Trong thời gian 20 ngày, lớp tập trung học tập, nghiên cứu 3 cụm bài cơ bản đó là: Đường lối QP - AN, xây dựng cơ sở và cụm an toàn làm chủ, liên hoàn về an ninh trật tự; quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo và dân tộc; quy chế dân chủ, công tác Mặt trận và các đoàn thể.
    Việc mở lớp tập huấn nhằm đáp ứng yêu cầu XD và củng cố cơ sở ngày càng vững mạnh, xây dựng cụm thực sự an toàn làm chủ trên các tuyến của địa phương; đồng thời nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ ở các cơ sở trọng điểm trong tình hình mới.
    Nothing gonna change my love for you
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    VĨNH LINH: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP ĐẠT 9%/NĂM​


    Hơn 10 năm qua, huyện Vĩnh Linh chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng lựa chọn cây con có giá trị kinh tế cao như phát triển cây cao su tiểu điền 4500 ha, tiêu 700 ha, lạc 2500 ha, trồng rừng nguyên liệu hơn 10.000 ha, chuyển đổi 280 ha diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi tôm sú. Huyện đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tạo nguồn nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu. CN - TTCN, dịch vụ, thương mại có bước phát triển đáng kể đạt mức tăng trưởng hàng năm 14%. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Vĩnh Linh trong những năm gần đây đạt mức bình quân 9%/năm
    Theo Quangtri.gov.vn
    Nothing gonna change my love for you
  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    UBND TỈNH TỔ CHỨC TRỰC BÁO THÁNG 9 VÀ QUÁN TRIỆT KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG
    THỰC HIỆN THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ​


    Ngày 8/10/2004, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực báo tháng 9 với các Sở, Ban ngành và các cơ quan đơn vị, địa phương trong tỉnh về tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2004 và quán triệt kế hoạch phân công thực hiện thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 192/TB - VPCP ngày 29/9/2004. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Thăng, Nguyễn Đức Chính đã chủ trì buổi trực báo.
    Trong 9 tháng đầu năm 2004 tình hình kinh tế xã hội có bước phát triển tích cực. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa. Sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 21,77 vạn tấn. Diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải sản đạt 13176 tấn, giá trị CN - TTCN ước thực hiện 420,38 tỷ đồng. Giá trị khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 366,2 tỷ đồng. Trên lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Một số nhiệm vụ chủ yếu trong những tháng còn lại của năm 2004 đó là tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Đông - Xuân 2004 - 2005 đúng lịch trình thời vụ. Khôi phục và phát triển đàn gia cầm. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy. Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy ván sợi MDF, nghiền Clanhke, thép COSEVCO, sản xuất bia Huda. Chuẩn bị các thủ tục đầu tư xây dựng nhà máy xi măng 35 vạn tấn/năm. Phối hợp với Tổng công ty Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ di dân tái dịnh cư công trình thủy lợi thủy điện Quảng Trị. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội trọng tâm như thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực.
    Về vệc phân công thực hiện kếït luận của Thủ tướng Chính phủ trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh ngày 20/9/2004 tại Hà Nội, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Sở, ban, ngành liên quan tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình tích cực làm việc với các Bộ, ngành, Trung ương triển khai thực hiện các kết luận của Chính phủ. Sở kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính làm việc với Bộ Kế hoacûh & Đầu tư, Bộ Tài chính xin bố trí đủ vốn đối ứng các dự án ODA. Các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải tích cực làm việc với các Bộ chủ quản để xin vốn xây dựng đường vào trung tâm 3 xã chưa có đường ô tô, công trình đường Hiền Lương - Cửa Tùng, Cửa Việt - Cửa Tùng, khảo sát lập dự án xây dựng Nhà máy xi măng 1,4 triệu tấn/năm, Quy hoạch địa điểm xây dựng quảng trường, tượng đài Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, xin bố trí vốn để chuyển bệnh viện 268 từ Huế ra Quảng Trị. Các Sở Thương mại du lịch, Văn hóa thông tin có kế hoạch xây dựng chương trình Lễ hội kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Trị lập đề án xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ, Khe Sanh - Rào Quán - Đakrông. Sở Nông nghiệp &PTNT làm việc với Bộ chủ quản để hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đê chống úng vùng trũng Hải Lăng, dự án di dân ra khỏi vùng trũng, kè chống xói lở hai bên sông Hiếu, sông Thạch Hãn và các hồ chứa chống úng, chống hạn nhằm sớm đảm bảo sản xuất và đời sống của nhân dân
    Theo Quangtri.gov.vn
    Nothing gonna change my love for you
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    HỘI THẢO DÂN CHỦ TRONG PHÁT TRIỂN KT - XH VÀ TRONG CÁC DỰ ÁN ODA
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH​


    Vừa qua, Ban quản lý dự án hỗ trợ thực hiện QCDCCS tỉnh đã tổ chức Hội thảo dân chủ trong phát triển KT - XH và trong các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Dự hội thảo có đại diện Ban dân vận Tỉnh ủy, văn phòng HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan cùng ban chỉ đạo QCDC các huyện có dự án trên địa bàn tỉnh.
    Dự án hỗ trợ thực hiện QCDCCS do Chính phủ Phần Lan tài trợ với mục tiêu chính là phát huy hơn nữa quyền làm chủ, sức sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị và tăng cường đoàn kết nông thôn trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 5 năm thực hiện, dự án thực sự đi vào cuộc sống và đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Mục đích chính của hội thảo lần này là nhằm phát huy tối đa hiệu quả thực hiện các chương trình KT - XH và các dự án đầu tư trực tiếp cho người dân thông qua việc thực hiện tốt QCDC. Từ đó đúc rút kinh nghiệm và giúp cho các cấp chính quyền cũng như các nhà đầu tư thực hiện có kết quả hơn các hoạt động của các dự án đang triển khai tại địa phương. Đồng thời kiến nghị với chính quyền địa phương, nhà tài trợ và Chính phủ hoàn thiện cơ chế thực hiện chương trình KT - XH và các dự án ODA đầu tư ở cơ sở liên quan trực tiếp đến cộng đồng dân cư. Những vấn đề chính được đặt ra trong hội thảo đó là thực hiện tốt QCDC để phát huy quyền dân chủ của người dân là biện pháp thúc đẩy hiệu quả phát triển KT - XH và các chương trình dự án thể hiện trên một số lĩnh vực: xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH, lập dự án đầu tư, chuyển dịch cấu kinh tế...;phát huy quyền dân chủ của người dân trong việc tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của các chương trình, dự án ODA; thực hiện công khai thu chi tài chính, ngân sách và quyết toán tài chính, ngân sách, nguồn vốn đầu tư ở xã.
    Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày tham luận về kết quả triển khai thực hiện QCDC trong vấn đề phát triển KT - XH và trong các dự án ODA, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng để thực hiện có hiệu quả các hoạt động của dự án đang tổ chức thực hiện tại địa phương, đơn vị mình
    Theo Quangtri.gov.vn
    Nothing gonna change my love for you
  9. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA BAN VĂN HOÁ - XÃ HỘI HĐND TỈNH​


    Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 2004, Ban VHXH - HĐND tỉnh do đồng chí Lê Bá Nguyên, - Trưởng Ban làm trưởng đoàn vừa có đợt làm việc với lãnh đạo Sở VHTT, 2 huyện Hải Lăng và Triệu Phong nhằm nghe báo cáo về tình hình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, các thiết chế văn hoá, tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, những đề xuất kiến nghị về phương hướng chỉ đạo và giải pháp tiếp tục thực hiện. Cùng tham dự có đại diện Thường trực HĐND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh.
    * Tại Sở VHTT, theo báo cáo của lãnh đạo sở, sau 8 năm thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở" đã đem lại một số kết quả đáng kể, thực sự trở thành phong trào rộng lớn, có chiều sâu. Đến nay, đã có 3 huyện, thị xã đã hoàn thành Đề án "Điển hình văn hoá huyện", Sở VHTT cũng đã hoàn thành Đề án "Xây dựng hệ thống nhà văn hoá". Hiện toàn tỉnh có 500/1300 làng, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị đã làm lễ phát động được công nhận đạt chuẩn đơn vị văn hoá các cấp. Có gần 54.600/gần 102.000 hộ đã đăng ký được công nhận GĐVH.
    Sở VHTT kiến nghị HĐND tỉnh cần có Nghị quyết về lĩnh vực hoạt động VHTT. Năm 2005 tỉnh cần đầu tư kinh phí xây dựng dứt điểm Nhà bảo tàng tỉnh, tăng kinh phí thường xuyên để đáp ứng những hoạt động chính trị trong năm, quan tâm xây dựng nhà tập luyện nghệ thuật...
    * Tại Hải Lăng, theo báo cáo của lãnh đạo huyện, tính đến cuối năm 2003, trên địa bàn có 100% làng, khóm, cơ quan, đơn vị đã xây dựng hương ước, qui ước, tổ chức lễ phát động đơn vị văn hoá, GĐVH. Có 117 làng, khóm, cơ quan, đơn vị được công nhận đơn vị văn hoá cấp tỉnh và huyện trong đó có 10 làng được công nhận lần 2, gần 15.000 hộ được công nhận GĐVH. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở" được nhân dân tích cực hưởng ứng, đóng góp nhiều công sức, tiền của vào việc xây dựng, sửa sang, tu bổ các thiết chế văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá.
    Việc triển khai thực hiện QCDCCS ở Hải Lăng được chú trọng, đã khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong nhân dân. Từ năm 1999 đến năm 2004, nhân dân Hải Lăng đã đóng góp hàng chục tỷ đồng xây dựng các công trình điện, nước, kiên cố hoá trường học, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, quyên góp hàng tỷ đồng vào các nguồn quĩ như "Đền ơn đáp nghĩa", "Ngày vì người nghèo", bảo trợ trẻ em, khuyến học...
    Ý kiến đề xuất của huyện Hải Lăng tập trung vào một số nội dung như: Tỉnh cần ban hành tiêu chí cụ thể hơn về việc công nhận làng, khóm, đơn vị văn hoá. Một số di tích văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, tỉnh đã xuống cấp trầm trọng cần được trùng tu. Hỗ trợ ngân sách xây dựng các TTHT và SHVH, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, giải quyết dứt điểm ranh giới Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế...
    * Tại huyện Triệu Phong, báo cáo của lãnh đạo huyện nêu cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở" được triển khai từ năm 1996, đến nay có 57/167 làng, khu phố, cơ quan với gần 8600/gần 14.500 hộ đã tổ chức phát động được công nhận đơn vị văn hoá và GĐVH. Về triển khai thực hiện QCDCCS, 100% thôn, làng, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị và 79% số hộ đã được học tập các tài liệu về QCDCCS. Kết quả nổi bật là đã tạo ra cơ chế để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của chính quyền ở địa phương. Năm 1999 đến nay toàn huyện đã xây dựng được 22 trụ sở làm việc của xã, thị trấn và trường học với tổng kinh phí 13,662 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 1,780 tỷ đồng. Nhân dân còn đóng góp 19,3 tỷ đồng cùng vốn đầu tư của Nhà nước xây dựng mạng lưới điện về nông thôn, làm mới và sửa chữa 171 km đường bê tông, 93km kênh mương cấp 3.
    Ngoài làm việc với lãnh đạo 2 huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Đoàn Ban VHXH - HĐND tỉnh đã giành thời gian làm việc với lãnh đạo, thôn trưởng ở 2 xã Hải Thượng, Triệu Phước, dự buổi họp dân với làng Thượng Xá.
    Tại buổi làm việc, thành viên Ban VHXH - HĐND tỉnh đã chất vấn các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai các cuộc vận động cũng như kết quả đã đạt được từ trước đến nay. Thay mặt Đoàn, đồng chí Lê Bá Nguyên, Trưởng Ban VHXH - HĐND tỉnh đã phát biểu đánh giá cao sự huy động tích cực sức mạnh vật chất và tinh thần đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu. Điều khẳng định cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở" và thực hiện QCDCCS là hai động lực quan trọng không thể thiếu trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, xác định rõ đầu tư cho phát triển kinh tế và phát triển văn hoá phải đi đôi. Tuy nhiên điều cần lưu ý hiện nay là hiệu quả đem lại trong xây dựng đơn vị văn hoá ở khối cơ quan Nhà nước chưa được rõ nét. Cần xây dựng được nếp văn hoá trong lãnh đạo, phép ứng xử trong cơ quan. Đồng thời, một số chỉ tiêu, tiêu chí hay quyền lợi được hưởng đối với các cơ quan, đơn vị, làng, khu phố... cần được điều chỉnh cho sát đúng, phù hợp và công bằng. Ban VHXH - HĐND tỉnh đã tiếp nhận những kiến nghị, đề xuất của Sở VHTT, 2 huyện Hải Lăng, Triệu Phong để có kế hoạch làm việc với các cơ quan, ngành liên quan và trình HĐND tỉnh trong thời gian tới.
    Theo Quangtri.gov.vn
    Nothing gonna change my love for you
  10. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NGHỆ SỸ NHIẾP ẢNH ĐOÀN ĐỨC MINH THĂM, TẶNG QUÀ CÁC GIA ĐÌNH NẠN NHÂN
    CHẤT ĐỘC DA CAM​


    Ngày 9/10/2004, nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Đức Minh (TP.HCM) đã trở lại Quảng Trị để thăm và tặng quà cho những gia đình có nạn nhân chất độc màu da cam mà cách đây hơn một tháng anh đã từng đến gặp gỡ, tác nghiệp và sẻ chia cùng họ. Địa chỉ đầu tiên trong lần trở lại này là gia đình mẹ con chị Trương Thị Thuý (Nghĩa Phong, Cam Nghĩa, Cam Lộ), nhân vật trong bức ảnh một người mẹ bên đứa con gái bị nhiễm chất độc da cam vẫn luôn nở nụ cười của niềm tin công lý (Báo Quảng Trị số cuối tuần ngày 02/10/2004, đã có bài viết Nụ cười của niềm tin công lý). Sau khi bức ảnh này được triển lãm và đem bán đấu giá ủng hộ nạn nhân chất độc da cam trong chương trình "Đêm Trắng" - góp tay vì công lý được tổ chức tại TP.HCM đã gây được nhiều xúc động và sự ủng hộ cao của nhân dân cả nước về vụ kiện da cam. Bức ảnh đã được bán với giá cao nhất 36 triệu đồng. Để thực hiện mơ ước của chị Thuý và sự mong mỏi của người dân TP.HCM, nghệ sỹ Đoàn Đức Minh đã trực tiếp đến trao tặng chị Thuý 2 con bò trị giá 7 triệu đồng và 1 triệu đồng tiền mặt để chị Thuý có điều kiện trang trải thêm cho cuộc sống hiện tại vốn quá khó khăn, giúp cháu Hưng con chị Thuý có điều kiện học tập tốt hơn. Cũng tại Cam Nghĩa, Cam Lộ, nghệ sỹ Đoàn Đức Minh đã đến thăm gia đình bà Lê Thị Mít ở thôn Phương An và tặng số tiền 2 triệu đồng để bà Mít có điều kiện chăm sóc hai người con bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Tiếp đó nghệ sỹ Đoàn Đức Minh đã đến thăm gia đình anh Nguyễn Trí Năm ở thị trấn Cam Lộ và tặng số tiền 2 triệu đồng, gia đình anh Đỗ Đức, phường 1 thị xã Quảng Trị 1 triệu đồng. Sau đợt tặng quà tại Quảng Trị, nghệ sỹ Đoàn Đức Minh tiếp tục đi tặng quà cho các gia đình có nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam tại các tỉnh Thái Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Ninh, TP.HCM, Cà Mau...
    Theo Quangtri.gov.vn
    Nothing gonna change my love for you

Chia sẻ trang này