1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

News .

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi nguyennhan, 13/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN
    HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA​


    Ngày 19/11/2004, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường, 15 năm thành lập hệ chuyên THPT và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đến dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, huyện, thị và đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường.
    Đọc diễn văn tại buổi lễ, thầy giáo Nguyễn Văn Nhân, hiệu trưởng đã ôn lại chặng đường 10 năm xây dựng phát triển của trường. Để đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng nhân tài, tháng 9/1994 UBND tỉnh ra quyết định thành lập trường chuyên tỉnh trên cơ sở nòng cốt là khối chuyên Trường THPT Đông Hà ghép với Trường chuyên cấp II của tỉnh. Trải qua 10 năm xây dựng Trường chuyên Lê Quý Đôn từng bước trưởng thành. Năm học đầu tiên trường chỉ có 28 CBGV, 370 học sinh, 13 lớp với 6 môn chuyên, đến năm học 2004 - 2005 trường có 600 học sinh chuyên THPT, 21 lớp, 56 CBGV, trong đó có 6 giáo viên trình độ thạc sĩ. Tập thể sư phạm nhà trường là những CBGV giỏi, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo duc. Nhiều học sinh của trường say mê học tập, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Từ chỗ mỗi năm chỉ có 4 - 10 học sinh đạt giải quốc gia, năm học 2003 - 2004 có 34 học sinh đạt giải quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học hàng năm từ 70 - 84%... Về cơ sở vật chất nhờ sự đầu tư của Nhà nước, đến nay trường có 3 dãy nhà cao tầng, gồm 14 phòng học, 3 phòng thí nghiệm, 1 nhà đa chức năng, 1 thư viện... đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở cho học sinh. Với những thành tích đạt được Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã nhiều lần được UBND tỉnh tặng bằng khen và mới đây được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
    Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của *************, đồng chí Nguyễn Đức Chính đã trao tặng nhà trường Huân chương Lao động hạng Ba.
    Phát biểu với CBGV và học sinh của trường, đồng chí Nguyễn Đức Chính đã ghi nhận, biểu dương những thành tích mà trường đạt được trong thời gian qua. Đồng chí cũng chỉ rõ: Những thành tích đạt được chỉ là bước khởi đầu. Nhà trường không được phép thỏa mãn mà cần tiếp tục phấn đấu, rèn luyện không ngừng. Thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục, đặc biệt là các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, chuẩn bị sẵn sàng để có thể triển khai một cách có hiệu quả việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở bậc THPT và tăng cường trao đổi với các trường bạn, các nhà sư phạm để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của trường.
    P.V
    Love untill die and die still love
  2. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    MỘT HỘ GIA ĐÌNH Ở BẮC NINH LIÊN KẾT ĐẦU TƯ XƯỞNG SẢN XUẤT GIẤY
    Ở HẢI LĂNG​


    Tại địa bàn xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, có một hộ gia đình gồm 7 khẩu từ làng sản xuất giấy truyền thống Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã vào định cư và liên kết đầu tư xưởng sản xuất giấy vệ sinh và khăn giấy ở Hải Lăng, đó là hộ gia đình của vợ chồng chị Nguyễn Thị Hà.
    Được UBND huyện Hải Lăng vận động và tạo điều kiện giúp đỡ, sau nhiều lần khảo sát địa hình và thị trường Quảng Trị, tháng 8 năm 2004, vợ chồng chị Hà đã quyết định đưa cả hộ gia đình vào định cư lập nghiệp tại địa bàn Hải Chánh, Hải Lăng để liên kết với anh Lê Văn Nhật lập xưởng sản xuất giấy Hải Hà. Tổng giá trị đầu tư ban đầu gần 1,2 tỷ đồng với công suất lắp đặt 1 tấn giấy/ ngày. Ngoài phần vốn góp 50%, chị Hà còn chịu trách nhiệm về công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Sản phẩm của cơ sở giấy Hải Hà đã được nhiều khách hàng ký hợp đồng tiêu thụ.

    Trần Tuệ Tĩnh
    CÂY LẠC Ở XÃ PA TẦNG CHO NĂNG SUẤT CAO​


    Ngày 19/11/2004, Hội Nông dân tỉnh và UBND huyện Hướng Hóa đã tổ chức nghiệm thu dự án 20 ha lạc cao sản trồng thí điểm đầu tiên tại xã miền núi Pa Tầng.
    Kết quả tại các vùng trồng đúng quy trình kỹ thuật, năng suất bình quân đạt xấp xỉ 3 tấn/ha cao hơn 2 lần so với nhiều xã vùng đồng bằng. Hạt lạc ở Pa Tầng chắc, đều và phần lớn được tuyển chọn để làm nhân giống. Theo đánh giá của Công ty giống cây trồng tỉnh chất lượng lạc ở Pa Tầng có hàm lượng cao hơn nhiều lần so với các địa phương khác trong cả nước.
    Riêng vụ này, 37 hộ gia đình ở thôn Xa Tuông, xa Pa Tầng ước thu hoạch 50 tấn lạc vụ thu. Bình quân mỗi hộ có thu nhập gần 10 triệu đồng tiền bán lạc.
    P.V
    NHIỀU HỒ CHỨA THỦY LỢI CHỈ TÍCH NƯỚC CHƯA ĐẠT 50%​


    Do lượng mưa những tháng vừa qua ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN), chỉ đạt 1291,3 mm, bằng 56% lượng mưa TBNN nên mực nước và dung tích các hồ chứa vừa và lớn trên địa bàn tỉnh ta đạt rất thấp. Tính đến trung tuần tháng 11/2004, dung tích nước ở hồ La Ngà mới đạt 27,7%, Bảo Đài 70,6%, Bàu Nhum 45,5%, Trúc Kinh 30,7%, Kinh Môn 28,9%, Hà Thượng 51,7%. So với các năm trước đến thời điểm này, các hồ chứa đã tích nước được khoảng 80 - 85% dung tích. Do đó, ngay từ đầu vụ đông xuân ngành Nông nghiệp và PTNT đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn để đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất và sinh họat cho nhân dân.
    H.V.A
    HỘI THI TIẾNG HÁT HỌC ĐƯỜNG 2004​


    Chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, vừa qua phòng GD - ĐT Thị xã Quảng Trị đã tổ chức "Hội thi Tiếng hát học đường 2004". Đến dự có 9 đơn vị trường học từ mầm non đến THPT đóng trên địa bàn thị xã, với hơn 100 thầy cô và học sinh tham gia biểu diễn với 47 tiết mục ca múa nhạc với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ và thầy cô giáo. Kết quả Ban tổ chức đã trao giải nhất cho Trường tiểu học Nguyễn Trãi, giải nhì cho Trường Mầm non Hoa Mai, Trường tiểu học Trần Quốc Toản, giải ba thuộc về Trường THCS Thành Cổ và Lương Thế Vinh cùng 6 giải tiết mục xuất sắc và nhiều giải khác.
    L.C.T
    Love untill die and die still love
  3. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    LŨ LỤT GÂY THIỆT HẠI LỚN Ở TỈNH TA:
    5 NGƯỜI CHẾT, TRÊN 20.000 NGÔI NHÀ BỊ NGẬP, THIỆT HẠI TRÊN 70 TỶ ĐỒNG​


    * Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt
    Trong 5 ngày, từ 24 - 28/11/2004, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lượng mưa bình quân là 459 mm, có nơi lên đến trên 600 mm như: Hải Sơn và Hải Tân (Hải Lăng) gây nên lũ lụt lớn ở một số huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị... Tính đến ngày hôm qua 28/11/2004, toàn tỉnh đã có 5 người chết do lũ (huyện Hải Lăng 3 người, Đakrông 1 người, thị xã Đông Hà 1 người); trên 20.000 ngôi nhà bị ngập lút (Hải Lăng trên 12.000 ngôi nhà, Triệu Phong trên 6.000 ngôi nhà, thị xã Quảng Trị trên 700 ngôi nhà...), nơi ngập sâu nhất trên 2 mét, trong đó có trên 150 ngôi nhà bị sập; trên 30 bệnh viện, trạm xá, 500 phòng học và hàng nghìn bộ bàn ghế học sinh bị ngâm trong nước. Về giao thông: nhiều tuyến đường bị sạt, xói lở, nước cuốn trôi trên 15.000 m3 đất, đá; có 3 chiếc cầu bị trôi, đó là cầu La Duy, ở xã Hải Xuân (Hải Lăng), cầu Bích La Đông, ở xã Triệu Đông và cầu phao Trung Yên, ở xã Triệu Độ (Triệu Phong) và nhiều cầu khác bị hư hỏng nặng. Đường Hồ Chí Minh từ Km 257+ 000 đến Km 321+ 000 đoạn cầu treo Đakrông - Tà Rụt bị sạt lở ta luy dương 5.000 m3, sạt lở ta luy âm 1.000 m3 đất, đá. Về công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý: các hồ đập, kênh mương bị sạt lở trên 21.000 m3 đất, đá, bê tông; đê, kè, cống sạt lở trên 15.000 m3 đất, đá; bê tông, tấm lát sạt lở trên 1.000 m3. Các công trình do địa phương quản lý khối lượng đất, đá bị sạt lở, cuốn trôi trên 23.000 m3; bê tông, tấm lát bị sạt lở trên 8.000 m3. Về nông nghiệp: hoa màu bị ngập lút hàng nghìn ha; gia súc, gia cầm bị chết, trôi trên 40.000 con; trên 300 ha hồ cá và 100 ha nuôi trồng thuỷ sản khác bị ngập, nước cuốn trôi. Ở xã Vĩnh Quang (Vĩnh Linh) 3 tàu đánh cá bị trôi, 1 người bị thương, lực lượng cứu hộ chỉ cứu được 2 xác tàu đã bị hư hỏng... Thiệt hại ước tính lên đến trên 70 tỷ đồng. Hiện nay, mực nước ở các sông trên địa bàn đang ở mức cao, mưa lớn vẫn còn diễn ra ở các khu vực dân cư nước chưa rút nên đời sống của nhân dân đang gặp khó khăn, nhất là nước uống và giao thông đi lại. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị cùng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã phân công về các địa bàn ngập lụt nặng, trực tiếp chỉ đạo các địa phương tích cực phòng chống lũ lụt, tăng cường bảo vệ hoa màu và đàn gia sức gia cầm và tổ chức cứu trợ kịp thời đối với các hộ gia đình có người chết và nhà cửa bị sập, đổ.. Các lực lượng vũ trang, Hội chữ thập đỏ, thanh niên xung kích đã huy động hàng vạn ngày công giúp đỡ các địa phương di dời trên 40.000 người dân ở vùng sâu, nguy hiểm đến nơi an toàn. Ở tỉnh và các huyện đã chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm để phân phối kịp thời cho những vùng ngập lũ dài ngày. Chỉ đạo các địa phương có các trục đường giao thông đi qua giúp đỡ khách vãng lai bị kẹt tàu, xe về đời sống và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn...
    * Do mưa lớn kéo dài đã gây ách tắc đường sắt tại các huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), hai đoàn tàu thống nhất gồm S7 và S3 tuyến Bắc - Nam đến ga Đông Hà vào lúc 3 giờ 50 phút và 9 giờ 30 phút ngày 26/11/2004 chở 718 hành khách phải lưu lại tại ga Đông Hà đến cuối ngày 27/11/2004.
    Nhờ có sự chuẩn bị, dự trữ lương thực và thực phẩm nên các đoàn tàu vẫn phục vụ đầy đủ 3 bữa ăn hàng ngày cho hành khách. Riêng ga Đông Hà đã mở cửa các phòng chức năng tại Nhà đợi 24/24 giờ để phục vụ các nhu cầu của hành khách. Mặt khác phối hợp với Công an phường Đông Lễ làm tốt công tác bảo vệ tài sản và ANTT trong khu vực ga.
    * Tại Cung đường Mỹ Chánh, mưa lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt tại hai điểm Km 651+670 và từ Km 656+700 đến 656+850 (150m) mức độ ngập lụt 1,5 m tính từ đường ray lên, khiến giao thông đường sắt bị tắc nghẽn từ 7h đến 19 giờ ngày 27/11/2004. Tàu S1 phải đỗ lại tại ga Mỹ Chánh, tàu E1 phải đỗ lại tại ga Diên Sanh.
    * Tại huyện Đakrông, lượng mưa trong những ngày qua đo được trên 219 mm, tại cầu Đakrông mực nước cao 28,91 cm ngang mức báo động 3. Tính đến trưa ngày 28/11 trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại km 10 sạt lở trên 10 m, tại km 28 thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại đoạn qua cầu treo Đakrông sạt lở một đoạn dài 150 m gây tắc đường, tại km 31+20 lở 100 m gây ách tắc giao thông toàn tuyến. Lũ quét làm chết chiến sĩ Phạm Văn Luyến, quê ở Vũ Xá, Kim Đồng, Hưng Yên đang công tác ở kho 856 thuộc Tổng kho 764 trong khi đi làm nhiệm vụ. Lũ đã làm ngập 19 hộ ở 3 thôn Tân Trà, Đá Nổi, Hà Vụng, cuốn trôi 6 ghe của xã Ba Lòng. Huyện Đakrông đã cho di dời toàn bộ các hộ dân ở thôn Đá Nổi và 10 hộ ở thôn Cây Chanh của Ba Lòng đến nơi an toàn. Di chuyển toàn bộ máy tại trạm bơm công trình thủy lợi Đồng Đờm (xã Mò Ó) lên vị trí cao ráo. BCHPCLB huyện đã túc trực 24h/24h và huy động lực lượng bộ đội sẵn sàng triển khai nhiệm vụ ứng cứu khi có các tình huống xấu xảy ra.
    * Do ảnh hưởng của bão số 4 những ngày qua mưa to đã gây sạt lở nhiều điểm trên đường 11 (đường Cùa). Tại dốc cao - Km 4 từ Cam Lộ vào, hàng chục khối đất đá từ ta luy dương đã đổ sập xuống chiếm toàn bộ mặt đường làm ách tắc giao thông hoàn toàn nhiều giờ trên tuyến đường này. Mặt khác do đất đá chắn hết rãnh thoát nên nước từ trên cao đổ về chảy băng qua đường có nguy cơ làm xói lở nhiều đoạn.
    Đường 11 đang trong giai đoạn thi công những khâu cuối cùng, với số vốn đầu tư lớn, đây là con đường khá đẹp nhưng nếu không có giải pháp ngăn chặn sự xói lở thì không chỉ xảy ra ách tắc giao thông mà còn gây lãng phí rất lớn.
    * Trên địa bàn huyện Hải Lăng đã có mưa to đến rất to và gây ngập lụt toàn bộ diện tích ở vùng đồng bằng. Hệ thống đường giao thông bị chia cắt ngập sâu từ 0,5 - 1m tất cả các hồ đập nhỏ đều bị nước tràn qua. Hồ Thác Heo nước đã xấp xỉ ngang mặt đập. Huyện chỉ đạo mở tràn phụ ở hồ Thác Heo và huy động bao gai đựng đất làm con chạch không cho nước tràn qua đập vì sẽ gây vỡ đê. Toàn huyện có 3 người chết, có 8000 ngôi nhà bị ngập sâu từ 0,5 - 1m. Đường thị trấn Hải Xuân bị xói lở 25m, cầu Thi Ông (Hải Vĩnh) và cầu La Duy (Hải Xuân) bị nước đẩy xiêu vẹo, 2 cống ở Hải Thiện bị xói vỡ, tường rào của trường tiểu học Hải Tân bị nước xô vỡ một đoạn dài 15m. Hoa màu bị hư hại trên 20 ha, gà, vịt trôi chết 5000 con. Đặc biệt ở 2 xã Hải Hòa, Hải Tân mức nước lên rất nhanh khả năng xấp xỉ gần năm 1999. Ở tại Hải Hòa, chính quyền, đoàn thể vận động bà con sớm đưa gia súc, gia cầm đến nơi an toàn, đồng thời đưa các gia đình người già neo đơn đến trú tạm tại UBND xã.

    NVH - Phương Mai - Ngân Hoa - LM - HNK - Hoàng Đức - Thành Dũng - HVA
    Love untill die and die still love
  4. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    QUYỀN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT CAO ĐỨC PHÁT LÀM VIỆC VỚI
    LÃNH ĐẠO TỈNH VỀ TÌNH HÌNH LŨ LỤT TẠI TỈNH TA​


    Sau khi đi kiểm tra thực địa tại huyện Hải Lăng, sáng 29/11/2004, Quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh và một số ban ngành liên quan để nghe báo cáo về tình hình thiệt hại do lũ lụt gây ra. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh.
    Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn kể từ ngày 24 - 28/11/2004. Do lượng mưa với cường độ lớn, kéo dài nhiều ngày nên mực nước trên các sông lên nhanh. Các vùng trũng và đồng bằng đều bị ngập trên diện rộng, miền núi ngập cục bộ, nơi bị ngập sâu nhất từ 1 - 2m. Lũ lên nhanh, dòng chảy mạnh nên đã gây ra những thiệt hại đáng kể đối với hệ thống hạ tầng cơ sở như giao thông, kênh mương thủy lợi, cầu cống... Tính đến 10 giờ ngày 28/11/2004, toàn tỉnh đã có 5 người bị chết (01 ở thị xã Đông Hà, 03 ở huyện Hải Lăng, 01 ở Đakrông). Về nhà cửa, có trên 50000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 20000 nhà bị ngập, trong đó ngập nặng hơn 10000 nhà, sập đổ, xiêu vẹo 250 nhà. Trên 2520 ha lúa và hoa màu bị ngập, 250 tấn lúa gạo bị ướt. Hơn 40000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Về thủy sản, có hơn 800 ha hồ cá bị ngập, 350 ha bị cuốn trôi, một số diện tích nuôi trồng thủy sản khác bị ngập, trôi trên 200 ha. Về giao thông, lũ đã gây sạt lở, cuốn trôi 90000 m3 đất đá. Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông - Tà Rụt sạt lở 54 đoạn với khối lượng sạt lở taluy dương 5000 m3, sạt lở taluy âm 1000 m3. Toàn tỉnh có 3 chiếc cầu bị lũ cuốn trôi là cầu La Duy, huyện Hải Lăng, cầu Bích La Đông và cầu phao Trung Yên, huyện Triệu Phong và gây hư hỏng nhiều cầu khác. Về thủy lợi, các hồ đập thủy lợi do công ty khai thác các công trình thủy lợi tỉnh quản lý hệ thống kênh mương bị sạt lở trên 60000 m3 đất đá, trong đó kênh N4 - hệ thống Nam Thạch Hãn bị vỡ 3 đoạn lớn, bê tông bị sạt lở trên 1200 m3, đê, kè, cống sạt lở trên 20000 m3 đất đá, bê tông, tấm lát sạt lở 1000 m3. Các công trình do địa phương quản lý khối lượng đất đá bị sạt lở, cuốn trôi, bồi lấp trên 500000 m3, bê tông, tấm lát bị sạt lở trên 800 m3. Trôi mất 1 tàu và hư hỏng nặng 2 tàu đánh cá... Tổng giá trị thiệt hại ước tính 82125 triệu đồng.
    Ngay trong lúc mưa lũ đang diễn ra, lãnh đạo tỉnh và các thành viên BCH PCLB&TKCN tỉnh theo sự phân công đã xuống tận địa bàn kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo triển khai thực hiện các phương án phòng chống cụ thể, kịp thời đối với các vùng trọng yếu, vùng bị ảnh hưởng lớn. Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Hội chử thập đỏ, thanh niên xung kích... đã ra quân giúp đỡ các địa phương trong các trường hợp khẩn cấp và sơ tán dân ở những vùng thấp lụt. Di dời trong mưa lũ trên 40000 người dân từ vùng ngập sâu lên vùng cao, từ nhà thấp lên nhà cao tầng, đồng thời tổ chức các đợt cứu trợ khẩn cấp mì ăn liền, nước uống cho vùng ngập sâu ở huyện Hải Lăng. Hỗ trợ ban đầu 1 triệu đồng cho 1 gia đình có nạn nhân bị chết. Ban chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, thị xã và các cơ quan, ban ngành chủ động triển khai các phương án neo đậu tàu thuyền, di dời dân, khai thông ách tắc đường giao thông... Thực hiện phương án ?~?T4 tại chỗ", thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin diễn biến của thời tiết. Cùng với công tác phòng chống, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong vùng ngập lụt tiến hành dọn dẹp vệ sinh, môi trường, quan tâm đến công tác y tế nhằm phòng ngừa dịch bệnh và đảm bảo tốt công tác dạy và học ở các trường trong vùng ngập lụt...
    Phát biểu tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Cao Đức Phát đã biểu dương tinh thần chủ động, sẵn sàng đối phó với lũ lụt của các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là công tác chỉ đạo triển khai kế hoạch phòng chống một cách hiệu quả nên đã hạn chế phần nào mức độ gây hại của trận lũ vừa qua. Mặc dù mức độ thiệt hại ở địa phương không lớn so với các tỉnh khác nhưng đồng chí yêu cầu tỉnh phải tuyệt đối đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm cho người dân, tránh tình trạng thiếu đói xảy ra. Sau khi lũ lụt đi qua, tỉnh cần tập trung khắc phục nhanh hậu quả, tu sửa lại hệ thống giao thông, kênh mương thủy lợi, nhà cửa và khôi phục lại đàn gia súc, gia cầm... Riêng đối với một số kiến nghị của tỉnh, Bộ NN & PTNT sẽ tiếp thu và trình lên Chính phủ. Bộ sẽ quan tâm đến việc đầu tư một số dự án thủy lợi của địa phương để giúp tỉnh triển khai hoàn thành sớm.
    P.V
    Love untill die and die still love
  5. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    UBND TỈNH: HỌP PHIÊN TOÀN THỂ THAM GIA NỘI DUNG BÁO CÁO
    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KT - XH NĂM 2004 VÀ NHIỆM VỤ MỤC TIÊU,
    GIẢI PHÁP NĂM 2005​


    * Ngày 29/11/2004, UBND tỉnh đã họp phiên toàn thể để tham gia nội dung báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch KT - XH năm 2004 và nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp năm 2005 để trình kỳ họp thứ 20 của BCH Đảng bộ tỉnh và kỳ họp thứ 3 của HĐND tỉnh khóa V. Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Nguyễn Viết Nên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh cùng lãnh đạo một số ban ngành cấp tỉnh.
    Dự thảo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2004 và kế hoạch phát triển năm 2005 đã khẳng định sự nỗ lực của tỉnh trong việc tháo gỡ những khó khăn, đảm bảo sản xuất và các hoạt động xã hội phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,2%, GDP bình quân đầu người đạt 4,472 triệu đồng/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13 triệu USD, đạt 54,2% so với kế hoạch. Tổng kim ngạch nhập khẩu 19,6 triệu USD, đạt 89,1%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 324,75 tỷ đồng, đạt 120,3% kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương 940,681 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt đạt 21,95 vạn tấn, trồng mới 5000 ha rừng tập trung, 100,5 ha cây cà phê, 136,8 ha tiêu, 1100 ha cao su. Sản lượng thủy sản đạt 16630 tấn. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn năm 2004 ước đạt 1310 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2003. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư thực hiện 581 tỷ đồng, vốn Trung ương qua Bộ, ngành 216 tỷ đồng, địa phương quản lý 365 tỷ đồng. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư theo quyết định của Thủ tướng để lại 150 tỷ đồng...Tính đến 31/10 thực hiện giải ngân vốn ngân sách 318.192 triệu đồng, dự kiến cả năm 2004 giải ngân được 581.402 triệu đồng, đạt 100% KH. Về văn hóa xã hội, nhiều xã phường đạt chuẩn trung học cơ sở, tỷ suất sinh giảm 0,7o/oo. Tạo việc làm mới cho 6750 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12,4%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 26,54%. Công tác quảng bá tiềm năng đất nước, con người, tài nguyên của tỉnh đã có những chuyển biến mới, đặc biệt là thành công của lễ hội ?oNhịp cầu xuyên Á? đã để lại những ấn tượng tốt đẹp. Về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2005, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10 - 11%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 1700 tỷ đồng, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 294,3 tỷ đồng, chi ngân sách 976 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, nhập khẩu đạt 18 triệu USD. Sản lượng lương thực có hạt đạt 21,5 vạn tấn...Tạo việc làm mới cho 6700 lao động, giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 10 - 11%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 24,5%...
    Tham gia ý kiến nhằm chỉnh sửa một số nội dung, chỉ tiêu của báo KT - XH năm 2004 và kế hoạch phát triển năm 2005, nhiều đại biểu cho rằng, nhìn chung nền kinh tế trong năm qua đã phát triển toàn diện. Thu ngân sách năm 2004 đạt cao nhưng chủ yếu do thu thuế sử dụng đất vì vậy nguồn thu vẫn chưa ổn định. Chỉ tiêu thu trong năm 2005 được phân cấp cho các huyện thị tương đối đối lớn cũng là giải pháp để các địa phương chủ động khai thác nguồn thu nhằm từng bước ổn định được thu chi trên địa bàn. Về xây dựng cơ bản, việc bố trí vốn còn dàn trải vì thế nhiều công trình kéo dài thời gian thi công. Vốn phân cấp cho huyện, thị quản lý theo kế hoạch năm 2005 tăng so với năm 2004. Cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý cho các huyện, thị và các ban ngành, đặc biệt là đối với BQL Khu Thương mại Lao Bảo. Nên đưa mục ?~?TTình hình thu hút đầu tư? vào báo cáo để cập nhật được thông tin quảng bá, kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trước mắt cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao trong năm 2004, thu hút đầu tư trên địa bàn bị chững lại. Về công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cần có sự tính toán một cách hợp lý hơn đối với quy hoạch, trong đó cần sớm ưu tiên đầu tư công trình điện cho huyện đảo Cồn Cỏ. Việc bố trí vốn cho một số công trình trong năm 2005 chưa hợp lý so với thời gian yêu cầu phải hoàn thành. Cần bổ sung những thiếu sót, chưa đồng bộ trong việc đánh giá về các lĩnh vực y tế, giáo dục, đặc biệt là tăng cường hoạt động văn hóa tinh thần cho vùng sâu, vùng xa. Trong phần nhiệm vụ rà soát lại quy hoạch, cần phải chú trọng đến việc quy hoạch vùng nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất, tăng diện tích cây cao su bởi đây là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Ngoài những ý kiến tham gia như đã nêu, các đại biểu còn yêu cầu chỉnh sửa lại một số điều, mục cho hợp lôgíc văn bản, chỉnh sửa lại lời văn... để các báo cáo được hoàn thiện hơn.
    Làm việc với Đoàn chuyên gia dự án Quản lý tổng hợp đới bờ (VNICZM)
    * Ngày 29/11/2004, đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở Tài nguyên - Môi trường, Thủy sản, Kế hoạch - Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Sở KHCN đã tiếp và làm việc với ông Nicol Barker, Bí thư Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam và đoàn chuyên gia thành lập Pha II dự án Việt Nam - Hà Lan về quản lý tổng hợp đới bờ (VNICZM) do ông Des Cleary, Chuyên gia quản lý tài nguyên đất, nước và biển làm trưởng đoàn.
    Tại buổi tiếp và làm việc, ông Nicol Barker đã đại diện cho đoàn làm việc triển khai Pha II dự án Việt Nam - Hà Lan về quản lý đới bờ (VNICZM) trình bày khái quát những vấn đề liên quan đến dự án bao gồm: dự án Pha II về quản lý tổng hợp đới bờ (VICZM) sẽ được thực hiện ở 8 tỉnh ven biển Việt Nam (Quảng Trị là 1 trong 8 tỉnh được lựa chọn) do Chính phủ Hà Lan và Thụy Điển tài trợ với thời gian thực hiện dự kiến là 5 - 7 năm. Mục tiêu mà dự án hướng đến là nâng cao năng lực quản lý tài nguyên, môi trường dải ven bờ bao gồm đất, nước và biển một cách hợp lý để từ đó tiếp nhận sự đầu tư từ Ngân hàng châu Á (ADB); xây dựng quy hoạch tổng hợp để có mô hình, chiến lược phát triển vùng ven biển, từng bước tiến tới xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng ven biển (thông qua các dự án ***g ghép)... Thực tế trong thời gian vừa qua, dự án Pha I thực hiện ở một số tỉnh ven biển và hầu hết các tỉnh đều đã xây dựng được chiến lược phát triển, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của từng tỉnh và hiện tại Quảng Trị còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, quy hoạch dải ven bờ, đó chính là điều mà dự án đang hướng đến. Để dự án được triển khai thực hiện một cách tốt nhất, hiện tại đoàn chuyên gia dự án Pha II sẽ tập trung đánh giá tình hình tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội vùng ven biển của các tỉnh nằm trong dự án; cùng thảo luận với các Sở, Ban ngành liên quan của các tỉnh nằm trong dự án nhằm xây dựng, thiết kế khung dự án. Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã hoan nghênh đoàn đến làm việc với tỉnh Quảng Trị, đồng thời hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội vùng ven biển Quảng Trị và nhiều vấn đề khác. Buổi chiều cùng ngày, đoàn đã đến tham quan địa điểm dự kiến thực hiện dự án tại 2 huyện Gio Linh và Triệu Phong.
    H.N.K - H.T.S
    Love untill die and die still love
  6. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    KHỞI CÔNG NGĂN DÒNG SÔNG RÀO QUÁN​
    Ngày 30/11/2004 tại Huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), đại diện Lãnh đạo Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam; lãnh đạo Tỉnh Quảng Trị cùng đơn vị tổng thầu xây dựng công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Rào Quán là Tổng Công ty xây dựng số 4 trực thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; đã tiến hành khởi công ngăn dòng sông Rào Quán, kết thúc một giai đoạn thi công quan trọng, đảm bảo đúng tiến độ an toàn của công trình. Công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Rào Quán được khởi công xây dựng vào ngày 28/8/2003, nhằm bổ sung nước tưới vào mùa kiệt cho hệ thống thuỷ nông Nam Thạch Hãn, phục vụ tới cho 12.821 ha lúa và 1.600 ha mùa. Giảm lũ cho hạ du cũng như cung cấp điện lên lưới điện Quốc gia phục vụ khi tế - xã hội. Sau hơn một năm thi công, đơn vị tổng thầu đã hoàn thành một số các hạng mục cơ bản của công trình như Hầm dẫn dòng thi công dài 483,81m, hầm dẫn nước dài 1130,5m cùng hàng ngàn mét hệ thống hầm phụ... Việc thực hiện ngăn sông Rào Quán đúng tiến độ có ý nghĩa rất lớn đối với Tỉnh Quảng Trị trong mùa lũ 2004 vì sau khi ngăn sông, Công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện này sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc giảm lũ cho một khu vực rộng lớn hạ lưu sông Rào Quán và Thạch Hãn. Ngoài việc tưới tiêu, giảm lũ; Thủy lợi - Thuỷ điện Rào Quán mỗi năm cung cấp lên lưới điện Quốc gia khoảng 260 triệu KWh điện. Nếu không có gì thay đổi công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Rào Quán sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2007.
    Đại Dương
    Love untill die and die still love
  7. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐÓN ĐOÀN ÔTÔ DIỄU HÀNH ẤN ĐỘ - ASEAN VÀO VIỆT NAM​
    Ngày 01/12/2004, tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, tỉnh Quảng Trị cùng đại diện các cơ quan hữu quan, đã long trọng tổ chức lễ đón đoàn ôtô diễu hành Ấn Độ - ASEAN vào Việt Nam. Đoàn ôtô diễu hành Ấn Độ - ASEAN thực hiện chương trình diễn hành kéo dài trong 21 ngày, xuất phát vào ngày 22-11 tại thành phố Guwahati (miền Đông Ấn Độ), qua các quốc gia Myamar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cambodia, Malaysia, Sigapore và kết thúc tại đảo Batam (Indonesia) ngày 11-12-2004. Đây là sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ đưa ra tại hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 2 tại Bali (Indonesia) ngày 8-10-2003. Mục đích tổ chức đoàn ôtô diễu hành Ấn Độ - ASEAN nhằm minh chứng sự cận kề và khả năng kết nối bằng đường bộ giữa Ấn Độ với các nước ASEAN, nâng cao nhận thức của nhân dân các quốc gia về quan hệ ASEAN - Ấn Độ, khuyến khích thúc đẩy cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường giao thông) cũng như tăng cường thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu giữa nhân dân Ấn Độ với nhân dân các nước ASEAN. Trước khi đến Việt Nam, đoàn đã đến chào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào. Có tất cả 09 nước tham dự đoàn diễu hành ôtô Ấn Độ - ASEAN là Ấn Độ, Cambodia, Indonesia, Lào, Myamar, Malaysia, Sigapore, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, sau khi làm thủ tục nhanh chóng tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, đoàn diễu hành sẽ được cảnh sát giao thông hộ tống vào nội địa để từ đó qua các địa phương Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận, Thánh phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh.
    Đại Dương
    Love untill die and die still love
  8. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI,
    THỰC HIỆN LUẬT HTX NĂM 2003​


    Ngày 3/12/2004, tại hội trường Liên minh HTX & DNNQD tỉnh, Liên minh HTX & DNNQD tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 09/2004/CT - UB, ngày 26/10/2004 của UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai, thực hiện Luật HTX năm 2003; thông báo một số nội dung tại buổi làm việc giữa Thường trực Tỉnh ủy với Liên minh HTX&DNNQD tỉnh; đánh giá phân loại HTX hàng năm; hướng dẫn xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tập thể huyện, thị xã đến năm 2010.
    Luật HTX năm 2003 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004. Để nhanh chóng đưa Luật HTX năm 2003 vào đời sống xã hội, tạo những chuyển biến trong quá trình tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX theo tinh thần của Nghị quyết 13/NQ - TƯ tại hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 09/2004/CT - UB, ngày 26/10/2004 về việc tổ chức triển khai, thực hiện Luật HTX năm 2003. Theo đó, Liên minh HTX&DNNQD tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp cùng các Sở, Ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến, giáo dục, tuyên truyền Luật HTX năm 2003 cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng và thống nhất tiêu chí để tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá, phân loại HTX hiện có; phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX theo đúng đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; làm đầu mối tổng hợp tình hình kinh tế tập thể để nghiên cứu, tham mưu và đề xuất với các cơ quan, ban ngành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp cho HTX phát triển; phấn đấu từ năm 2005 trở đi, mỗi huyện, thị xã cần tập trung xây dựng từ 1 đến 2 HTX tiêu biểu để phổ biến, nhân rộng cho những năm tiếp theo; xúc tiến, chuẩn bị nội dung để mở hội nghị thi đua biểu dương các HTX điển hình tiến tiến vào đầu năm 2005, tiến tới đại hội thi đua Liên minh HTX Việt Nam vào giữa năm 2005...
    Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã nghe lãnh đạo Liên minh HTX&DNNQD tỉnh thông báo một số nội dung tại buổi làm việc giữa Thường trực Tỉnh ủy với Liên minh HTX&DNNQD; đánh giá, phân loại HTX hàng năm và hướng dẫn xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tập thể huyện, thị xã đến năm 2010.
    H.T.S
    Love untill die and die still love
  9. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TIẾP XÚC CỬ TRI TẠI ĐAKRÔNG VÀ THỊ XÃ ĐÔNG HÀ​


    Ngày 6/12/2004, các đại biểu Quốc hội tỉnh gồm các đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Nguyễn Thị Thùy Mỵ, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri tại xã A Bung (Đakrông) và phường Đông Giang (Đông Hà). Tham dự có đại diện UBMTTQVN tỉnh, Sở Công an, lãnh đạo huyện Đakrông và thị xã Đông Hà.
    Tại các điểm tiếp xúc cử tri, các đại biểu QH tỉnh đã báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI, nghe ý kiến phát biểu của cử tri bày tỏ sự phấn khởi, tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đề đạt nguyện vọng mà cụ thể tập trung vào các nội dung: Xã A Bung do địa bàn xa trung tâm huyện và tỉnh nên việc học tập của con em gặp nhiều khó khăn, rất cần có trường THPT tại cụm 5 xã Húc Nghì, A Vao, A Ngo, Tà Rụt và A Bung. Nâng cấp trạm xá khu vực Tà Rụt để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân, nhất là những bệnh nhân nặng. Đề nghị Nhà nước có chế độ hưởng phụ cấp khu vực 6,7 cho xã A Bung giống như xã A Ngo. Xây dựng Trạm phát sóng PT - TH tại Trung tâm cụm xã. Vấn đề nhân dân quan tâm nhất hiện nay là đề nghị sớm giải quyết địa giới hành chính giữa huyện Đakrông ( Quảng Trị) và A Lưới (Thừa Thiên - Huế) trên cơ sở: đất của A Bung được mượn thì phải trả lại, nhân dân ai muốn ở lại Đakrông thì ở, ai về A Lưới thì về để ổn định sản xuất và đời sống. Nhân dịp tiếp xúc cử tri, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn đã tặng cho xã A Bung 1 ti vi giúp bà con có phương tiện nghe nhìn, nắm bắt thông tin.
    Tại phường Đông Giang (Đông Hà), ý kiến cử tri tập trung vào các vấn đề về giá cả phân bón, vật tư cao, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân. Nhân dân rất cần được tập huấn, trang bị kiến thức về KHKT để áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, XĐGN. Chế độ phụ cấp cho cán bộ thôn, khu phố quá thấp, vẫn còn vướng mắc trong công tác giải quyết chế độ chính sách cho người có công với cách mạng, cần quan tâm đến các nạn nhân chất độc da cam, đẩy mạnh chống tham nhũng, lãng phí...
    Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Thùy Mỵ đã giải trình một số vấn đề liên quan đến ý kiến của cử tri, ghi nhận những nguyện vọng, đề đạt của nhân dân. Đồng chí cũng đã báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI vừa qua.
    Ngân Hoa - Nguyễn Hùng
    Love untill die and die still love
  10. nguyennhan

    nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG: HỖ TRỢ
    CHO 400 HỘ NGHÈO ĐỊNH CƯ BỀN VỮNG Ở 11 LÀNG SINH THÁI​


    Qua 4 năm triển khai đầu tư, Dự án phát triển nông thôn vùng ven biển huyện Triệu Phong đã hỗ trợ cho 400 hộ nghèo định cư bền vững ở 11 làng sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của người dân vùng ven biển. Tổ chức 280 lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt cho 14.000 lượt người và nhiều chuyến tham quan học tập, hội thảo khác cho hàng trăm người... Người dân đã cải tạo 520 ha đất cát trắng thành đất sản xuất, trồng mới được 914 ha rừng phòng hộ tập trung, chăn nuôi gia súc, gia cầm và đào hồ nuôi cá phát triển. Nhờ vậy, đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,7%
    ÔNG YOSHIDA KIYOSHI (NHẬT BẢN) TẶNG 30 TRIỆU ĐỒNG
    CHO TRƯỜNG THCS HẢI THƯỢNG​


    Ông Yoshida Kiyoshi, một giáo sư Nhật Bản vừa gửi tặng 30 triệu đồng cho Trường THCS Hải Thượng, huyện Hải Lăng. Số tiền trên nhằm sửa sang ngôi trường mà trước đó vào năm 1998, ông đã tặng 80.000 USD để xây dựng cho các học sinh xã Hải Thượng học tập. Số tiền trên được ông Yoshida dành dụm từ đồng lương của mình. Hiện tại, trường này có 525 học sinh, 28 giáo viên. Năm học 2003 - 2004, toàn trường có 9 em sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Tỷ lệ học sinh giỏi, khá của trường đạt 53,7 %.
    LLVT QUÂN KHU 4 HỖ TRỢ 100.000.000 ĐỒNG CHO ĐỒNG BÀO VÙNG BỊ LŨ LỤT​


    * Bảo Việt Quảng Trị hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại nặng
    * Cuối tháng 11 vừa qua do ảnh hưởng cơn bão số 4, trên địa bàn phía nam Quân khu 4 bị lũ lụt nặng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thực hiện đạo lý ?oLá lành đùm lá rách?, cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân khu 4 đã đóng góp 1 ngày lương cơ bản/ người (đối tượng hưởng lương) và 2000 đồng/ người (đối tượng hạ sỹ quan - chiến sỹ) vào Quỹ phòng chống bão lụt của Quân khu.
    Ngày 5/12/2004, thay mặt cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân khu, Trung tướng Phạm Hồng Minh, Bí thư Đảng uỷ, Phó tư lệnh về Chính trị đã tặng đồng bào vùng bị lũ lụt tỉnh Thừa Thiên - Huế số tiền 50.000.000 đồng; tỉnh Quảng Trị: 30.000.000 đồng; Quảng Bình: 20.000.000 đồng nhằm giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt.
    * Nhằm chia sẻ khó khăn với các gia đình bị thiệt hại nặng do lũ lụt xảy ra vào cuối tháng 11/2004 vừa qua, Bảo Việt Quảng Trị đã hỗ trợ 20 triệu đồng cho một số hộ ở hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, mỗi hộ 500.000 đồng. Số tiền được trích từ quỹ phúc lợi của cơ quan nhằm góp phần giúp các gia đình khắc phục hậu quả, vươn lên ổn định cuộc sống.
    HỘI CCB THỊ XÃ QUẢNG TRỊ KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP HỘI (1989 - 2004)
    VÀ TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC (2000 - 2004)​


    Ngày 5/12/2004, Hội CCB thị xã Quảng Trị đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập hội (1989 - 2004) và tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước (2000 - 2004).
    Sau 15 năm thành lập, Hội CCB thị xã Quảng Trị đã trải qua 3 kỳ đại hội. Ban đầu chỉ có 77 hội viên, đến nay đã thu hút trên 510 hội viên tham gia sinh hoạt ở 2 hội cơ sở và 17 chi hội. 15 năm qua, Hội CCB thị xã Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo các cấp hội cơ sở triển khai thực hiện tốt các chương trình công tác hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền, tham gia các phong trào hành động ở địa phương. Từ năm 1990 có trên 50% gia đình hội viên thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn, đến cuối năm 2003 không còn hộ nghèo, hộ khá và giàu tăng lên đáng kể. Nhiều hội viên làm ăn thành đạt có vốn tài sản từ 1 - 5 tỷ đồng, trên 50% hộ khá và giàu, trên 80% có việc làm và thu nhập khá. Hội đã được Hội CCB Việt Nam tặng 28 huy chương "Vì sự nghiệp CCB Việt Nam", được các cấp tặng 60 bằng khen, 327 giấy khen, 4 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 13 năm hội đạt trong sạch vững mạnh. Tại hội nghị này, Hội CCB thị xã Quảng Trị đã tuyên dương khen thưởng 4 tập thể và 6 cá nhân có nhiều thành tích thực hiện phong trào thi đua yêu nước của hội. UBND tỉnh tặng bằng khen cho Hội CCB thị xã, UBND thị xã tặng giấy khen. Nhân dịp này, Hội CCB tỉnh thay mặt Trung ương Hội CCB Việt Nam trao huy chương "Vì sự nghiệp CCB Việt Nam" cho 10 hội viên lão thành trên địa bàn.
    VÙNG CÙA HỒ TIÊU MẤT MÙA, RỚT GIÁ​


    Sau hai năm được mùa liên tiếp, vụ tiêu năm nay ở vùng Cùa có nhiều biểu hiện cho thấy khả năng mất mùa là rất lớn. Theo đánh giá của nhiều người, sản lượng chỉ bằng khoảng 30% năm trước. Do ảnh hưởng của tình trạng rớt giá thảm hại trong nhiều năm qua gây nên tâm lý chán nản trong số đông người trồng tiêu. Vì thế việc trồng mới cũng như đầu tư chăm sóc cho cây hồ tiêu ở đây hết sức hạn chế, một số hộ còn có phản ứng tiêu cực là phá tiêu, bán choái để chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày khác để giải quyết nguồn thu nhập trước mắt. Tính đến nay, toàn vùng Cùa có trên 600 ha hồ tiêu, trong đó có gần 300 ha đã đi vào kinh doanh.
    Điều lo ngại nhất hiện nay là nợ quá hạn người trồng tiêu ở đây gần 10 tỷ đồng nhưng đang mắc kẹt do tiêu không bán được.
    HẢI LĂNG: TỔ CHỨC HỘI ĐUA GHE TRUYỀN THỐNG​


    UBND xã Hải Ba, Hải Lăng vừa tổ chức hội đua ghe truyền thống năm 2004 tại bàu Hổ, làng Phương Lang nhằm phát huy truyền thống thể dục thể thao và động viên nhân dân khắc phục hậu quả do trận lũ tháng 11 vừa xảy ra, đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động văn hoá thể thao sôi nổi của xã chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 15 năm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mặc dù trời mưa và rét nhưng hơn 5.000 người đã có mặt để xem và cổ vũ cho các vận động viên. Giải đầu tiên mở đầu cho cuộc đua là giải Cúng có 5 đội ghe của 5 làng trong xã tham gia và đội ghe của làng Phương Lang 2 đã giành giải nhất. Theo đó, lần lượt các đội ghe Hội Cựu chiến binh, Cổ Luỹ, Ba Du, được trao giải nhất ở các phần giải Hai, giải Ba, giải Bốn. Cuối cùng giải Phá, giải kết thúc cuộc đua ghe 2004 được trao cho đội Phương Lang 1. Điều đặc biệt của giải đua thuyền truyền thống ở địa phương này là kinh phí để trao giải đều do con em địa phương làm ăn xa tài trợ. Trong đó, Hội đồng hương Quảng Trị tại thành phố Hồ Chí Minh tài trợ 4 triệu đồng
    quangtri.gov.vn
    Love untill die and die still love

Chia sẻ trang này