1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nga-Chuyên gia chôm chỉa kỹ thuật quân sự!!!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tifosimilan, 16/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Nhác thấy nick mình bị Mr Kienov xếp vào devil axle cũng chạnh lòng cả tuần nay mất ăn mất ngủ.Ừ thì em có biết rì là KTQS đâu. Mà có biết nó cũng không giúp em có cơm ăn hàng ngày. Em vốn mê làm mô hình, những thứ mấy bay, tàu chiến đều có cả, đặc biệt là tàu Nga vì nó phức tạp làm thú vị lắm từ hạng kỳ nhông cắc ké như con 1400 của biên phòng nhà ta tới Kirov khủng long. Trong quá trình tìm bản vẽ thì cũng học lóm được một ít gọi là kiến thức để nói phét chơi chơi. Em chả được đào tạo bài bản như bác, vì thế em rất bái phục bác khi thấy bác tác chiến trên mọi lĩnh vực. Từ viên đạn be bé tới ICBM, từ thứ thô sơ như cây xẻng tới siêu radar Irbis, tàng hình plasma, từ cái lưỡi lê tới siêu Su-35. Rồi những thứ gọi là top secret mà ngay cả hệ thống tình báo phương Tây cũng chưa biết mà đã được bác xì ra trên này. Cũng chẳng bậc cao nhân trên forum này có đủ khí phách hiên ngang như bác mà sẵn sàng sổ toẹt người này sai, người kia bậy đúng kiểu nhà lính. Tuy nhiên, có lẽ do nghiên cứu những thứ rất ư là vĩ đại như Typhoon, Kirov nên đôi khi bác phán một câu mà với em như kienov idol bị sụp đổ.
    Trở lại với topic, em muốn hỏi bác tifosi milan con này là gì và nó bắt chước ai ạ?
    [​IMG]
  2. HelloBarca

    HelloBarca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    67
    Kiểu này mà trục trặc kĩ thuật, một quả bom rơi thì tàn đời bon chim sắt đang nằm ở dưới.
  3. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.518
    Đã được thích:
    3.620
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tupolev_Tu-4
    Tupolev Tu-4 (Tên hiệu NATO: Bull) là một Máy bay ném bom chiến lược dùng động cơ piston của Xô viết đã phục vụ trong Không quân Xô viết từ cuối thập niên 1940 tới giữa thập niên 1960. Đây là một phiên bản copy của chiếc Boeing B-29 Superfortress Hoa Kỳ.
    Tới cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Xô viết đã nhận thấy nhu cầu về khả năng ném bom chiến lược tương tự khả năng của Không lực Hoa Kỳ. Người Mỹ thường xuyên tiến hành các cuộc ném bom rải thảm vào Nhật Bản, hầu như ngay phía sân sau Liên bang Xô viết, từ các căn cứ không quân xa xôi ở Thái Bình Dương bằng những chiếc máy bay B-29 Superfortress. Stalin đã ra lệnh phát triển một loại máy bay ném bom tương tự.
    Hoa Kỳ đã từ chối cung cấp những loại máy bay ném bom hạng nặng (B-17, B-24 và B-29) cho Liên bang Xô viết theo thoả thuận Cho Thuê-Cho mượn, dù người Xô viết đã nhiều lần lặp lại yêu cầu này [1]. Tuy nhiên, ở ba thời điểm trong năm 1944, những chiếc máy bay B-29 riêng lẻ đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên lãnh thổ Liên Xô sau những cuộc ném bom vào vùng Mãn Châu thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và vào chính nước này. Theo tình trạng trung lập của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, những chiếc máy bay này bị người Nga giữ lại, cho dù có nhiều yêu cầu đòi trao trả của Hoa Kỳ [2]. Phòng thiết kế Tupolev đã tháo rời và nghiên cứu chúng, và Stalin đã ra lệnh cho Tupolev cùng phòng thiết kế của ông tiến hành sao chép những chiếc B-29 cho tới những chi tiết nhỏ nhất, và đưa ra một bản thiết kế sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt trong thời gian sớm nhất. Tupolev sao chép lại chi tiết tới từng chiếc bulông khi có thể và mô phỏng tất cả các chi tiết kỹ thuật cần thiết từ chiếc B-29.
    Người Xô viết đã sử dụng một động cơ khác, Shvetsov ASh-73, có một số chi tiết tương tự như động cơ Wright R-3350 trên chiếc Superfortress nhưng không hoàn toàn giống hệt. Các tháp pháo điều khiển từ xa cũng được thiết kế lại để phù hợp với loại pháo 23mm Xô viết.
    Liên bang Xô viết sử dụng hệ đo lường mét, vì thế không kiếm đâu ra được các tấm nhôm 1/16 inch và các loại đinh tán có chiều dài tương thích với nó. Tấm kim loại theo hệ mét tương đương dày hơn; và vì thế chiếc Tu-4 nặng hơn chiếc B-29, làm giảm trọng lượng chất tải.
    Chiếc Tu-4 cất cánh lần đầu ngày 19 tháng 5 năm 1947. Việc chế tạo hàng loạt lập tức diễn ra, và nó bắt đầu đi vào phục vụ ở mức độ lớn năm 1949. Việc Tu-4 đi vào hoạt động đặt Không quân Hoa Kỳ trước một mối nguy hiển nhiên, bởi chiếc Tu-4 có tầm hoạt động đủ để tấn công Chicago, Los Angeles, và Thành phố New York với chất tải đủ cho phi vụ một chiều. Một số nỗ lực hạn chế nhằm phát triển các hệ thống tiếp dầu trên không để tăng tầm hoạt động cho loại máy bay này, nhưng chúng chỉ được trang bị trên một số chiếc máy bay.
    Năm 1967 Trung Quốc đã cố gắng phát triển chiếc máy bay Cảnh báo Sớm Trên không đầu tiên của họ, dựa trên chiếc Tu-4. Dự án này được đặt tên KJ-1, với một vòm quay Type 843 lắp phía trên đỉnh. Tuy nhiên radar và thiết bị quá nặng và KJ-1 không đạt các yêu cầu của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân, vì thế dự án đã bị huỷ bỏ năm 1971.[1]
    [sửa] Lịch sử hoạt động
    847 chiếc Tu-4 đã được chế tạo ở Liên bang Xô viết khi việc sản xuất chấm dứt năm 1952, một số chiếc đã được chuyển giao cho Trung Quốc hồi cuối thập niên 1950. Nhiều biến thể thực nghiệm đã được chế tạo và những kinh nghiệm quý báu có được đã giúp phát triển chương trình máy bay ném bom chiến lược Xô viết. Những chiếc Tu-4 được cho ngừng hoạt động trong thập niên 1960, được thay thế bằng loại máy bay hiện đại hơn, Tupolev Tu-95 (bắt đầu năm 1956) và Tupolev Tu-16 (bắt đầu năm 1954). Đầu thập niên 1960, những chiếc Tu-4 duy nhất còn lại ở Liên Xô được dùng trong vận tải hàng không và như các phòng thí nghiệm trên không
    Được lamali sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 04/10/2007
    Được lamali sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 04/10/2007
    Được lamali sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 04/10/2007
  4. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.518
    Đã được thích:
    3.620
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vympel_K-13
    Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO AA-2 ''Atoll''), là một loại tên lửa không đối không của Liên Xô. Nó bị coi là một thiết kế sao chép của AIM-9 Sidewinder, nó được trang bị cho nhiều nước trên thế giới.
    K-13 (được biết như R-3S trong trang bị của Liên Xô) được phát triển từ năm 1958, được trang bị vào năm 1960. Nó được phát triển dựa trên loại AIM-9 Sidewinder của Mỹ. Theo một số bản kê khai, nó được hoàn thiện sau phiên bản AIM-9B, thu được trên một chiếc F-86 Sabre của Đài Loan, bị thua một chiếc MiG-17 của Trung Quốc trong những cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra trên không trong 28 tháng 9-1958. Đây được coi như một mẫu thí nghiệm cung cấp một sự hiểu biết đáng kể cho các kỹ sư Liên Xô trong thiết kế những tên lửa dẫn đường IR dễ sử dụng.R-3S được nhìn thấy bởi Phương Tây vào năm 1961 và có tên ký hiệu của NATO là AA-2A ''Atoll''. Nó được sử dụng sau R-3, một phiên bản tên lửa dẫn đường radar bán chủ động (SARH), giống như hải quân Hoa Kỳ sử dụng AIM-9C Sidewinder (được mang trên F-8 Crusader). Nó có tên ký hiệu của NATO là AA-2B. Phiên bản nâng cấp, với tên gọi K-13M (R-13M) cho IRH và K-13R (R-3R) cho phiên bản SARH, được phát triển vào cuối những năm 1960. Nó được mang tên Advanced Atoll (AA-2C và AA-2D, cho riêng từng loại tương ứng). R-13M tương đương với loại tên lửa cải tiến AIM-9G Sidewinder của Không quân Mỹ, với kíp nổ mới, phạm vi xa hơn, khả năng tác chiến tốt hơn, và một thiết bị tìm kiếm làm mát bằng nitơ rất nhạy cảm.
    Một sự huấn luyện trì trệ xung quanh R-3P, cũng được phát triển (P = prakticheskaya, cho thực hành).
    Mọi phiên bản K-13 về hình dạng đều giống với Sidewinder, đường kính là 127 mm (5 in). Phạm vi hoạt động tối thiểu là 1 km (có lẽ là 1,000 yards).
    ''Atoll'' được xuất khẩu rộng rãi tới các nước thuộc khối Warszawa và không quân các nước khác, và trong trang bị một số nước nhỏ. Một phiên bản được sản xuất theo giấy phép của Liên Xô gọi là A-91 ở Romania, và Trung Quốc nhái lại K-13 với tên gọi PL-2. Phiên bản nâng cấp của Trung Quốc là PL-3 và PL-5.
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    PHOTOSHOP!
  6. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Hình thật thời chiến tranh lạnh, bác nhìn chỗ nào nói photoshop?
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.518
    Đã được thích:
    3.620
    Mặc dù có bề ngoài giống với Concorde, Tu-144 dù sao vẫn được thiết kế lớn hơn có thể chứa 140 hành khách và bay với tốc độ lên tới Mach 2.35.
    sao con này copy mà vẫn có thể chứa nhiều khách hơn và tốc độ bay nhanh hơn nhỉ.
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Quan trọng gi? bác. Rof ra?ng la? ăn cắp ý tươ?ng vê? hi?nh dáng khí động học với ca? quan điê?m thiết kế cu?a Công cọc rô?i. Với lại M1.X với ca? M2.X thi? cufng đê?u la? siêu âm ca? thôi, khác quái gi?.
    Xét vê? ty? lệ phâ?n trăm ăn cắp thi? hơi giống ba?i toán ty? lệ nội địa hóa cu?a ô tô lắp ráp trong nước hiện nay, nếu xét theo ...thê? tích thi? có khi ty? lệ hơn 80% ấy chứ, toa?n cái to ca?: lốp này, khung na?y riêng hai cái na?y la? đu? rô?i.
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đùa thôi.
    Vụ Midway với IL-38 thú vị phết.
    Nhưng đừng có chú nào nói IL-38 coppy P-3 Orion nhé?
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Thôi bác, muốn đối thoại thì nhìn thẳng vào mặt ( à quên, gọi tên trực tiếp) ngưới nói, chọc lung tung thế xấu lắm.
    Bay hành trình thế nào là việc của động cơ, còn cái vỏ hàn chịu nhiệt của thân máy bay thì đạt ngưỡng là đạt, bay nhanh hay chậm same, có hiểu tiếng việt khi nói so sánh cái vỏ 2 con đó ko? Hay là nếu có loại động cơ gì đó giúp MiG25 bay M3 liên tục thì nó thân máy bay sẽ hỏng?
    Ai bảo SR71 với MiG25 giống nhau, nếu giống thì bắn tên lửa chết miẹ thằng MiG rẻ tiền đời sống thấp đi cho rồi. Ai cũng biết SR71 là siêu máy bay cực nhanh, khi bay nướng toàn khung thân và ko thể lắp vũ khí vào được.
    Chưa nói là với trần bay của 2 thằng trên SAM thời đó ko bắn nổi.
    Nhưng chỉ có mỗi pro điên cuồng phúc là thờ cái quán rượu bay MiG25 chứ ko phải tập đoàn chống phá sự thật bịt tai trước tiếng gào khóc của nhân dân v v và v v ở đây.
    Xin ngừng phát sóng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này