1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nga-Chuyên gia chôm chỉa kỹ thuật quân sự!!!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tifosimilan, 16/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Từ thời Napoleon đã có mấy cái báng súng giống i sì như thế này rồi, ăn cắp chăng!?????
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Khổ chưa, cóc biết có copy hay không, nhưng đề phô thì PPSH41 đã có 2 lọai băng đạn: băng trống 71 viên và băng hộp cong 35 viên.
    Chả biết copy ở đâu nhưng bắn đạn 7,62x25 chứ không dùng đạn 9mm (chắc thiết kế lại khối lùi của blowback dễ ) Đạn còn phịa ra cả lọai đạn xuyên giáp (AP).
    Trong copy cũng có sáng tạo 1 tý, băng đạn trống thì vỏ hơi côn, và giá lắp hơi xiên, nên băng lắp vào hơi ghếch về phía trước, nhưng đảm bảo súng họat động ổn định và tin cậy hơn hẳn.
    Không rõ tay gạt chọn chế độ bắn nằm ngay trong vòng cò là copy của ai, nhưng bắn ở vị trí khóa nòng mở chắc là copy của thompson.
    Hẳn cũng sợ Phần lan kiện bản quyền, nên dịch cửa hất đạn lên phía trên thay vì để nguyên bên phải.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn thua suomi thì chưa rõ thua ở đâu? thua ở tốc độ bắn 900phát/phút hay sơ tốc 480m/s, hay trọng lượng 4kg???
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 10/10/2007
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Chào bà con. Đã từ trên núi về. Cãi nhau tiếp cho nhộn nhẩy.
    Ông cà thộn ới là ông cà thộn.
    Ông thộn lại đi chơi với cửu An, chiên da làm đồ lởm.
    Cái A-12 ông trung ra đó là máy bay ném bon đột kích không bao giờ hoàn thành. Nó là chương trình phát triển song song với SU-47 cánh ngược. Tuy nhiên, kết cấu hoàn toàn khác nhau. A-12 A-12 Avenger II là máy bay không thân (flying wing), kết cấu này gặp nhiều khó khăn khi tăng tính năng cơ động: tốc độ tăng tốc, tốc độ đổi hướng (gia tải) và tốc độ. Người ta không tìm được vật liệu nào đủ chắc để làm đôi cánh máy bay này.
    Đấy không phải là cái A-12 nói đến.
    Còn A-12 với SR-71, không có gì khác nhau cả. Và thật ra, chương trình này là một thất bại chứ không phải là thành công như danh tiếng của SR-71.
    A-12 được thiết kế hoàn thành đầu những năm 1960. Báy bay được thiết kế với mục đích ném bom chiến lược (nên có tên A, ném bom). Vì những mục dích cần thiết mà máy bay không khác gì quả tên lửa: bay rất nhanh nhưng bay thẳng, cực tốn kém bởi 98% titan (hồi đấy Liên Xô giữ độc quyền công nghệ luyện titan, ngoài Liên Xô, titan đắt hơn vàng). Mỗi lần đổi hướng máy phay phải tiếp dầu 1 lần và mỗi chuyén bay phải thay động cơ. (chuyến bay trinh sát đầu tiên ở VN có 3 lần đổi hướng, 3 lần tiếp dầu). Đó là chưa kể, trước khi xuất phát phải "hâm" toàn bộ máy bay lên 200-300 độ. Còn chưa kể nữa, nhiên liệu JP7 ném diêm vào diêm tắt cũng giá chả kém vàng mấy, nhiên liệu này vừ để đốt vừa để bay hơi làm mát.
    Máy bay có vẻ có lý để tồn tại vì nó bay cực cao và nhanh(đến giờ vẫn là máy bay có người lái chạy bằng không khí nhanh nhất).
    Đến đầu những năm 1960, do tên lửa đạn đạo liên lục địa đã tin cậy, trong khi máy bay này chưa hoàn thành thì nó đã lạc hậu như vậy. Vì kinh phí ché tạo quá tốn kém nên máy bay được sửa thành F-12: máy bay chiến đấu trên không. Lại một núi tiền nữa đổ xuống...không khí. Người ta không thể ngồi trên một viên đạn bay thẳng tưng mà chiến đấu được.
    Phiên bản trinh rát của F-12 thì trở thành SR-71. Nó thành công được vì kinh phí để nghiên cứu nó từ hai nguồn khổng lồ trên. SR-71 là máy bay được trang bị chính thức có tỷ lệ tai nạn cao nhất thế giới từ trước đến giờ. Tuy vậy, ngày tàn của SR-71 bắt đầu ngay từ khi nó chưa ra đời.
    Sau vụ Liên Xô bắn rơi chú thủy thủ trên không, luật Mỹ cấm các máy bay có người lái của quân đội xâm nhập trái phép Liên Xô. Vì vậy, người ta lại cải SR-71 thành MD-21. M= mẹ, D= con gái, 21= ngược 12, chắc vì 12 là chiến còn 21 là chạy. Một máy bay không người lái giống hệt mẹ dược F-12 cõng trên lưng. Một F-12 khác sẽ làm phân tán hệ thống phòng không đối phương trong khi mẹ thả cô con gái vào đất địch. Cô gái trước khi tự huỷ sẽ thả dù hộp phim chụp, hộp này được một đoàn máy bay chụp lấy và mang thẳng về Mỹ.
    Tuy nhiên. MD-21 không bao giờ thành công. Sau vài lần thử nghiệm chết cả mẹ con chương trình dừng.
    A-12, F-12, SR-71 giống hệt nhau.
    Vậy, SR-71 là máy bay trinh sát tốn nhất quả đất nhưng thất bại từ trong trứng, nó không bao giờ bén mảng đến mục tiêu của nó là Liên Xô. Hồi chiến tranh lạnh, công dụng chính của nó là thám thính Tầu, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy vậy, các chuyén bay này biểu diễn là chính vì công dụng trinh sát của vệ tinh đã hoàn thiện.
    Cánh chim tự hào của người Mỹ là như vậy, đó là một thất bại hết sức tốn kém kéo dài hơn chục năm. Một số máy bay sau đó được NASA dùng vào mục đích nghiên cứu. Đầu thế kỷ 21, SR-71 chuyển cho NATO.
    Nhưng hâm à, giờ đây trên Google ảnh đẹp bằng chán vạn ảnh của SR-71.
    Xét về kỹ thuật.
    SR-71, A-12, F-12 đều là những máy bay thế hệ MiG-21: thân hình trụ, động cơ turbo jet tỷ số nén nhỏ, cánh tam giác, cửa hút gió khe hẹp.
    Trừ tiền mua titan và nhiên liệu JP-7, giải pháp đáng quan tâm nhất của A-12 là mép bè ra, có điều, cái này không tiến thành bào khí trước, mặc dù chỉ nghiên cứu thêm tí nữa là được.
    Các phiên bản thử nghiệm của MiG-21 (chiếc YE-6, YE-8) có cánh phụ trước thật sự và đã có cả cửa hút gió điều khiển được. Những thứ đó sau này sẽ phát triển thành con chim ưng bá chủ MiG-25, thống trị bầu trờ 40 năm, người Mỹ copy thành F-15 (nhưng yếu hơn). Mặc dù cực kỳ tốn, SR-71 không bao giờ có những phát triển đó.
    Ngay từ trước khi A-12 biến thành F-12 (1960), MiG-21 đã vượt qua được thế hệ máy bay thân trụ, cánh tam giác, chiến đấu bằng mắt thường. Các phát triển kỹ thuật của MiG-21 thử nghiệm YE-6 và YE-8 (1958-1952) đã cho ra đời MiG-23 và MiG-25. Còn SR-71, mãi mãi tự hào với kết cấu cổ.
    Chỉ dến khi chién tranh Việt Nam kết thúc, thất bại thảm hại mới thúc đẩy Mỹ copy các phiên bản máy bay Liên Xô. Chiếc F-16 chính là MiG-21 YE-8 hiện đại hoá, F-15 là MiG-25 cải lùi.
    Câu chiện của SR-71 là như vậy.
    Nhiều gã thích so sánh như cửu An rất thích đi ngược đời. Ví dụ, biết SR-71 là máy bay bay nhanh nhấd Mỹ và MiG-25 bay nhanh nhất Nga liền đem so. Mỹ M3,5 Nga M3,2 = Nga thua.
    Đấy là so sánh đạn với súng, so mũi tên bay nhanh hơn cung tên. SR-71 khi bay nhanh bay cao nó có cần rẽ ngang ngửa lên xuống đâu. Nếu nó làm như thế thì nó phải tiếp dầu. Vì A-12, SR-71 được thiết kế với tác dụng như tên lửa mà.
    Còn MiG-25, nó là máy bay không chiến mẫu mực. Nó mẫu mực thế nào thì dưới đây trình bầy. Nó là cái súng, nó là cái cung để bắn tên đi, thì làm sao mà bay nhanh như tên được. Cụ thể hơn, nó được thiết kế với bộ cánh phức tạp, vòng vèo lên xuống chiến đấu chứ không phải bay vèo đi chơi.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 10/10/2007
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hé hé, tập đoàn cực tím chuẩn bị nghênh chiến đê!
    @bác HP: hôm nào đi ọp chứ, bác biến đâu mà lâu thế???
  5. SSX

    SSX Guest

    Tưởng bố HP lên núi, xuống tóc, mặc áo cà sa rồi chứ.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Ới bác HP ởi.
    Bác lại nói sót rồi, SR 71 là máy bay tàng hình chứ, nó sợ cái gì trên đời này đâu?
  7. magnum

    magnum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    ngày 29 tháng 7 năm 91, trong ngày đầu tiên của gulf war, LCdr Micheal Scott Speicher biệt danh "spike " was downed by an Iraqi MiG-25 Foxbat using an AA-6 ACRID Missile khi ông này đang bay trên chiếc F-18 single seat cùng đội hình World-Famous Gunslingers of VA-105 tấn công iraq.

  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ừ, nó chả sợ cái gì sất.
    Như vậy, có thể thấy nguyên nhân những kỷ lục mà SR-71 có và giữ đến nay. Nó là phụ phẩm của một chương trình khổng lồ đắt đỏ. Số tiền bỏ ra nghiên cứu chế tạo nó thật ra là không cho nó nên nó mới giầu đến vậy.
    Mục tiêu chính của chương trình là những tên lửa có người lái không bao giờ thành công và được ứng dụng. Đơn giản một điều, tên lửa không người lái mang bom chiến lược và đầu đạn diệt mục tiêu trên không tầm xa tốt hơn là tên lửa có người lái.
    Các máy bay thân trụ cánh tam giác có vai trò bản lề trong không chiến. (Lớp các máy bay MiG-21, A-12, F-12). Nguời ta chuyển từ phương thức không chiến bằng mắt thường, bằng sự cơ động của máy bay. Phương thức không chiến mới dùng khả năng quan sát tốt của trang bị tên lửa và tính nhanh nhẹn của đầu đạn có điều khiển. Đầu đạn có điều khiển thì tất nhiên linh hoạt hơn máy bay có người lái, phương tiện điện tử tốt hơn mắt thường. Phương thức chiến đấu mới ngày nay được gọi là phương thức bắn quá tầm nhìn (FBV, fire beyond vision, bắn về nơi rất xa).
    Vì đã có đầu đạn có điều khiển linh hoạt rồi nên máy bay không cần nhỏ gọn linh hoạt nữa, đó là điểm khác biệt lới giữa máy bay cũ và máy bay mới. Máy bay mới cần tốc độ rất cao để đuổi theo mọi mục tiêu, cần khoẻ để mang khí tài lớn, cần bay lâu và bay xa để không thằng nào thoát. Máy bay chưa chiến đấu bằng FBV thì ngược lại, cần nhỏ gọn linh họt tầm nhìn phi công tốt để đặt mình vào đường đi phía sau đối phương mà nổ súng. Còng với FBV là phương thức lái tự động, đến đây, cần lái chỉ còn là joy-stick, còn máy tính mới là phi công chính.
    MiG-21 là máy bay đời cũ nhỏ gọn cuối cùng. Phiên bản chiến đấu trên không tiếp theo của nó là MiG-25 (MiG-23 nhiều điểm giống MiG-21, là loại máy bay phát triển từ các mẫu thử MiG-21, phát triển song song với MiG-25).
    Các mẫu thử YE-6, YE-8 đã thử nghiệm hệ khí động, đưa ra phương án bỏ khe hút gió hẹp của MiG-21, cửa hút gió điều khiển được và bào khí trước điều khiển được. Hệ động cơ phát triển chậm hơn, đến năm 1966 thì chiếc MiG-25 hoàn thành. Nhưng thực ra, chiếc MiG-25 hoàn thành trước khi Mikoyan về hưu, bay lần đầu năm 1964. Đến năm 1966 nó có thêm một số cải tiến như khối lượng ở đầu cánh tăng ổn định và kết cấu bộ khung sắt.
    Mẫu thử nghiệm đầu tiên của MiG-125 mang tên YE-152. Nó mang những đặc điểm riêng biệt không thể nào xoá được.
    Đặc điểm lớn nhất là ống động cơ. Động cơ dược đặt trong một cái ống dài, hai đầu hút và xả đều có cửa điều khiển độ rộng. Máy bay được lái hoàn toàn bằng máy tính, nó là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới sử dụng máy tính trung tâm số. Ống động cơ có cửa hút gió trước kiêm các chức năng của bào khí tĩnh và bào khí động. Vị trí của tấm này cùng vị trí của bào khí tĩnh, mở rộng gốc cánh. Khi bay nhanh, cửa này chúi xuống, vừa giảm khí vào động cơ, vừa dìm đầu máy bay như bào khí động.
    Các giải pháp này được copy y nguyên trong F-15 sau này. Đến mức bỏ đầu máy bay đi rất khó phân biệt 2 chiếc.
    ---
    Trong khi MiG-21 thoát xác trở thành MiG-25 trong 8 năm đời sống ngắn ngủi của nó, thì A-12 tién triển với kết quả hoàn toàn ngược. Nhắc lại là, A-12 và MiG-21 cùng một thời đại: thân trụ, cánh tam giác, cửa hút gió có khe hẹp. A-12 đã được Mỹ kéo dài cuộc sống vô ích quá lâu.
    Đáng ra, vào đầu những năm 1960, khi tên lửa không người lái đã dủ tin cậy thì chiếc tên lửa có người lái mang bom chiến lược phải hết thời. Nó hết thời lúc đó là hợp thời trang nhất. Tuy nhiên, một kết luận của tổng thống Mỹ đã làm nó sống dai dẳng dẫn đến hậu quả lớn. Người ta cố tận dụng nó làm máy bay chiến đấu trên không và trinh sát như trên. Các máy bay này phát triển từ đầu những năm 1950, đến năm 1958 có thân hình chiếc A-12, đầu những năm 1962 có động cơ turbo-jam-jet J58 và chuyẻn thành F-12. Nhưng đến sau năm 1970, chương trình mới chính thức dừng.
    Sức lực dồn vào đó quá nhiều đã kéo tụt kỹ thuật máy bay chiến đấu trên không của Mỹ so với Liên Xô. Đến hết chiến tranh Việt Nam, Mỹ không có máy bay nào so sánh với MiG-25, chiếc mày bay này cùng với bản cải tiến MiG-31 bá chủ bầu trời từ đó.
    Sau chiến tranh Việt Nam thì chênh lệch chất lượng máy bay không còn phải cãi. Những máy bay MiG-17, MiG-21 chiến đấu với những máy bay đời muộn hơn nhiều như F-8, F-4. Thậm chí, 2 chiếc MiG-19 cổ như mả tổ cũng cất cánh lao vào đoàn hơn chục chiếc F-4 hiện đại, thịt gọn 2 chú đoạn gần cuối chiến tranh (thời của các topgun).
    Thế là nước Mỹ mới quyết tâm khai tử F-12, ném hết F-4 với F-8. Tất cả các dòng máy bay chiến đấu trên không hiện có của Mỹ bị dẹp sạch, thay vào là những bản copy Liên Xô.
    Hai chiếc F-14 và F-15 mang nhiều đặc điểm kỹ thuật của MiG-25. Tuy nhiên F-14 có đôi cánh cụp xoè nặng nề.
    F-16 thì đúng là bản cải tiến chiếc YE-8.
    Còn F-15, nó chỉ khác chút MiG-25. Một chút khác biệt ở đuôi để hợp cách lái phi công Mỹ. Điểm khác lớn nhất là đầu máy bay. Người Mỹ chế tạo một chiếc máy bay đa năng, đổi tính năng không chiến lấy một số điểm của tính năng khác. Họ thu nhỏ radar tăng tầm nhìn phi công. Trừ hai điểm đó thì hai máy bay giống hệt đến mức không phân biệt được nhau.
    Thời của F-15, người Mỹ chấp nhận lùi một bước để tiến n bước. Họ hiểu không thể vượt Liên Xô bằng không chiến, nhưng không còn cách nào khác, đành phải copy để có cái mà dùng. Để còn có cơ nghiên cứu hướng khác. (nếu không, Liên Xô mà ném bom Hoa Thịnh Đốn lúc đó thì không có gì chống, hết cơ hội làm máy bay).
    Tuy nhiên, cái hướng khác đó của Mỹ lại một lần nữa thảm bại, nhưng đó là câu chuyện sau này.
    Trời đất, mình đọc trên một 4rum eng, một chú gào lên, MiG-31 giống F-15 thế, bọn rus nó lấy trộm bao giờ ????? Cũng như các chú ẻm ở đây.
    MiG-25 là mẫu máy bay vô địch trên không, dù chú có bắn hạ 100 cái thì nó vẫn vô địch. Nước Mỹ ngày nay lắm thằng hèn, to đầu đi bắt nạt một chú nhỏ bị bỏ đói 12 năm đến nay cứ khoe mãi. Mặc dù đến nay, người Mỹ đã hiểu giá của cái chiến thắng hão huyền ấy thế nào.
    Dù có chế thế nào thì MiG-25 cũng là mẫu mực của máy bay chiến đấu cuối thế kỷ 20. Phía Liên Xô và Nga, nếu tính cả MiG-31 thì đây là kiểu máy bay có tuổi phục vụ lâu nhất. Phía Mỹ, đến nay F-15 vẫn là máy bay chiến đấu trên không chủ lực (và cũng là máy bay chiến đấu trên không có tuổi thọ lâu nhất).
    Nếu ngày nay Nga và Mỹ đại chiến trên không, Mikoyan sống lại sẽ thấy, bầu trời toàn máy bay của ông, ta thì cũng MiG mà địch cũng MiG. Lúc ấy, nó khi ông trợn ngược mắt lên, lục hỏi Northrop và Boeing (cũng là ma): Thế ra Liên Xô thôn tính Mỹ rồi à.
    Trong kỹ thuật máy bay thì nghĩa đen là như vậy.
    Mấy bác ní xự như cửu An thương lấy MiG-25 so với SR-71 vè tốc độ rồi nói rằng MiG-25 thua. Đoạn trân đã nói, hai máy bay có mục tiêu và dự định hoàn toàn khác nhau. Thật ra, MiG-25 dùng để đối đấu mới một dự án máy bay chiến đấu trên không M3 và dự án máy bay ném bom hạng nặng tầm xa XB-70. Nhưng cả hai dự án đó đều thất bại từ trong trứng. Bên Liên Xô, dự án SU-100 ném bom hạng nặng tầm xa M2 cũng bỏ xó.
    Tuy nhiên, Mikoyan bị đối đầu với Khrusov, ông về hưu trước khi lão này bị đánh đổ năm 1965 và không bao giờ quay lại. Khrusov cắt ngủn các nguồn tài chính phát triển máy bay và do đó, đến đầu 1970, Liên Xô thiếu máy bay đa năng, trong khi MiG-25 là chuyên không chiến và F-15 đa năng.
    Việc này chỉ cải thiện khi có SU-27.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 11/10/2007
  9. pinarello

    pinarello Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Hé hé.... Đại giáo chủ của Tà giáo ( hay Chính giáo) Pro Russia Huy Phúc sau 1 thời gian bế quan luyện công, nay đã tái xuất giang hồ. Các bác Trần, Milano chuẩn bị lương thực, vũ khí đê , lâu nay các bác đánh với đám nhãi nhép, không xứng tầm, chán thật !
    @ Maseo: Mấy bữa trước tớ mắc đi chống lụt, hẹn gặp bác sau nhé
  10. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    "US marine không bao giờ bỏ xác đồng đội trên chiến trường"- Cubidaihiep, 2007.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này