1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nga-Chuyên gia chôm chỉa kỹ thuật quân sự!!!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tifosimilan, 16/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cái bọn wiki rác rưởi ấy.
    Câu chuyện này đã được mình kể trên box mấy năm rồi. Nhưng nội dung hoàn toàn khác.
    Thật ra, không phải ngày đó mà ngày 28-10-1958, cũng không phải các trận đánh lẻ tẻ mà một trận đánh lớn trong một chiến dịch kéo dài.
    Sau nhiều ngày liên tiếp thắng lợi, bất ngờ quan Tàu to thua lớn, một buổi sáng mất 9 MiG-15. Tầu bé rơi vào thé bí đã phải dùng tuyệt chiêu miến võ bí truyền.
    Tầu lớn một mặt thôi không quấy phá không phận tầu bé nữa, một mặt huy động dân chúng rà quyét 100km2 vùng chiến sự. Họ tìm dược nhiều mảnh nhưng may mắn còn có một quả không nổ cắm vào chiếc MiG-15, chiếc này cố hạ cánh nhưng phi công teo.
    Tầu lớn giữ lại đầu dò còn đâu mang hết cho đại ca. Đại ca gấu huy động một lực lượng to lớn nghiên cứu. các phiên bản như sau:
    K-13 năm 1959, thời gian bắn 11 giây, còn gọi là R-3 hay O b ject 310, đầu dò nhiệt.
    K-13A năm 1960, thời gian bắn 22 giây, còn gọi là R-3S cũng O b ject 310, vẫn đầu dò nhiệt. Đây là bản đầu tiên được sản xuất lớn.
    K-13A năm 1960, thời gian bắn 22 giây, còn gọi là R-3R cũng O b ject 320,đầu dò radar bán chủ dộng. năm 1966. (R=Radar chứ không phải cái wiki nói láo)
    R3U là thiết bị chỉ có đầu dò dùng huấn luyện
    RM-3V là tên lửa làm mục tiêu trên không.
    Chuyện copy thì nhiều. Mẽo nó cũng chằng hay hớm gì câu chuyện này, thậm chí còn hèn hơn. Nga thì dù sao cũng lấy được ngoài trận tiền. Còn mẽo, có mấy quả tên lửa này do đi đêm với mấy thằng tội phạm chiến tranh.
    Số là, tên lửa được phát triển ở Đức năm 1943. Phương tiện điện tử chưa cho phép chế tạo đầu dò, nhưng Đức đã có cái cánh đuôi ổn định bằng con quay. Đến năm 1950 thì Mỹ đã có bản thử nghiệm. Bản dùng trong trận đánh trên là bản đầu tiên tin cậy được sử dụng. Mấy nhà phát triển đã đổi việc không ra toà lấy chiện này.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 10/10/2007
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Một số người thì bảo rằng TU-160 và B1 giống nhau, vậy TU nhái kiểu. Đây chắc mấy chị em, tất cả mọi thứ nhái kiểu là xong.
    Câu chuyện về MiG-21, MiG-25, F-16 còn dài dài. Ta cần nhắc lại lần nữa, đó là kết quả của A-12 kéo dài cuộc sống quá lâu. Ciếc máy bay mang 30 tấn titan, chạy bằng nhiên liệu 800 độ không cháy này ngốn quá nhiều tiền của thời gian, để lại cả câu chiện dài dái.
    Mỹ sau những tụt hậu do A-12 gây ra tích cực ngâm cứu máy bay Xô Viết. Đến nỗi, dể phân thắng bại đề tài muôn thủa, cái gì tạo nên ưu thế của máy bay Nga, họ đã đóng MiG-21, MiG-23 và MiG-25 rồi bí mật thử nghiệm ở căn cứ Area51. MiG-21, MiG-23 thậm chí đã có phiên hiệu trong quân đội Mỹ.
    Đoạn này đến F-16.
    Chiếc F-4 trong chiến tranh Việt Nam thật sự dã ưỡn ngực bước vào trận, nó đời sau quá sau MiG-21, đáng ra phải như đến chỗ không người. Nhưng mà thực tế lại khác, ngay khi kết thúc chiến tranh, 2 chiếc MiG-19 vẫn tung hoành giữa hơn chục F-14 và hạ 2 chiếc trắng. F-4 thậm chí còn sử dụng bộ đuôi treo cao cổ lỗ của Thế chiến II. Cái dở của F-4 là quá kém linh hoạt để cận chiến dogfight, trong khi viễn chiến FBV chưa tốt. Cuối chiến tranh, người ta tổ chức đội TopGun hải quân, cùng với cải lui F-4, trang bị trở lại súng. Nhưng vẫn dính trận đánh trên cuối năm 1972.
    Chiéc F-16 lên chương trình phát triển vì vậy. Người ta thấy lúc nào cũng cần một máy bay nhỏ rẻ linh hoạt như MiG-21. F-16 không phải là máy bay không chiến chuyên nghiệp như MiG-21, mà là máy bay đa năng. Sự thành công của nó thế nào đến giờ không cần bàn.
    Năm 1992, trước khi Liên Xô sụp đổ, chiếc máy bay thử nghiệm MiG-1.42 xuất hiện. Nhiều bình luận hàng không nổi tiếng đã cho rằng, chiếc này giống F-16. Nhưng, các nhà bình luận lâu năm Nga chỉ cười. Một thời gian ngắn sau đó Liên Xô ta rã và cái cười của họ đã được giải mã.
    Ngay từ năm 1959, các nhà thiết kế Nga đã nhìn thấy những điểm yếu của lớp máy bay MiG-21 (bao gồm cả SR-71). Chúng có các đặc điểm chung là cánh tam giác, thân trụ và cửa hút gió khe hẹp. Những đặc điểm đó làm chúng thuận lợi trong khoảng dưới M2, nhưng trên và dưới tốc độ đó thì không tốt.
    Khi tốc độ cao, cửa hút gió khe hẹp cản không khí cấp cho động cơ và làm nóng máy bay từ đường dẫn khí dài.
    Khi tốc độ thấp, cánh tam giác chưa có lái điện tử tỏ ra kém ổn định, khi tốc độ quá cao thì cánh đó lại cản trở máy bay đổi hướng.
    Thân trụ là kết cấu tiết kiệm vỏ ngoài, nhưng thực tế cho thấy nhu cầu làm thân rộng.
    Ba nhược điểm lớn nhất trên được tìm cách khắc phục trong các mẫu máy bay YE-6 và YE-8.
    YE-6 là máy bay thử nghiệm góc đón gió lớn. Nó đã thử nghiệm bào khí. Nhược điểm của bào khí là gây bất ổn, YE-6 đã có giải pháp thông minh, khi tốc độ thấp, bào khí tự do di chuyển theo dòng khí, khôg can thiệp vào khí động, chỉ khi tốc độ cao người ta mới cố định nó lại. Đây là máy bay đầu tiên đẩy lái về trước.
    YE-8 tính chuyện bỏ cái cửa hút gió khe hẹp. Chúng nười nga đã phát minh ra phương pháp chống xung M1 bằng cửa hút gió dạng ống. YE-8 đưa cửa hút gió xuống bụng. Để thích hợp với tốc độ cao, cửa hút gió được trang bị cơ cấu điều khiển độ mở bằng áp lực gió.
    Dễ thấy rằng, các cơ cấu tự động hoá bằng cơ học đó nhanh chóng lỗi thời, ngay lập tức chúng được thay bằng tự động điện tử. Vì vậy, YE-8 không đi đến sản phẩm cụ thể. Các máy bay thử nghiệm này đã làm rõ ràng ba vẫn đề trên của lớp máy bay MiG-21.
    Kết cấu khí động của YE-8 chính là của F-16 và máy bay chiến đấu Tây Âu.
    http://www8.ttvnol.com/forum/quansu/965186/trang-37.ttvn
    Ở đây, các bạn đã đưa hình chiếc YE-8 thứ 2 (số hiệu 82) và F-16. Tuy vậy, một bạn lại chỉ trích rằng rất nhièu máy bay cửa hút gió bụng.
    Đúng là nói chuyện kiểu thời trang, chỉ cần copy cái kiểu là xong. Nếu chế tạo máy bay chỉ cần kiểu ngoài thì tớ cũng chế được.
    Như mình đã nói, tiến bộ chính của YE-8 là kết cấu khí động. Cái bào khí trước của nó về sau chia làm hai loại, cố định và di động. F-16 là MiG-29 dùng cố định. MiG-1.41 và SU-47 dùng di động.
    Cái cửa hút gió dạng ống thay đổi tiết diện thì F-16 bỏ đi kết cấu điều khiển độ mở. Tầu là Israel đưa ra một kết cấu điều khiển độ mở thông minh, cửa hút gió hơi vát, khi máy bay bay chậm, nó ưỡn bụng lên và làm mở rộng cửa .
    Cái cửa hút gió của F-16 tuy kém độ mở nhưng vẫn có những đặc điểm ưu thế của YE-8. Đó là kết cấu ống tích áp thay đổi tiết diện. Các máy bay lớp MiG-21(F-8, SR-71, SU-22,,,) dùng giải pháp khe hẹp để chống xung M1. Kết cấu này cho phép vượt M1 an toàn nhưng khi lên quá M2 cản trở và làm nóng máy bay, do khí nén tăng nhiệt độ và ma sát trong ống hẹp. Kết cấu ống đập xung tích áp tiết diện trong hơi phình ra, áp suất thay đổi nhiều lần rồi giảm trước mặt máy nén. Có thể quan sát thấy F-16 còn một giải pháp nữa mà YE-8 không có, là ống tích áp cách biệt, khi có xung M1, khí nén nóng lên không làm nóng thân máy bay.
    Còn F-89 là tiền thân của F-4, vẫn dùng ống động cơ ngắn tủn, máy nén đặt ngay miệng như động cơ thế chiến 2 thì kết cấu éo gì, cái thứ này chưa có giải pháp gì chống xung M1, đừng nói đến khe với ống, nó vượt M1 tắt động cơ như chơi. F-8 vẫn còn cái ống khe hẹp, bạn không nhin thấy, đi giữa hai chân phi công. Bề ngoài chúng thế, không phải vì có của hút gió bụng mà như nhau.
    Nói vì có cửa hút gió dưới bụng mà F-89, F-8 và F-16 cùng loại cửa hút gió thì quá luyên thuyên, cùng loại máy bay thì quá láo.
    Cái quan trọng nhất mà YE-8 đem lại là kết cấu khí động tuyệt vời, vừa ổn định khi bay chậm, vừa có thể bay rất nhanh vẫn linh hoạt, lại có thể bay với góc đón gió lớn và gia tải rất lớn. F-16 gia tải còn bé, những máy bay dùng cánh tam giác gia tải tốt nhất (Như châu Âu và MiG-1.42).
    Gia tải lớn tạo được do điều khiển được góc đón gió, chịu được gia tải lớn do kết cấu thân cánh. Cũng chính điều khiển góc đón gió mà linh hoạt ở tốc độ cao chứ không biến thành mũi tên.
    Còn ổn định tốc độ thấp đạt được bởi ổn định điện tử cùng cái bào khí. Bào khí thì con cháu chắt chút F-89 với F8 làm gì có mà nói giống F-16.
    SR-71 thì éo cần các giải pháp đó cũng chạy M3. Có gì đâu, nó cần mỗi giải pháp là tiền, giải pháp ấy đã giết chết nó.
    Cùng với F-16, máy bay chiến đấu châu Âu cũng là một hậu duệ của YE-8.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 01:55 ngày 11/10/2007
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    À, ở đoạn nữa lại có bạn bàn cái B1 và TU160.
    Vâng, rất có thể TU-160 nó copy đồ Mỹ, như mà như thế thì phải là chiếc B1A, chứ không phải B1B. Tuy nhiên, chiếc B1A đó không bao giờ thành công, vậy nên chỉ có thể nghi ngờ B1A copy TU-160 thôi.
    Thật ra, hình dang bề ngoài của những máy bay hạng nặng siêu thanh rất giống nhau. Ví như trước những máy bay này là Concorde, TU-144, XB-70, SU-100 (T-4). Tuy nhiên, giải pháp bên trong thì mạnh ai lấy làm. B1A ban đầu có tham vọng gần cỡ TU-160, nhưng không thực hiện được nên mới ra B1B.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Phá ra cười
    Ừa, giống nhau những cái đấy. Khác nhau ở chỗ con dưới lấy góc phương vị, góc tà bằng điện tử, tức thời xong. Con trên lấy góc quay cơ học, en ẻn một lúc mới xong, mục tiêu đã ra ngoài tầm bắn.
    tifosimilan đưa ra hàng loạt ảnh buyoòng lái Nga làm gì, tớ thấy toàn đồ xịn đấy chứ. Buồng lái máy bay chiến đấu Nga còn có toilet cơ, thứ đó mới là phương tiện độc chiêu.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 11/10/2007
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Về tên lửa, tất nhiên chẳng Nga Mỹ Đức nào.
    Người tầu có tên lửa thừ thời Tống. Người Ấn những năm 15xx đã dùng tên lửa làm lính Anh chạy rẽ đất. Cái tầu dùng tên lửa đầu tiên của Anh năm 1815, nhưng chán quá bỏ. CŨng từ 1812 đến 1815, Pháp và Nga dã sử dụng tên lửa không điều khiển bằng gỗ.
    Nhưng tên lửa có điều khiển đầu tiên không phải là của Đức. Người Nga đã chế tạo và thử nghiệm tên lửa đất đối không từ thế chiến 1. Thế chiến 2, ở Lênin Grad, người Nga đã lập chiến công đầu tiên bằng SAM. Tuy nhiên, quả này không thể phổ biến rộng vì cần một người rất giỏi toán điều khiển.
    Tên lửa đạn đaọ thì đúng là Đức chế ra V2, tên lửa không đối không thì Liên Xô và Mỹ đã thi nhau phát triển.
    Nhìn chung về tên lửa thì Mỹ hơi kém. Nhưng chuyện copy thì nhiều, cả Nga Mỹ và tất cả đều copy, nhưng copy của địch chỉ là những thành phần nhỏ lẻ. Tớ đã kể chuyện V-2 over ohio rồi.
    Người Nga, như vậy, di tiên phong ở phương tây về cả tên lửa có và không điều khiển. Họ đi tiên phong về lỹ thuyết và thực hành tên lửa vũ trụ thế nào thì không bàn nữa.
    Nhìn chung, có rất nhiều thứ được copy.
    Nhưng cũng có nnhững thứ người ta đổ cho là copy.
    Ví dụ, chiéc TA-183 hay được coi là mẫu của MiG-15. Nhưng câu chiện về MiG-15 đã được mổ xẻ chán chê mê mỏi. TA-183 có động cơ bên dưới người lái, đuôi kéo dài về sau, không có ống thoát dài. Còn MiG-15 có ống xả dài, đuôi trên ống xả, động cơ đặt sau buồng lái. Tốc độ dự định của TA-183 chỉ 700km/h, tốc độ bổ nhào 800km/h (mới chỉ là bản vẽ), tốc độ của MiG-15 ban đầu đã là 850km/h, sau là 1000km/h
    Cái giống nhau duy nhất là kết cấu cánh xuôi sau đuôi treo cao, thì là kết cấu của tất cả các máy bay phản lực dự định chế tạo lúc hết thế chiến 2.
    Động cơ MiG-15 được mọi người cho là ăn cắp của Anh. Láo quá. Lúc đó Anh và Liên Xô anh em thắm thiết. Liên Xô đặt hàng Nene Anh động cơ máy bay, sau này anh trở mặt, mà máy bay đã trang bị rồi, nên Liên Xô phải tự chế lấy động cơ Nene mở rộng, cải tiến thành MiG-15 Bis mạnh hơn.
    Động cơ Tr do liên xô phát triển từ trước thé chiến sau trở thành động cơ MiG-25 và là loại động cơ đạn có cánh phổ biến ngày nay.
    Hay động cơ của MiG-21 trở thành kiểu mẫu cho nhiều động cơ. Phần lớn các động cơ máy bay chiến đấu hiện nay có lõi là một kết cấu giống R-11 của MiG-21, đó là một phát minh Nga.
    Chuyện copy thì nhiều, vào các trang hàng không Đức thì thấy hầug hết các máy bay tên lửa Đức hồi thế chiến đều dược mỹ copy dập khuôn.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 11/10/2007
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cái lão này, số một thế giới vẫn cải tiến để vẫn số 1 thế giới chứ.
    AK đến đời 107 108 gì quên rồi, đã bỏ trích khí mà dùng lùi hãm cân bằng. Pháp copy tầu cái lùi hãm đòn bẩy. Một số nước thì cải cái MP45 cho nhỏ hiện đại, cũng là lùi hãm.
    Ngày nay chỉ mẽo là dùng trích khí thôi, không nói đùa, vũ khí mẽo đứng rốt mấy nước mạnh. CHắc nó đợi tiêu diệt xong Iran nghiên cứu lùi hãm là vừa. Éo miẹ, nếu Đức mà nó cấm vận thì mẽo éo có pháo tăng mà dùng.
    Lại quay trở lại câu chuyện do con A-12 đáng ghét gây ra.
    Trên kia đến đoạn Mỹ nó đóng và trang bị MiG-21, MiG-23 có phiên hiệu đàng hoàng.
    MiG-23 là phát triển liền tiếp theo của YE-8, nó vẫn còn sử dụng nhiều phương pháp tự động cơ học, nhưng nó cũng đã có một số phương pháp tự động điện tử, kể cả phương pháp chiến đấu với khoang điện tử mũi to tướng.
    Tuy vậy, MiG-23 vẫn dử dụng phương pháp ổn định cơ học khi bay, bằng két cấu cánh cụp cánh xèo để thay đổi hình dáng thích hợp với tốc độ. Khả năng ổn định của nó khá tốt và tất nhiên, như thế là cực tốt với Mỹ lúc đó.
    Người Mỹ trang bị MiG-23, cải tiến nhiều lần. Và có diều rất ít người biết, nó là cơ sở khí động cho F-117A. Chiếc MiG-23 phục vụ trong không quân Mỹ với tên YF-113. Người ta cải tiến nó nhiều lần thành YF-115, YF-117.
    Lúc này, người Mỹ còn copy nguyên cả cách thức tập trung nặng lực của Nga. Kết quả nghiên cứu ở căn cứ 51 được chuyển rộng rãi đến các hãng, cùng yêu cầy thiết kế. Dựa trên những thứ đó, chiéc Ỳ-117A tàng hình xuất hiện.
    Đó là bước đầu tiên trong n bước tiến sau bước lùi F-15. Nhưng YF-117A, sau được trang bị dưới phiên hiệu F-117A thất bại thế nào thì mọi người đã biết.
  7. pinarello

    pinarello Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Đại giáo chủ Huy Phúc nói mà không đưa link thì ai tin
    Nó đây ạh. http://area51specialprojects.com/migs.html
  8. kk123

    kk123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tặng chị vá xịp 2 tấm hình, chị tự so sánh 2 trống đạn của Thompson và PPSh nhé. Bên ngoài dĩ nhiên là tròn tròn giống nhau rồi. Trung liên RKD, MG34 đều có trống nhưng ruột cũng hổng giống à.
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. tifosimilan

    tifosimilan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    2.133
    Đã được thích:
    5.072
    [​IMG]
    Suomi có 2 loại băng đạn đấy nhé!
  10. tifosimilan

    tifosimilan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    2.133
    Đã được thích:
    5.072
    (hồi đấy Liên Xô giữ độc quyền công nghệ luyện titan, ngoài Liên Xô, titan đắt hơn vàng). Dẫn chứng? Titanium là 1 KL bình thường các nước phát triển ai lại ko có?
    Titanium of very high purity was made in small quantities when Anton Eduard van Arkel and Jan Hendrik de Boer discovered the iodide, or crystal bar, process in 1925, by reacting with iodine and decomposing the formed vapors over a hot filament to pure metal
    In the 1950s and 1960s the Soviet Union pioneered the use of titanium in military and submarine applications (Alfa Class and Mike Class)[11] as part of programs related to the Cold War.[12] In the USA, the DOD realized the strategic importance of the metal[13] and supported early efforts of commercialization.[14] Throughout the period of the Cold War, titanium was considered a Strategic Material by the U.S. government, and a large stockpile of titanium sponge was maintained by the Defense National Stockpile Center
    Trên wiki tiếng Việt
    Titan được lấy từ tên thần Titan, các con của Gaia và Uranus. Titan được phát hiện ra ở Anh bởi William Gregor vào năm 1791. Ông nhận thấy sự hiện diện của nguyên tố mới trong khoáng vật ilmenit (FeTiO3), và đặt tên nó là menachit. Cùng khoảng thời gian đó, Franz Joseph Muller cũng tạo ra một chất tương tự, nhưng không thể xác định nó. Nguyên tố được phát hiện lại một cách độc lập nhiều năm sau bởi nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth trong quặng rutil. Klaproth xác nhận nó là nguyên tố mới vào năm 1795 và đặt tên cho nó là Titan.
    Kim loại này luôn khó tách ra được từ các quặng của nó. Titan kim loại tinh khiết (99,9%) được tách ra lần đầu vào năm 1910 bởi Matthew A. Hunter bằng cách nung TiCl4 với natri trong bom thép ở 700?"800°C bằng quy trình Hunter. Titan kim loại chưa được dùng bên ngoài phòng thí nghiệm cho đến năm 1946 khi William Justin Kroll chứng minh là titan có thể sản xuất thương mại bằng cách khử titan têtraclo với magiê bằng quy trình Kroll và phương pháp này vẫn còn dùng đến ngày nay.
    Trong thập niên 1950?"1960, Liên Xô mua vét titan trên thị trường thế giới như là một chiến thuật của Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn cản quân đội Mỹ sử dụng nó. Mặc dầu vậy, Mỹ cũng có được một lượng lớn titan khi các công ty châu Âu mở mặt trận cho tình báo Mỹ mua nó.
    [​IMG]
    http://www.aerospaceweb.org/aircraft/****pits/f14/f14_panel_02.jpg
    F-14
    [​IMG]
    http://avia.russian.ee/air/****pits/mig-25_2.jpg
    Mig-25 cùng ra lò năm 1970, làm sao chôm?
    Cái A-12 ông trung ra đó là máy bay ném bon đột kích không bao giờ hoàn thành. Nó là chương trình phát triển song song với SU-47 cánh ngược.
    A-12 phát triển từ những năm 60, Su-47 ra lò năm...1997
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Sukhoi_Su-47
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 12/10/2007
    Được tifosimilan sửa chữa / chuyển vào 13:15 ngày 12/10/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này