1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nga Mỹ Trung chuẩn bị thế tam quốc.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TaoMeoYB, 09/01/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. __tc__

    __tc__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Các ông cứ coi thường TQ, nó đang ăn mòn vùng viễn đông của Nga (vốn đã ít dân) rồi đấy. Vài chục năm nữa thôi chỗ đó toàn là dân TQ.
    Rồi kinh tế nữa, cái này mới nguy hiểm, thằng Nga đang bị cấm vận nên cũng phụ thuộc ít nhiều vào TQ.
    Thời đại bây giờ, đánh bằng kinh tế còn nguy hiểm hơn vác súng bắn nhau, TQ nó trap nó con gấu vài vố thì tự ẻo chứ chả cần đánh 8-}
    holinh thích bài này.
  2. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    nếu chơi vũ khí quy ước thì khoảng bảy tháng Mỹ có thể dẹp khựa còn dùng hạt nhân thì một ngày là trung hoa đại lục biến thành đại dương hoặc đại nát béc**==**==**==
    MIHATOYAMA thích bài này.
  3. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Chiến tranh là một thương vụ. Không có lời thì không đánh, đặc biệt là Mỹ.
    1. Đánh Tàu bằng vũ khí thông thường: Không kích không thì không giải quyết được chiến trường. Đổ bộ vào đất nước 1 tỷ rưỡi dân á? Biết đổ bao nhiêu cho đủ? Trả giá đắt mà thu hồi vốn bằng không. TQ không có dầu. Liên tục chảy máu để đối thủ ngoi lên á? Bọn Mẽo không ngu.
    2. Đánh Tàu bằng hạt nhân: Tất cả đều chết. Cứ cho là Tàu không thọi Mỹ được phát nào thì đám mây bụi phóng xạ nó cũng không đứng yên ở Hoa Lục. Mấy thằng xung quanh nó để yên cho đánh đấy.
    Mới cả Mỹ đánh Tàu thì lấy ai làm Iphone cho dùng?
    Kết: Mỹ không điên, chẳng ngu. Tàu cũng vậy. Cho nên 2 thằng đó không bao giờ đánh nhau. Càng không mong chúng đánh nhau vì thằng khác.
  4. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    Nga kinh tế đang xuống dốc trầm trọng, GDP chỉ bằng 2 tỉnh Quảng Đông và Giang Tô của 3 ship, trình khoa học kỹ thuật thì tiến như rùa bò suốt 20 năm nay, hầu như ăn của để dành từ thời Xô viết thì tư cách gì so với Mỹ hay Tàu?
    Dám 10 năm nữa Nga còn thua cả Brazil, Hàn Xèng, kinh tế văng khỏi top 10 thế giới lắm à nha:-D
  5. vodka_putinka

    vodka_putinka Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/07/2014
    Bài viết:
    1.271
    Đã được thích:
    4.720
    Công nhận bạn trẻ này chém kinh thật . Bạn vui lòng làm 1 cái kế hoạch cụ thể sau 7 tháng thì tàu khựa bại trận xem nào ?
    --- Gộp bài viết: 12/01/2015, Bài cũ từ: 12/01/2015 ---
    Vậy mà sao đại ca Mỹ ko làm 1 phát cho chết luôn nhỉ ? Cứ để nó vậy ngứa mắt quá
  6. 18thangnv

    18thangnv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2014
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    24
    Bác nói đúng chẳng khi nào mấy thằng lớn đánh nhau. Bọn nó chỉ đi đánh mấy thằng nhỏ hoặc xúi dại mấy thằng nhỏ đánh nhau.
    gaume1 thích bài này.
  7. TaoMeoYB

    TaoMeoYB Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    3
    giờ không còn thời kỳ chiến tranh vũ trang, giờ là chiến tranh kinh tế các nước lớn giành thuộc địa bằng sự ảnh hưởng chiến tranh mạng. Vũ trang ít nhiều chỉ còn tính răn đe hoặc là công cụ để các nước nhỏ nói chuyển với nhau. Những nước lớn với chiếc ô hạt nhân xóa nhòa khoảng cách về vũ trang rồi
  8. TaoMeoYB

    TaoMeoYB Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    3
    10 năm nữa kinh tế văng khỏi top 10. Bắc lên xem lại dự đoán kinh tế trong 10 năm nữa của bọn Mỹ nhé.
  9. NicoLaRigoni

    NicoLaRigoni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    131
    "bùn đen" đến hoàn cảnh mới
    Năm 1969, quan hệ Trung Xô từng được ví như ở trạng thái “rơi vào bùn đen” khi mâu thuẫn của hai nước này gần như có thể bùng phát chiến tranh toàn diện.
    Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông là để chuẩn bị cho chiến tranhMỹ, Nhật đánh nhau với TQ vì Senkaku có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhânQuan chức Nga: Chiến tranh Trung-Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gianHải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu xảy ra chiến tranh biển với Nhật?
    [​IMG]
    Ông Tập Cận Bình – ************* Trung Quốc cụng li rượu vodka với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi lễ ký kết thỏa thuận mua - bán khí đốt vào ngày 21/5/2014
    Báo Businessinsider gần đây đang tải một bài phân tích thu gọn một số nội dung chính, trích dẫn từ cuốn sách mang tên "The Russia-China Axis: The New Cold War And America's Crisis Of Leadership" (tạm dịch là: Trục quan hệ Trung Nga: Chiến tranh Lạnh mới và khủng hoảng lãnh đạo của nước Mỹ) do hai cây bút nghiên cứu có tên Douglas E. Schoen và Melik Kaylan là đồng tác giả.

    Trong cuốn sách này, Douglas E. Schoen và Melik Kaylan đưa ra những nhận định cho rằng chỉ có cách duy nhất để nước Mỹ có thể chống đỡ và chiến đấu với những mối đe dọa do trục quan hệ Trung – Nga đó chính là phải tái sinh “khả năng lãnh đạo toàn cầu”, cụm từ thường được truyền thông Nga, Trung Quốc miêu tả là “bá chủ thế giới”.

    Douglas E. Schoen và Melik Kaylan cho hay, hiện nay, Trung Quốc và Nga đang cộng tác và hợp tác với nhau ở một cấp độ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, đặc biệt là trên các phương diện, lĩnh vực quan trọng như: chính trị, kinh tế, quân sự.

    Cuốn sách của hai tác giả khẳng định rằng sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong những lĩnh vực trên cho thấy họ không đi chệnh một hướng đi duy nhất là chống lại sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ và chia rẽ phương Tây.

    Douglas E. Schoen, Melik Kaylan cho rằng: Nga, Trung Quốc và các quốc gia vệ tinh nằm trong vùng ảnh hưởng của họ dường như đang tìm kiếm các thủ đoạn nhằm làm xói mòn quyền lực của nước Mỹ, đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vị trí lãnh đạo thế giới đồng thời thiết lập một cơ cấu quyền lực toàn cần chống phương Tây kiểu mới.

    Một trong những nội dung chính của cuốn sách đề cập: Cả Nga và Trung Quốc đều đang có những hành động và thái độ mang tính chất quyết đoán, thù nghịch (theo quan điểm Mỹ) vượt phạm vi lãnh thổ cố hữu của mình. Nga ở Trung và Đông Đâu trong khi đó Trung Quốc đang gây náo loạn toàn bộ khu vực châu Á.

    Theo nhận định của tác giả cuốn sách, sở dĩ Nga và Trung Quốc có những hành động và thái độ như vậy là do thiếu những phản ứng quyết đoán mang tính hệ thống của lãnh đạo Mỹ chứ không phải chỉ đơn lẻ vì Washington muốn chuyển trọng tâm và sự chú ý của mình vào “Chiến lược xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Obama.

    Cuốn sách chỉ ra một ví dụ có thể cho thấy rõ ràng sự bất lực của nước Mỹ trong hành động và phản ứng đó là việc Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea của Ucraine vào lãnh thổ của mình trong tháng 3 năm 2014, đồng thời chỉ ra nguy cơ cho thấy Ucraine rất có thể sẽ tiếp tục mất thêm một vài khu vực lãnh thổ nữa về tay Nga nếu tình trạng hỗn loạn ở miền Đông Ucraine không chấm dứt hoàn toàn dưới sự nhất trí và mong muốn của tất cả các bên.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Putin sánh bước với lãnh đạo TQ Tập Cận Bình nhân dịp tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh, TQ ngày 11/11/2014
    Đáng chú ý, trong sự kiện sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga, trái với những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc ngấm ngầm ủng hộ việc làm của Nga khiến cho những nỗ lực của Mỹ và châu Âu thu được rất ít kết quả.

    Đổi lại thái độ của Bắc Kinh đối với sự kiện tháng 3/2014, Moscow cũng rất kiệm lời khi Trung Quốc tiến hành các hành động xâm phạm chủ quyền có thể nói là không thể chấp nhận được với các quốc gia láng giềng ở phương Nam, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương Thạch Du và đoàn phương tiện hộ tống hùng hậu ngang nhiên vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như xâm chiếm một bãi cạn do Philippines đang kiểm soát.

    Nội dung của cuốn sách cũng nêu bật nhận định rằng, hiện đã hình thành rõ ràng một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với người chơi là những đối thủ cũ vốn đã mạnh hơn nhiều lần so với thể trạng cách đây vài thập kỷ.

    Điều đáng chú ý là, theo tác giả cuốn sách về chính trị toàn cầu này, trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới nói trên nước Mỹ đang ở giai đoạn lộn xộn, thiếu quyết đoán hơn nhiều so với thời kỳ cầm quyền của cựu Tổng thống Carter.

    9 cách làm suy yếu ảnh hưởng Mỹ của trục quan hệ Trung Quốc – Nga

    Một trong những nội dung khá thú vị được trình bày trong cuốn sách đó là những tiên lượng trong đó chỉ rõ các phương thức và theo các tác giả đó là những mục tiêu mà quan hệ Trung Quốc – Nga đang thực hiện để làm xói mòn quyền lực, lợi ích, ảnh hưởng của Mỹ và thế giới phương Tây.

    9 nội dung được đề cập phía dưới theo nhận định của các tác giả làm chủ cuốn sách, dựa trên các đánh giá chủ quan, cá nhân. Chúng chỉ có giá trị tham khảo, giúp người đọc, cơ quan nghiên cứu chiến lược có thêm các tư liệu nghiên cứu, đánh giá, so sánh, kiểm chứng trong tương lai:

    - Trung Quốc, Nga đều đang trong quá trình xây dựng lực lượng quân sự khổng lồ, trong đó nhấn mạnh cả lực lượng hạt nhân lẫn lực lượng thông thường. Trong quá trình này Nga, Trung Quốc có thể cộng tác, cung cấp vũ khí, hỗ trợ kỹ thuật cho nhau, đáng chú ý nhất là khả năng phòng thủ tên lửa, trên thực tế, Bắc Kinh và Moscow đã ký kết với nhau một thỏa thuận đối tác.

    - Thực hiện các chính sách kinh tế, thương mại thù địch, bí mật trong tất cả các lĩnh vực từ thỏa thuận mua bán dầu thô, khí đốt đến hợp tác với các quốc gia phát triển mới nhằm tạo ra những thể chế tài chính quốc tế thay thế những gì đã được lập ra.

    - Tiến hành những hành động thù nghịch để củng cố và bành trướng các tuyên bố lãnh thổ trong phạm vi có thể bao trùm ảnh hưởng, vi phạm các tiêu chuẩn, nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các tuyên bố, hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc đối với các đảo, đá tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông…

    - Hỗ trợ về kinh tế, quân sự, đặc biệt là công nghệ hạt nhân cho một số quốc gia (theo đánh giá của Mỹ và cứng đầu, xấu sa)…

    - Sử dụng các các nguồn tài nguyên năng lượng, tài nguyên vật liệu thô như là một trong những vũ khí quyết định trong các cuộc chiến thương mại.

    - Là nơi xuất phát những đợt tấn công mạng nhiều, mạnh nhất trên quy mô toàn cầu, mục tiêu nhằm thẳng vào các đối tượng của Mỹ và phương Tây.

    - Phát động một cuộc chiến tình báo, gián điệp chống lại thế giới phương Tây. Đỉnh điểm của nó bắt đầu từ năm 2013 thông qua việc một cựu nhân viên an ninh Mỹ có tên Edward Snowden được nước ngoài cho tị nạn…

    - Gián tiếp hỗ trợ các tổ chức được Mỹ liệt vào danh sách khủng bố như Hamas và Hezbollah.

    - Liên kết, hỗ trợ nhau trên các diễn đàn do Liên Hợp Quốc tổ chức bằng hình thức bỏ phiếu phủ quyết.

    [​IMG]
    Lãnh đạo Nga - Trung tham gia Diễn đàn Tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải, TQ diễn ra ngày 20/5/2014
    Tuy nhiên, cuốn sách này cũng đã đề cập một thực tế không thể phủ nhận đó là cả Trung Quốc, Nga và Mỹ đều cũng đang phải đối đầu với các vấn đề nghiêm trọng như từ chủ nghĩa khủng bố đến chiến chiến tranh ở Afghanistan; từ bất ổn ở Tây bán cầu đến khả năng Iran có thể trở thành quốc gia có vũ khí hạt nhân.

    Douglas E. Schoen và Melik Kaylan giải thích rằng họ hoàn toàn hiểu rằng, đối với một số người, các nội dung được đề cập trong cuốn sách có thể là rất cực đoan và vô căn cứ.

    Douglas E. Schoen và Melik Kaylan cho rằng đối với nhiều người sự ấm lên trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow có lẽ chỉ là cái mặt nạ che dấu đi một lịch sử có truyền thống chia cắt và thù địch lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc – thực tế được thể hiện rõ nét nhất trong Chiến Tranh Lạnh thế hệ cũ khi quan hệ Trung – Xô từng bị gián đoạn nghiêm trọng trong thế giới của Chủ nghĩa Cộng Sản.

    Năm 1969, quan hệ Trung – Xô từng được ví như ở trạng thái “rơi vào bùn đen” khi hai nước lớn này nảy sinh các mâu thuẫn gần như có thể bùng phát chiến tranh toàn diện.

    Tuy nhiên, chiều hướng đã thay đổi khi cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev tiến hành chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 5/1989 và sự mật thiết trong quan hệ Nga – Trung đã dần lớn lên sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Nước Nga mới sau sự sụp đổ của Liên Xô và chính quyền Trung Quốc nhận thấy họ cần nhau hơn bởi các mối tương đồng về chiến lược giữa họ đang lớn mạnh.

    Thự tế, hiện nay, Trung Quốc và Nga vừa coi nhau là đối tác và đối thủ. Ở khu vực Viễn Đông, người Nga đặc biệt quan ngại chủ nghĩa bành trướng kiểu TQ cũng như thực tế người TQ đang xâm lấn vào lãnh thổ ở hướng Đông của Nga dưới vỏ bọc các dòng người tị nạn.

    Về phần mình, Trung Quốc cũng lo ngại rằng người Nga có thể thực hiện giấc mơ liên kết các quốc gia Liên Xô cũ thành một khối giống như Liên minh châu Âu từ đó có thể làm cho các cơ hội kinh tế của Trung Quốc bị đe dọa, đặc biệt là ở địa bàn khu vực Trung Á.

    Rõ ràng, giữa trục quan hệ Trung Quốc – Nga, việc chia sẻ lợi ích với nhau có thể bị ảnh hưởng nặng bởi áp lực của cạnh tranh và các mục tiêu thực sự của mỗi nước.
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...he-TrungNga-trong-hoan-canh-moi-post154922.gd
    :-t
  10. MIHATOYAMA

    MIHATOYAMA Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    1.084
    Nga tuổi gì đòi đứng ngang hàng với Mỹ-Tàu khi GDP chỉ ngang bằng với 2 tỉnh Giang Tô và Quảng Đông, chưa kể là tốc độ tăng trưởng thì như con rùa suốt mấy năm nay, bây giờ lại còn thụt lùi nữa:)):)):))

Chia sẻ trang này