1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngắm Trái Đất từ không gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hello_Vietnam, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Ngắm Trái Đất từ không gian

    Từ lâu chúng ta đã biết rằng trái đất hình cầu. Các nhà du hành vũ trụ khi ở trong không gian có thể nhìn bao quát được toàn bộ "quả cầu" này. Nhưng em thắc mắc là không biết khi đạt đến độ cao (tối thiểu) bao nhiêu km so với mặt đất thì chúng ta bắt đầu có thể nhìn thấy toàn bộ quả địa cầu "lơ lửng" trong không gian? (Là 50km, 100km hay 200km?) Và tình trạng không trọng lực xuất hiện bắt đầu từ độ cao nào?
    Xin các bác chỉ giáo ạ!
  2. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Khi lên đến độ cao khoảng 30km thì đã có thể thấy bầu trời màu đen và Trái đất màu xanh (blue) ở phía dưới. Thêm vào đó có thể cảm nhận được độ cong ở phía đường chân trời. Đây là cảm nhận của 1 số phi công lái các máy bay đặc biệt lên đến độ cao này. Tất nhiên lên càng cao nữa thì Trái đất càng thu nhỏ lại và độ cong càng rõ ràng. Anh không nghĩ rằng có 1 con số cụ thể cho độ cao này vì tuỳ theo mỗi người thôi. Tuy nhiên quốc tế qui định độ cao trên 100km được coi là đã ra ngoài khoảng không vũ trụ.
    Còn tình trạng k0 trọng lực k0 liên quan gì đến độ cao hết. Cứ thử nhảy từ trên ghế xuống là em đã được "thưởng thức" tình trạng này trong vài phần trăm giây rồi đấy :D
    Hãy chú ý rằng k0 nhất thiết phải bay vào vũ trụ trên tàu không gian mới có tình trạng này mà có 1 số máy bay đặc biệt (Zero-G, Vomit comet...) thường bay lên rất cao rồi tắt máy, lượn vòng rồi "rơi" thẳng xuống đất cũng tạo ra được tình trạng không trọng lượng trong vài phút. Các máy bay này thường được dùng để huấn luyện phi công vũ trụ hoặc làm 1 số thí nghiệm đơn giản. Tất nhiên cũng có thể đăng ký bay nếu em có đủ 100.000 USD
  3. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    1.5*10^7m, tức là khoảng 15000km bác ạ
    Ảnh trên hiện ra ở độ cao 100000km, ô vuông nhỏ hơn là 10000km.
    [​IMG]
  4. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Hình như đó chỉ là cái độ cao để người ta dự thi lấy 10 triệu đô (con tầu tên là SpaceShipOne trúng thì phải), chứ thực ra thì khoảng 70-80km cũng là ra ngoài vũ trụ zồi ạ. Còn thoát hẳn ra khỏi khí quyển của trái đất thì cỡ phải 10000 kây số. ISS đang lơ lửng ở độ cao hơn 350 kây số thì phải ạ.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Không có tình trạng không trọng lực . Chỉ có tình trạng không trọng lượng thôi.
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ngày 20/10/2004, tàu SpaceShipOne đã bay vượt lên trên độ cao 100 km (chính xác là khoảng 113 km), giành giải thưởng Ansari X Prize trị giá 10 triệu $.
    Dựa trên thành công của SpaceShipOne, công ty Virgin Galactic đang có kế hoạch phát triển đội tàu SpaceShip đưa du khách lên độ cao từ 100 đến 150 km (khoảng năm 2009 sẽ bắt đầu, giá vé dự kiến khoảng 200000 $)
    [​IMG]
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Trên vnexpress.net mới có bài viết này khá hay
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/04/3B9F5586/
    Trái đất qua ống kính trên cao
    Có cả nghìn bức ảnh trái đất nhìn từ vũ trụ, nhưng chỉ có hơn hai chục nhà du hành được nhìn thấy nó toàn thể bằng mắt thường: họ là những nhà du hành bay trên quỹ đạo thấp của trái đất.

    [​IMG]
    Bức ảnh này chụp tháng 12 năm 1972, do phi hành đoàn của tàu Apollo 17 chụp lại khi đang bay lên mặt trăng, tập trung vào châu Phi và Nam cực.
    Núi lửa Cleveland

    [​IMG]
    Núi lửa Cleveland trên vùng đảo Aleutian ở Alaska phun ra cột tro. Ảnh do Jeff Williams chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế tháng 5/2006. Chỉ 2 giờ sau khi chụp, núi lửa ngừng phun.
    Trái đất mọc

    [​IMG]
    Bức ảnh chụp năm 1968 cho thấy trái đất đang hiện ra phía trên mặt trăng lạnh lẽo. Nhà du hành của tàu Apollo 8 Bill Anders ghi lại cảm tưởng về điều này: "Chúng tôi tới đây để khám phá mặt trăng, và điều quan trọng nhất là chúng tôi đã khám phá trái đất". Bức ảnh thể hiện hướng nhìn nguyên gốc, mặc dù trong các bản sao khác, người ta vẫn thích để bề mặt mặt trăng nằm dưới đáy bức ảnh hơn.
    John Glenn

    [​IMG]
    Thượng nghị sĩ-nhà du hành John Glenn chụp trái đất từ tàu con thoi Discovery tháng 10 năm 1998. Glenn đã 77 tuổi khi tham gia chuyến bay này - 36 năm sau chuyến bay Mercury khiến ông trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo. Chuyến bay năm 1998 khiến ông đi vào lịch sử lần nữa, trở thành người cao tuổi nhất du hành trong không gian.
    Đón ánh mặt trời

    [​IMG]
    Cánh tay robot của tàu con thoi Endeavour thò vào ống kính đang quan sát mặt trời và các tia phản xạ của nó từ các đại dương bị mây bao phủ trên trái đất. Đó là thời điểm tháng 6 năm 1996.
    Sự ra đời của cơn bão biển
    [​IMG]
    Cơn bão nhiệt đới Claudette được ghi lại trong ảnh, chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế tháng 7 năm 2003. Cơn bão đang tiến về căn cứ của các nhà du hành tại Houston, mang theo gió mạnh và mưa to.
    Trung Đông

    [​IMG]
    Bức ảnh do tàu con thoi Atlantis chụp năm 1997 về Trung Đông, được bao quanh bởi biển Địa Trung Hải, biển Đỏ và châu thổ sông Nile. Đó là một trong những tác phẩm ưa thích của Eileen Collins, nhà nữ du hành đầu tiên làm cơ trưởng một chuyến bay con thoi. "Tôi thích nhìn xuống vùng này từ vũ trụ và nghĩ về tất cả lịch sử đã diễn ra ở cái nôi của nền văn minh này... và nghĩ về rất, rất nhiều thế hệ người đã sống ở đó. Đó thực sự là một cảm giác khiêm nhường", Collins nói.
    Bình minh trong vũ trụ

    [​IMG]
    Cảnh mặt trời mọc là một trong những hình ảnh hùng vĩ đối với các nhà du hành của tàu con thoi Endeavour, trong chuyến chụp ảnh bằng radar năm 1994. Ánh dương nằm kẹp giữa quầng khí màu xanh lơ và chân trời bóng sáng của trái đất.
    Các sóng mây

    [​IMG]
    Trong chuyến bay của Gemini 7 vào tháng 12 năm 1965, nhà du hành James Lovell đã chụp bức ảnh này cho thấy các đám mây quét dọc theo sườn đông của dãy núi Andes.

    T. An (theo MSNBC)
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Giá vé của một chuyến Zero-G chỉ là 3500$ + thuế. Trọng lực tổng hợp sẽ được thay đổi nhờ vào các đường bay parabol (cụ thể như thế nào trong tuần trước các báo nói về chuyến bay của Hawking đã nói mãi rồi).
    [​IMG]
    Tập đoàn Zero-G dùng máy bay Boeing 727 chế lại để phục vụ cho các chuyến bay. Trung bình, 1 chuyến bay kéo dài 2 tiếng, thực hiện 15 đường bay parabol, trong đó 2 lần mô phỏng trọng trường Sao Hỏa, 3 lần mô phỏng trọng trường Mặt Trăng và 10 lần trạng thái không trọng lượng
    [​IMG]
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Muốn ngắm Trái Đất ngoài không gian, bạn có 2 cách lựa chọn :
    1. Chi ra khoảng 25 triệu $ để ngắm Trái Đất từ khoảng cách 350 km (trạm ISS)
    2. Chờ thêm 3 hoặc 4 năm nữa, chi ra khoảng 200 nghìn $ để ngắm Trái Đất từ độ cao 150 km (mong rằng lúc đó giá chỉ có giảm chứ không có tăng so với giá dự kiến của công ty Virgin Galactic)
    Còn muốn nếm trải cảm giác không trọng lượng và trọng trường của Mặt Trăng, Sao Hỏa, bạn chỉ cần chi ra khoảng 3500$, có thể đăng ký ngay từ bây giờ

    Nhưng muốn gì thì gì, cũng cần phải có thêm 1 thứ mà có tiền cũng không thể mua được, đó là SỨC KHỎE
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 06/05/2007
  10. ThichMit

    ThichMit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.132
    Đã được thích:
    0
    Mới có bác gì U60 còn đi được nữa là anh em mình.
    Tóm lại chỉ cần có tiền là đi được

Chia sẻ trang này