1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngắm Trái Đất từ không gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi hello_Vietnam, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Phải có sức khỏe chứ bạn. Năm ngoái, đáng nhẽ ra vị khách du lịch vũ trụ thứ 4 là thương gia Nhật Bản Enomoto Daisuke. Nhưng vì lý do sức khỏe, 1 tháng trước chuyến bay dự định, vị trí của Enomoto đã được nhường lại cho Anousheh Ansari.

    [​IMG]
    Ansari và Enomoto​
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 11/05/2007
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Một số hình ảnh về quá trình tập luyện trước khi bay vào vũ trụ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://suzymchale.com/kosmonavtka/trainsurv.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 11/05/2007
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ngắm Trái Đất từ khoảng cách 960 km​
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0705/earth_galileo_big.mov
    Apod (Astronomy Picture of the Day) hôm nay đăng đoạn film tổng hợp những bức ảnh tàu Galileo chụp Trái Đất từ khoảng cách 960 km. Trên đoạn đường tiến đến Sao Mộc, tàu Galileo đã bay qua 1 số hành tinh để tăng tốc độ. Các bức ảnh này được chụp trong lần bay qua đầu tiên năm 1990 với khoảng thời gian giữa mỗi lần chụp là 25h
    [​IMG]
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đám cưới đầu tiên ngoài không gian​
    [​IMG]
    Nếu không có gì thay đổi sau vài năm nữa, hai ông bà Mitch Walling (55 tuổi) và Cindy Cashman (48 tuổi) sẽ tiến hành hôn lễ trên chiếc phi thuyền của công ty Rocketplane, tại độ cao 62 dặm, trong tình trạng không trọng lượng. Mitch Walling là một phi công, Cindy Cashman là một chuyên gia markerting, đồng thời bà cũng là nhà văn và phát thanh viên. Họ quen nhau trên một trang web tìm bạn đời và đã thống nhất với quyết định tổ chức hôn lễ ngoài không gian.
    Theo kế hoạch, sẽ có 4 người trên chiếc phi thuyền hạnh phúc. Walling, Cashman, người phi công và một người làm chứng. Chuyến bay sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng và có 4 phút ở trạng thái không trọng lượng. Willing và Cashman sẽ tốn khoảng nửa triệu USD và sẽ phải chờ từ 2 đến 3 năm nữa để biến ước mơ của họ thành hiện thực.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://jscms.jrn.columbia.edu/cns/2007-03-13/dang-loveinouterspace
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 02/06/2007
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đám cưới đầu tiên ngoài không gian​
    [​IMG]
    Nếu không có gì thay đổi sau vài năm nữa, hai ông bà Mitch Walling (55 tuổi) và Cindy Cashman (48 tuổi) sẽ tiến hành hôn lễ trên chiếc phi thuyền của công ty Rocketplane, tại độ cao 62 dặm, trong tình trạng không trọng lượng. Mitch Walling là một phi công, Cindy Cashman là một chuyên gia markerting, đồng thời bà cũng là nhà văn và phát thanh viên. Họ quen nhau trên một trang web tìm bạn đời và đã thống nhất với quyết định tổ chức hôn lễ ngoài không gian.
    Theo kế hoạch, sẽ có 4 người trên chiếc phi thuyền hạnh phúc. Walling, Cashman, người phi công và một người làm chứng. Chuyến bay sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng và có 4 phút ở trạng thái không trọng lượng. Willing và Cashman sẽ tốn khoảng nửa triệu USD và sẽ phải chờ từ 2 đến 3 năm nữa để biến ước mơ của họ thành hiện thực.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://jscms.jrn.columbia.edu/cns/2007-03-13/dang-loveinouterspace
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 02/06/2007
  6. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Trên đấy uống champagne kiểu gì các bác nhỉ
  7. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Trên đấy uống champagne kiểu gì các bác nhỉ
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Chắc là cũng giống như uống nước trên ISS thôi. Bạn cố chờ 2 hoặc 3 năm nữa là rõ ngay mà
    Thêm 1 cặp vợ chồng nữa muốn ra ngoài không gian: George Whitesides và Loretta Whitesides. Họ quyết định sẽ đi honeymoon ngoài không gian (có lẽ gọi là honey minute thì đúng hơn, vì tình trạng không trọng lượng chỉ diễn ra trong có vài phút). Chi phí cũng vào khoảng 400 nghìn USD.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://jscms.jrn.columbia.edu/cns/2007-03-13/dang-loveinouterspace
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Giá vé du lịch lên ISS ngày càng tăng​
    Ngày 12/10 vừa rồi, Richard Garriott đã trở thành vị khách du lịch thứ 6 lên thăm trạm không gian ISS trên tàu Soyuz-TMA-13. Chi phí của chuyến bay là 30 triệu USD
    Kể từ du khách đầu tiên Denis Tito (2001) rồi đến Mark Shuttleworth (2002), Gregory Olsen (2005) và Anousheh Ansari (2006), chi phí cho "chiếc vé" lên ISS là khoảng 20 triệu USD (mặc dù Ansari không công bố chính xác nhưng số tiền bà trả cho chuyến bay được dự đoán cũng vào khoảng này). Số tiền vị du khách thứ 5, Charles Simonyi, đã trả cho chuyến bay năm 2007 là khoảng 25 triệu USD. Đến chuyến bay năm nay, chi phía đã là khoảng 30 triệu USD.
    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/da/Soyuz_TMA-13_lift_off_with_Expe***ion_18_crew_from_Baikonur_Cosmodrome.jpg/180px-Soyuz_TMA-13_lift_off_with_Expe***ion_18_crew_from_Baikonur_Cosmodrome.jpg
    Ảnh : Soyuz-TMA-13 được phóng lên không gian​
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trái Đất vào ban đêm
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh Trái Đất vào ban đêm khi nhìn từ vũ trụ. Những khu vực đông dân cư và phát triển mạnh như Mĩ, Nhật, châu Âu có thể nhận ra dễ dàng nhờ ánh điện lấp lánh. Những vùng tối hơn bao gồm châu Á, Nam Mĩ, châu Phi và Australia. Bức ảnh trên được tổng hợp từ hàng trăm bức ảnh của các vệ tinh DMSP.
    Nguồn: APOD
    * DMSP (Defense Meteorological Satellites Program) là một chương trình của không quân Mĩ triển khai vào giữa những năm 1960. Các vệ tinh DMSP có mang theo đầu dò gamma nhằm phát hiện các nguồn phát xạ gamma năng lượng cao và theo dõi môi trường Trái Đất. Ngày nay ngoài nhiệm vụ chính, các vệ tinh này còn được sử dụng vào mục đích liên lạc toàn cầu.

Chia sẻ trang này