1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngàn việc lành

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 25/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mong mọi người góp ý và cùng thực hiện, cùng làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn
    1.Tặng người một nụ cười chân tình
    2.Tặng người sự quan tâm ấm áp
    3.Tặng người một câu khen ngợi đúng lúc đúng người đúng việc
    4.Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
    5.Nấu một bữa cơm ngon cho gia đình, bạn bè
    6.Tặng người manh áo, tấm quần
    7.Tặng người quyển sách hay
    8.Tặng người bông hoa đẹp
    9.Trồng cây trồng rau trồng hoa...
    10.Giúp bạn hiểu bài
    11.Giúp người viên thuốc
    12.Giúp người tìm thày chữa bệnh
    ...
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    13.Mời người khát uống nước
    14,Quên những chuyện ác cũ, biết tha thứ bao dung
    15.Làm được điều gì giúp ai đừng đòi trả ơn
    16.Gần gũi bạn lành để tích cực học tập và thực hành điều hay của họ
    17.Làm cho gia đình mình ổn định
    18.Giúp những gia đình bị li tán được đoàn tụ, hạnh phúc
    19.Mới nghe sự việc không nên vội kích động, suy nghĩ thấu đáo để làm việc cho hợp tình hợp lý hợp đạo
    20.Không nên thất tín với người
    21.Giữ thân thể mạnh khỏe,
    22.Không gây gổ với người
    23.Không quên ơn người
    24.Thấy việc thiện thì dứt khoát làm ngay, thấy việc ác thì dứt khoát bỏ ngay
    ....
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Biết Đủ Thường Vui

    Trên đời hiếm người không bệnh tật, tất cả đều do mình tạo lên. Xét nghĩ bệnh tật khổ mà không có bệnh tức là Phúc.

    Đói rét khổ mà được no ấm tức là Phúc.


    Cuộc sống khổ mà không bị hoàn cảnh làm ảnh hưởng tức là Phúc.


    Trong đời loạn thế khổ, mà được bình an tức là Phúc.


    Lao ngục khổ mà được an phận tức là Phúc.


    Chớ nên thèm muốn cuộc sống tốt đẹp của người khác, vì có người còn khổ hơn mình. Không than phiền số phận bạc bẽo, bởi có người còn khốn khó hơn mình. Nhiều khi vì làm việc xấu ác nên trong tâm luôn bị sầu não dày vò, tật bệnh hành hạ.


    Người làm thiện tích đức, âm phúc được dồi dào, tất sẽ có trời đất phù hộ. Vì vậy, sống trên thế gian mà không gặp phải tật bệnh, tai ương thì phải nên biết đủ (tri túc).


    Sở dĩ có phiền não, sầu muộn chỉ vì tâm nghĩ không triệt để, nhìn nhận chưa thấu đáo. Do đó bản mệnh vốn trường thọ tự tại trở nên ngắn ngủi. Nay khuyên mọi người nên tri túc sẽ thường được an lạc.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bớt nhậu để làm việc thiện Phổ Tâm
    (TBKTSG Online) - Có một số người ăn nhậu bao nhiêu cũng không tiếc tiền, nhưng không bao giờ biết chung tay góp sức vì cộng đồng hoặc tham gia các chương trình từ thiện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.​
    Tối mùng 2, nhóm thân hữu chúng tôi cùng hẹn gặp tại nhà người bạn thân từ hồi đại học để chúc tết. Nhà bạn ở quận Bình Tân, TPHCM, cửa ngõ về miền Tây. Nhà chúng tôi thì ở phía quận Bình Thạnh, cửa ngõ đi các tỉnh miền Đông, ra Trung, xuôi Bắc.
    Bạn cho biết, tết Nhâm Thìn là lần đầu tiên sau 15 năm bước vào đời mưu sinh có sự giao thiệp xã hội rộng rãi, đã tự thỏa hiệp với bản thân là không nhậu quá chén trong ba ngày tết. Thú vui của bạn trong những ngày xuân là nằm võng đọc sách, chiêm nghiệm chuyện đời và tìm cho mình một triết lý sống. Tuổi của bạn năm nay chỉ 39, con gái đầu lòng học lớp 2, còn vợ thì đang mang bầu bé trai thứ hai.
    Vì bạn là chân đi, cho nên công việc quanh năm suốt tháng lúc nào cũng tất tả ngược xuôi Nam-Trung-Bắc, thậm chí là những nơi biên địa, hải đảo. Một năm có 12 tháng thì hết sáu tháng bạn vắng mặt ở Sài Gòn. Thói quen của bạn mỗi khi đi công tác, vào ban đêm ngồi nhâm nhi một mình ở một địa phương nào đó đều nhắn tin “tám” với chúng tôi. Có nhiều cơ sở để nghĩ đến bạn là mẫu người “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao” bởi vì những cuộc vui huyên náo từ lâu đã không còn cuốn hút bạn nữa.
    Những ngày tháng chạp cuối năm Tân Mão, lúc ở Nha Trang, bạn nhắn tin là vừa tiếp xúc với một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em bất hạnh, khuyết tật, mồ côi đang cần những nhà hảo tâm bảo trợ 200.000 đồng/cháu/tháng. Bạn nhắn tin qua điện thoại di động đến khắp nơi và bước đầu cũng đã tìm được năm bảy anh em cùng trang lứa hồi âm, tán thành việc làm thiện nguyện theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Năm bảy thân hữu đầu tiên đã hứa mỗi người nhận bảo trợ hai cháu. Tiền ủng hộ nuôi dưỡng các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh thương tâm, mỗi người sẽ tự chuyển khoản ra Nha Trang vào ngày đã chọn trong tháng. Trở lại Sài Gòn những ngày cận tết Nhâm Thìn, trong buổi tất niên thân mật bạn không quên gửi các thân hữu mỗi người hai bộ sơ yếu lý lịch của các trẻ bất hạnh để đọc hiểu và thương chúng nhiều hơn.
    Bạn lại kể tiếp, có một số thân hữu khác, dù đời sống rất khá giả, ăn nhậu bao nhiêu cũng không tiếc tiền, thế nhưng chẳng tỏ vẻ hào hứng khi nhận được tin nhắn kêu gọi bảo trợ trẻ em bất hạnh hoặc những chương trình từ thiện khác mà trước đó đã từng đề cập đến.
    Một doanh nhân từng tâm sự với người viết rằng, muốn làm việc từ thiện thì cần phải bắt đầu từ những việc nhỏ rồi dần dần nâng lên thành việc lớn. “Hồi thập niên 1990, dù gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì nhưng đã phát tâm ủng hộ mười cơ sở từ thiện mỗi nơi 10 ki lô gam gạo/tháng. Việc ấy cứ âm thầm diễn ra suốt gần 20 năm qua, giờ đã nâng lên thành 100 ki lô gạo/tháng/cơ sở từ thiện. Hiện nay mỗi năm gia đình tôi trích ra khoảng 1 tỉ đồng để chia sẻ với đồng bào nghèo, người bệnh tật một cách âm thầm”, vị doanh nhân cho biết.
    Giám đốc một doanh nghiệp “Hàng Việt Nam chất lượng cao” bật mí với người viết rằng, mỗi năm số tiền của cá nhân ông dành cho chương trình mổ tim từ thiện là trên 10 tỉ đồng. Nguyên tắc của vị giám đốc này đưa ra cho các tổ chức từ thiện là tuyệt đối không được cung cấp thông tin của ông cho các cơ quan truyền thông, cũng như người bệnh, nếu ai để lộ danh tính thì ông ta sẽ ngưng ngay việc đang làm!
    Vị giám đốc này kể tiếp: “Những năm ngoài 20 tuổi, lúc sinh sống ở miền Tây, tôi từng gặp một bô lão khuyên rằng làm việc thiện thì không nên chần chừ. Nếu mình mang tâm niệm đợi khi nào giàu có mới làm việc từ thiện, giúp đỡ người khác thì sẽ không bao giờ làm được vì “của đau con xót”. Bạc ngàn, bạc trăm chưa bao giờ cho người khác thì làm gì có việc sẵn lòng bỏ ra hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng cho cộng đồng xã hội. Khi mình khởi tâm làm việc thiện thì trời đất sẽ chứng giám, chứ đừng nghĩ rằng số tiền ấy sẽ vào tay những kẻ trục lợi, ăn chặng ăn bớt, để rồi không bao giờ làm một việc gì tốt cho đời cả. Nhận được lời khuyên ấy, tôi bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất, cho dù số tiền ấy chẳng đáng là bao như việc bố thí một hai ngàn đồng rồi từ từ mới làm được những việc lớn với tâm thái rất bình thường, nhẹ nhàng”.
    Chúng tôi cùng ăn bữa cơm tối mồng 2 với nhau, nhâm nhi một chút bia, tiết trời Sài Gòn về đêm mát lạnh. Một anh bạn khác lại góp chuyện, trước tết Nhâm Thìn đã làm một chuyến viếng thăm các cơ sở nuôi dưỡng các cụ già không nơi nương tựa ở TPHCM.
    Tại trung tâm nọ, anh gặp một cụ bà hễ ai cho tiền cũng bỏ vào túi xốp để dành không dám tiêu lấy một đồng. Gặng hỏi mãi để dành tiền làm gì, anh mới được cụ bà tiết lộ ao ước cuối cùng trong đời sẽ dùng tất cả số tiền ấy mua chiếc áo quan thật đẹp có chạm hình rồng, có hoa lá chim muông. “Bà cụ nói, ở trung tâm dưỡng lão hễ ai qua đời cũng đều được tặng chiếc áo quan được làm bằng gỗ tạp phủ một lớp sơn nhìn rất xấu, chính vì thế mà bà muốn có một vẻ đẹp cuối đời cho mình, dù có thể bà chẳng ngắm được nó một cách chi tiết và trọn vẹn”, anh bạn kể.
    Nghĩ đến những điều tốt, việc làm thiện trong năm mới, âu cũng là triết lý sống mà ai đó đã chợt nhận ra trong mùa xuân này. Chúng tôi từng ao ước rằng, đối với những người không bao giờ tiếc tiền cho những cuộc nhậu bí tỉ sẽ khởi niệm rằng: “Kể từ nay, mỗi lần nhậu, mình sẽ trích ra 100.000 đồng để giúp trẻ em bất hạnh hoặc người già không nơi nương tựa, những bệnh nhân nghèo”. Mong lắm thay!
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cho mọi người nhiều hơn là họ mong chờ và hãy làm điều đó thật nhiệt tình.
    Đừng vội tin những gì bạn nghe.
    Đừng bao giờ cười vào những ước mơ của người khác.
    Đừng phán xét ai qua nhân thân hay hoàn cảnh xuất thân của họ.
    Hãy liên lạc với cha mẹ, gia đình bạn thường xuyên nếu bạn sống xa nhà.
    Tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và có trách nhiệm với những việc mình làm.
    Đừng để 1 cuộc đấu khẩu nhỏ làm tổn thương 1 tình bạn lớn.
    Khi bạn nhận ra bạn vừa gây ra lỗi lầm, hãy nhanh chóng sửa sai.
    Mỉm cười khi nhấc điện thoại lên, người gọi sẽ nghe được điều đó trong giọng nói của bạn.
    Hãy mở rộng đôi cánh tay bạn để thay đổi, nhưng đừng để mất đi giá trị của chính mình.
    Đọc nhiều sách
    Sống 1 cuộc sống tốt và đức hạnh, để sau này về già nghĩ lại, bạn sẽ muốn sống 1 cuộc đời như thế lần thứ hai.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cơm 5.000 đồng cho người nghèo Hà Nội
    TT - Hà Nội trở lạnh và mưa rả rích, nhưng những tình nguyện viên áo vàng với chiếc tạp dề quen thuộc vẫn xuất hiện đúng giờ.
    Hai tháng nay, đã thành thông lệ, cứ đến trưa chủ nhật là những người bán hàng rong, xe ôm, phụ hồ lại đến khu vực cầu Mai Động (Q.Hai Bà Trưng) để mua những suất cơm 5.000 đồng của các bạn trong CLB Tình nguyện trẻ. Điểm bán cơm một tuần chỉ mở ngày chủ nhật, bán 70 suất.

    [​IMG]Cơm dành cho người nghèo được trao tận tình, chu đáo. Suất ăn giá thành 18.000 đồng được bán với giá 5.000 đồng - Ảnh: VŨ BÌNH ĐÔNG
    Thực đơn hôm nay gồm có thịt rang, đậu rán tẩm hành, rau xào, lạc rang, canh rau cải thịt. Để có được bữa cơm ngon lành ấy, các bạn trong câu lạc bộ đã phải thức dậy từ 5g sáng, đi chợ đầu mối Lĩnh Nam mua thực phẩm và lo chuyện bếp núc. Đúng 11g, những thùng cơm nóng sốt được chở đến điểm bán. Những người bán hàng rong, xe ôm, phụ hồ... đã đợi sẵn, xếp hàng mua vé. Bữa ăn hôm nay có thêm quả chuối. Các bạn trong nhóm cho biết hoa quả thi thoảng mới có bởi túi tiền của CLB eo hẹp.
    Cô Nguyễn Thị Hồng (46 tuổi, quê Vĩnh Phúc) đã ăn cơm ở đây hai lần. Cô bán bánh đa kê (bánh tráng phết bột kê, một loại hạt giống mè-vừng, phổ biến ở phía Bắc) dạo ở khu vực cầu Vĩnh Tuy, Mai Động. Cẩn thận cất suất cơm vào túi, cô lau mồ hôi trên trán khẽ nói: “Cô ở trọ xa lắm, hôm nào cũng phải dậy từ 4g sáng, đạp xe lên đây bán hàng. Kiếm được đồng tiền khó lắm nên phải tiết kiệm cháu ạ. Cơm của các cháu nấu ngon, nói thật là nếu cho hai suất thì cô ăn cũng hết, nhưng thế này là quý lắm rồi, còn phần người khác nữa. Còn ngày thường bán hàng cả buổi, đến trưa cô mới dám ăn chiếc bánh mì cho qua bữa. Hôm nào sang lắm thì đạp xe lên Ngã Tư Sở ăn một suất cơm 12.000 đồng, chỉ có rau và đậu thôi, nhưng người ta thấy mình không có tiền cũng chẳng muốn tiếp”.
    Anh Bùi Quang Long (28 tuổi, công tác tại Trường Đội Lê Duẩn), phụ trách chương trình, cho biết khó khăn lớn nhất của đội hiện nay là mặt bằng nấu nướng và chi phí để duy trì hoạt động. Hiện nay công việc nấu nướng, đóng hộp các suất ăn đều được thực hiện ở nhà riêng của anh Long trên phố Minh Khai.
    Để có được một suất ăn 5.000 đồng như thế này, nhóm phải bỏ ra 18.000 đồng. Chi phí chủ yếu do Long và gia đình bỏ ra, cộng với đóng góp của các bạn trong câu lạc bộ. Gần đây, những người quen biết chuyện đã đóng góp một số dụng cụ nhà bếp và vài triệu đồng tiền mặt cho chương trình. Đặc biệt, từ lần thứ bảy, toàn bộ rau quả được tài trợ từ dự án rau sạch Vì cộng đồng Hà Nội. Dự án rau sạch này cũng do các bạn trẻ Hà Nội tình nguyện làm, trồng rau để giúp người nghèo.
    Những người làm chương trình còn nhớ mãi hình ảnh một bác xe ôm đi ngang qua, biết chuyện đã vào ủng hộ 200.000 đồng rồi đi ngay. Hoặc như hôm nay, trong lúc chồng và con trai đang đứng chờ đèn đỏ, một chị hơn 30 tuổi vội vã chạy lên vỉa hè, dúi vào tay người phụ trách 500.000 đồng, không để lại tên tuổi, chỉ nói thật nhanh: “Chị ủng hộ cô bác lao động thôi mà, các em cố gắng duy trì bữa ăn này nhé!”.
    Sở dĩ nhóm chọn cầu Mai Động để đặt “tiệm cơm” vì khu vực này tập trung nhiều lao động nghèo. Đó là những người bán hàng rong, chạy xe ôm, bốc vác và cả những người đứng cả buổi ở “chợ người” mà chẳng có ai thuê. Anh Long chia sẻ: “Thu nhập thấp, bấp bênh, bữa ăn của họ tằn tiện và thiếu thốn nhiều lắm. Chúng tôi chỉ muốn làm chút gì đó để các cô, các chú bác thấy rằng mình được quan tâm, chia sẻ một phần khó khăn trong cuộc sống. Trăn trở lớn nhất của nhóm là làm sao duy trì và nâng cao chất lượng bữa ăn, còn chuyện tăng suất ăn và mở rộng địa điểm bán hàng thì chưa dám tính đến”.
    MAI HOA - NGUYỄN HÀ
  7. sinhvienmaugiao

    sinhvienmaugiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2012
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    0
    Sở dĩ có phiền não, sầu muộn chỉ vì tâm nghĩ không triệt để, nhìn nhận chưa thấu đáo. Do đó bản mệnh vốn trường thọ tự tại trở nên ngắn ngủi. Nay khuyên mọi người nên tri túc sẽ thường được an lạc.hãt sống lạc quan và yều đời.
    [FONT=Verdana][SIZE=2][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=2][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][SIZE=2][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000080][/COLOR][/FONT][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][/FONT][/COLOR][FONT=Tahoma][COLOR=#000080][/COLOR][/FONT]__________________
    [/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/FONT][/U][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/SIZE][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/FONT]

    [FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#ff0000][FONT=Verdana][SIZE=2][COLOR=#222222][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][COLOR=#000000][B][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][SIZE=2][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=2][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=2][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][URL="http://duan.bandatbinhduong.com.vn/cho-thue-can-ho-chung-cu-quan-7-gia-re.html"][B][FONT=Arial][SIZE=2]cho thue can ho chung cu quan 7 gia re[/SIZE][/FONT][/B][/URL][COLOR=#000000] [FONT=Arial][SIZE=2]| [FONT=Tahoma][B][COLOR=#22229c]gold house an tien[/COLOR][/B][COLOR=#000000] | [/COLOR][/FONT][/SIZE][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/SIZE][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/SIZE][/COLOR][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/SIZE][/FONT][/U][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/B][/COLOR][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT]
    [FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#ff0000][FONT=Verdana][SIZE=2][COLOR=#222222][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][SIZE=2][SIZE=2][SIZE=2][COLOR=#000000][B][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][SIZE=-0][COLOR=#000000][SIZE=-0][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=-0][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][SIZE=-0][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][FONT=Arial][FONT=Tahoma][SIZE=2][COLOR=#000000][URL="http://bancanho.trangmuabannhadat.com/cho-thue-can-ho-quan-7-gia-re.html"][B]cho thue can ho quan 7 gia re[/B][/URL][FONT=Arial][SIZE=2] | [URL="http://www.youtube.com/watch?v=FkS9de_U3xo&feature=youtu.be"][B][FONT=Tahoma]cho thue can ho phu hoang anh nha be quan 7[/FONT][/B][/URL][COLOR=#000000] |[/COLOR][/SIZE][/FONT][/COLOR][/SIZE][/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/U][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/B][/COLOR][/SIZE][COLOR=#000000][B][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/color][/font][/color][/font][/font][/color][/color][/color][/font][/color][/color][/color][/font][/color][/font][/color][/color][/color][/font][/u][/color][/color][/color][/font][/color][/b][/color][/SIZE][COLOR=#000000][B][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#000000][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/color][/color][/font][/color][/font][/font][/color][/color][/color][/font][/color][/color][/color][/font][/color][/font][/color][/color][/color][/font][/u][/color][/color][/color][/font][/color][/b][/color][/SIZE][COLOR=#000000][B][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][/COLOR][/color][/font][/color][/font][/font][/color][/color][/color][/font][/color][/color][/color][/font][/color][/font][/color][/color][/color][/font][/u][/color][/color][/color][/font][/color][/b][/color][/FONT][/COLOR][/SIZE][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][B][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#000000][U][FONT=Arial][COLOR=#ff0000][COLOR=#222222][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][COLOR=#000000][COLOR=#222222][FONT=Verdana][COLOR=#222222][COLOR=#000000][COLOR=#FF8C00][FONT=Tahoma][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][COLOR=#000000][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/U][/COLOR][/COLOR][/COLOR][/FONT][/COLOR][/B][/COLOR][/font][/color][/FONT][/COLOR][/SIZE][COLOR=#222222][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][/font][/color][/font][/color][/FONT][/COLOR][/SIZE][COLOR=#ff0000][FONT=Verdana][COLOR=#222222][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][/font][/color][/font][/color][/font][/color][/FONT][COLOR=#ff0000][FONT=Verdana][COLOR=#222222][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][/FONT][/COLOR][/font][/color][/font][/color][FONT=Verdana][COLOR=#222222][FONT=Arial][/FONT][/COLOR][/font][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trẻ con cả xã lên chùa kiếm... chữ
    Cứ vào hai ngày cuối tuần, trẻ con trong xã Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại kéo nhau lên chùa học chữ.

    Học giáo lý làm người
    Tuy lớp học mới thành lập được ba tuần nhưng cả xã đã có 300 em đăng ký lên chùa học. Đây là một dự án của Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện liên kết với chùa Bát Phúc, nhằm mục đích dạy văn hóa cho toàn trẻ em trong xã…
    Lúc chúng tôi đến là khi các em học sinh và cô giáo đang say sưa học tiết tiếng Anh, cả lớp ríu rít như bầy chim non. Anh Bùi Khánh Dũng, Chủ nhiệm CLB thanh niên tình nguyện cho biết: "Cứ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, các bạn sinh viên thuộc nhiều trường đại học lại về đây để làm "cô giáo" dạy cho các em học sinh trong xã, từ lớp 1 đến lớp 12.
    Điều đặc biệt là các em ở đây rất hiếu học, đến rất đúng giờ và đầy đủ. Thầy cô đến đây dạy là những người rất nhiệt tình, thiện tâm, trong đó có cả những giảng viên của các trường đại học hay những cô giáo trên địa bàn Hà Nội cũng tình nguyện "cõng" chữ về dạy cho các em nhỏ nơi đây".
    Trao đổi với PV, sư cô Thích Diệu Bản - người có sáng kiến tổ chức lớp học thiện nguyện này, cho biết: "Lớp học mở ra chưa được một tháng nhưng đã thu hút rất nhiều học sinh trong xã. Nhà chùa cùng đội sinh viên tình nguyện phải chuẩn bị danh sách phân chia lớp theo đúng độ tuổi. Điều đáng mừng là các em rất ngoan, đến lớp học trật tự và rất tự giác".
    [​IMG]
    Host Soft

    Các em đang chăm chú học môn tiếng Anh do cô Đào Thị Liên dạy
    Được biết, nhà chùa mở lớp dạy trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Các em đến đây được học miễn phí và học theo trình độ của mình. Ba tuần đầu trong tháng, các em được học các môn văn hóa như: Toán, Tiếng Việt, Tập viết, Tiếng Anh và Kỹ năng sống.
    Trong tuần cuối cùng của tháng, các em sẽ được học giáo lý nhà Phật, với tư tưởng cơ bản là hướng thiện và cùng tụng kinh để học sự tĩnh tâm và cầu sự bình an. Sư cô Diệu Bản cho biết, ngay cả những thầy cô giáo và các em sinh viên đến đây dạy, trước khi đứng lớp, cũng được nhà chùa giảng đạo, học giáo lý để nắm bắt những điều thiện, nguyên lý cơ bản nhất để giảng dạy cho học sinh. Chẳng hạn, khi đến chùa thì nên biết thế nào là Tam bảo, tam quy, ngũ giới… Và các thầy cô cũng rất thích thú với những buổi học như thế này.
    Nhìn những ánh mắt hồn nhiên của các em trong lớp học, sư cô Diệu Bản cho biết thêm, chính những buổi học như thế này sẽ tạo cho các em một ý thức học tự giác. Lớp học mở ra nhằm mục đích sẽ bồi bổ thêm kiến thức cho các em học sinh, mặt khác hướng các em đến những điều thiện. Vì thế, các bậc phụ huynh rất ủng hộ.
    Nhiều nhà có 2 - 3 anh em cùng đến đây học. Thậm chí có cả học sinh "lớp 13" cũng đăng ký theo học tiếng Anh và Toán ở đây. Ngoài một số thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy ở các trường đại học, THPT thì số còn lại là các bạn sinh viên tình nguyện, vì thế vừa dạy, các em sinh viên vừa bổ sung kiến thức sư phạm để có cách truyền đạt tốt hơn.
    Mải mê cõng... chữ
    Mô hình lớp học tại chùa là một mô hình rất đáng nhân rộng, bởi một khi đã bước chân vào chốn thanh tịnh, các em sẽ được học cách nghĩ về điều thiện và sẽ có những hành xử rất nhân văn. Tuy chỉ dạy hai ngày cuối tuần nhưng lớp học này đã khiến nhiều em nhỏ thích thú. Các sư cô cho biết, các em rất ham học, vào chiều thứ 6, sau khi tan học ở trường, các em kéo nhau vào chùa để xem thời khóa biểu của ngày học tiếp theo. Thậm chí, ở trường có em học ca 2 (9h - 11h sáng), rất mệt nhưng vẫn đến chùa ngồi trật tự đợi đến ca học của mình.
    Có những lúc các em đến học đông quá, nhà chùa đành phải dành nhà Tổ, nhà Mẫu, phòng khách... lấy kệ kê kinh làm bàn học. Nhiều em nhỏ phải mang cả bàn học mini từ ở nhà đi để lấy chỗ kê sách học. Có em học sinh, đến nơi thì hết chỗ ngồi, ra ngoài khóc thút thít vì không được nghe giảng bài, khiến các thầy cô giáo rất cảm động.
    Bạn Đào Thị Liên (sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: "Em rất vui khi được dạy các em học sinh nơi đây. Lớp học mở ra với mục đích bồi bổ kiến thức văn hóa cho các em nhỏ, đồng thời cũng dạy các em cách sống tốt hơn. Nhìn những ánh mắt háo hức của các em nhỏ, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết!...".
    Ngoài những bài học về văn hóa, nhà chùa còn tổ chức cho các em những trò chơi xen kẽ để tránh sự nhàm chán. Vào ngày chủ nhật cuối tháng âm lịch, các em được ở lại chùa cả ngày để đọc kinh, học những giáo lý cơ bản nhà Phật và được ăn cơm chay cùng nhà chùa. Chính những việc làm này đã từng bước hình thành nhân cách của các em, giúp các em có những suy nghĩ và hành động đẹp để bước vào đời.

    Sư cô Thích Diệu Bản cho biết: "Nhà chùa mở lớp học với mong muốn tạo điều kiện tốt cho các em có một sân chơi lành mạnh vào những ngày cuối tuần, tránh xa những tệ nạn xã hội... Qua đó, hướng các em đến những điều thiện lành và giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập, cuộc sống. Chính những hành động nhỏ này sẽ có tác động tích cực đến xã hội. Nếu ở đâu cũng làm được thế này, chùa nào cũng làm được điều này thì rất tốt".

    Lạc Thành - Theo Nguoiduatin.vn
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tâm an thì đất bằng


    Ðời quá khứ, Trì Ðịa Bồ Tát sinh đúng vào thời đức Phổ Quang Như Lai xuất hiện tại thế. Ngài mới nghe qua Phật pháp liền phát tâm xuất gia, và phát nguyện rằng hễ ngài còn sống đời nào thì trong đời sống ấy ngài sẽ dùng hết sức lực vì chúng sinh mà xây cầu đắp đường. Phàm thấy có chỗ nào nguy hiểm thì ngài gia công tu sửa cho con đường giao thông được thuận lợi an toàn.Trong nhiều đời như thế, Trì Ðịa Bồ Tát cứ một lòng làm việc khổ nhọc, không giải đãi, không mệt mỏi, không than vãn, không khoe khoang.

    Ngoài việc xây cầu và đắp đường, cứ thấy người già hoặc trẻ con phải xách vác cái gì nặng nề cồng kềnh là Trì Ðịa Bồ Tát vội vàng chạy đến vác hộ, không cần biết đường xa hay gần, và tuyệt đối không nhận một sự đền ơn báo đáp nào. Vì thế ngài được rất nhiều người kính ngưỡng.

    Có một lần, quốc vương lập đàn cúng dường Như Lai, Trì Ðịa Bồ Tát biết được, liền vội vàng cẩn thận tu sửa con đường mà Như Lai sắp bước qua cho được bằng phẳng, rồi cung kính đứng chờ Như Lai giáng lâm.

    Ðến thời Tỳ Xá Như Lai, đức Phật lại đi ngang qua con đường ấy. Ngài hết lời khen ngợi Trì Ðịa Bồ Tát có tinh thần làm việc vì người, và đưa cánh tay ra xoa đỉnh đầu của Bồ Tát mà nói rằng:

    - Ông phát tâm tu sửa tất cả mọi con đường khiến đâu đâu cũng được bằng phẳng. Ðất bằng thì tâm cũng bằng, trong tương lai ông sẽ chứng quả rất mau chóng.

    Trì Ðịa Bồ Tát nghe Như Lai khai thị xong, lập tức đốn ngộ, biết rằng thân mình cùng thế giới và tất cả mọi sự mọi vật không hề có một sự sai khác nào, ngài biết bổn tính của mình vốn tịch lặng vô nhiễm, không có cái "ngã" nào tồn tại. Vì thế ngài chứng đắc quả A La Hán.

    Ðó là chuyện tiền kiếp của ngài Trì Ðịa Bồ Tát.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chiều đến, thấy bóng các anh, chị học sinh mang đồ ăn tới, các em nhỏ ở làng trẻ Hòa Bình (Hà Nội) lại vui mừng chạy ra đón. Các cô cậu ăn ngấu nghiến các món vừa quyên được từ nhà hàng, khách sạn trong thành phố.

    Thảo tới cửa hàng thu gom bánh sandwich.
    14h chiều thứ 7, Thảo (lớp 11 chuyên Anh 2, THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) lại đến tiệm bánh quen thuộc nhận những chiếc sandwich đã được đóng cẩn thận trong túi giấy. Treo đủ 20 túi bánh lên ghi đông xe đạp, cô nàng phóng nhanh tới địa điểm khác, nơi có các bạn trong nhóm đang đợi lấy đồ ăn.
    Công việc đi thu gom thức ăn đã quen thuộc với nhóm Thảo suốt 3 tuần qua. Kể từ lúc bắt tay làm dự án mang đồ ăn tới trẻ em khuyết tật, nữ sinh chuyên Anh thấy mình trưởng thành, thêm trân trọng cuộc sống và sự sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh.
    Cuối tháng 9, nhóm Spotlight của Thảo gồm 3 học sinh chuyên ĐH Sư phạm và 3 bạn đến từ THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nộp đơn tham dự cuộc thi lập dự án ngân hàng thức ăn do một tổ chức phi lợi nhuận phát động cho học sinh trung học. Mô hình ngân hàng thức ăn rất phổ biến ở nước ngoài nhưng tại Việt Nam, điều này vẫn còn mới mẻ.
    Nhận thấy hầu hết các nhà hàng và tiệm bánh dư ra lượng lớn đồ ăn chưa sử dụng vào cuối ngày, Thảo cùng các bạn lập kế hoạch đi xin. Mô hình đưa ra cho các nhóm dự thi giống nhau, chỉ khác ở đối tượng hướng đến. Trong khi các nhóm khác chọn bệnh viện và trung tâm dành cho người HIV/AIDS, nhóm Thảo chọn làng trẻ Hòa Bình với 150 em khuyết tật cùng người già neo đơn.
    Trước khi chọn địa điểm trên, nhóm đã đi thực tế và chứng kiến bữa ăn đạm bạc hàng ngày của các em nhỏ chỉ có hai miếng giò cùng bát canh. Bữa cơm nhàm chán khiến nhiều em không muốn ăn, thậm chí khóc thét mỗi khi bị bắt ngồi vào bàn. Điều này càng khiến các học sinh thêm quyết tâm đi xin đồ ăn.

    Sau khi đi lấy đồ ăn từ các nhà hàng, tiệm bánh, các nhóm sẽ tập hợp để kiểm tra trước
    khi mang tới làng trẻ Hòa Bình.
    Trực tiếp đi xin nhà tài trợ, các thành viên trong nhóm của Thảo được trải nghiệm cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ khi bị đuổi và tủi thân lúc bị từ chối. Mới đầu, cả nhóm 6 người phân công từng đôi một tới các nhà hàng "đặt vấn đề" nhưng ngay khi thấy các bạn trẻ nhắc tới cụm từ "đồ ăn thừa", người quản lý ở đó đã xua đuổi vì cho rằng lấy thức ăn thừa đem cho người khác là "không nhân đạo".
    Chưa kịp giải thích, Thảo và cô bạn Phương Anh đã bị tống ra ngoài. Ở nơi khác, không bị đuổi nhưng hai cô gái nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm vì "mặt non choẹt, ý tưởng mơ hồ và vớ vẩn như trò đùa của trẻ con".
    "Bản thân chúng em ban đầu cũng chưa hiểu đúng thức ăn thừa là thế nào nhưng sau tìm hiểu mới rõ đó là những đồ ăn chưa dùng tới. Cuối ngày, nhà hàng hoặc tiệm bánh sẽ đổ đồ không bán hết đi. Chúng em tới xin và mang về cho trẻ em nghèo", Thảo giải thích.
    Sau những lần "tay không" đi xin và bị đuổi, các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm rồi bắt đầu trình bày ý tưởng ra giấy, in thư mời tài trợ gửi cho các nhà hàng hay xin số liên lạc để đặt lịch hẹn. Suốt hai tuần đầu, cả nhóm gọi điện tới hơn 40 địa chỉ và trực tiếp đến các nhà hàng tiệm bánh trong thành phố nhưng chỉ nhận được lời từ chối.
    Nhớ lại thời điểm khởi đầu ấy, cô học trò đeo kính cận hiền lành kể: "Thời gian đó, chiều nào nhóm cũng chia thành từng cặp đi xin. Học buổi sáng xong, buổi trưa chúng em ăn qua loa rồi đi xe đạp, thậm chí cuốc bộ tới các nhà hàng, quán ăn".
    Để dễ dàng bắt chuyện với quản lý, mỗi khi tới tiệm bánh nào, Thảo và Phương Anh lại bỏ tiền túi ra mua một món đồ rồi sau đó mới lôi bản kế hoạch ra trình bày với chủ quán. Một buổi chiều, hai cô nàng "ghé thăm" hàng chục nhà hàng, tiệm bánh để đổi lấy lời hẹn "xem xét". Lắm hôm, khi ra về cả hai chẳng còn đồng nào trong túi.
    Phương Anh cho biết thêm, "lộ phí" này là tiền tiết kiệm ăn sáng, tiêu vặt, lắm khi lấy cả tiền mừng tuổi ra dùng. Kiên trì suốt hai tuần không kết quả trong khi ngày thuyết trình dự án sắp tới, cả nhóm bắt đầu uể oải. Đang trong lúc chán nản, nhóm nhận được lời đồng ý hẹn của một nhà hàng.
    "Chúng em mừng quýnh và hét lên sung sướng. Mọi người bàn nhau xem hôm gặp họ nên mặc gì cho lịch sự. Chúng em còn lựa chọn xem bạn nào trong nhóm có khuôn mặt người lớn, giọng nói không choe chóe. Trước khi đi, cùng phải luyện tập nói chuyện và thể hiện sao cho khéo léo", Phương Anh chia sẻ.
    Tuy nhiên, hôm có lịch hẹn thì các thành viên trong nhóm đều có việc bận nên phải hoãn đến hôm khác. Hôm ấy đến thì người hẹn lại bận họp và đi vắng khiến ai cũng thất vọng. Theo Phương Anh, họ từ chối vì không tin và chưa hiểu mục đích dự án. Nhiều nơi đồng ý cho đồ ăn thừa nhưng lại lo ngại nhóm bảo quản không tốt, khi đến tay người dùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng uy tín nhà hàng.
    Khắc phục nhược điểm ấy, nhóm tuyển thêm tình nguyện viên phụ trách mảng an toàn thực phẩm là sinh viên ngành thực phẩm và các anh chị có kinh nghiệm quản lý nhà hàng, siêu thị. Những tình nguyện viên này có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồ ăn sau khi lấy từ nhà hàng xem còn dùng được nữa không. Sáng kiến ấy trở thành điểm mạnh trong bản dự án của nhóm Thảo.
    Hiện tại, đã có hơn 5 địa chỉ nhận hỗ trợ đồ ăn cho dự án của Spotlight. Ngoài bánh ngọt, trong bữa ăn của các em giờ có thêm đồ ăn nhanh, bún cùng nhiều loại thực phẩm khác. Mỗi thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, thấy bóng các anh, chị mang đồ ăn tới, các em nhỏ lại vui mừng chạy ra đón.

    Các tình nguyện viên cùng chung tay phân loại thức ăn xin được.
    Thảo cho hay, so với các nhóm khác, dự án của Spotlight ấn tượng vì mang tính dài hơi, có ban kiểm tra thực phẩm và thức ăn đa dạng. Bận rộn với lịch học ở trường và sắp thi đại học, nhóm hướng tới là cầu nối giữa các nhà hàng và làng trẻ Hòa Bình. Những lúc các bạn trẻ bận không đi lấy đồ ăn được, người ở làng trẻ sẽ tới địa điểm hỗ trợ thức ăn để chuyển về.
    Trước khi đến với cuộc thi, 6 thành viên của Spotlight nghĩ tham gia cho vui và cốt để học cách điều hành dự án. Tuy nhiên, càng về sau các bạn trẻ nhận thấy việc chiến thắng cuộc thi hay không không còn quan trọng.
    Thảo và Phương Anh thừa nhận, thời gian đầu việc đi xin đồ ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập. Sáng đi học, chiều đi xin, tối về cả nhóm họp qua mạng. Nhiều hôm đến lớp, mệt mỏi và buồn ngủ, các thành viên gục xuống bàn. Tranh thủ giờ ra chơi, các bạn trẻ lại túm tụm bàn bạc.
    Bố mẹ Thảo không những ủng hộ về tinh thần mà cả vật chất cho con gái. Một số bạn trong nhóm mãi tới khi dự án "xuôi chèo" mới dám tiết lộ với phụ huynh. Công việc này càng khiến các bạn trẻ thêm trân trọng mỗi bữa ăn của mình. "Trước đây, ở nhà hoặc ra ngoài ăn, em toàn để thừa. Đi ăn buffet cũng lấy nhiều, không ăn hết lại bỏ đi, nhưng từ lúc làm dự án em chẳng dám hoang phí đồ ăn nữa", Thảo tâm sự.
    Theo VnExpress

Chia sẻ trang này