1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngàn việc lành

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 25/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cậu bé 8 tuổi tặng 500 món quà cho trẻ nghèo
    Cậu bé Chase Branscum (8 tuổi, bang Oklahoma, Mỹ) tặng toàn bộ quà sinh nhật của mình gồm 500 món quà cho một tổ chức từ thiện với mong muốn mang lại niềm vui Noel cho các bạn nhỏ.

    Trong tiệc sinh nhật lên 8 tuổi vào ngày 9-12, Chase nhận được hơn 500 món quà gồm đồ chơi, bánh, kẹo... Chase chia sẻ: “Cháu thấy mình may mắn khi có nhiều đồ chơi trong khi một số bạn lại không có gì”.

    Thế là cậu bé quyết định chỉ giữ lại một chiếc xe đồ chơi và gửi tặng toàn bộ số quà còn lại cho tổ chức từ thiện Toys for Tots (tổ chức chuyên tặng đồ chơi cho trẻ em kém may mắn vào các dịp lễ).

    Cậu bé tốt bụng hi vọng những món quà nhỏ này sẽ mang niềm vui Noel đến với nhiều bạn khác. Và theo cậu bé: "Đây cũng là cách để cháu có một Noel thật ý nghĩa”.

    Theo Tuổi Trẻ
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hơn 7 tháng nay, cứ đến chủ nhật hàng tuần, các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện đa khoa Thanh Sơn lại được ăn cháo miễn phí. Người tự nguyện làm việc đó là chị Vũ Thị Thìn- khu Phú Gia, Thị trấn Phố Vàng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    Nồi cháo nghĩa tình

    Đã thành lệ, mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, chị Thìn lại tất bật dậy từ 4h chuẩn bị bữa sáng cho các bệnh nhân của bệnh viện huyện Thanh Sơn. Người dân phố huyện này đã quá quen với hình ảnh một người phụ nữ tất bật, cứ 6h kém là đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang, đèo theo nồi cháo to chở đến bệnh viện. Ngay sau đó, hàng chục bệnh nhân vây quanh nồi cháo của chị Thìn nghi ngút khói

    Mỗi nồi cháo của chị đều có đủ phần cho tất cả bệnh nhân, trung bình được 170 bát loa nhỡ. Điều quan trọng là cháo khá ngon và tuyệt đối đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm. Kể cả đội ngũ bác sĩ, y tá của bệnh viện đều ăn cháo chị Thìn mỗi sáng chủ nhật. Từng tốp bác sĩ trực ca sáng và hết thảy bệnh nhân, người mang theo cặp ***g, người mang bát, ai ai cũng chờ đợi hơi ấm và mùi thơm hấp dẫn của tô cháo. Còn chị Thìn, giọt mồ hôi lau vội trên quầng trán, đôi mắt thiếu ngủ vì thức đêm nhanh chóng được thay bằng nụ cười rạng rõ, ánh mắt hạnh phúc...

    Nhớ ngày đầu tiên nấu cháo, có hôm chị làm khét, hỏng hết cháo. Thế là cả sáng hôm ấy, chị cùng một người bạn đi gom mua hết tất cả số cháo của các cửa hàng ăn sáng trong phố huyện để người bệnh vẫn có đủ cháo như thường lệ.

    Những người biết chuyện chị Thìn nấu cháo miễn phí cho bệnh nhân, họ không hiểu, bảo là chị dở hơi, thừa tiền, rỗi việc...nhưng chị bỏ ngoài tai hết. Với chị "Nếu ai cũng dở hơi, thừa hơi, bớt chút thời gian chăm sóc đến những bệnh nhân nghèo thì tốt quá, người nghèo được nhờ!"

    Bản thân chị Thìn chưa giàu có bằng ai. Chồng mất sớm, một mình chị bươn trải nuôi cô con gái đang học cấp 2, lại lo phụng dưỡng bố mẹ già đau yếu luôn. Tất cả đều trông cậy vào quầy bán thuốc nhỏ ven đường của chị. Nhưng chị đã và vẫn đang nấu cháo miễn phí cho người nghèo. Chị Thìn làm công việc này vì một lẽ rất giản dị "Tôi muốn chia sẻ với tất cả mọi người. Bác Hồ đã dạy "một miếng khi đói bằng một gói khi no", "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều"...Hơn nữa, bố đẻ chị Thìn đã nằm viện điều trị được 6 năm nay, bản thân chị Thìn là người làm ngành dược, hơn ai hết chị hiểu được những vất vả thiếu thốn của những bệnh nhân nghèo nơi phố huyện nhỏ bé này. Tiền thuốc thang, tiền viện phí...đối với họ đều là những khoản chi tiêu lớn. Bữa ăn của họ đạm bạc, nhịn bữa sáng đến bữa trưa ăn cả thể. Dù biết thế là hại sức khỏe, dù biết thế là không nên nhưng không có tiền thì biết làm sao đây? Và chị Thìn, người phụ nữ ấy đã tự nguyện trích ra một phần tiền nhỏ bé trong số thu nhập ít ỏi của mình để làm điều thiện. Hai trăm nghìn đồng không phải là một khoản tiền lớn nhưng không phải ai cũng tự nguyện bỏ ra chừng ấy tiền mỗi tuần, đi chợ mua gạo, mua xương ống, mua thịt băm về nấu cháo...rồi cũng chính người phụ nữ ấy lại cất công gõ cửa từng phòng bệnh nhân chia sẻ với họ, động viên và mời họ xuống ăn cháo chị nấu.

    Ngay từ khi lọt lòng, chị Thìn đã được người hàng xóm cho bú đỡ. Bữa ấy, nhà nghèo, nuôi một đứa còn khó, huống chi mẹ chị sinh đôi. Có lẽ chính sự yêu thương đùm bọc của những người đồng cảnh đã nuôi lớn và vun đắp trong chị tấm lòng nhân ái, vị tha. Từ khi chồng chị mất, đau thương càng làm chị nghĩ nhiều hơn đến số phận con người. "Thương thì giúp thôi! Chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ được họ trả ơn. Họ nghèo lắm, đến ăn còn chẳng đủ. Mình bớt đi một chút để họ ấm lòng hơn âu cũng là lẽ sống ở đời"

    Chị Thìn nhớ lại: "những ngày đầu, bệnh nhân họ ngại không ai dám xuống lấy cháo. Họ nghĩ không ai lại cho không cháo như thế, rồi họ sợ cháo không đảm bảo vệ sinh...". Thế là, chị Thìn lại phải làm đơn lần thứ hai gửi lãnh đạo bệnh viện, nhờ lãnh đạo bệnh viện cho bác sĩ xuống kiểm tra và thông báo kết quả tới bệnh nhân. Không những thế, nhớ lại những buổi đầu: "Mình mang bát từ nhà đi, múc cháo vào bát rồi mang lên tận phòng mời họ ăn...Dần dần, họ thấy mình nhiệt tình nên ủng hộ mình lắm, họ coi mình như con cháu trong nhà...".

    Thế nhưng, con gái chị, cháu Đào Thị Thanh Bình vẫn phải tự nấu bữa sáng cho mình. Hoàn cảnh một mẹ một con, chăn đơn gối chiếc khiến chị muốn tập cho con tính tự lập, phải biết làm thì mới biết yêu lao động, biết trân trọng người lao động.

    Bác Nguyễn Văn Sứng (dân tộc Dao) đi nuôi người ốm đã hai tháng nay tâm sự: "Nồi cháo chị Thìn đã làm ấm lòng biết bao bệnh nhân, cho chúng tôi một chút hơi ấm, một nguồn dinh dưỡng cần thiết qua một bữa sáng giản dị mà ấm nóng tình người."

    "Tôi muốn làm được nhiều việc thiện hơn"

    Gần hai tiếng đồng hồ tâm sự với chị Thìn, điều mà tôi thấy chị nhắc nhiều hơn cả chính là: "Tôi muốn làm được nhiều việc thiện hơn!". Chị bảo, đấy là tâm niệm suốt đời của chị. Rằng, nếu mỗi người giúp được một người thôi đã là đáng quý lắm rồi. Rằng, giúp được người nghèo điều gì trong khả năng của chị là chị giúp ngay.

    Khi thấy chị Thìn được báo chí ca ngợi, truyền hình về làm phóng sự, người ác khẩu bảo nhau "Cái nhà chị Thìn khôn thật, nấu cháo để được lên ti vi, nhiều người biết đến cửa hàng dược của chị để chị bán được nhiều hàng hơn". Chị không hề thanh minh. Chị chỉ lặng im, chị vẫn dậy sớm tất bật nấu cháo mang vào viện chia cho mọi người. Bởi, theo chị, "nếu như tôi kết hợp cả thương mại trong hành động của mình thì suy cho cùng cũng là điều tốt! Bán được thuốc, tôi càng có nhiều tiền, càng nấu được nhiều cháo hơn cho người nghèo!" Và chị cười, nụ cười lương thiện của một người phụ nữ "không bao giờ làm điều xấu" như cách chị nói về mình để cô con gái nhỏ noi theo!

    Nhiều người hoài nghi chị chỉ làm công việc này đến khi nào được nổi tiếng. Bởi, trong thời buổi kinh tế khó khăn, ai cũng lo lắng cho miếng cơm manh áo của bản thân mình. Chị Thìn trả lời ngay: "Khi nào tôi không còn đủ sức khỏe nữa thì tôi sẽ dừng. Nhưng chắc chắn, con gái tôi sẽ làm thay tôi!"

    Chị Nguyễn Thị Thu Thúy (sinh năm 1970, bạn thân gần 20 năm của chị Thìn, hiện đang công tác tại Hà Nội) chia sẻ: "Là bạn thân nhưng mãi đến hôm nay, khi các em gặp Thìn hỏi chuyện chị mới biết chị Thìn tuyệt vời đến thế! Nhưng chị không ngạc nhiên. Bởi từ ngày xưa, bản tính Thìn rất thương người. Gặp ai có thể giúp được là nó sẵn sàng ngay. Quả thực bạn chị rất giỏi, một mình nuôi con ăn học, phụng dưỡng bố mẹ già mà vẫn làm được từ thiện"

    Mới đây nhất, trong dịp tết Kỉ Sửu, chị Thìn đã vận động được cậu em trai trích 1 tháng lương và "huy động" số tiền mừng tuổi của cô con gái để mua chăn và bánh kẹo đến chúc Tết người nghèo. 15 suất quà, mỗi suất trị giá 200 nghìn đồng đã được chị đích thân mang đến tận nhà tặng 15 hộ gia đình nghèo nhất thuộc xã Hùng Nhĩ, thị trấn Thanh Sơn, là nơi chị sinh ra và lớn lên. Chị bảo: "Thanh Sơn còn nghèo lắm, đặc biệt là khu dân cư trong làng, trong xóm, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số. Mùa đông lạnh mà họ chỉ đắp tấm chăn mỏng, như thế người già và trẻ em sao chịu nổi... Món quà bé nhỏ của mình, hi vọng sẽ giúp họ thấy ấm áp phần nào!"

    Khi được hỏi về nguyện vọng lớn nhất cuộc đời, chị nói đơn giản: "Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng xây một căn nhà tình nghĩa chăm sóc những người già cô đơn không nơi nương tựa...Ngôi nhà nhỏ nhưng ấm áp tình người...". Một ao ước giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Giản dị như chính con người chị và ý nghĩa như sự hồi sinh ấm áp từ nồi cháo chị nấu!

    Anh Ngọc

    Nguồn internet
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    QUẢNG NAM - Trong thời gian gần đây, dường như mỗi sáng, ở trước cổng hoặc trong các hành lang bệnh viện, thường có một vài người đẩy chiếc xe lăn trệt, chở thùng cháo to tướng, vừa đi vừa “rao”: “Cháo đây bà con ơi! Mời ra nhận cháo!”

    Ban đầu ngập ngợ, dần dà thành quen, người cho cháo và người nhận cháo cứ không hẹn mà đến, đúng giờ, đúng buổi, mang cháo về giường bệnh. Ðỡ được khoản tiền mua thức ăn buổi sáng, hy vọng dư ra chút tiền mà cầm hơi qua ngày...

    Ở bệnh viện Ða Khoa Duy Xuyên, mỗi sáng, người ta nhìn thấy một người phụ nữ trạc 50 tuổi, gương mặt phúc hậu, dáng cao, đôi mắt hơi buồn, đẩy một chiếc xe chở hai thùng cháo đến trước cổng bệnh viện, im lặng chờ mọi người ra lấy cháo, lặng lẽ múc từng bát cháo cho bệnh nhân, đến khi thùng cháo rỗng không thì dùng tay áo quệt mồ hôi, cười mỉm một mình rồi lặng lẽ đẩy xe ra về.

    Nếu có nhà báo nào đến hỏi thăm tên tuổi, muốn ghi hình, người phụ nữ này nhất định không cho biết tên. Chị chỉ cung cấp một thông tin duy nhất: “Tôi đến đây mỗi sáng, vào lúc 5 giờ 30 với hai thùng cháo này, mỗi thùng chứa khoảng 300 bát cháo thịt bò, nó lành tính, người bệnh ăn vào sẽ không gây hại, chóng khỏe và khi nấu cháo, tôi luôn cầu nguyện Ðức Phật phù hộ cho những bệnh nhân được mạnh khỏe, mau chóng lành bệnh, trở về nhà với gia đình, vậy thôi!”

    Những người lặng lẽ ở xóm núi

    Ở bệnh viện đa khoa huyện Quế Sơn, cũng giống như trường hợp vừa kể, nhưng không đều đặn, một người phụ nữ mặc áo lam Phật tử cùng mấy người bạn đẩy xe cháo đến cổng bệnh viện, những người bạn vào từng phòng mời các bệnh nhân ra nhận cháo miễn phí. Dường như nhóm bạn đi mời này tuyệt đối không nhắc đến những chữ như: từ thiện, tình thương, cứu nghèo... Họ chỉ mời ra nhận cháo miễn phí.



    Người nghèo lúc nào cũng thấy mình nhỏ bé trước nhiều thứ, trong đó, họ luôn buồn và mặc cảm khi nằm bệnh viện chữa bệnh thuộc diện nghèo.

    Khi chúng tôi hỏi họ tại sao tránh những chữ kia và phải kèm theo chữ ‘miễn phí’ thì người phụ nữ mặc áo Phật tử nói: “Chúng tôi không muốn để bất kỳ một ấn tượng nào làm người bệnh nghĩ rằng do mình nghèo mà phải nhận cháo, chúng tôi muốn mọi người thấy rằng trước cái bệnh, bữa cháo cầm hơi, mọi người đều bình đẳng và đáng yêu. Nhưng chúng tôi phải tuyên bố rằng nó miễn phí, vì như vậy, những người ít tiền hoặc không có tiền mới dám ra nhận cháo. Bạn chưa thấy ánh mắt của người nghèo nhận bát cháo tình thương đâu, nếu thấy rồi, bạn cũng sẽ làm như chúng tôi thôi!”

    Và, hỏi gì các chị cũng không cho biết tên. Các chị bảo rằng cứ nhớ là các chị luôn thấy vui khi nấu cháo, mang đến bệnh viện cho bệnh nhân, không có gì khác.

    Tại bệnh viện Bắc Trà My, một bệnh viện miền núi hẻo lánh, tọa lạc trong thị trấn dân cư thưa thớt, mùa Ðông mưa nhão nhoét, ngồi trong nhà chỉ muốn ngồi lì, chẳng muốn đi ra đường, cảm giác bị lún vào con đường lầy và chảy nhão ra như bùn... Những lúc lạnh lẽo, mưa gió như thế này, có một người phụ nữ (lại phụ nữ! Dường như tính thể mẹ đã thôi thúc, dẫn dắt họ đến những nơi như thế này để chìa bàn tay sưởi ấm người khác thì phải!) đẩy chiếc xe chở thùng cháo đến trước cổng bệnh viện và phát cháo cho mọi người.

    Chúng tôi hỏi thăm, chị cũng chỉ trả lời một câu duy nhất: “Mỗi tháng tôi đến đây bốn lần. Vì tôi không quyên đủ tiền, tôi cũng nghèo như mọi người, tôi nhịn ăn sáng, xin thêm tiền của những người giàu lòng từ tâm mà nấu cháo mang đến cho bệnh nhân. Ở bệnh viện này nhiều người nghèo lắm, vừa mang cháo đến đã thấy họ ngồi đợi sẵn rồi, cứ thế, tôi múc một lèo, chừng 20 phút là xong à! À, mỗi khi chở cháo đi, tôi thường múc một bát ăn trước để biết cháo ngon dở như thế nào và cũng để ấm bụng mà đẩy xe...”

    Bệnh nhân nói rằng họ nhớ ơn...

    Hỏi một bệnh nhân ở bệnh viện Duy Xuyên, cụ bà tên Thụy, năm nay 79 tuổi, không con cái, điều trị bệnh thần kinh tọa, thấp khớp theo diện người già nghèo, neo đơn, nói: “Tiền viện phí thì tôi không lo, có bảo hiểm rồi. Nhưng mỗi sáng, nếu không có cô cho cháo tình thương, chắc tôi nhịn đói mà nằm thôi, vì ăn sáng thì tốn tiền, thôi để trưa ăn luôn. Cô đó tốt bụng lắm, biết tôi không đi được, có bữa bưng cháo đến tận giường cho tôi...” Nói đến đây, bà cụ ứa nước mắt.

    Cụ bà khác, tên Hoàng Thị Thi, 80 tuổi, có năm người con nhưng cho đến thời điểm cụ nằm viện, họ đều thuộc diện nghèo khó. Không ai có thể cưu mang, chăm sóc cho cụ, thậm chí khi cụ nằm bệnh viện, họ cũng trốn vì sợ đến thăm, không có tiền thanh toán viện phí cho mẹ. Suốt một tháng trời nằm viện, ngày nào cụ cũng lấy niềm vui buổi sáng ra nhận cháo tình thương, trò chuyện vài câu với các bệnh nhân, với người phát cháo để làm vui...

    Khi nghe hỏi ăn cháo buổi sáng hoài vậy cụ có thấy chán không, cụ trả lời: “Thấy ngon nữa là khác, vì mình nghèo, hồi ở nhà ăn toàn cháo trắng mỗi sáng, giờ nằm bệnh viện, được ăn cháo thịt, ngon lắm cậu à, cám ơn người tốt bụng!” Nói đến đây, cụ mỉm cười, nhưng người nghe thì muốn ứa nước mắt.

    Còn nhiều mảnh đời khốn khó, trông chờ vào những bữa cháo tình thương ở các bệnh viện. Không riêng gì các bệnh viện ở Quảng Nam. Dường như các bệnh viện trên đất nước này đều cần những nồi cháo tình thương như thế,...
    những bữa cháo tình thương sao mà nghe nằng nặng cảm động và ngậm ngùi làm sao! Cứ như đang nằm mơ thấy mẹ đi chợ về, cho một chiếc bánh trung thu!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời "thăng hoa" như mong muốn và ngược lại.

    Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.

    1. Chọn LẼ để SỐNG

    Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

    Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) - được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhauvà số phận khác nhau.

    2. Chọn NGƯỜI để LẤY

    Phải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí. Lấy vợ, lấy chồng thì có lẽ ai cũng làm được (chỉ trừ những người không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!

    Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ...) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

    3. Chọn VIỆC để LÀM

    Thực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghề nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đỉnh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh... Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.

    Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê... đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).

    Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm,chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào,lĩnh vực nào, vùng miền nào...). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

    4. Chọn THẦY để HỌC

    Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:

    Thầy

    Đây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

    Sách

    Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng... tô phở.

    Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.


    Kinh nghiệm

    Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

    Nhân vật

    Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.

    Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

    Internet

    Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại, có thể có “sâu cuốn lá” (game online), “sâu đục thân” (coi phim ***), “sâu chat” (tán chuyện gẫu); “sâu phá hoại” (hacker mũ đen)... Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

    5. Chọn BẠN để CHƠI

    Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói:

    “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì gần mực sẽ không đen, mà gần đèn
    cũng chẳng sáng).

    Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp.

    Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”), là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

    Chọn Lẽ để sống là chọn “đích đến” và “bánh lái”, là chọn “hệ điều hành” cho cuộc đời; Chọn Người để lấy là lựa chọn cho mình một gia đình, một tổ ấm, một nơi chốn bình yên để đi về, để là “bệ phóng” của nhau trong cả cuộc đời; Chọn Việc để làm là chọn cho mình một sự nghiệp, để hiện thực hóa giấc mơ cuộc đời; Chọn Thầy để học là chọn những nhân vật hoặc phương cách để trang bị cho mình những hiểu biết và năng lực để hoạch định và thực thi chiến lược cuộc đời; Chọn Bạn để chơi là kiếm tìm và nuôi dưỡng những tình bạn đẹp nhằm làm giàu có thêm cho cuộc đời của mình.

    Tất cả những lựa chọn quan trọng này cần phải được đặt ra và triển khai nghiêm túc, để những câu hỏi ở đầu bài: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi đâu về âu? Rốt cuộc là mình ẽ dùng cuộc đời mình ào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? Mình muốn có một cuộc đời ra sao?... được trả lời một cách trọn vẹn. Bằng cách đó người trẻ sẽ có một cuộc đời đáng sống, như có thể đúc kết thành: “Your Choices, Your Life” (Lựa chọn của bạn quyết định cuộc đời của bạn), “Your Values, Your Fate” (Giá trị bạn chọn sẽ quyết định số phận của bạn”).

    Giản Tư Trung
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kính gửi những tấm lòng!
    Kính thưa quý vị, điều gì càng dùng thì càng còn, càng cho đi thì càng có nhiều lại,đó chính là lòng yêu thương, là trí tuệ. Với tâm nguyện giúp các em học sinh nghèo yên tâm học hành, rèn đức luyện tài, phát huy tình yêu mãnh liệt quê hương, đất nước, thắp lên khát vọng vươn lên sống tốt hơn cho mình và cộng đồng. Nguốn Sáng muốn góp phần nhỏ bé làm giàu tài nguyên vô giá cho đất nước là bồi dưỡng những con người có đức, có tài; chúng tôi mong được đồng hành cùng quý vị trong chương trình "Người đỡ đầu".
    Người đỡ đầu sẽ thường xuyên liên lạc nhằm khuyến khích,động viên tinh thần các em học sinh, cập nhật sự tiến bộ hay khó khăn của học sinh để việc giúp đỡ hiệu quả, đồng thời hỗ trợ cho mỗi học sinh 200.000VND/tháng, mỗi năm 2 học kỳ.
    Chi tiết xin liên hệ
    Ms Cao Thị Hải Yến, Báo Giáo Dục và thời đại, 29B Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    ĐT: 0983 65 68 79
    YM: caohaiyen@yahoo.com
    Số TK: 001100 402 6666 Ngân hàng Vietcombank
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Khi gửi tiền vào tài khoản, mong quý vị thông tin rõ tên, địa chỉ, điện thoại vào mail: caohaiyen@yahoo.com để chúng tôi tiện cập nhật thông tin.
    Xin cảm ơn những tấm lòng!
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kính gửi những tấm lòng!
    Kính thưa quý vị, điều gì càng dùng thì càng còn, càng cho đi thì càng có nhiều lại,đó chính là lòng yêu thương, là trí tuệ. Với tâm nguyện giúp các em học sinh nghèo yên tâm học hành, rèn đức luyện tài, phát huy tình yêu mãnh liệt quê hương, đất nước, thắp lên khát vọng vươn lên sống tốt hơn cho mình và cộng đồng. Nguốn Sáng muốn góp phần nhỏ bé làm giàu tài nguyên vô giá cho đất nước là bồi dưỡng những con người có đức, có tài; chúng tôi mong được đồng hành cùng quý vị trong chương trình "Người đỡ đầu".
    Người đỡ đầu sẽ thường xuyên liên lạc nhằm khuyến khích,động viên tinh thần các em học sinh, cập nhật sự tiến bộ hay khó khăn của học sinh để việc giúp đỡ hiệu quả, đồng thời hỗ trợ cho mỗi học sinh 200.000VND/tháng, mỗi năm 2 học kỳ.
    Chi tiết xin liên hệ
    Ms Cao Thị Hải Yến, Báo Giáo Dục và thời đại, 29B Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    ĐT: 0983 65 68 79
    YM: caohaiyen@yahoo.com
    Số TK: 001100 402 6666 Ngân hàng Vietcombank
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Khi gửi tiền vào tài khoản, mong quý vị thông tin rõ tên, địa chỉ, điện thoại vào mail: caohaiyen@yahoo.com để chúng tôi tiện cập nhật thông tin.
    Xin cảm ơn những tấm lòng!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một số hoạt động dự kiến của nhóm "Ngàn việc thiện":
    -Thăm và tặng quà, hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại viện Việt Đức, Bạch Mai
    -Phối hợp ấn tống, phát tặng băng đĩa, kinh sách...Phật giáo và các tác phẩm hướng thiện, đạo đức, đạo hiếu, lý tưởng sống
    -Phóng sinh
    Quý vị quan tâm muốn đồng hành, ủng hộ, xin liên lạc:
    Ms Cao Hải Yến, caohaiyen@yahoo.com 0983 65 68 79
    Ms Nguyễn Thị Loan, loanntmaxan@yahoo.com 0978 056 717
    Xin trân trọng cảm ơn!
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”

    Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.



    Ảnh: FoldedSpace

    Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng.

    Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
    Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
    Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
    Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
    Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
    Give - Tài khoản từ thiện 10%
    Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ 1 số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy.

    1. NECCESSITIES (NEC) -TÀI KHOẢN CHI TIÊU CẦN THIẾT 55%

    Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu câu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hãy không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55-60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.
    Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.

    2. LONG TERM SAVING FOR SPENDING ACCOUNT (LTSS) – TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM TIÊU DÙNG CHO TƯƠNG LAI 10%

    Tài khoan này bạn sẽ phải để đó 1 khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản để bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lơn hơn, như là sắm xe, mua nhà, danh dụm cho đám cưới v.v…
    Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới nhưng khoản chi tiêu khác

    3. EDUCATION ACCOUNT (EDU) – TÀI KHOẢN GIÁO DỤC 5%

    Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân
    Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đâu tư sinh lời nhất của bạn

    4. FINANCIAL FREEDOM ACCOUNT (FFA) – TÀI KHOẢN TỰ DO TÀI CHÍNH 10%

    Có thể khai niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, thâm chí mở 1 cửa hàng nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
    Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi túc từ đâu tư chi trả hết, lúc đó bạn ko cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái

    5. PLAY – TÀI KHOẢN HƯỞNG THỤ 10%

    Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thoả mãn nhưng nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra 1 khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu.
    Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn

    6. GIVE – TÀI KHOẢN TỪ THIỆN 10%

    Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu mà tài khoản chi tiêu cần thiết của bạn cần lên 60%. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
    Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

    VẬY BÂY GIỜ LÀM SAO ĐỂ BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP JARS?

    + Hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiến bạc cá nhân của chính bạn.

    + Đầu tiên hãy ghi ra số tiên bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rôì chia đều cho các tài khoản theo tỉ lệ nêu trên

    + Đối với FFA, hãy nhân số tiền mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 hoặc 3 năm tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp cho nó. Còn hiện tại thì có thể bạn ra mở 1 tài khoản tiết kiểm ở ngân hàng, để mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, có thể bạn để tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất tốt hơn.

    + Đới với LTSS, bạn hãy đat cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị khá lơn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó

    + Còn EDU, nếu trước mắt bạn ko có những dự tính lớn lao (như đóng tiền để tham dự những khoá học này kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như để mua Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có 1 khoản cho chuyện đó, nên phải tự thúc đẩy chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình.

    + Với NEC, hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn trước giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản ko cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.

    + Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, bởi vì đây là để bạn hưởng thụ bản thân mình. Hay tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lich, hoạc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phep hàng tháng, có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chung 1 lân, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thên mình

    + Và GIVE thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiên mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kỉ niệm ngày Phật Thích Ca xuất gia (8/2 âm lịch) Nhóm Ngàn việc thiện sẽ thăm và hỗ trợ một số bệnh nhân đặc biệt khó khăn tại Viện K ,43 Quán Sứ Hà Nội, vào 5h chiều ngày thứ 3, 19/3/2013. Các chương trình từ thiện dự kiến sẽ diễn ra hàng tháng. Quý vị muốn tham gia đồng hành, ủng hộ, góp ý,...xin liên hệ:
    Ms Yến, caohaiyen@yahoo.com 0983 656879
    Mr Tuấn, 0903 44 9950
    Ms Loan, loanntmaxan@yahoo.com 0978 056 717
    Xin quý vị gửi cho những người quan tâm.Chúng tôi xin cảm ơn!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Xin gia hộ chốn xa mưa gió; người chiến binh mắt tỏ tài cao; đầu non hay giữa sóng đào; giữ gìn trời biển chiến bào tung bay.

    Xin gia hộ đất cày ruộng xới; người nông dân vui với cỏ cây; Trĩu cành hạt trái đong đầy; mùa thu hoạch lớn tháng ngày hân hoan.

    Xin gia hộ những đoàn thợ giỏi; giữa công trường bước vội tay nhanh; công trình nào cũng hoàn thành; quê hương giàu đẹp văn minh nghĩa tình.

    Xin gia hộ hanh thông may mắn; những doanh nhân cố gắng không ngơi; đầu tư thuận lợi khắp nơi; tạo nhiều công việc cho đời ấm no.

    Xin gia hộ người lo việc nước; trách nhiệm làm công chức thanh liêm; vì dân chẳng quản nhọc phiền; công thành danh toại một niềm an vui.
    ...
    Trước Phật đài đầu xuân cúi lạy; xin nguyện cầu Quốc thái dân an; nhà nhà gieo được thiện căn; nhân lành quả tốt để dành mai sau.

    Tình sông núi đồng bào cao đẹp; người Việt Nam đoàn kết thương yêu; phúc lành thêm lớn càng nhiều; non sông gấm vóc mọi điều thăng hoa.

    Rồi sau nữa nhìn ra thế giới; sẽ nói lời từ ái đại đồng; mối tình nhân loại mênh mông; hoà bình hạnh phúc chung lòng đắp xây.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Xin gia hộ chốn xa mưa gió; người chiến binh mắt tỏ tài cao; đầu non hay giữa sóng đào; giữ gìn trời biển chiến bào tung bay.

    Xin gia hộ đất cày ruộng xới; người nông dân vui với cỏ cây; Trĩu cành hạt trái đong đầy; mùa thu hoạch lớn tháng ngày hân hoan.

    Xin gia hộ những đoàn thợ giỏi; giữa công trường bước vội tay nhanh; công trình nào cũng hoàn thành; quê hương giàu đẹp văn minh nghĩa tình.

    Xin gia hộ hanh thông may mắn; những doanh nhân cố gắng không ngơi; đầu tư thuận lợi khắp nơi; tạo nhiều công việc cho đời ấm no.

    Xin gia hộ người lo việc nước; trách nhiệm làm công chức thanh liêm; vì dân chẳng quản nhọc phiền; công thành danh toại một niềm an vui.
    ...
    Trước Phật đài đầu xuân cúi lạy; xin nguyện cầu Quốc thái dân an; nhà nhà gieo được thiện căn; nhân lành quả tốt để dành mai sau.

    Tình sông núi đồng bào cao đẹp; người Việt Nam đoàn kết thương yêu; phúc lành thêm lớn càng nhiều; non sông gấm vóc mọi điều thăng hoa.

    Rồi sau nữa nhìn ra thế giới; sẽ nói lời từ ái đại đồng; mối tình nhân loại mênh mông; hoà bình hạnh phúc chung lòng đắp xây.

Chia sẻ trang này