1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngàn việc lành

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 25/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lợi ích từ việc tích lũy phước đức
    Thích Phước Đạt

    Bạn thực sự có khát vọng trở thành người giàu có và sống vui vẻ, hạnh phúc, an lạc trong đời sống hiện tại, cũng như tương lai thì ngay từ bây giờ hãy nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức". Một địa chỉ đầu tư vô cùng an toàn, lãi suất không chỉ đong đếm bằng các giá trị vật chất thông thường mà còn có cả giá trị làm thăng hoa đời sống tâm linh.
    Ngay từ thời Đức Phật còn hiện hữu, Ngài đã khuyến cáo từng cá nhân hãy nỗ lực thực thi làm các việc công đức bằng cả sự nhiệt tâm, tinh cần để đem lại lợi ích lớn. Bạn nên nhớ một việc làm thiện tâm dù rất nhỏ, nhưng hiệu quả tốt đẹp của hành động đó có tác động rất lớn đối với nhiều người.
    Xem ra, sự tích lũy các giá trị về công đức về việc làm, lời nói, ý nghĩ của thân khẩu ý sẽ tạo cho bạn một gia tài "Phước đức" để thọ hưởng, nếu hữu dư thì con cháu và những người khác kế thừa. Đây chính là ngân hàng "Phước đức" mà không ai khác hơn, mỗi cá thể đều có khả năng đầu tư, dù bạn là ai, đang sống ở đâu, đang làm gì, thu nhập ra sao, tuỳ theo khả năng đầu tư các công hạnh hữu ích mà có lãi suất thu nhập "phước đức" cho chính mình. Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu bạn không đầu tư chăm sóc từ việc gieo hạt, bón phân, và thực hiện các công đoạn khác, thì chẳng bao giờ tận hưởng được hương thơm quả ngọt tốt lành.
    Cho nên, bạn phải nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức" ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần bạn có ý thức tự nguyện tinh tấn làm các việc phước lành thì sẽ có hiệu quả ngay. Bằng cách, thông qua việc nỗ lực thực hành 6 pháp Ba la mật mà Đức Phật từng khuyến cáo, bất cứ ai muốn thực hiện đời sống hướng nội và thực thi hạnh nguyện Bồ tát độ mình và cứu đời thì có thể trở thành nhà đầu tư hữu ích nhất của xã hội. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Sáu phương thức thực thi đầu tư "Phước đức".
    Bố thí là phương thức hữu hiệu nhất mà bất cứ ai hiện sống trên cõi đời này đều có khả năng thực thi được. Cho dù bạn là người sở hữu tài sản kếch xù, hay là kẻ bần cùng đều có cơ may thực hành hạnh nguyện đó. Có ba cách bố thí, chia sẻ những khổ đau với người khác: bố thí tài sản vật chất, bố thí pháp, bố thí sự vô úy.
    Rõ ràng, không có ai có thể không thực thi một hình thức bố thí nào đó. Dù bạn đang lâm vào tình trạng khánh kiệt, thất nghiệp cũng có thể bố thí, chia sẻ những nỗi đau túng thiếu, mất mát của người khác hiện còn tệ hơn mình, hay có thể giúp vào các việc công ích bằng sự bố thí, dù nhỏ nhặt, nếu người ấy khao khát được thực hiện. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được vậy, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và xã hội bằng cách phát tâm phục vụ.
    Một người có kiến thức, trí tuệ về lãnh vực chuyên môn nào đó cũng có thể dạy hay dẫn dắt người khác trong trường hợp người ấy không có tiền hay yếu kém về thể chất. Nói chung, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể thực hiện sự bố thí pháp, như chỉ bảo người ta đi nghe pháp, hành pháp từ một vị giảng sư nào đó.
    Một phương thức đầu tư ngân hàng "Phước đức" được bạn thể hiện nữa, bằng cách thực thi việc sống đúng các nguyên tắc giới luật, luật lệ được cộng đồng, tổ chức, xã hội định chế. Điều tối thiểu bạn cần nhận thức rõ là khi tự thân sống đúng Chánh pháp thì không chỉ cá nhân mình an lạc mà còn tác động đến ngưới khác theo chiều hướng đưa đến sự bình an, hạnh phúc; ngược lại sẽ dẫn đến khổ đau cho chính mình và đưa đến sự bất an, thậm chí gây tổn thương đến người khác. Tính tích cực của việc trì giới là phục vụ mọi người trong khát vọng ai cũng được an lạc. Càng thể hiện nhiều điều thiện lành thì bạn càng nâng cao mình lên và có khả năng phục vụ người khác hiệu quả nhiều hơn.
    Phương thức thể hiện thứ ba cho việc đầu tư phước đức là thể hiện hạnh nguyện nhẫn nhục. Tính tích cực của sự nhẫn nhục trong mọi môi trường, hoàn cảnh sống là phát triển đức hạnh độ lượng. Chúng ta sẽ không còn giận dữ hay trách mắng người khác khi không vừa ý với chính mình. Nếu bạn không có hạnh nguyện nhẫn nhục, nhẫn nại hay độ lượng trong những tình huống như thế, hẳn sẽ gây khổ đau cho mình và người khác.
    Phật từng dạy, một niệm sân khởi lên thì sẽ đốt cháy rừng công đức. Do đó, thực thi phương thức đầu tư này bạn sẽ có nhiều phước đức do tâm trí thanh thản, không còn có các cảm thọ về giận dữ và thù ghét những người gây tổn thương, sỉ nhục hay phản bội mà còn ra sức giúp đỡ họ nữa. Trên hết, bạn không bị dao động tâm lý trước sự vui buồn đối đãi mà chỉ biết yên lặng tỉnh thức để đưa ra quyết định chính xác lợi mình lợi người. Trạng thái tâm thức này là đỉnh điểm của sự tu tập nhẫn nhục, làm hóa hiện lòng từ bi đem đến hạnh phúc cho con người và hòa bình thế giới.
    Tinh tấn là điều kiện cần và đủ để tạo ra phước đức. Tinh tấn đoạn tận các điều bất thiện chưa sanh, đừng cho chúng phát sinh và cả khi chúng đã sanh thì dứt khoát từ bỏ. Đồng thời bạn tinh tấn làm các điều thiện chưa sanh làm cho chúng hiện hành và cả lúc chúng phát sinh rồi thì làm cho thăng hoá nữa. Điều quan trọng, bạn phải nỗ lực làm các việc công đức dù là chuyện nhỏ nhất cũng không thể bỏ qua, kiên tâm phụng sự lý tưởng hạnh nguyện của mình.
    Thiền định là sự đầu tư phước trí song tu, vô cùng quan trọng đối với một người hướng tâm tu tập giải thoát. Chúng ta không chỉ nỗ lực thực hành giáo lý nhà Phật mà còn biết nhìn sự vật bằng một cái tâm tĩnh lặng và suy nghĩ về sự vật đúng đắn. Sự quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề có thể đem lại những giá trị công ích và huân tập sự phước đức càng nhiều hơn.
    Phương thức cuối cùng để đầu tư là trí tuệ. Bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề không trọn vẹn nếu không trí tuệ rọi chiếu. Đơn cử, bạn gặp người đang đau đớn quằn quại vì thiếu thuốc, vì lòng thương hại mà bạn bố thí ít tiền thì thật sai lầm. Điều quan trọng là bạn phải hướng họ đi vào trường cai nghiện, thì việc làm ấy mới đem lại giá trị hữu ích đối với người đó. Xem ra, trí tuệ là nhân tố quan yếu đi đến sự thành công của con người.
    Thực thi các phương thức đầu tư như thế, bạn sẽ là người trở nên người giàu có và hạnh phúc an lạc đời này và đời sau nhờ sự tích luỹ và lợi nhuận từ ngân hàng "Phước đức". Trường hợp vị Sa di thay vì chết yểu, chỉ còn được sống trong bảy ngày trở nên trường thọ là nhờ phước đức cứu sống đàn kiến khi trên đường trở về nhà. Có người nhờ bố thí ngọn đèn sáng, nhân đó mà cả nhà đoàn tụ. Một ngọn đèn của người phụ nữ nghèo đã thắp sáng trí tuệ mọi người, nhờ nhân thiện lành đó mà gặp được người giàu có, cho nên phước báu đến không ngừng… và nhiều trường hợp khác còn hơn thế nữa như sử sách kinh điển ghi lại. Còn chờ đợi gì nữa, hỡi bạn, mà không mạnh dạn đầu tư!
    ( theo: http://www.hoituthienphohien.com/phuocduc.html)
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phước và đức
    Thỉnh thoảng chúng ta lại nghe có người kêu than, sao tôi suốt đời làm việc thiện mà cuộc đời lại lắm nỗi truân chuyên, gặp hết sự xui xẻo này đến cái xui xẻo khác. Tại sao lại như vậy? Nếu quả thật như vậy thì còn ai muốn làm phước nữa. Có người lại nói, có đức mặc sức mà ăn. Vậy thì làm sao để có đức và làm sao để làm phước mà không bị xui xẻo?

    Làm phước: Một cách đơn giản, làm phước hay làm việc thiện là làm một hành động tốt và hành động tốt đó mang lại kết quả tốt, có lợi cho người khác. Kết quả của hành động sẽ thẩm định có phước hay vô phước.

    Công đức: Là biểu hiện của một kết quả tâm linh, được xem như là tập hợp những thành quả của các hành động tự tu sửa tính cách của bản thân, mang lại kết quả tốt trong đời sống cho chính mình và người xung quanh. Người có đức là người mang lại sự bình yên, tin tưởng và an lạc, được mọi người kính nể. Người ta hay nói cha mẹ nên sống tốt để đức lại cho con cái. Đức trọng quỷ thần kinh.

    Quan niệm về Công đức và Phước đức:
    Quan niệm của các tôn giáo: Mỗi tôn giáo đều có quan niệm riêng về phước và đức, tuy nhiên có một điểm chung nhất đó là các tôn giáo đều khuyên các tín đồ nên làm lành tránh dữ, sống thiện lành và giúp đỡ mọi người xung quanh. Khác chăng là quan niệm về công đức.
    Đạo Tin Lành tin rằng con người được cứu rỗi hoàn toàn bởi đức tin nơi sự cứu rỗi của Chúa Giêsu mà không nhờ vào công đức của bản thân người đó, nghĩa là một người được cứu chỉ bởi nhận mình có tội và nhận lấy công lao cứu chuộc của Chúa Giêsu cho mình mà thôi. Ở điểm này, niềm tin Công Giáo cho rằng sự cứu rỗi của con người có sự góp phần của công đức của người đó nữa. Dù rằng Thiên Chúa Giáo cũng tin Chúa Giêsu chết thay cho tội lỗi con người, nhưng để được cứu, con người còn phải làm điều thiện nữa.
    Một số Phật tử cho rằng phải có lòng từ bi và phải làm việc thiện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Trong lúc đó một số lại cho rằng làm phước là không đúng vì nếu làm phước là tạo nghiệp tốt, do đó phải luân hồi để hưởng phước báu, điều này trái với tôn chỉ của đạo Phật là phải làm sao giải thoát sinh tử luân hồi.

    Quan niệm của dân gian: Có đức mặc sức mà ăn, tiên tích đức hậu tầm long, tướng bất cập số, số bất cập đức, đức năng thắng số, đời cha ăn mặn, đời con khát nước,… Qua nhiều câu tục ngữ ca dao truyền tụng, chúng ta nhận ra được một chân lý tương đối của dân gian là ở hiền thì gặp lành, vì vậy hầu như ai ai cũng mong và cố gắng sống thiện lành và xa lánh điều ác. Đa số mọi người đều cho rằng gặp người cần giúp thì giúp, không cần biết kết quả.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cách làm Phước và Công đức:
    Tất cả những việc chúng ta làm đều do sự điều khiển của tâm mà ra. Vậy nên một việc làm được kể là tốt khi được xuất phát từ một tâm tốt, và ngược lại. Tuy nhiên tâm tốt không thôi vẫn chưa đủ, cần phải có trí huệ và dũng cảm nữa. Ví dụ như một người bác sĩ đã cố gắng hết sức mà vẫn không cứu được bệnh nhân và một tên tội phạm giết người cướp của. Tuy cả hai đều có kết quả như nhau: người bệnh nhân và nạn nhân bị cướp đều mất mạng, nhưng vì người bác sĩ có lòng cứu người, nên dù không cứu được nạn nhân nhưng đó là việc làm tốt. Còn tên cướp là do tâm cố ý giết người cướp của nên sẽ có nghiệp xấu. Vì vậy dù rằng hai hành động có cùng kết quả giống nhau nhưng sẽ có hệ quả xấu hay tốt thì còn phải coi theo tâm của người làm lúc đó. Chính vì vậy một điều rất quan trọng chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng khi làm phước thì phải làm với tất cả tấm lòng, với dụng ý giúp người, thì sẽ tạo được công đức. Còn nếu giúp người chỉ với lòng mưu cầu lợi ích cá nhân là ta đã mang sự ích kỷ vào việc làm công đức. Ích kỷ là một dạng của sự tham lam; khi đã có lòng tham là chúng ta sẽ không bao giờ tạo được công đức tốt. Khi làm công đức đúng cách, chúng ta sẽ giảm thiểu được tánh kiêu ngạo và lòng tham lam.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Làm phước là giúp đỡ những người đang trong cơn hoạn nạn vượt qua được một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ họ giải tỏa sự đau buồn về tinh thần bằng những lời nói hoặc sự lo lắng quan tâm của chúng ta. Làm phước cũng có thể bằng việc giúp về mặt vật chất trong lúc họ đang túng thiếu. Có rất nhiều cách làm phước, nhưng nếu ta làm sai thì không những không tạo được công đức mà còn bị hao tổn công đức sẵn có của mình. Những người hay than phiền rằng họ luôn làm việc thiện, làm phước giúp người nhưng sao bản thân thì lại gặp nhiều chuyện không may xảy đến cho họ, đó chính là vì họ đã làm phước không đúng với thiên ý. Khi làm phước đúng chúng ta sẽ tạo được công đức tốt. Tất cả những gì chúng ta làm trong kiếp này đều được ghi nhận, để khi cần thiết như lúc gặp nạn thì những công đức này sẽ được mang ra sử dụng, để hóa giải hoặc giảm nhẹ những quả xấu. Ví dụ như có hai người đều đến lúc phải trả quả trong vòng tù tội, nhưng một người thì đã từng làm nhiều việc thiện, tạo được nhiều công đức, nên tuy phải ngồi tù nhưng anh ta lại may mắn được người nhà thăm viếng thường xuyên, rồi lại gặp cai tù là người bạn học cũ nên được đối xử tử tế. Còn người tù thứ hai thì vì không có công đức để trang trải nên khi nghiệp đến thì phải chịu nhiều khắc nghiệt hơn; vừa không có người nhà thăm nuôi, còn bị cai tù ghét bỏ, hành hạ thân xác vì là người từng đã có thù oán với mình. Qua ví dụ trên ta thấy tuy cả hai người đều đang phải trả nghiệp, nhưng một người trả một cách nhẹ nhàng vì đã từng có công đức từ những việc làm phước giúp người, còn người kia thì phải chịu nhiều khổ đau hơn.

    Thật ra làm phước hay làm công đức cho đúng không phải dễ. Các tôn giáo cũng như dân gian đã từng có nhiều nhắc nhở, như Thiên Chúa Giáo có nói: Tay phải làm mà tay trái không biết. Phật Giáo nói rằng phải tác như bất tác nghĩa là làm một cách tự nhiên như không làm, hay trong dân gian nói rằng thi ân bất cầu báo. Vì việc gì chúng ta làm mà đã được thế gian vinh danh rồi thì xem như đã hưởng quả báu rồi, không được tính vào công đức nữa.

    Tuy nhiên đây chỉ mới là cách làm phước, vấn đề quan trọng là tâm trong khi làm phước. Cái tâm phải được thể hiện với đầy đủ lòng thương yêu, trí huệ sáng suốt và dũng khí quyết tâm. Vì vậy trong quá trình làm phước và công đức, trình độ của tâm được xem là yếu tố then chốt nhất tạo nên công đức hay sút giảm công đức. Nếu công đức được tạo nên, chúng ta sẽ có cuộc sống hanh thông, còn ngược lại, chúng ta sẽ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống.
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vì sao phải lăn xả đi cứu “người điên”?

    Sau khi tôi viết nhiều bài báo, rồi cả một cuốn sách về “Thế giới người điên” chính thức phát hành trên toàn quốc; sau khi tôi tham gia làm bộ phim về sự nhẫn tâm của người tỉnh với đồng bào điên loạn đi lang thang của mình (bộ phim được Hội Điện ảnh Việt Nam trao giải B)…; bố tôi cười chua chát: “Có lẽ chỉ còn một gã điên nữa mà mày chưa đề cập thôi”.
    “Là ai hả bố?”. “Chính là mày” - Cụ nói vui. Rồi ông hàng xóm nói thật: “Chỉ có thằng điên hảo hạng mới xông pha đi cứu người điên, khi mà “bọn chúng” tràn ngập đường quê góc phố, trong sự im lặng khó hiểu của quá nhiều người vô tâm. Làm thế có khác gì Đông Ki Sốt”.

    Cuộc “chiến đấu” của chúng tôi kéo dài, trải rộng, nhưng trong bài viết này chỉ lấy vài ví dụ trong tỉnh Phú Thọ với những nhân vật đã đăng báo đầy đủ từ hồi họ điên loạn, phá phách, bị gông cùm như “thời Đế quốc thực dân” đến khi họ được cứu giúp “sang trang mới của cuộc đời”, để độc giả tiện hình dung.

    Cuộc chiến “chông gai” để cứu một người “điên hết cỡ”

    Đôi lúc tôi cứ lao ra khỏi xe, cứ ngơ ngẩn dõi ống kính theo những người điên khắp các tỉnh thành, đi hết nhiều trại điên, các trung tâm bảo trợ xã hội để tìm hiểu. Đôi lúc “tranh luận nảy lửa”, viết hàng chục bài báo và công bố nhiều bức ảnh xung quanh số phận quá vô lý của bà con “điên”.



    Một người tâm thần kỳ dị, với lối lang thang vô định như ta thường vẫn gặp! Không lẽ chúng ta cứ mãi đối xử với đồng bào mình như đối xử với một thứ bỏ đi của xã hội (muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm)?

    Những lúc như thế, tôi đã băn khoăn tự hỏi: Tại sao tôi và nhiều nhà báo phải khổ sở vì người điên như vậy nhỉ? Trong khi nhiều cơ quan như: chính quyền, công an cơ sở, ngành y tế, ngành lao động thương binh xã hội đã được nhà nước và nhân dân giao trọng trách thu gom, quản lý, chữa bệnh, giải quyết chế độ hết sức nhân ái cho người bệnh tâm thần thì lại… làm ngơ? Có lẽ chính vì sự làm ngơ đó mà người viết có lương tâm… đành phải vào cuộc. Nội trong việc nhà báo đi cứu người điên (thay vì được các cơ quan giao nhiệm vụ khác), nó đã chứa quá nhiều xót xa rồi. Mà đi làm “trái nghề” như thế, oan khiên lắm. Tôi ví dụ như vụ mở một “chiến dịch thông tin” cứu ông Nguyễn Văn Độ, ở thị trấn Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

    Tôi gặp ông Độ ăn rác ở cổng chợ thị trấn, rồi đem xác ********, lợn chết thối oẵng về nấu… lẩu. Lúc ấy ông đã điên hàng chục năm, đã đánh người, đã đi ở tù, đã đốt nhà mình 4 lần, đào 5 ngôi mộ nhà mình lên, trong đó có cả ông nội và bố đẻ của ông. Tức là ông ấy điên hết cỡ. Con ông ta, Nguyễn Văn Mạnh (gần 30 tuổi) đang phải cắm cả… bằng lái xe, chứng minh thư ở hiệu cầm đồ để kiếm ăn qua ngày. Vợ ông Độ, mẹ của Mạnh thì bị lừa bán sang Trung Quốc, chúng nó bán mẹ, bán nốt cả cậu con trai (Mạnh lúc đó 6 tuổi) đi làm con nuôi. Trước lúc giao hàng, Mạnh bị nhốt ở một cái cũi chó, gửi nhờ nhà nọ ở Bắc Ninh, ai ngờ nhà đó chính là bà con của bà Hưởng (bà nội Mạnh) thế là “vô tình” được giải cứu.

    Năm ngoái, Mạnh tìm manh mối liên lạc được với mẹ bên Trung Quốc, cả hai mừng mừng tủi tủi sau hơn hai mươi năm gặp lại nhau. Lần nào gặp cậu và gia đình, tôi cũng phải rút tiền túi ra cho, kèm theo những giọt nước mắt cố nuốt ngược vào trong. Ông Độ ở trong cái hầm tối, ông đào hang sống như một con chuột chũi. Trong hang là bếp lò om khói, là dao kiếm, gậy gộc. Bất cứ ai, kể cả con trai và mẹ đẻ của mình, hễ cứ lò dò vào là ăn gậy, ăn dao. Bà Nguyễn Thị Hưởng đã bị “anh con điên” đánh cho một gậy vào đầu, nằm viện 3 tháng mới tỉnh. Tôi đã theo đuổi cuộc đời ông Độ với đầy hiểm họa đó, chỉ bởi tôi tự nghĩ rằng gánh nặng của lòng nhân ái đã đè nặng lên lương tâm và ngòi bút của mình.



    Một người điên đi lang thang, bị ôtô đâm què chân, được người tốt bụng cứu sống, đưa vào bệnh viện tâm thần trung ương điều trị.

    Ai ngờ, bảo vệ một người điên nó khó đến nhường ấy. Hơn hai năm trời, tôi phải liên tục đi lại, lo lắng, đối mặt với đủ thứ “phản công” của những cán bộ không mặn mà lo chế độ, lo thuốc ********* người bệnh tâm thần! Có lúc, ngẫm mà chua xót.

    Bố của ông Độ, trước khi tạ thế ở tuổi ngoài 70, đã nhiều lần đệ đơn lên chính quyền thị trấn và huyện, tỉnh, xin cho con trai điên loạn của mình được chữa bệnh, được trợ cấp xã hội để bớt phải kiệt quệ khốn đốn vì bệnh tật “giời đày”. Ông cụ nhân thể đi đòi chế độ cho con gái Nguyễn Thị Liễu (nay đã ngoài 40 tuổi), bị động kinh, chưa bao giờ có thể tự ăn uống, vệ sinh, đi lại. Rồi ông cụ về suối vàng trong khi cả đứa con gái động kinh và đứa con trai tâm thần đánh bố mẹ, chém hàng xóm, đốt nhà đào mả vẫn bị chính quyền cơ sở từ chối xét duyệt mọi chế độ. Ông văng tục một câu, khóc ba tiếng rồi nhắm mắt vĩnh viễn.

    Khi tôi (người viết bài này) vào cuộc, Mạnh cũng vừa đưa đơn lên phòng LĐTBXH huyện Cẩm Khê xin cứu giúp. Nhưng cơ quan chức năng im lặng khó hiểu. Ông Độ đứng trước nguy cơ chết rục rã trong hầm tối tự đào, tự cô lập mìnhtrong… vài tháng nữa. Khi tôi nín thở luồn qua địa đạo vào hầm, thì thấy ông Độ nằm thều thào, mùi thối tha và các vật dụng kỳ dị đến từ bãi rác khiến tôi nôn thốc nôn tháo. “Bố em không còn đủ sức đánh ai nữa rồi, hàng ngày ông ăn lẩu ốc sên và ngủ trên… mặt ao, thì anh bảo làm sao mà sống nổi”, Mạnh thở dài.

    Bài viết đầu tiên về ông Độ được đăng trên Lao Động, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê kịp thời có công văn… kể tội người viết, với chữ ký và dấu triện đỏ chót đàng hoàng. Ý rằng, tôi viết: ông Độ ăn rác ven quốc lộ 32, ai cũng thấy, hàng vạn “ông đi qua bà đi lại” trông thấy, sao cơ quan chức năng lại làm ngơ; ông Phó Chủ tịch bảo, ông không nhìn thấy gì cả, nhà báo nói sai! Chao ôi, ông không thấy là do cái mắt của ông có thể không được tốt lắm. Thảm cảnh của ông Độ và gia đình ông, tôi quay phim chụp ảnh, chứ có phải tôi “nhờ” ông Độ “diễn” cảnh ăn rác ngoài đường và ăn lẩu ốc sên trong hầm tối để làm phim truyện đâu mà họ lại “kêu ca” nhỉ?

    May thay, Bệnh viện tâm thần Phú Thọ với Giám đốc Hùng lại quá tử tế. Thấy ông Độ điên hết cỡ, họ sang tận nhà, khám và xét nghiệm kỹ, kết luận là “chả điên thì cái gì”, rồi đề nghị cho đi Trung tâm bảo trợ xã hội. Tôi cứu một người điên sắp chết, ai dè cũng bị phản đối kịch liệt. Cán bộ huyện Cẩm Khê phản đối bằng một cuộc họp đa ngành. Theo đó, sẽ không đưa ông Độ đi Trung tâm bảo trợ xã hội, mà phải đưa đi bệnh viện đã. Họ ụp vào, khống chế đưa ông Độ đi.

    Bốn tháng ông Độ ở viện là bốn tháng Mạnh đi chăm sóc những người điên khác để lấy tiền nuôi bố. Sau bốn tháng, vẫn không một ai có ý định đưa ông Độ đi nuôi dưỡng ở trung tâm bảo trợ cả. Chúng tôi phải liên lạc với Bệnh viện Tâm thần, với Lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh Phú Thọ. Cuộc đối thoại với cán bộ chính sách, với bà Giám đốc Sở LĐTBXH, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ… đều đưa lại kết quả là: “Phải chờ”. Vì ông Độ chưa đủ điều kiện sức khỏe để đi Trung tâm bảo trợ; vả lại Trung tâm cũng chật chội không còn chỗ chứa.

    Thế nhưng, sau khi nghe đồn về các “cửa ải” để trở thành “người điên” quá khủng khiếp, chúng tôi quyết định lên Trung tâm Bảo trợ xã hội rồi lên cả Bệnh viện tâm thần Phú Thọ để xác minh. Bấy giờ chúng tôi mới tá hỏa: Họ đã nói dối. Cán bộ Trung tâm trực tiếp trả lời rằng đủ điều kiện tiếp nhận. Lãnh đạo bệnh viện cũng trực tiếp xác nhận ông Độ đủ điều kiện ra viện và vào Trung tâm, sao Sở không “cho đi” nhỉ? Chúng tôi thất vọng, đau xót, bất bình, nhưng vẫn cố im lặng một thời gian để chờ người ta nghĩ lại. Và họ “nghĩ lại” thật. Họ đưa ông Độ trở lại nhà. Hầm hào công sự của người điên lại hoạt động, ông Độ lại tấp tểnh đi ăn rác rưởi ngoài chợ thị trấn…

    Đùng một cái, Mạnh và vài người có Tâm với ông Độ “điên” gọi điện thông báo: Cán bộ lại bất ngờ “nghĩ lại”, ông Độ được tìm về, đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội ở Yên Kiện, Đoan Hùng, được nhà nước nuôi đến hết đời. Mạnh gặp tôi, nắm tay nhà báo khóc nức nở: ”Bố em sống rồi! Họ cho “về lều để chết”, rồi lại cho “sống”, cứ ào ào không biết đâu mà lần, anh ạ”.

    Tại sao nhà báo phải cầm bút đi tháo cùm, cắt xích, xây nhà, chữa bệnh… cứu người điên?

    Như bài trước chúng tôi đã viết: anh Lê Văn Nga, ở xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ bị tâm thần. Gia đình và cán bộ địa phương xông vào trói, đóng một cái cùm bằng gỗ to, dài gần 3m để “giam” anh bất di bất dịch. Hai chân bị cùm, quần phải mặc bằng cách trùm từ trên… đầu xuống, phóng uế tại chỗ. Anh Nga bị cùm như thế suốt 2.200 ngày (hai nghìn hai trăm ngày!). Thịt bị teo hết, da bị hoại tử thối um.




    Anh Nga sau khi được "bài báo cứu giúp", đã được tháo cùm, khỏi bệnh, khỏe mạnh, có nhà mới để ở.

    Giọng anh ta thều thào kêu cứu với tôi, “thả tôi ra đi, tôi yếu rồi, không đâm công an xã, không chém người trong xóm và chém bố Phiên (ông Lê Văn Phiên, 80 tuổi, bố Nga) được nữa đâu”. Anh ta nói như người… tỉnh, nhưng thả ra thì lại tấn công người khác rất “điên”. Sau khi bài viết về Nga đăng tải, cán bộ đã đến đưa anh đi chữa bệnh, giờ anh đã khỏi, đã được tháo cùm, đã có sổ tâm thần. Thử hỏi, những người cán bộ bao năm bỏ rơi anh Nga, quên việc lo chế độ đáng được hưởng cho anh Nga kia, có khi nào họ thấy mình nhẫn tâm với đồng bào mình quá không nhỉ?

    Tương tự, ở Cao Bằng, cùng với các bài viết, chúng tôi đã đưa được anh Hầu Văn Sùng, ở Thông Nông đi chữa bệnh, sau 10 năm ròng anh bị xích cả hai chân, bỏ trong căn lều hoang lạnh, gia đình chỉ thả gạo, thả rau vào đó cho anh tự nấu nướng ăn trong… ngơ ngẩn. Tại bệnh viện đa khoa Cao Bằng, anh Sùng khóc, viết tên mình ra giấy như một người… tỉnh, rồi cạo râu cắt tóc bảnh trai, bắt tay nhà báo “tôi sống rồi”. Công ty Cao Giang ở tỉnh đã giúp đỡ gần hai chục triệu cho anh Sùng xây nhà mới.

    Ở huyện Hòa An, Cao Bằng, có người đàn bà Triệu Thị Hà hơn 20 năm ngơ ngác bỏ nhà đi, đẻ con với “ai đó” rồi lại ra đi, tối ngủ vỉa hè, ăn bẩn ăn thỉu, trèo lên phản của bà bán thịt qua đêm. Bao mưa dập gió vùi, chị Hà đã gánh chịu, đứa con trai Hà Văn Tới học hai trường Đại học ở Hà Nội, thỉ thoảng lại đi tìm mẹ khắp các xó xỉnh của Cao Bằng dắt về tắm rửa chăm sóc. Có khi cháu còn bị mẹ gọi điện, viết thư cho lãnh đạo nhà trường mà cháu đang học, đòi “trả con về cho tao”. Chị còn nguyền rủa oan đứa con ngoan bằng những lời hoang tưởng.

    Sau bài viết, một đồng chí lãnh đạo của tỉnh Cao Bằng đã liên lạc với tác giả để tặng máy tính xách tay, tặng tiền ăn học cho con chị Hà, cho xe của Bệnh viện tỉnh đi xuyên đêm, đưa chị Hà về bệnh viện tâm thần Trung ương (Thường Tín, Hà Nội) để chữa dứt điểm bệnh “điên”. Nay chị đã khỏi bệnh, về nhà, nhờ tiền của các nhà hảo tâm, chị đã được xây nhà cửa khang trang, ở trong ngôi nhà mới bằng một “trang tươi sáng” khác của Cuộc Đời.

    Có hàng chục, vài chục trường hợp người điên tận khổ đã được chúng tôi giúp đỡ “đến đầu đến đũa”, có gia đình nhận hàng trăm triệu đồng từ các nhà hảo tâm. Sau mỗi lần kiệt sức đi lại, kiệt sức “đấu tranh” với cán bộ nắm giữ “thủ tục làm người điên”, chúng tôi chợt nhận ra sự vô lý buốt lòng của cái việc nhà báo cầm bút đi cứu người tâm thần. Tại sao chúng tôi phải làm cái việc xã hội không giao “chuyên trách” cho chúng tôi làm đó?

    Tại sao những người, những ngành được giao nhiệm vụ kia, họ ăn lương “bổng” của nhà nước và nhân dân để làm việc đó, họ lại không làm? Câu trả lời là sự vô cảm, là sự vô trách nhiệm. Chính sách, chế độ cho người điên, từ cưỡng chế đi chữa bệnh, đến việc chăm sóc tại cộng đồng, rất rõ ràng. Có tiền hàng tháng, có thuốc thang đầy đủ. Chính sách nhân đạo đó, tôi cứ ví, nó như ống nước vẫn chảy qua nhà các người điên, qua các xã, huyện, tỉnh có người điên, nhưng người cán bộ không mở van, mở khóa, không “bắt vòi” cho người dân ở đó được hưởng. Vì sao? Vì vô cảm, nhưng còn nữa: Lắm khi, vì họ muốn thực thi “cơ chế xin cho”, muốn rằng mình làm cái đó thì mình phải được cái gì đó. Lời đồn và không ít bằng chứng về việc phải “chạy” mới đưa được người điên vào trung tâm bảo trợ xã hội đã bước đầu được chúng tôi thu thập.

    Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là: Chúng ta phải làm gì để chấm dứt tình trạng thả rông, thả lỗng, bỏ mặc người điên hiện nay? Hãy nhìn cách mà Thành phố Đà Nẵng đã làm thì sẽ rõ: ở đó không có ăn xin, không có người tâm thần lang thang, không có bán hàng rong. Nếu người điên lang thang vật vạ ở địa bàn nào, cán bộ cơ sở có trách nhiệm (theo quy định) ở đó phải chịu trách nhiệm trước các quyết định xử lý nghiêm khắc của cấp trên. Hết! Hãy nhìn TP.Hà Nội mỗi dịp đại lễ, đón đoàn quan trọng, tuyệt đối không có “anh tâm thần” nào, vì họ bị thu gom quản lý sạch sành sanh. Chỉ có điều, hết đợt ra quân, họ lại thả người điên đi lang thang, đâu lại vào đó, đúng là bắt cóc bỏ đĩa!

    Bây giờ, chúng ta hãy sòng phẳng đi: nếu báo chí và bà con phát hiện người điên nào bị bỏ rơi, bị cán bộ cơ sở không lo chính sách chế độ, không cấp sổ tâm thần theo đúng quy định, thì cần xử lý, quy rõ trách nhiệm cụ thể. Thậm chí, nếu không làm nhiệm vụ, thả rông đồng bào điên loạn tội nghiệp ra đường, ra thôn bản khu phố, nếu người điên đó tự sát, hoặc giết chóc người khác, thì người gây ra việc đó (không quản lý) cần liên đới trách nhiệm. Chừng nào chúng ta làm được điều đó, thì thảm cảnh người điên may ra mới được khắc phục. Đơn giản, bệnh tâm thần có thể chữa khỏi, nếu ngành y tế can thiệp kịp thời và thường xuyên, nếu chữa bệnh xong trả về địa phương mà thuốc thang đúng cách và đầy đủ. Nếu chúng ta bỏ mặc, thì bệnh sẽ nặng, sẽ thành mạn tính, sẽ coi như chúng ta giết chết một con người hoặc nhiều người “nhờ” sự thờ ơ tàn độc của ta.

    Xin nhắc lại: Người trần truồng, người suy kiệt, người giết người và bị giết, người hiếp người và bị hiếp… ngoài đường kia, họ là đồng loại của ta, là đồng bào của ta. Chắc chắn họ là anh em, xóm mạc, thân thích của ai đó trong số chúng ta. Sao chúng ta lại bỏ mặc họ với đời sống vô thức không bằng con vật như vậy? Lương tâm và nỗi xấu hổ trong mỗi chúng ta, nó đã ở đâu mất rồi?

    Theo Đỗ Doãn Hoàng (Lao động)
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một câu chuyện ngụ ngôn của Lafontaine kể về một con gấu trung thành, thấy con ong đậu trên trán ông chủ đang ngủ liền lấy cục gạch đập con ong, con ong bay đi, ông chủ bể đầu. Rõ ràng con gấu có tâm thương yêu ông chủ nhưng do không có trí huệ nên đã gây nên một hậu quả tệ hại. Chúng ta chắc chắn không bao giờ muốn tâm của chúng ta ngang trình độ tâm của con gấu.

    Cũng giống như tâm của kẻ giết người hàng loạt, nếu không giết được người là lòng không yên. Hay tâm của những kẻ trộm cướp, nếu không trộm cướp được thì trong lòng cũng không thỏa mãn. Ngoài ra còn có một số dùng phương tiện biện minh cho cứu cánh, đi ăn trộm để nuôi cha mẹ. Tất cả những điều này đều là biểu hiện của trình độ tâm còn thấp kém.

    Muốn đạt được trình độ tâm đúng đắn, chúng ta phải không ngừng học hỏi và dùng trí để phân định phải trái, tìm hiểu nguyên nhân của mọi sự việc trước khi quyết định hành động. Sự quyết tâm và lòng dũng cảm dám vượt qua mọi khó khăn để thực hiện hành động cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để hoàn thiện một việc làm phước thiện. Nếu không hội đủ ba yếu tố nói trên: Bi, Trí, Dũng (Bác ái, Minh triết, Ý chí), thiết nghĩ chúng ta không nên làm phước và công đức, vì nếu không, chúng ta sẽ bị hao tổn phước đức. Nói tóm lại nếu không thể đi đến cùng và không thể biết kết quả của việc chúng ta sẽ làm thì tốt hơn là không nên làm.

    Một ví dụ như muốn giúp đỡ một em học sinh vì gia cảnh nghèo phải bỏ học, nếu đưa tiền cho cha mẹ rồi ra về, nghĩ rằng đã làm xong một việc thiện thì kết quả nhiều khi lại ngược lại. Người cha có thể lấy số tiền đó đi uống rượu say về đánh đập giết chết vợ con. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó vì chúng ta đã cho tiền không đúng. Ngang đây có người sẽ cãi là tôi không cần biết chuyện người cha uống rượu say, tôi chỉ cần biết là tâm tôi tốt, và tôi đã hoàn thành việc thiện của tôi, việc người cha đi uống rượu say về đánh chết vợ con là tội lỗi của người cha. Thật ra nếu chúng ta dừng lại ngang việc đưa tiền cho cha mẹ là do trình độ tâm của chúng ta chỉ có Bi, chưa có Trí và Dũng. Nếu có Trí, phải đến gặp và tìm hiểu xem nguyên nhân nào em nhỏ phải bỏ học, nếu vì không có tiền đóng học phí, chúng ta phải có Dũng để bỏ thì giờ dắt em đến trường gặp hiệu trưởng đóng học phí cho em. Nếu nghỉ học vì không có tiền mua sách vở và áo quần, chúng ta nên bỏ thì giờ dắt em đi mua sách vở và áo quần. Chỉ có hoàn thành cho đến bước cuối cùng thì chúng ta mới có thể an tâm là em chắc chắn sẽ được đi học lại. Việc thiện xem như có kết quả tốt.

    Trong các tuồng tích xưa có tuồng Lưu Bình và Dương Lễ. Đây là hai người bạn thân, Dương Lễ lo học hành thi đỗ làm quan, Lưu Bình ham chơi thi hỏng, thấy Dương Lễ làm quan nên muốn đến cầu cạnh nhờ giúp đỡ. Dương Lễ vì muốn giúp bạn, cho nên đã giả bộ coi thường và hất hủi Lưu Bình bằng cách đãi ăn chén cơm với một quả cà, nhưng lại ngấm ngầm sai một thứ thiếp đi theo giúp bạn. Lưu Bình sau đó nhờ sự giúp đỡ của Dương Lễ qua người thứ thiếp nhưng hoàn toàn không biết, đã thi đỗ ra làm quan. Trên đường vinh quy bái tổ, ghé qua nhà Dương Lễ để dương oai thì gặp người thứ thiếp đang ở đó, khi đó mới hiểu được tấm lòng của bạn hiền. Câu chuyện này là một ví dụ điển hình của việc làm phước hoàn hảo giúp người khác một cách trọn vẹn, đầy đủ Bi Trí Dũng.
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trình độ của tâm còn biểu hiện qua phạm vi làm phước. Một khi trong gia đình còn có người thân cần được giúp đỡ thì hãy khoan nghĩ đến việc giúp đỡ người ngoài, không nên vói quá xa. Quan trọng nhất là những người thân ngay sát bên cạnh mình. Chúng ta chưa làm cho người phối ngẫu của mình vui, con cái, cha mẹ, anh chị em của mình hạnh phúc làm sao có thể làm cho người ngoài hạnh phúc được.
    Thông thường có nhiều người bỏ thời gian và tiền bạc cho những hội từ thiện nhưng lại không quan tâm lo lắng cho chính những người thân trong gia đình đang gặp khó khăn. Và cũng có nhiều người sẵn sàng bố thí cho những người không quen biết xa cách nửa vòng trái đất bất chấp sự không đồng ý và dẫn tới sự bất hòa với người thân trong gia đình. Nếu chúng ta cho tiền những người xa lạ trong khi có những người thân trong gia đình còn đang túng thiếu thì đó không phải là một việc làm phước đức. Gia đình là nền tảng của hạnh phúc và khi chúng ta không giữ vững được nền tảng này thì hạnh phúc gia đình cũng sẽ lung lay không bền vững. Làm phước đúng cách, chúng ta sẽ tạo được cho mình một quả tốt. Sự bố thí cũng giúp chúng ta giảm được tánh tham lam và ích kỷ, đồng thời mở rộng tấm lòng để đón nhận những người xứng đáng được sự giúp đỡ. Và đây là những cách làm phước đức đúng cách và tạo được quả tốt, để kiếp này và những kiếp sau chúng ta sẽ được thừa hưởng những phước đức này.

    Hình thức làm phước: Bố thí là ban phát phân chia một cách rộng rãi cho cho người khác. Bố thí gồm có ban phát vật thực gọi là vật thí hoặc tiền bạc gọi là tài thí hoặc nói điều hay lẽ phải đem lại sự an lạc cho người nghe là pháp thí cho mọi người chung quanh. Trong ba hình thức nói trên, bố thí vật chất là dễ nhất và có thể làm bất cứ lúc nào. Trong lúc đó, bố thí tiền tài phải thật cẩn thận vì nếu cho sai là phải gánh chịu hậu quả không lường. Tài thí cũng chỉ giải quyết khó khăn tạm thời chứ không thể lâu dài được, chỉ giúp ngặt chứ không giúp nghèo. Pháp thí, nói đạo cho mọi người nghe là công đức vô lường vì có thể chuyển đổi cả vận mạng tâm linh của nhiều người. Một khi hiểu được đường đạo, con người sẽ sống tốt hơn. Trong kinh Phật còn cho rằng người nào giảng dạy chánh pháp, người ấy sẽ bất tử.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Làm phước, ngoài việc phải đầy đủ bi trí dũng còn phải tùy duyên, chúng ta không cần phải đi tìm kiếm, không làm vì mình ham muốn làm, không làm vì muốn nổi danh, không làm vì mặc cảm, không làm vì muốn được phước, được trả ơn,… Chúng ta nên biết rằng làm phước không đúng là chúng ta đang chen vào thiên cơ, chê Bề Trên làm trật. Một hoàn cảnh đau khổ nào đó đều phải có lý do và được sắp xếp theo thiên ý, do vậy chúng ta phải hết sức cẩn trọng, dùng cả bi trí dũng để phân tích phán đoán và hành động cho đúng để khỏi trái thiên ý. Một ví dụ để thấy rõ hơn về điều này. Chúng ta đến nhà bạn chơi thấy con bạn đang bị phạt quỳ gối ở phòng khách, chưa biết ất giáp gì, chúng ta thấy thương cháu và tha cho cháu. Khi bạn ra hỏi thì mới biết là con bạn vì phạm lỗi mới bị phạt quỳ gối. Chúng ta vô tình đã tha cho con bạn một cách sai lầm.

    Hình thức làm công đức: Ngoài làm phước bằng cách bố thí là hình thức biểu hiện ra bên ngoài, còn có một hình thức khác có ý nghĩa được biểu hiện bằng cách thay đổi từ bên trong đó là sự sửa đổi tánh hạnh của chính bản thân. Đây là công đức vô cùng to lớn vì khi chúng ta sửa đổi được tánh hạnh của chúng ta, người chung quanh sẽ yêu mến và gần gũi chúng ta hơn vì chúng ta mang lại sự an vui, thương yêu hài hòa đến cho mọi người, mọi loài chung quanh. Đặc biệt một trong những công đức lớn nhất là làm cho người sát bên cạnh chúng ta hạnh phúc, đó chính là người phối ngẫu của mình. Thiêng Liêng sắp xếp để chúng ta gặp và sống với người bạn đời một cách như là ngẫu nhiên nhưng đầy ý nghĩa. Chỉ sau khi mang lại hạnh phúc cho người phối ngẫu thì mới có thể nghĩ đến chuyện mang lại hạnh phúc cho người khác.

    Kết luận:
    Phước và Đức là hai bài học lớn Thiêng Liêng sắp xếp để con người học các bài học về bi trí và dũng. Có phước chúng ta sẽ có đời sống vật chất đầy đủ, có đức chúng ta sẽ có cuộc sống thanh thản, hạnh phúc, được nể trọng. Vì vậy ai cũng cố gắng để có được phước đức.

    Khi làm phước, chúng ta giúp đỡ người khác, khi lập công bồi đức, chính là tự sửa mình, nhưng đồng thời cũng chính là tự giúp chính mình thăng tiến tâm linh, mở rộng lòng yêu thương người, vị tha và loại bỏ được tham, sân, si cùng tánh kiêu căng.

    Tóm lại, khi làm công đức, dù là bố thí, tài thí hay pháp thí, chúng ta nên ghi nhớ những điều như sau: Phải làm với trình độ tâm có đủ Bi Trí Dũng. Làm công đức với mục đích giúp người chứ không vì lòng riêng tư hay kiêu ngạo, thông cảm với nỗi khổ của người khác với sự sáng suốt để có thể giúp đúng đối tượng cần sự giúp đỡ, tránh phải giúp lầm người mà mang họa vào thân. Phải giúp đỡ người trong gia đình trước rồi mới tới người ngoài. Làm phước với khả năng và trong giới hạn của mình chứ không nên làm chuyện ngoài tầm tay của chúng ta. Đặc biệt nếu không thể đi đến cùng và không biết được kết quả của việc mình làm thì tốt hơn hết là không nên làm để tránh bị hao tổn phước đức
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    PHƯỚC BÁU
    Gs. Đại đức Thiện Minh

    Vừa qua tại chùa Long Hoa- Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, quận 9, Tp. HCM có 50 Phật tử tham dự lễ sám hối. Đại đức Thiện Minh – Trụ trì Tổ đình Bửu Quang, Q. Thủ Đức, Tp. HCM đã nhận lời mời của Ban tổ chức đến thuyết pháp tại đó.

    Kính thưa quý Phật tử!

    Tụng kinh là phước. Nghe pháp là phước. Hành pháp là phước cao thượng, quý báu. Trong cuộc sống có nhiều sự khác biệt. Có người sanh ra giàu có, xinh đẹp, thông minh. Có người sanh ra nghèo khó, xấu xí, ngu dốt. Cho nên cuộc sống luôn có nhiều cái khác biệt. Có người sanh ra có quyền cao chức trọng, có người sanh ra không có gì cả, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không anh em. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do phước báu riêng của chúng ta mà thôi. Có người sanh ra đã ở trong gia đình giàu có, ngay từ nhỏ đã hưởng phước. Có người sanh làm con nhà nghèo, ngay từ nhỏ đã bị đói ăn, thiếu thốn. Phước là sự may mắn, hanh thông. Nhiều người nghĩ rằng phải có tiền mới đi chùa, không tiền không đi chùa. Quan niệm đó không đúng. Làm phước không chỉ với tiền.

    CÓ 10 PHƯƠNG PHÁP TẠO PHƯỚC

    1) Bố thí: là cho mà không cần nhận lại. Bố thí để có lòng từ bi, có tâm xả ly. Chẳng hạn, dẫn một bà cụ đi qua đường, là một hành động bố thí, cho một con chó bị đói ăn no đầy đủ cũng là bố thí, cho người ăn mày tấm áo mặc để họ được ấm áp cũng là bố thí. Bỏ tiền mua thực phẩm cho cá ăn cũng là một cách bố thí. Bố thí sẽ nhận được quả phước là giàu sang. Trong kinh phật kể rằng, trong hàng đệ tử của Phật có ngài Sivali. Tên Sivali nghĩa là đại lộc. Ở đất nước Tích Lan, Thái Lan người dân thờ ngài Sivali trong nhà. Ở Việt Nam ít có chùa nào thờ ngài Sivali. Ở chùa Bửu Quang có một tượng ngài Sivali bằng cẩm thạch màu hồng, chở từ Ấn Độ về. Sự tích kể rằng, ngài Sivali sinh ra trong một gia đình giàu có…Trong tiền kiếp xa xưa, Sivali có một kiếp xuất gia làm Sadi. Một hôm, đến thăm gia đình, Sadi Sivali được mẹ cúng dường một bữa cơm rất thịnh soạn, toàn sơn hào hải vị. Trên đường đi về, ngài thấy một con chó mẹ và một bầy chó con đang bị đói. Ngài rất thương xót nhưng không có gì để cho chó ăn đỡ đói. Ngài chợt nhớ những thức ăn mà mình mới thọ dụng bèn lấy tay móc họng để thức ăn tuôn ra và với từ tâm bố thí cho bầy chó. Vì lòng từ bi bố thí cúng dường này ngài Sivali có phước báu là sanh ra trở lại làm người giàu sang trong gia đình giàu có.

    2)Giữ giới: Tạo phước bằng cách giữ giới. Nguyện giữ giới không sát sanh sẽ có tuổi thọ, không trộm cắp sẽ có nhiều tài sản, không tà dâm sẽ sống hạnh phúc, không nói dối sẽ có uy tín với mọi người, làm được nhiều việc lớn trong xã hội. Người hay nói dối, nói đâm thọc sẽ không tiếp cận được người có địa vị xã hội. Người không uống rượu và các chất say sẽ có được trí tuệ. Ai giữ được năm giới này sẽ có nhiều phước báu, giàu sang được người đời kính mến.

    3)Tham thiền: Thiền định sẽ cho phước báu là tâm mát mẻ, an lạc. Thiền quán: khi ngồi thiền có thể quán về sự già, sự chết, sự vô thường, quán về tâm mình. Ngày nay, xã hội văn minh, hiện đại, điện ảnh đã phát triển thể loại phim nhiều chiều gọi là 3D, 4D. Có thể nói thiền quán giống như phim 3D, 4D vậy. Nghĩa là người tu thiền quán luôn quán chiếu tất cả các khía cạnh, các mặt của sự việc: trước sau, trên dưới, trong ngoài, chính giữa. Tập nhìn người khác ở nhiều góc độ như vậy để hiểu họ nhiều hơn và để thương họ nhiều hơn. Con người học ít, hiểu ít tâm sẽ trở nên nhỏ hẹp. Con người học nhiều, hiểu nhiều, đi nhiều, biết nhiều tâm sẽ trở nên rộng mở. Ông bà xưa thường nói: “ Ếch ngồi đáy giếng”. Ý nói con người không thoát ra khỏi cái phạm vi nhỏ hẹp nên không nhìn thấy gì khác, không nhìn thấy ai khác thì sự hiểu và thương cũng rất là hạn hẹp. Thiền quán phải được người tu áp dụng mọi lúc mọi nơi, cho mình và cho người. Thiền quán sẽ mở được trí tuệ. Trong Phật giáo có ba loại giúp phát sanh trí: nghe nhiều, học nhiều, tu tập nhiều. Trong cuộc sống có những người sanh ra do kiếp quá khứ đã từng tu bố thí nên được giàu có nhưng do thiếu đức nên không được người khác tôn trọng. Người ta nói phước đi đôi với đức là vậy.

    4)Cung kính: Cung kính cha mẹ, cung kính tam bảo, cung kính thầy tổ, bậc trưởng lão. Một lòng cung kính, một lòng tôn trọng, có như vậy người đó sẽ được sống lâu hưởng thọ. Người xưa thường nhắc nhở con cháu rằng: “ Kính lão đắc thọ” là vậy. Người không kinh lão thì sẽ giảm thọ. Con người càng cung kính thì phước báu càng nhiều, đi tới đâu cũng được người khác mến mộ, tôn trọng.

    5)Phục vụ. Có rất nhiều cách để phục vụ Tam bảo, phục vụ chúng sanh. Ví dụ : Lau chùi, quét dọn bàn thờ trong chánh điện, quét lá sân chùa, rửa chén bát giúp nhà bếp …..làm được gì thì làm, làm với tâm hoan hỷ. Thấy những người chung quanh khó khăn thì giúp họ, ai đói thì cho cơm ăn, ai rét thì cho áo mặc, ai đau ốm thì cho thuốc thang, ai phiền não thì cho an vui. Thời xưa, có một câu chuyện kể về ba chàng thanh niên, trong đó một người là trưởng nhóm. Ba chàng thanh niên này luôn giúp đỡ những người trong làng xóm từ việc đám ma, đám cưới, làm đường, làm cầu…với lòng vô ngã, vị tha. Nhưng ông xã trưởng thì rất ghét ba chàng thanh niên này cho là loại người vô công rồi nghề, đi làm chuyện tào lao. Ông ta tới tâu với vua họ là những người phá làng, phá xóm. Vua kêu ba người thanh niên này tới hỏi tội và trừng phạt bằng cách cho voi chà họ đến chết. Tại pháp trường khi voi được dẫn ra chuẩn bị để chà nát thân thể ba người thanh niên này thì lạ lùng thay voi lui 7- 8 bước, tránh xa họ ngay. Có thể nói do sức mạnh phước đức của ba người này đã tạo ra một mãnh lực che chở cho họ khiến cho đến cả loài voi hung hãn cũng phải lùi bước. Nhưng những người tại pháp trường đã nghĩ cách trói chặt ba người này lại và một lần nữa cho voi tới chà chết họ. Nhưng rồi một lần nữa voi cũng lại lui bước trước những người thanh niên đạo đức này. Vua bèn ra lệnh cho dừng lại việc hành quyết và hỏi thêm sự tình. Ba thanh niên lúc bấy giờ mới nói tất cả. Chỉ vì lòng ghen ghét, đố kị, ích kỷ nên ông xã trưởng đã nói không đúng sự thật về những việc giúp cho bá tánh mà ba chàng thanh niên đã làm. Hiểu được sự thật vua đã cho trừng phạt người xã trưởng. Sau đó hết kiếp làm người, ba chàng thanh niên này sinh vào cõi trời thứ 33, riêng người thanh niên trưởng nhóm sanh làm Trời Đế Thích (Ngọc Hoàng thượng đế) chuyên phục vụ giúp đỡ người khác. Phước phục vụ là phước cao thượng.

    6)Hồi hướng: Làm phước gì cũng nên biết hướng tâm đến thầy tổ, cha mẹ, sơn tiên, địa tiên, người quá vãng, ngạ quỷ…với tâm chân thành tha thiết để chuyển tải phước báu của mình đến cho họ. Được như vậy thì phước báu mới thành tựu mỹ mãn. Đôi khi do bận công việc, biết có người về quê, sư bèn gởi lời thăm người này, người kia. Tuy không gặp mặt nhưng người dưới quê chỉ nghe lời hỏi thăm thôi đã sanh tâm vui mừng vì biết mình nghĩ tới họ. Huống chi khi làm phước mình hồi hướng phước thì phước ấy sanh ra vô lượng, vô biên. Phước hồi hướng, phước tụng kinh, phước nghe pháp, phước ngồi thiền…nếu hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong 10 phương pháp giới sẽ làm cho chúng sanh vui mừng hoan hỉ không cùng tận.

    7)Tùy hỷ công đức. Thấy ai thành công mình tùy hỷ vui mừng sẽ giúp bớt đi sự ích kỷ, nhỏ nhen. Thấy ai đẹp đừng ghen mà hãy tùy hỷ. Thấy ai giàu đừng ghét mà hãy tùy hỷ. Thấy ai tu giỏi đừng ganh mà hãy tùy hỷ. Hoan hỷ giúp cho mình và người được an lạc, hạnh phúc. Nếu ai chưa có tâm tùy hỷ hãy tập từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, dần dần chúng ta sẽ chuyển hóa nhanh chóng, điều này phải thực tập nhiều năm, nhiều tháng thì sẽ có kết quả. Đây là một phương pháp chúng ta phải tu thật sự mới có chuyển hóa, bằng không thì cũng vô nghĩa. Ai có tùy hỷ công đức trong cuộc sống thì dung sắc sẽ tươi sáng, cuộc sống sẽ an nhàn, công việc sẽ hanh thông, bạn bè quý mến, gia đình đầm ấm, xã hội bình an. Vì vậy cho nên tất cả chúng ta phải ưu tiện thực tập để an lạc cho đa số.

    8)Giảng pháp. Người giảng pháp cũng có thể là xuất gia hoặc tại gia. Tư cách người giảng pháp phải có lòng từ bi, phải thông thạo phật pháp, phải nhiệt tâm trong phật sự này, giảng không vì danh, vì lợi, mà giảng bằng tất cả tấm lòng để nhằm mục đích người nghe chuyển hóa từ thấp đến cao, từ phàm sang thánh. Ở một chừng mực nào đó, Người giảng pháp phải có trình độ Phật học căn bản, phải được giáo hội và nhà nước công nhận pháp nhân, bạn đồng tu phải tín nhiệm, phật tử mến mộ, đó là người giảng pháp có chất lượng. Thực tế mà nói, Bác sĩ sai thì chết một mạng người, làm giáo dục sai thì hư một thế hệ, người giảng pháp sai phật tử rơi vào con đường tà kiến, bị luân hồi muôn thuở. Người giảng sư tốt, bài giảng phải có chất lượng từ nội dung đến hình thức, như thế người nghe mới có hiệu quả cao, sự chuyển hóa không nhỏ, phước báu của người giảng vô cùng to lớn.

    9) Nghe Pháp. Có người nghe thuyết pháp trở thành một tu sĩ. Nghe thuyết pháp cũng là tạo phước, lắng tâm nghe sẽ tạo phước nhiều, kể cho người khác nghe để họ làm lành lánh dữ cũng có phước. Thời đức Phật ở chùa Kỳ Viên tịnh xá thường có mấy vạn người đến nghe pháp. Lời thuyết pháp của Phật đã thu hút muôn loài, trời, người, Atula, ngạ quỷ, muông thú đến nghe Pháp. Ở chùa Kỳ Viên khi Phật thuyết pháp có một con ếch vào nghe. Lúc bấy giờ có một ông già chăn bò cũng vào nghe Pháp. Ông già chăn bò vì vô tâm nên đã chống gậy trúng nhằm con ếch. Trong khi nghe pháp, lòng tràn đầy hoan hỷ, bị cây gậy đâm phải, con ếch la lên một tiếng rồi chết. Ngay lúc đó ếch hóa sanh lên cõi trời Đạo Lợi, thành một vị Chư thiên có hào quang rực rỡ, sống trong cõi chư thiên, có cung điện nguy nga tráng lệ. Chỉ với tâm nghe pháp, kính trọng pháp mà con ếch được hóa sanh thành một vị Chư thiên, có sắc đẹp, có hào quang, có quyền lực, có cung điện nguy nga tráng lệ. Vị chư thiên này bèn chiếu hào quang rực rỡ bay xuống chùa Kỳ Viên thuật lại cho Đức Phật nghe chuyện tiền kiếp của mình.

    10)Thay Đổi Tri Kiến. Nhờ nghe pháp ta hiểu được chánh pháp. Hiểu được chánh pháp sẽ có chánh tri kiến. Như vậy nghe pháp sẽ thay đổi được tri kiến. Giúp người phật tử tin tưởng vào lý nhân quả nghiệp báu, không tin theo tà kiến ngoại đạo. Bản chất của người tà kiến sẽ không giác ngộ, vì mê vào ái dục và si mê. Chánh kiến là món quà quý giá cho người tu, để nhận chân được bản chất của cuộc sống, thông hiểu vạn vật xung quanh, kết quả giải thoát, giác ngộ, níp bàn trong tương lai.

    QUẢ BÁU CỦA NGƯỜI TẠO PHƯỚC

    Trong vi diệu pháp, kho tàng phước báu ta có được do những gì ta tích lũy từ những việc làm như bố thí, cúng dường, trì giới. Mỗi việc làm này ta đã làm với tâm đại thiện. Tám tâm đại thiện nhân với 10 cách tạo phước sẽ có được 80 phước báu. Lấy 80 phước báu này nhân cho 6 cảnh là sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp sẽ có được 480 phước báu. Lấy 480 phước báu này nhân cho tứ trưởng là dục, cần, tâm, thẳm ta có 1920 phước báu. Lấy 1920 phước báu này nhân cho 3 nghiệp thân, khẩu, ý sẽ có 5760 phước báu. Lấy 5760 phước báu nhân cho 3 bậc thượng, trung, hạ sẽ có 17.280 phước báu. Như vậy chỉ với 10 phước báu ta có công đức vô lượng, vô biên là kho tàng phước báu không ai chiếm đoạt được. Nếu người kém phước thì kho tàng ngọc ngà vàng bạc châu báu có thể hủy hoại theo thời gian hoặc do bị thiên tai, bị hỏa hoạn, bị nước cuốn trôi, bị tịch thu, bị dời đi. Kho tàng phước báu do mình tạo bằng 10 công đức do chính mình tu tập, vun bồi, hồi hướng, nghe pháp, cải tạo tri kiến thì sẽ tồn tại vững chải.

    Tóm lại: phước báu mà chúng ta tạo ra bởi 10 công đức sẽ có 4 lợi ích:

    1) Do mình tạo công đức sẽ rửa sạch phiền não tham, sân, si.
    2) Phước báu tạo nhiều sẽ hồi hướng cho cửu huyền thất tổ.
    3) Công đức tạo nhiều phước báu là chủng tử an lạc cho tương lai.
    4) Khi có phước báu chết sẽ được tái sanh cõi trời hoặc làm người quyền quý, tái sanh nhàn cảnh.

    Kinh Phật có dạy: “ Các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh giải thoát nhập Niết bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy , nên Thiện tín phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng có lấm nhơ .”

    Mong rằng thời thuyết pháp này sẽ gieo duyên lành đến với quý vị, phước báu đi theo mình như hình với bóng, đi theo cả đời này và đời sau./.

    Quang Duyên ghi chép.
    (theo: http://phatgiaonguyenthuy.com/news-1500/PHuoC-BaU.html)
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình phóng sinh ngày 25/5/2013 Nhóm Ngàn việc thiện tại Hà Nội:
    Bầu trời trong xanh
    Cây mát trong lành
    Chúng tôi vòng quanh
    Chắp tay khấn nguyện
    Nguyện cầu sức khỏe
    Nguyện cầu tự do
    Nguyện cầu hạnh phúc
    Ấm no muôn loài
    Lòng mong thiết tha
    Giữ gìn sự sống
    Tất cả chúng sinh
    Nguyện cầu phóng sinh
    Hồi hướng công đức
    Ông bà cha mẹ
    Âm siêu dương thái
    Thoát khỏi bi ai
    Kính lạy Đức Phật
    Nghìn mắt nghìn tay
    Chứng minh công đức
    Nam Mô A Di Đà Phật!
    http://thientam.freevnn.com/hinh-anh-ve-dot-phong-sinh-lan-2/
    Quý vị muốn cùng trồng cây (ăn quả, bóng mát…) tại các Chùa, Đình, Đền, Nhà Thờ, phóng sinh…tại Hà Nội và vùng lân cận xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Thúy Hằng, ĐT:0979812408
    hangnguyenthuy@gmail.com.
    Xin cảm ơn!

Chia sẻ trang này