1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngàn việc lành

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 25/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phúc báu
    Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nghe nói: Người này "có phúc" quá, cho nên mới được vừa giàu sang, vừa học giỏi, vừa đẹp đẽ, vừa mạnh khỏe, vừa may mắn, cầu con được con, cầu của được của, vạn sự như ý, tùy tâm mãn nguyện.


    Hoặc cũng có khi chúng ta nghe nói: Người này "bạc phúc" quá, cho nên làm chuyện gì cũng thua lỗ, tính toán việc gì cũng hỏng, muốn gì cũng không nên, cầu gì cũng chẳng được, tai họa xảy ra tới tấp, gặp xui xẻo liên miên!

    Khi được may mắn, khi được sung sướng, khi được những sự như ý, khi được tất cả những điều gọi là "có phúc", người đời thường nghĩ rằng, cho rằng: mình có phúc báu như vậy là do trời thương, trời ban cho mình! Những người đó không chịu tìm hiểu thêm: Tại sao ông trời lại thương mình và ban cho mình phúc báu như vậy, mà không ban cho biết bao nhiêu người khác? Như vậy có phải là bất công chăng? Như vậy có đúng chăng? Tại sao con người lại có ý nghĩ như vậy?

    Sở dĩ con người có ý nghĩ như vậy là do tâm ích kỷ nhiều đời, do tập khí tham lam bỏn sẻn, do tính ganh tị đố kỵ mà ra. Con người khi được sung sướng, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng bận tâm đoái hoài, đó là tâm ích kỷ. Con người khi được toại nguyện, muốn gì được nấy, thì mặc kệ người khác ra sao, thậm chí trong lòng còn chẳng muốn ai khác được như vậy, đó là tập khí tham lam bỏn sẻn. Con người khi được thành công thắng lợi, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng muốn ai khác bằng mình hay hơn mình, đó là tính ganh tị đố kỵ vậy.

    Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị như vậy. Những "phúc báu" chúng ta đã hưởng, đang hưởng, và sẽ hưởng, chính do chúng ta đã tạo trong nhiều kiếp trước và ngay trong kiếp này. "Mình làm mình chịu, mình làm mình hưởng" mới là lẽ công bằng tuyệt đối vậy. Cũng không ít người thắc mắc: Làm sao biết mình "có phúc" hay không? Làm sao để tạo phúc? Ðồng thời chúng ta cũng cần nên biết: thế nào là phúc hữu lậu và thế nào là phúc vô lậu? Và khi làm phúc giúp đỡ ai điều gì, mình nên nguyện như thế nào?

    * * *



    Trên thế gian này, nếu ngước nhìn lên chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người giàu sang hơn mình, học thức hơn mình, khỏe mạnh hơn mình, sung sướng hơn mình, đẹp đẽ hơn mình, địa vị hơn mình, quyền thế hơn mình, may mắn hơn mình, nhàn nhã hơn mình, bình yên hơn mình, thông minh hơn mình, sáng suốt hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu người tu tập giác ngộ hơn mình, được an lạc và hạnh phúc hơn mình. Những người như vậy chính là những người "có phúc" hơn mình.

    Trái lại, khi nhìn xuống chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người nghèo hèn hơn mình, dốt nát hơn mình, yếu đuối hơn mình, khổ sở hơn mình, xấu xí hơn mình, thấp kém hơn mình, cô thế hơn mình, xui xẻo hơn mình, cực khổ hơn mình, hoạn nạn hơn mình, đần độn hơn mình, tối tăm hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu người không được sống an lạc và hạnh phúc như mình. Những người như vậy chính là những người "bạc phúc" hơn mình.

    Như vậy, rõ ràng chúng ta được gọi là "có phúc", hay đang thọ hưởng "phúc báo", nếu như chúng ta có đủ tay chân, mắt mũi vẹn toàn, cơm ăn áo mặc, khỏe mạnh ít đau, sống lâu trăm tuổi, tâm trí bình thường, gia đình hạnh phúc, cuộc sống tương đối đầy đủ, cuộc đời tương đối bình yên, không gặp hoạn nạn, không gặp hiểm nguy, không gặp tai biến, không gặp chiến tranh, không gặp đói khát, không gặp kẻ thù, không gặp thiên tai, hỏa hoạn động đất, bão lụt cuồng phong.

    Khi nào bị đau mắt, không còn nhìn thấy được gì nữa cả, chúng ta mới thấy giá trị của đôi mắt, giá trị của thị giác, mà hằng ngày chúng ta không lưu tâm. Ðến khi gặp thầy gặp thuốc, được chữa lành bệnh, đôi mắt trở lại như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phúc"! Hoặc khi nào bị bệnh bại xuội cả hai chân, không còn đi đứng được bình thường, phải dùng xe lăn. Ðến khi khỏi bệnh, được bình phục như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phúc"!

    Thí dụ như trên một chuyến máy bay, một chuyến tàu thủy hay một chuyến xe lửa gặp tai nạn, hằng trăm người thương tích tử vong, những người được sống sót chính là những người "đại phúc" vậy. Họ là những người theo đủ mọi tôn giáo, thuộc đủ mọi sắc dân, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, gồm đủ mọi lứa tuổi, nhưng điểm quan trọng là: chính họ đã "tu nhân tích phúc" nhiều đời nhiều kiếp trước, mới được sống còn như vậy, chứ không phải do họ cầu nguyện van xin thánh thần thiên địa gì cả, dù là chí thành và khẩn thiết lắm, trong lúc ngộ nạn, mà được đâu!

    Chúng ta thử suy nghĩ: trong khi lâm nạn, người thì cầu Ðức Mẹ cứu giúp, người thì cầu Bồ Tát Quán Âm cứu tai, cứu khổ, cứu nạn. Vậy, khi cả hai người cùng thoát được nạn, vị nào thực sự đã tế độ họ? Thực sự chính "phúc báo" của mỗi người đã cứu chính họ mà thôi. Người có "phúc báo" nhiều hơn, thoát nạn một cách an ổn hơn. Người có "phúc báo" ít hơn, thoát nạn với một chút xây xát. Người hết phúc báo, không phúc báo, thì đã vong mạng!

    Thậm chí trong số những người tử vong trong các tai nạn, nhiều trường hợp có cả các chức sắc thuộc các tôn giáo, có cả những người đã từng đại diện thượng đế tha tội cho nhiều người khác! Còn chính họ có tội nghiệp, đến lúc phải trả, vẫn phải đền trả quả báo, nghiệp báo như mọi người khác vậy!

    Chúng ta đọc báo cũng thấy có những chuyến hành hương cầu nguyện của các tôn giáo, bị lật xe trên đường đi hoặc trên đường về, gặp nạn hỏa hoạn tại thánh địa, tại khu vực hành lễ, khiến cho hàng trăm người, hàng ngàn người tử vong thương tích. Ðiều này giúp cho chúng ta nhận định rất rõ ràng rằng: con người tạo nghiệp báo, dù vô tình hay cố ý, cho đến lúc quả báo chín mùi, lại không có phúc báo che chở, thì cầu nguyện van xin cũng chẳng ích lợi gì, chẳng có hiệu quả gì.

    Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhân tích phúc, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc!

    Có ông Liêm Sứ ở Hồng Châu, đến hỏi Thiền sư Mã Tổ Ðạo Nhất: Uống rượu ăn thịt là nên hay không nên? Mã Tổ Ðạo Nhất đáp: Uống rượu ăn thịt là cái "lộc" của ngài. Không uống rượu ăn thịt là cái "phúc" của ngài! Có phúc mới hưởng lộc. Có phúc mới trường thọ. Không phúc sao được hưởng lộc, sao được trường thọ? Như vậy, chúng ta đã tạm hiểu thế nào là "có phúc". Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu vấn đề: trong cuộc sống hằng ngày, những phương cách nào, những pháp môn nào, những việc làm nào, những hành động nào, những lời nói nào, hay những ý nghĩ nào có thể tạo "phúc báu", công năng và ích lợi của "phúc báu" như thế nào?
  2. sarahhigh

    sarahhigh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2009
    Bài viết:
    1.500
    Đã được thích:
    4
    Muốn biết thế nào chờ xem hồi sau sẽ rõ :D
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bố Thí
    Hạnh bố thí là nền tảng của tất cả các hạnh lành, là căn bản của việc thực hành giáo pháp, luôn luôn được đề cập đến trong Phật giáo. Bản chất của con người thế gian là luôn luôn muốn có, muốn thêm, muốn nữa, không bao giờ thấy đủ, không bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang có.

    Cho nên muốn được an lạc hạnh phúc hiện đời, ngay tại thế giới ta bà này, hãy vui thích với những gì mình đang có, bởi vì mình không thể có những gì mình thích. Mong cầu nhiều, mơ ước nhiều, chỉ thêm nhiều đau khổ mà thôi. Thực là đơn giản!

    Ðạo Phật dạy hạnh bố thí để giúp con người dẹp lòng tham lam ham muốn, ích kỷ hẹp hòi, gồm có tham tiền tài, tham sắc đẹp, tham danh vọng, ham ăn ham uống, ham ngủ ham nghỉ. Ðạo Phật dạy hạnh bố thí để đem lại an lạc và hạnh phúc cho người đời. Tại sao vậy? Bởi vì với lòng tham ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy, nói trên, con người trên thế gian phải đấu tranh, giành giựt, phải dùng mọi thủ đoạn để thỏa mãn, bất chấp sự đau khổ của kẻ khác, bất chấp sự an nguy của chính bản thân, với bất cứ giá nào cũng phải đoạt cho bằng được sự như ý! Không được thỏa mãn, con người dễ nổi lòng sân hận, thù đời ghét người, oán trời trách đất!

    Hạnh bố thí giúp con người hiểu được ít nhiều sự an lành thiết thực của người và của chính mình như thế nào. Cái gì mình tiêu xài thì đã qua mất rồi. Cái gì mình đang có chưa chắc giữ được lâu dài, nhưng chắc chắn rằng sẽ để lại khi qua đời. Chỉ có những gì mình đã bố thí, đã cho ra, mới thực sự là "của mình", mới thực sự là "phúc báu", và sẽ đến với mình các qua dạng: bình yên may mắn, tai qua nạn khỏi, cầu gì được nấy, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

    Chúng ta cũng được hiểu thế nào là "phúc điền" cao thượng nhứt, đó là những "ruộng phúc" đem lại nhiều "phúc báu" nhứt, khi hành động tạo phúc của chúng ta hướng đến. Cũng ví như người nông dân hiểu biết đám ruộng nào phì nhiêu, trồng trọt sẽ cho năng suất cao nhứt. Phúc điền cao thượng đó chính là bốn ơn nặng, hay tứ trọng ân, gồm có: ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn xã hội, ơn tam bảo.

    Hạnh bố thí dù là tài thí, pháp thí hay vô úy thí, đều đem lại "phúc báu" vô lượng vô biên, nếu như mình làm hạnh bố thí với thiện tâm, trực tâm và bồ đề tâm. Nghĩa là tạo được bao nhiêu "phúc báu" do hạnh bố thí, chúng ta đều nên phát tâm "hồi hướng" cho toàn thể chúng sinh trong pháp giới đồng thọ hưởng. Có như thế, quả báo phúc đức sau này, còn gọi là phúc báo, mới thực sự to lớn. Tại sao vậy? Bởi vì không giữ riêng cho mình, dù là "phúc báu" do chính mình tạo nên, có nghĩa là mình đã diệt được lòng tham. Khi lòng tham đã diệt được, sự giải thoát mới hoàn toàn, phúc báo mới vô lượng vô biên vậy.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trì Giới



    Trì giới là nghiêm chỉnh ăn ở theo đúng giới luật của Phật Tử, dù là cư sĩ tại gia, hay tu sĩ xuất gia. Nhờ đó, trong cuộc sống, chúng ta không làm tổn nhân, hại vật, trong khi tạo ích lợi cho mình. Ðó là cách tạo "phúc báu" vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn. Thí dụ như chúng ta trì giới không nói dối, không nói lời xuyên tạc, thêm bớt, vu cáo, để buộc tội, vu oan cho kẻ khác phải chịu nhiều đau khổ, cho thỏa mãn lòng căm tức của chúng ta đối với người đó, dù cho đó là kẻ thù, hay kẻ mình không ưa cũng vậy. Thí dụ như người tu sĩ Phật giáo cố gắng giữ gìn giới hạnh trong sạch, cuộc sống thanh tịnh, chăm lo tu học, không tham gia hoạt động thế sự, không lo chuyện thế gian, không ham danh văn sĩ, thi sĩ, tiến sĩ gì gì đó với đời, thì vị tu sĩ đó đem lại biết bao nhiêu "phúc báu" cho chính bản thân, cho đồng bào Phật Tử và cho đạo pháp.

    Ðược như vậy, không cần đợi đến kiếp mai sau, mà ngay hiện tại, trên cuộc đời này, ở tại nơi đây, trong kiếp sống này, chúng ta có thể thọ hưởng "phúc báu" của một nếp sống giới hạnh. Lợi ích của giới đức phát sinh ngay trong hiện tại. Hiện tại rất quan trọng đối với người biết sống trong tỉnh thức, biết quán sát nội tâm, biết giữ gìn giới hạnh. Quá khứ đã trôi qua, nhớ nhung tiếc nuối chỉ phí phạm thời giờ, chẳng những điên rồ, mà đôi khi còn tạo nghiệp xấu, vì những chuyện tức giận, thù hận đã qua.

    Trong khi đó, tương lai chỉ là viễn ảnh mơ hồ, không có gì cố định, không có gì chắc chắn. Người nào hẹn đến khi có tuổi rồi, mới cạo đầu vào chùa bắt đầu tu, cũng là người đang sống trong mơ, đang trong cơn mê. Tại sao vậy? Bởi vì có ai biết được chắc chắn mình sống đến bao lâu?

    Trong khi đó, chúng ta có thể tạo "phúc báu" bằng cách tu tâm dưỡng tính, ngay hiện tại, trong cuộc sống hằng ngày, đừng đợi đến ngày nào cả. Tu tâm dưỡng tính được ngày nào, chúng ta hưởng "phúc báu" ngay ngày đó, thì tại sao phải hẹn? Vã lại tu tâm dường tính đâu phải là việc dành riêng cho các tu sĩ, hoặc đâu phải cạo đầu vào chùa mới gọi là tu! Các bậc tôn túc thường nhắc nhở chúng ta: "tu mau kẻo trể" và "tu trong mọi hoàn cảnh", chính là nghĩa đó vậy.

    Chẳng hạn như trước đây, chúng ta thích bàn chuyện thị phi, phải quấy, tốt xấu, thích xen vào chuyện của thiên hạ thế nhân, cho nên lắm khi gặp rắc rối, tranh cãi, đôi co, mích lòng, có khi dẫn tới chuyện kiện tụng lôi thôi.

    Bây giờ chúng ta hiểu được giáo lý đạo Phật, biết rằng tu tâm dưỡng tính đem lại nhiều "phúc báu" hiện đời, có thể thực hành trong mọi hoàn cảnh, chúng ta quyết tâm dừng ngay, chừa bỏ tất cả, thì cuộc sống sẽ an lạc và hạnh phúc, không còn phiền não và khổ đau nữa.

    Giới luật ví như hai đường sắt của một tuyến xe lửa. Chiếc xe lửa nào, chạy đúng đường sắt, sẽ chạy ngon lành, đến nơi đến chốn, bình yên vô sự. Chiếc nào mà chạy, trật khỏi đường rầy, tức nhiên lật gọng, tai nạn thê thảm. Cũng vậy, những người Phật Tử, dù tại gia cư sĩ, hay xuất gia tu sĩ, trì giới thanh tịnh, sẽ tu tinh tiến, kết quả rõ ràng, bớt chuyện phiền não, giảm thiểu khổ đau, chóng được niết bàn, an lạc hạnh phúc, ngay tại hiện đời.
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhóm Ngàn Việc Thiện xin kính chúc quý vị sức khỏe, niềm vui, thành công, hạnh phúc!
    Nhóm xin được gửi đến quý vị lịch hoạt động tháng 6/2013:
    http://thientam.freevnn.com/
    1. Nhằm gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của cha ông, giúp thế hệ trẻ tiếp cận và hiểu đúng về văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, Nhóm Ngàn việc thiện tổ chức hoạt động giúp dọn dẹp chùa , mỗi tháng 1-2 lần vào các buổi cuối tuần có thể là trước hoặc sau những ngày lễ (rằm và mùng 1 âm lịch) Thân mời các bạn sinh viên, những người nhiệt tình, trách nhiệm, sắp xếp được thời gian, có mong muốn đóng góp cho cộng đồng cùng tham gia.
    Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Lê Huế
    ĐT: 01649557760
    Mail: Huele91tma@gmail.com

    Ms: Thu Hoài
    ĐT:01693923853
    Mail: thuhoai.bnvn@gmail.com
    Hoạt động sắp tới:
    Chủ nhật, 8h Ngày 09/06/2013 nhóm tổ chức dọn dẹp giúp Chùa Chân Tiên(151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
    2.Lịch phóng sinh tiếp theo được tổ chức vào lúc 9h, Thứ 7 ngày 22/6/2013, tại Hồ trong Đền Ông Hoàng Ba -Đằng sau Trung tâm hội nghị quốc gia. Xóm 1 - Mễ trì thượng, đi đường Phạm Hùng (từ phía Trần Duy Hưng lên), rẽ trái sang đường Đỗ Đức Dục đi đến cuối đường Đỗ Đức Dục, bên phía tay trái có biển màu đỏ rất to ghi là Đền ông Hoàng Ba). Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Hằng, 0979812408, hangnguyenthuy@gmail.com
    Mọi đóng góp quỹ phóng sinh xin gửi về:
    Chủ TK Nguyễn Thúy Hằng
    STK: 0451000229087, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công
    Kính mời mọi người tham dự!
    3.Chương trình thăm và hỗ trợ bệnh nhân nghèo hàng tháng
    Chương trình sẽ đi thăm và tặng quà bệnh nhân nghèo viện K Quán Sứ thứ 7 ngày 22/6/2013
    Quý vị ủng hộ nhân lực tài chính
    xin liên hệ
    Ms Cao Hải Yến: 0983 65 68 79.
    YM: caohaiyen@yahoo.com .
    Mr Trần Anh Tuấn 0903449950
    YM: forever1082@yahoo.com.vn
    Số TK: 1382 059 22 13016 Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Thành
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Xin cảm ơn quý vị!
    Xin quý vị thông tin cho những người quan tâm!
    Kính chúc quý vị an lạc!
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một nhóm tình nguyện đang nấu và phát cơm chay hàng tuần.
    Địa điểm nấu: Chùa Hưng Ký, Ngõ Chùa Hưng Ký 38B Minh Khai Hà Nội (gần chợ Mơ)
    Phát tặng bệnh nhân nghèo một số khoa ở BV Bạch Mai, khu chạy thận...
    Chương trình rất mong có thêm các bạn tình nguyện dành thời gian nấu /và hoặc phát cơm cùng chương trình.
    Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Thị Thu Hoài
    mobi: 01693 923 853
    email: thuhoai.bnvn@gmail.com
    yahoo: hoaithu91_tm
    Xin cảm ơn quý vị!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một nhóm tình nguyện dự định nấu và phát cơm miễn phí hỗ trợ thí sinh nghèo và người nhà thí sinh lên Hà Nội thi Đại học tháng 7/2013.
    Cơm dự kiến sẽ nấu ở Chùa hoặc ở Nhà hàng
    Hiện nhóm đang cần tìm các tình nguyện viên
    Chi tiết xin liên hệ
    Ms Cao Hải Yến
    YH: caohaiyen@yahoo.com
    0983 65 68 79
    Xin quý vị gửi cho những người quan tâm!
    Xin cảm ơn những tấm lòng!
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    TTCT - Trong thời buổi “gạo châu củi quế”, khắp các tỉnh miền Tây đã ra đời những quán ăn miễn phí hoặc chỉ thu tiền tượng trưng, giúp những người thu nhập thấp no bụng ấm lòng qua cơn khó khăn.

    Bữa ăn sáng miễn phí ở xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên - Ảnh: Tấn Đức
    Mới hơn 3g sáng, hai chị Mỹ Hạnh và Dạ Thảo (ngụ ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, An Giang) đã cặm cụi vo mấy chục lít gạo đổ vào hai nồi cơm to đùng. Cắm điện xong, hai chị quay sang cắt gọt đống bí đao, dưa leo, đậu que… rồi nhóm bếp để làm tiếp mấy món canh, xào.
    Bữa điểm tâm lúc hừng đông
    Vừa làm, chị Hạnh vừa liếc nhìn đồng hồ: “Phải nhanh tay lên mới kịp, người quê thường dậy rất sớm để ghé qua đây điểm tâm trước khi ra thành phố làm việc”. Đúng 5g sáng, những thực khách đầu tiên đã xuất hiện. “Bữa nay có món gì vậy chị Út, cho em một đĩa, cơm nhiều chị nhá” - hai thanh niên đi trên chiếc Wave đã bong cả bửng, trên tay khệ nệ mớ dụng cụ xây dựng, gọi cơm. Hai đĩa cơm bốc hơi nghi ngút nhanh chóng được dọn ra. Thực khách vội vàng “lùa” sạch rồi đứng dậy ra xe đi tiếp, nhường chỗ cho những người đến sau.
    Đây là một trong những bếp ăn sáng miễn phí cho người thu nhập thấp đầu tiên ở miền Tây, nằm ngay chân cầu Y Tế, trên con đường độc đạo từ xã Mỹ Khánh ra trung tâm TP Long Xuyên. Người “khai sinh” bếp ăn là ông Trương Quang Ký, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Mỹ Khánh. “Xã chúng tôi thuộc địa bàn vùng ven của TP Long Xuyên, đại bộ phận người dân sống bằng nghề nông, một số hộ mua bán nhỏ, số còn lại làm thuê làm mướn, thu nhập chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày.
    Trong khi đó chi phí cho bữa ăn sáng bét lắm cũng 15.000-20.000 đồng. Bởi vậy nhiều lao động có thói quen nhịn ăn sáng để dành tiền mang về lo cho gia đình, họ đâu biết ăn sáng quan trọng thế nào. Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định hỗ trợ cho người nghèo có được bữa ăn sáng, giúp họ nâng cao sức khỏe và hiệu suất lao động ” - ông Ký kể về nguyên nhân ra đời bếp ăn.
    Ngay từ những ngày đầu hoạt động, điểm ăn sáng miễn phí này đã đắt khách bất ngờ. Từng tốp công nhân bốc vác của trạm thu mua lương thực Mỹ Khánh (trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang), những thợ hồ, thợ “đụng” (tức đụng việc gì cũng nhận làm) từ nhà ra TP Long Xuyên, mấy bác chạy xe ôm, chị bán vé số... và cả những học sinh gia đình khó khăn trên địa bàn xã kéo tới dùng điểm tâm sáng. Vô mùa thu hoạch lúa hoặc lúc có đông học sinh, bếp phục vụ trên 300 suất mỗi ngày.
    Tiếng lành đồn xa, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, rồi những doanh nghiệp có sử dụng lao động ở Mỹ Khánh đã nhiệt tình hỗ trợ tài chính và thực phẩm để bữa điểm tâm ngày càng tăng cả chất lẫn lượng, sau khi thấy rõ hiệu quả của việc cho nhân công ăn sáng đầy đủ.

    Mâm cơm từ thiện tươm tất sẵn sàng phục vụ khách - Ảnh: Tấn Đức
    No bụng, ấm lòng
    Quá 13g30. Quán cơm trưa từ thiện trên đường Nguyễn Trãi, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên chuẩn bị đóng cửa. Bất chợt một thanh niên tên Tâm mồ hôi nhễ nhại, tay chân lấm lem hớt hải chạy vào. “Còn cơm không bác Tư, cho cháu một phần. Bữa nay cháu làm công trình cách đây cả chục cây số nên về hơi trễ. Đói quá!”.
    Nghe vậy, ông Hồ Mông Thọ (còn gọi là Tư Thọ), trưởng ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo phường Mỹ Long, kiêm trưởng ban tổ chức bếp ăn từ thiện, vội giục nhà bếp tìm xem còn phần cơm nào mang ra cho khách. Nhận mâm cơm từ những người phục vụ bếp, anh thanh niên tay run run đỡ lấy rồi nhanh chóng ngồi vào bàn ăn ngấu nghiến.
    Anh Tâm chỉ là một trong số hơn 1.000 người được dùng cơm miễn phí mỗi ngày từ “tiệm cơm chay miễn phí giúp đỡ học sinh, sinh viên và người thu nhập thấp”, do ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo phường Mỹ Long tổ chức từ tháng 8-2012. “Thật ra chúng tôi không phân biệt giàu nghèo, thành phần xuất thân, bất cứ ai vào quán đều được phục vụ chu đáo, vì giúp được một người no bụng là chúng tôi thấy ấm lòng” - ông Tư Thọ giải thích.
    Để có thể phục vụ cả ngàn thực khách mỗi ngày, nhóm sáng lập tiệm cơm từ thiện (gồm bảy người) và những nhà hảo tâm đóng góp cả trăm triệu đồng để đầu tư mua sắm lò nấu cơm bằng điện và bằng gas cùng nhiều trang thiết bị nhà bếp hiện đại. Ban tổ chức bếp ăn cũng thành lập được mười tổ nấu cơm thiện nguyện, mỗi tổ 15 thành viên, luân phiên đảm nhiệm công việc. Chưa kể hàng chục sinh viên tình nguyện phục vụ việc dọn dẹp, vệ sinh quán.
    “Đa số người phục vụ tại quán là nông dân, nhiều người trong số đó còn khó khăn trong cuộc sống, nhưng mỗi tháng họ dành ra năm bảy bữa đến đây góp công góp sức, rồi lại trở về nhà tất bật với việc đồng áng để mưu sinh. Mọi người san sẻ bữa ăn cũng là san sẻ niềm vui sống” - bếp trưởng Trần Ngọc Tươi nói.

    Bếp trưởng Dạ Thảo (trái) và bếp phó Mỹ Hạnh bên bếp lò đỏ lửa từ 3g sáng lo bữa cơm từ thiện cho thực khách lúc rạng đông - Ảnh: Tấn Đức
    Khi thành công nhớ đến người khác
    Không kể những quán cơm được miễn phí hoàn toàn, cách đây ba năm tại TP Cần Thơ chỉ có một quán cơm 2.000 đồng do diễn đàn “Người tôi cưu mang” khai sinh. Giờ đã có thêm hai quán khác cũng thu một phần chi phí. Tại sao lại thu khoản tiền không đáng và con số đó có ý nghĩa gì?
    “Đó là khoản tiền tượng trưng, thực khách dễ trả, mà chúng tôi không phải thối lại. Nhưng quan trọng hơn nó sẽ nhắc nhở chúng tôi phải hết lòng chăm lo cho khách hàng, đồng thời cũng là để khách hàng có ý thức phấn đấu vươn lên, không ỷ lại, trông chờ vào cái tự nhiên mà có” - chị Bạch Thị Kim Quyên, người trông coi quán cơm 2.000 đồng tại Cần Thơ, đặt tại hẻm 3T2, đường 30-4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, giải thích.
    Cách đây ba năm, qua một người bạn Quyên tình cờ biết tới diễn đàn “Người tôi cưu mang”. Công việc thiện nguyện vì cộng đồng đã khiến cô gái 31 tuổi bỏ công việc kinh doanh tại nhà ngay chợ Ô Môn, khăn gói về ở luôn tại tiệm cơm để tiện cho công việc. Lúc đầu, ba mẹ chưa hiểu hết việc làm của cô con gái duy nhất nên mấy lần đến tận nơi “bắt” cô về. Nhưng dần dà cha mẹ cô cũng chiều, để Quyên làm việc xã hội theo ý cô.
    Hằng ngày, Quyên cùng với những tình nguyện viên khác khi thì xắn tay vào bếp, bưng bê dẹp rửa, lúc thì đi gặp các tiểu thương ở các chợ An Bình, Tân An, Xuân Khánh xin thực phẩm cho bếp ăn. Ngoài Quyên còn có nhiều cộng tác viên khác, trong đó có những người từng là “khách hàng thân thuộc” của quán khi còn là sinh viên. Nay ra trường đi làm, có điều kiện họ lại góp công, góp của chăm lo cho bếp ăn.
    Và không chỉ chăm lo cho sinh viên, người nghèo đến với quán, Quyên và các bạn đang ráo riết chuẩn bị vài ngàn suất cơm giao tận nơi cho học sinh con em gia đình khó khăn trong hai đợt tuyển sinh của Đại học Cần Thơ vào đầu và giữa tháng 7 sắp tới.
    Tại quán cơm 2.000 đồng ở Cần Thơ có lời nhắc, ghi ở vị trí trang trọng nhất: “Khi thành công, xin các bạn hãy nhớ đến anh em còn khó khăn”. Những cộng tác viên của quán cơm nói rằng: “Đó không chỉ là chuyện vay - trả, mà sâu xa hơn là lẽ sống ở đời, là truyền thống của người dân Việt”.
    Phải chăng vì lẽ sống đó mà những bếp ăn từ thiện đang nở rộ ở miền Tây?
    Hàng chục ngàn người no bụng nhờ cơm từ thiện
    Tại An Giang, theo ước tính sơ bộ đã có hàng chục bếp ăn từ thiện ra đời ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh do các tổ chức, đoàn thể, tôn giáo hoặc các nhà hảo tâm tại địa phương đứng ra thành lập và điều hành. Tại các bệnh viện, trung tâm y tế như BV Đa khoa trung tâm An Giang, BV Đa khoa khu vực Châu Đốc, BV Đa khoa Tân Châu, Phú Tân, Tri Tôn… đều có điểm cấp phát miễn phí cơm, cháo, nước sôi cho người bệnh và thân nhân, với khoảng 5.000 khẩu phần/ngày.
    Ngoài ra còn có sáu bếp ăn, tiệm cơm từ thiện ngoài cộng đồng, tập trung tại TP Long Xuyên và thị xã Châu Đốc cung cấp khoảng 6.000-8.000 bữa ăn miễn phí cho người thu nhập thấp.
    Tương tự tại Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... đều có hàng chục điểm cung cấp suất ăn miễn phí. Các điểm cấp phát quy mô lớn như BV Đa khoa trung ương Cần Thơ, BV Hữu Nghị (Đồng Tháp), BV Đa khoa trung tâm Sóc Trăng… mỗi ngày cấp trên 2.000 suất ăn. Nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn này chủ yếu do các nhà hảo tâm và người dân địa phương đóng góp.
    TẤN ĐỨC
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kính thưa quý vị và các bạn!

    Tiếp nối thành công của chương trình “Suất cơm sẻ chia cùng sĩ tử 2011” với 5.400 suất cơm được cung cấp miễn phí, mùa thi đại học năm nay, Quỹ Nguồn Sáng tiếp tục tổ chức chương trình hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho thí sinh và người nhà tham dự kỳ thi đại học 2013 tại địa bàn Hà Nội.


    Chương trình "Suất cơm sẻ chia cùng sĩ tử 2011" Quỹ Nguồn Sáng đã thực hiện.
    Xem thêm tại: http://nguonsang.com/tuthien/am-long-suat-com-se-chia-cung-si-tu-12839.htm




    Với mong muốn được đồng hành cùng các bạn và người thân trong kỳ thi đặc biệt quan trọng này, những người thực hiện chương trình kỳ vọng sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin cho thí sinh chinh phục giảng đường đại học. Càng ý nghĩa hơn khi vô số gánh nặng, mối lo lắng, niềm suy tư của bao người lai kinh ứng thí được đồng cảm sẻ chia bằng những hành động thiết thực nhất, những hỗ trợ kịp thời nhất với một thái độ trân trọng nhất.

    Chúng tôi - những người làm chương trình hiểu được rằng, mọi sự sẻ chia, hỗ trợ để bước đường của sĩ tử bớt gian khó đều vô cùng đáng quý, ai từng đi thi, hoặc có người nhà dự thi đều thấu hiểu điều đó.

    Với suy nghĩ như vậy, Chương trình “Suất cơm sẻ chia cùng sĩ tử 2013” rất mong muốn và hy vọng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân mở rộng lòng nhân ái, tham gia cùng chúng tôi để có thêm những suất cơm nghĩa tình, bớt một gánh nặng cho bao hoàn cảnh.

    Chương trình sẽ phát cơm vào trưa ngày 9.7.2013 tại trường ĐHSP Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Thương Mại...

    * Mọi quá trình chế biến dự kiến được thực hiện tại Chùa Linh Thông, Cầu Giấy, Hà Nội, với sự tham gia của nhà Chùa cùng nhiều cộng tác viên có kinh nghiệm. Ưu tiên hàng đầu là bảo đảm về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Định mức cho mỗi suất cơm là 20.000 đồng.

    Mọi hỗ trợ về tài chính xin gửi về:

    Tài khoản của Quỹ Nguồn Sáng: 0011004026666- Ngân hàng Vietcombank
    Tên Chủ TK: Cao Thị Hải Yến (caohaiyen@yahoo.com)

    Thời hạn quyên góp: Từ nay đến ngày 30/6/2013
    Khi gửi, mong quý vị ghi rõ “Ủng hộ cơm cho thí sinh” để chúng tôi tiện cập nhật tại ĐÂY

    Chi tiết xin liên hệ
    Ms. Thu Hoài. Email: thuhoai.bnvn@gmail.com Tel: 01693 923 853;
    Ms. Hải Yến. Email: caohaiyen@yahoo.com. Tel: 0983656879

    Chỉ cần chuyển tiếp bức thư này tới gia đình và bạn bè của mình, quý vị cũng đã tăng cơ hội để các thí sinh được hỗ trợ!
    Xin cám ơn quý vị!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

Chia sẻ trang này