1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngàn việc tốt

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 25/10/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mong mọi người góp ý và cùng thực hiện, cùng làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn
    1.Tặng người một nụ cười chân tình
    2.Tặng người sự quan tâm ấm áp
    3.Tặng người một câu khen ngợi đúng lúc đúng người đúng việc
    4.Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
    5.Nấu một bữa cơm ngon cho gia đình, bạn bè
    6.Tặng người manh áo, tấm quần
    7.Tặng người quyển sách hay
    8.Tặng người bông hoa đẹp
    9.Trồng cây trồng rau trồng hoa...
    10.Giúp bạn hiểu bài
    11.Giúp người viên thuốc
    12.Giúp người tìm thày chữa bệnh
    ...
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    13.Mời người khát uống nước
    14,Quên những chuyện ác cũ, biết tha thứ bao dung
    15.Làm được điều gì giúp ai đừng đòi trả ơn
    16.Gần gũi bạn lành để tích cực học tập và thực hành điều hay của họ
    17.Làm cho gia đình mình ổn định
    18.Giúp những gia đình bị li tán được đoàn tụ, hạnh phúc
    19.Mới nghe sự việc không nên vội kích động, suy nghĩ thấu đáo để làm việc cho hợp tình hợp lý hợp đạo
    20.Không nên thất tín với người
    21.Giữ thân thể mạnh khỏe,
    22.Không gây gổ với người
    23.Không quên ơn người
    24.Thấy việc thiện thì dứt khoát làm ngay, thấy việc ác thì dứt khoát bỏ ngay
    ....
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    QĐND - BVC là một nhóm tài xế ở Hà Nội, hôm vừa rồi tôi được họ mời đi tham dự cuộc bán đấu giá mấy món đồ quyền góp lấy tiền làm từ thiện. Lần tổ chức năm nay là thứ 4 rồi. Bốn năm BVC quyên góp được một số tiền kha khá giúp cho một em bé mồ côi cha mẹ có được cái nhà, cấp học bổng cho vài em có gia cảnh khó khăn khác học hết lớp 12, lại tặng cho Bệnh viện Nhi Trung ương được cái máy thở trị giá kha khá tiền... Anh chị em trong nhóm BVC vẫn thường nói với nhau, kể từ khi có hoạt đông từ thiện này thấy cuộc sống có ý nghĩa, sinh hoạt thành viên trong nhóm cũng đoàn kết với nhau hơn.

    Một nhóm bạn khác quen nhau qua những hoạt động ngoại khóa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự gọi mình bằng cái tên “tình nguyện trẻ”, mục tiêu chính của nhóm này là đi giúp đỡ mọi người. Mấy năm qua nhóm đã giúp học sinh nghèo ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa nơi biên giới có thêm sách vở, bàn học. Năm ngoái, nghe đâu nhóm còn kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng được một thư viện ở một bản nghèo. Điều đáng quý ở những bạn trẻ trong nhóm “tình nguyện trẻ” này chính là lối sống cao đẹp: Yêu thương và chia sẻ. Đã 14 năm trôi qua kể từ khi tình nguyện trẻ ra đời đã có hàng nghìn việc thiện mà các thành viên của nhóm làm cho xã hội.

    Chúng tôi trở về sau chuyến đi biên giới. Mọi người xúm vào hỏi chuyện. Biết dân bản nhiều nơi còn đói nghèo thiếu thốn, mọi người thương lắm, mấy chị lớn tuổi bảo nhau làm những con búp bê bằng giấy bán lấy tiền giúp đồng bào. Hôm vừa rồi tôi mới được thấy tờ quảng cáo những con búp bê này đề rất rõ giá là 59.000 đồng, trong đó 50.000 đồng sẽ giúp đồng bào ở bản nọ bản kia, còn 9000 đồng trả công người làm búp bê. Công việc “kinh doanh búp bê” ngày càng tấn tới, giờ không chỉ có mấy chị lớn tuổi làm búp bê giấy nữa mà gần như toàn bộ phụ nữ ở chung cư đó tham gia làm búp bê. Số tiền xây "ký túc xá" cho học sinh bản nọ đã sắp đủ.

    Khi nói đến chuyện làm từ thiện, người ta thường có xu hướng nghĩ rằng, chỉ những người giàu có, thừa ăn, thừa mặc mới có thể đi làm từ thiện; lại có người đánh giá việc từ thiện ở số lượng. Đôi khi cách nghĩ này khiến người ta có cảm giác làm từ thiện là một việc gì đó cao siêu, ghê gớm lắm. Nhưng hãy bình tâm, mở cửa sổ ra nhìn cuộc sống bộn bề quanh nhà bạn. Có đủ những việc làm từ thiện nho nhỏ đáng yêu làm ý nghĩa thêm cuộc sống. Đôi khi tôi vẫn thấy các bà nội trợ dặn nhau đừng mặc cả sát quá để người trồng rau có thêm thu nhập, hoặc chia nhau ra mua mỗi người mỗi hàng để ai cũng có cơ hội bán hàng. Đôi khi việc làm từ thiện còn đến một cách khá thú vị khác từ những lời rì rầm bàn tán của những bà đi chợ về một gia đình có hoàn cảnh khó khăn rồi cùng nhau bày việc cho gia đình đó, giúp đỡ kèm cặp để người ta không tái nghèo. Từ thiện đôi khi xuất hiện từ những việc làm nhỏ nhặt như vậy đâu cần phải có những “món”, những “khoản” to tát, linh đình. Hãy để lòng mình hướng thiện và sống thêm ý nghĩa.

    Ỷ Thiên
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phải nghe nhiều, có điều gì nghi ngờ thì phải giữ lại, những điểm nào thấy minh bạch chắc chắn thì nói một cách thận trọng, như vậy sẽ giảm được oán trách.

    Phải quan sát nhiều, nếu có điều gì nguy hại thì dẹp một bên, đừng làm ; còn những điều gì xét thấy chắc chắn, đảm bảo thì làm một cách thận trọng, như vậy nhất định giảm được nhiều điều hối hận.
    (Luận Ngữ)
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cho mọi người nhiều hơn là họ mong chờ và hãy làm điều đó thật nhiệt tình.
    Đừng vội tin những gì bạn nghe.
    Đừng bao giờ cười vào những ước mơ của người khác.
    Đừng phán xét ai qua nhân thân hay hoàn cảnh xuất thân của họ.
    Hãy liên lạc với cha mẹ, gia đình bạn thường xuyên nếu bạn sống xa nhà.
    Tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và có trách nhiệm với những việc mình làm.
    Đừng để 1 cuộc đấu khẩu nhỏ làm tổn thương 1 tình bạn lớn.
    Khi bạn nhận ra bạn vừa gây ra lỗi lầm, hãy nhanh chóng sửa sai.
    Mỉm cười khi nhấc điện thoại lên, người gọi sẽ nghe được điều đó trong giọng nói của bạn.
    Hãy mở rộng đôi cánh tay bạn để thay đổi, nhưng đừng để mất đi giá trị của chính mình.
    Đọc nhiều sách
    Sống 1 cuộc sống tốt và đức hạnh, để sau này về già nghĩ lại, bạn sẽ muốn sống 1 cuộc đời như thế lần thứ hai.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bạch Vân gia huấn (Nguyễn Bỉnh Khiêm )
    Bài Mở Đầu

    Lượng Đức Thánh rộng như biển cả,
    Truyền dậy cho thiên hạ điều hay.
    Làm điều thiện hưởng phúc dầy,
    Bất nhân thất đức có ngày tiêu vong.

    Mềm dẻo tốt hơn cương cường,
    Lưỡi mềm còn mãi, răng thường gẫy đi.
    Chớ cậy ta dài mà chê người ngắn,
    Đừng dối lòng đừng oán đất trời.

    Lặng im mà ngẫm sự đời,
    Tình người thoang thoảng, vơi vơi thì bền.
    Đừng quên bạn nghèo hèn xưa cũ,
    Vợ cháo rau xin chớ phụ tình.

    Vật ngon, ăn quá bệnh sinh,
    Vui chơi quá mức, ắt thành tai ương.
    Giàu sang lắm nhiều đường bổng lộc,
    Cây tái trồng hẳn gốc bị thương.

    Buổi sáng còn quốc ruộng nương
    Biết đâu chiều đã công đường có khi.
    Làm tướng đâu phải vì dòng dõi,
    Thân nam nhi trí phải tự cường.
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đại chúng Tịnh Thất Pháp Hòa chung tay ban đá đắp đường


    Hôm nay, thứ Sáu (10/06/2011), ĐĐ. Thích Tâm Thái chỉ đạo đại chúng Tịnh Thất Pháp Hòa kết hợp cùng bà con cô bác ấp Xóm Chùa, chung tay ban đá đắp đường.
    Đoạn đường nhỏ rẽ nhánh từ quốc lộ 22 dẫn vào Tịnh Thất Pháp Hòa từ lâu vốn gồ ghề, ngày thường dân chúng quanh vùng đi lại đã khó khăn, nay mùa mưa đến lại càng lầy lội và trơn trợt.

    Đồng cảm trước những khó khăn trên của bà con, đồng thời cũng muốn bồi đắp lại đường để Phật tử đến chùa có phần thuận tiện, dưới sự trợ duyên của TT. Thích Chân Tính - Trụ trì chùa Hoằng Pháp, ĐĐ. Thích Tâm Thái - đại diện tri sự Tịnh Thất Pháp Hòa, đã cho đổ 5 xe đá (0x4 cm), kết hợp đại chúng Tịnh Thất và bà con ấp nhà cùng chung tay san lấp, bồi dặm đoạn đường.

    Nhà Phật có nêu gương hạnh cao quý và khiêm cung của vị Bồ-tát suốt đời tận tụy phụng sự chúng sinh với việc đắp đường, san bằng đất, sửa cầu cống v.v… hoặc tình nguyện chuyển hàng, gánh đồ giúp mọi người ở các khu chợ, bến đò mà không nhận thù lao. Chính nghĩa cử cao đẹp đó của Ngài cùng với phước lành tích lũy, cuối cùng, nhờ Phật Tỳ-xá-phù khai thị, Ngài liền tỏ ngộ bản tâm, chứng Vô sinh nhẫn, thành bậc Bồ-tát. Người đời quen gọi Ngài là Bồ-tát Trì Địa.

    Không dám mơ được như vị Bồ-tát trên, song việc làm này của Tịnh Thất Pháp Hòa rõ ràng đã thể hiện phần nào tinh thần dấn thân phụng sự, làm lợi lạc mọi người. Tham gia công tác bồi đá lát đường, bác Phạm Tươi, 58 tuổi, dân ấp Xóm Chùa, phấn khởi phát biểu: “Đường này mùa mưa vốn lầy lội, trước giờ chưa ai làm, nay có chùa phát tâm thì quý quá!”. Cùng cảm nghĩ trên, chị Võ Hoa Tiên, giáo viên trường THCS Trung Lập, cùng chung tay góp sức với chùa, vui vẻ nói với chúng tôi: “Trước giờ đường lầy lội, bà con đi lại khó khăn. Mấy lần con có nói với ông xã khi nào họp tổ, nêu ý kiến này lên để kêu gọi bà con cùng góp sức sửa sang đường. Nay con đường đã được chùa bồi đắp, tạo điều kiện thuận lợi để bà con đi lại. Con nghĩ đây là việc làm ý nghĩa và vô cùng thiết thực”. Con đường thuộc về công cộng, mọi người có quyền đi chung. Một khi nó bị xuống cấp, cần thiết chúng ta phải có nghĩa vụ sửa sang, tu bổ. Trong khả năng giới hạn, Tịnh Thất chỉ san đắp phần nào. Phần còn lại của con đường, thiết nghĩ các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cần quan tâm xúc tiến.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Học ******** nguyện viên

    ******** nguyện viên, giúp đỡ cộng đồng vốn là những việc tự nguyện từ ý thức cống hiến của bản thân mỗi người. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi có khi nào ******** nguyện cũng phải... học chưa? Cùng TGGĐ khám phá một góc nhìn khác về công việc tình nguyện cùng bạn Trần Thu Thắm (22 tuổi, hiện đang là tình nguyện viên của Trung tâm khuyết tật và phát triển - DRD)


    Tôi biết đến lớp học Be Change Agents do một trung tâm chuyên về hoạt động tình nguyện tổ chức từ sự giới thiệu của một “đàn chị” trong giới tình nguyện viên. Ngay ngày đầu, tôi đã ấn tượng với chia sẻ của một bạn trẻ trong lớp: “Em chơi nhiều quá rồi nên giờ muốn học để làm một việc gì đó có ích hơn”.
    Hai năm trước, tôi bắt đầu hành trình này với băn khoăn: “Làm việc có ích” là làm gì? Tôi muốn ******** nguyện nghiêm túc và lâu dài thì phải thế nào?

    Biết cái mình đang có
    Trong mỗi buổi học Be Change Agents, chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định: kiềm chế cái tôi. Khi một thành viên trong lớp đang phát biểu, những người còn lại phải đợi người đó nói hết ý kiến của mình mới được phép góp ý, nhận xét... Chính những lưu ý nhỏ này đôi khi khiến tôi giật mình: tôi có khả năng lắng nghe người khác với 100% sự chú ý để hiểu hết nguyện vọng của họ, để giúp đỡ hữu ích nhất chưa?

    Tuy nhiên, đó chỉ là một kỹ năng mềm ngoài lề. Nội dung chính của khóa học tình nguyện thường xoay quanh các chủ đề: quản lý, minh bạch dự án, các đối tượng dễ tổn thương... giúp tôi có cái nhìn tổng quan về đời sống xã hội, một ít kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị. Bên cạnh đó, tình nguyện viên cũng cần một số kỹ năng như: thương thảo, trình bày dự án, thuyết phục nhà tài trợ...

    Sau một khóa học tình nguyện và vài buổi tập huấn nhỏ lẻ, tôi tự nhủ có lẽ mình đã ******** nguyện được. Nhưng đến khi vào cuộc, tôi thực sự… phát hoảng. Các chương trình hoạt động xã hội nở ra ngày càng nhiều: từ quyên góp sách vở, tiền bạc, tổ chức sinh hoạt cho trẻ em đến các dự án môi trường… Không biết bắt đầu từ đâu, tôi dựa trên kiến thức từ khóa học để thiết kế lại con đường ******** nguyện.

    1.Tôi xác định lại thế mạnh chuyên môn của mình trong một lĩnh vực (môi trường, kinh tế, y tế, giáo dục…) và đối tượng tôi muốn hỗ trợ trong các nhóm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người đồng tính… Lý tưởng nhất cho người ******** nguyện là tìm được dự án bao quát cả thế mạnh lẫn đối tượng và lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu không, tôi nghĩ bạn nên ưu tiên trước hết cho thế mạnh chuyên môn của mình.

    2. Tìm hiểu kỹ về tổ chức, đơn vị thực hiện dự án. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tổ chức, dự án “ma” lợi dụng nhiệt huyết của tình nguyện viên vào mục đích không tốt. Hơn nữa, khi làm việc với đơn vị uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác xã hội, bạn sẽ học hỏi được cách thức làm việc chuyên nghiệp.

    3. Xem xét về tính khả thi và bền vững của dự án. Một dự án tình nguyện cần hiểu rõ cộng đồng hoặc nhóm đối tượng của hoạt động. Chương trình của dự án sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thực tế của cộng đồng đó.

    4. Xem xét thời gian thực hiện dự án để cam kết tham gia đến cùng. Tránh việc ngưng dự án giữa chừng để không ảnh hưởng đến công việc của bạn cũng không gây ra sự xáo trộn về nhân sự của dự án.

    … để cho đi thứ người khác cần

    Sau thời gian tập huấn chuyên môn, lớp học chúng tôi có 4 ngày thực địa ở Đồng Tháp. Những kiến thức đã học sẽ được mang đi áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương này. Chúng tôi chia nhau ở tại nhà dân để khảo sát về đời sống kinh tế, xã hội. Một nhóm khác hỗ trợ sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện chương trình mùa hè xanh. Với những trải nghiệm này, chúng tôi sẽ đưa ra ý tưởng giúp đỡ địa phương.



    Một nhân viên tình nguyện trong khóa học đã hỏi một câu khiến tôi suy nghĩ rất nhiều: “Bạn từng nghĩ đến việc đóng góp băng vệ sinh, chăn mền hay viên lọc nước cho người dân vùng thiên tai chưa? Hay cứ mỗi khi làm từ thiện là bạn lại mang quần áo, mì gói và tiền đi quyên góp?”. Phải chăng làm từ thiện chỉ cần tấm lòng thương cảm là đủ? Hay trước khi giúp người khác, phải hiểu rõ họ cần gì chứ không thể cho đi những thứ chúng-ta-nghĩ họ cần?

    Trước sự phát triển ồ ạt của hàng loạt chương trình giúp đỡ cộng đồng, tôi nghĩ ******** nguyện cũng cần phải học, để tình nguyện đúng và ý nghĩa như tên gọi của nó.


    Các loại hình tình nguyện hiện nay

    - Tình nguyện từ thiện: Tình nguyện viên tự ủng hộ, quyên góp tiền bạc, vật dụng sinh hoạt, sách báo cũ… trao cho các đối tượng khó khăn.

    - Tình nguyện viên dự án/chương trình: Tình nguyện viên sẽ tham gia các chương trình/dự án xã hội ngắn hạn như lao động công ích, dạy học, tham gia chương trình nghệ thuật gây quỹ, đạp xe, đi bộ kêu gọi nâng cao nhận thức về vấn đề nào đó…

    - Tình nguyện viên chuyên môn: Là hình thức tình nguyện mới phổ biến tại Việt Nam. Các Tình nguyện viên chuyên môn đa phần là những người đã đi làm, am hiểu một lĩnh vực nhất định, dùng khả năng của mình để tập huấn: nâng cao năng lực, quản lý tài chính, truyền thông…

    -Tình nguyện viên trực tuyến: Tình nguyện viên đăng ký trên website tình nguyện trực tuyến để kết nối với tổ chức và tham gia vào hoạt động từ xa.

    Các khóa học về kỹ năng tình nguyện

    + Khóa học Be Change Agents: Khóa học nằm trong dự án “Thúc đẩy vai trò Tác nhân thay đổi của thanh niên Việt Nam để Hiểu và Hành động vì sự phát triển bền vững và quản trị tốt”. Dự án này do Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung hỗ trợ và Tổ chức Live&Learn điều phối. Khóa học kéo dài 10 ngày với 6 ngày học kiến thức trên lớp và 4 ngày đi thực địa.

    Khóa học miễn phí, tổ chức tuyển học viên vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm tại cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Liên hệ thông tin chi tiết tại Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn, Số 30, Ngõ 32/26, Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: (04) 37 185 930, website: www.thehebenvung.vn

    + Chương trình tập huấn kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật: Chương trình hướng dẫn các kỹ năng đẩy xe lăn, hỗ trợ các dạng tật... do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức miễn phí dành cho mọi đối tượng. Các bạn trẻ quan tâm có thể liên hệ trực tiếp tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD): số 91/6N Hòa Hưng, Phường 12, Q. 10, TP. HCM. ĐT: (08) 3 86 82 770. E-mail: info@drdvietnam.com

    Lâm Nghi(thegioigiadinh)
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thay đổi thế giới một cách tích cực
    TuoiTre - Báo Christian Science Monitor, trong một chuyên đề về những cách làm từ thiện mới, đã viết: Bằng cách này, các nhà từ thiện đang thay đổi thế giới một cách tích cực theo cách của chính họ.

    1 Cuộc sống của anh nông dân Cecil Hamkambe ở vùng quê Zambia (châu Phi) đã thay đổi đáng kể từ khi được Tổ chức từ thiện Mỹ World Bicycle Relief trao tặng một chiếc xe đạp thồ. Có lẽ khó ai có thể tưởng tượng một chiếc xe đạp lại thay đổi hoàn toàn cuộc đời một con người nhiều đến thế. Hamkambe bán được gấp đôi lượng sữa so với trước kia dù con bò nhà anh vẫn cho sữa như trước, khoảng cách từ nhà anh đến siêu thị cũng chẳng thay đổi. Chỉ một điều khác biệt đơn giản: thay vì phải vác trên lưng các bình sữa nặng trịch, anh có thể chạy bon bon trên đường bằng chiếc xe đạp mới. Nếu trước kia Hamkambe vận chuyển 7-10 lít sữa/ngày đến siêu thị làm lạnh, hiện anh đã có thể kịp thời đưa 15-20 lít sữa đến các trạm làm lạnh trước khi chúng bắt đầu ôi thiu.

    Chỉ một việc làm đơn giản là tài trợ xe đạp để giúp người nông dân nghèo thuận lợi trong công việc, Tổ chức World Bicycle Relief do nhà hảo tâm F.K.Day sáng lập đã tạo ra phương tiện lao động cho hàng trăm ngàn nông dân nghèo khổ tại 11 quốc gia ở châu Phi. Từ năm 2005, tổ chức của ông đã vận động được hơn 13,5 triệu USD, phát miễn phí 116.000 xe đạp, đào tạo hơn 800 thợ sửa xe. “Không có món quà nào tuyệt vời hơn việc bạn có thể giúp một cộng đồng tạo ra động lực kinh tế. Một cuộc cách mạng công nghiệp ở cấp độ cá nhân có thể thúc đẩy năng suất, giúp đỡ gia đình và cả cộng đồng của họ” - ông Day nói.

    2 Giải thưởng WISE 2012, được ví như giải Nobel giáo dục, đã được trao cho tiến sĩ Madhav Chavan - chủ tịch Tổ chức phi chính phủ Pratham, do công lao xóa mù chữ cho hơn 34 triệu trẻ em nghèo Ấn Độ.

    WISE là một trong những giải thưởng quốc tế lớn nhất về giáo dục do Qatar khởi xướng vào năm 2010, người đoạt giải sẽ nhận tiền thưởng 500.000 USD và một huân chương vàng.

    Năm 1989 khi còn là một giảng viên hóa học trẻ tuổi của Đại học Mumbai, trong cuộc trò chuyện với Bộ trưởng giáo dục Anil Bordia, Chavan đã ngộ ra một chân lý: “Nói về cách mạng xã hội và công bằng xã hội bằng apphich và tờ rơi thì nghe hay lắm, nhưng anh cần phải biết là những người mà anh đang nói tới thậm chí còn không biết đọc và biết viết”.

    “Sau đó tôi bắt đầu đứng lớp dạy học cho vài người lớn ở khu ổ chuột gần nhà mình” - Chavan sau này cho biết ông đã nhận ra cách mạng xã hội ở Ấn Độ phụ thuộc lớn vào trình độ hiểu biết của dân chúng. “Tôi có những người bạn đấu tranh vì quyền phụ nữ hoặc phổ cập khoa học. Và tôi nói với họ rằng chúng ta không thể làm được gì nếu người dân mù chữ”.

    “Cũng giống như con người sống là phải hít thở khí trời, phải uống nước, phải ăn mỗi ngày, ai cũng cần được đến trường học tập” - tiến sĩ Madhav Chavan nói. Nhưng bằng cách nào?

    Năm 1994, ông thành lập Tổ chức Pratham cho những trẻ em độ tuổi mầm non tại Mumbai. Để làm việc này, Pratham tìm kiếm những thiếu nữ ở các khu ổ chuột có khiếu trông trẻ, cung cấp cho các cô một số kỹ năng, đồ chơi và vật dụng cần thiết. Những “giáo viên không chuyên” này sau khi được huấn luyện có thể đứng lớp tại bất kỳ đâu: dưới những tán cây, trên vỉa hè hay khoảng đất trống trong làng. Ông Chavan gọi đây là điều “đơn giản nhất thế giới”. Với phương pháp này, đến nay Pratham đã xóa mù chữ cho hàng chục triệu trẻ em nghèo ở Ấn Độ không thể đến trường.

    Khi ra đời, Pratham chỉ có kinh phí hoạt động 5.500 USD, nay đã nhận được sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp. Mô hình này lan rộng ra nhiều nơi của Ấn Độ như Delhi, Bangalore, Ahmedabad, Jaipur, Lucknow, Pune... Văn phòng của ông Chavan chỉ là một ngôi nhà nhỏ tại Mumbai, diện tích khá khiêm tốn, nhưng ông hiếm khi ở đây quá vài ngày mà dành thời gian đi khắp Ấn Độ tìm kiếm những ý tưởng mới. Ông Chavan đặc biệt yêu thích một câu nói của Lão Tử: “Đối với những lãnh đạo xuất chúng, người dân không nhận ra sự tồn tại của họ. Khi nhiệm vụ của lãnh đạo được hoàn thành thì người dân nói rằng: Chúng ta đã tự làm điều đó”.

    ĐÔNG PHƯƠNG - CẢNH TOÀN
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thơm thảo "Phở miễn phí" ngày Chủ nhật
    Ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, bên cạnh những cửa hiệu đề “Phở gia truyền”, “Phở cồ”, “Phở Nam Định”, “Phở Lý Quốc Sư”… lần đầu tiên xuất hiện một quán “Phở miễn phí.”

    Câu chuyện hi hữu và cảm động này đã được quán “Ơ ….Phở gà” (219 Khương Trung Mới, Thanh Xuân) biến thành hiện thực vào mỗi Chủ nhật hàng tuần kể từ ngày 30/12/2012. Quán “Ơ… Phở gà” sẽ cung cấp miễn phí khoảng 100 bát phở dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
    Hôm nay, mới chỉ ngày áp dụng đầu tiên, thế nhưng đã có rất nhiều đối tượng đến cửa hàng đăng ký, gồm các đối tượng từ các bạn sinh viên tỉnh lẻ, đến những người bán hàng rong, thu mua sắt vụn, thậm chí cả những em đánh giầy, trẻ em lang thang…

    Để được nhận những bát phở miễn phí, người nghèo chỉ cần đến đăng ký trực tiếp tại cửa hàng và nếu có mang giấy chứng nhận hộ nghèo, hoặc giấy tờ xác nhận, trình bày hoàn cảnh khó khăn, chủ quán sẽ trực tiếp nhận và việc đăng ký này chỉ cần tiến hành một lần.

    Chủ cửa hàng “Ơ… Phở gà”, chị Nguyễn Thu Trang chia sẻ, đây là tấm lòng của gia đình chị hướng tới người nghèo khó. Việc cung cấp phở sẽ được tiến hành đều đặn vào mỗi chủ nhật hằng tuần bằng nguồn kinh phí của gia đình.

    Chị không chỉ muốn mang đến những bữa ăn no cho những người nghèo mà với mong muốn họ cũng được thưởng thức những món ăn “không chỉ để chống đói, mà hướng tới người nghèo cũng được dùng những món ngon như bao người khác.”
    Trước đó, TP.HCM cũng từng xôn xao về quán cơm miễn phí của ông lão 73 tuổi.
    Mỗi tuần 3 buổi, những người lao động nghèo tại TP HCM lại tập trung về quán cơm Thiện Tâm (quận 3) để nhận suất cơm chay miễn phí của ông lão 73 tuổi.

    Chủ quán cơm Thiện Tâm - ông Lê Công Thượng cho biết, ngoài số tiền hơn 700 triệu đồng của mình, nguồn kinh phí để quán hoạt động còn do một Mạnh Thường Quân đóng góp; thỉnh thoảng cũng có người mang đến những bao gạo, thùng nước tương. "Khách" đến đây là những người lang thang cơ nhỡ, lao động nghèo...

    Hằng năm, vào những kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng, các sĩ tử nghèo trên mọi miền Tổ quốc cũng nhận được những suất cơm, nước uống miễn phí…của các nhà hảo tâm.
    Theo Vietnam+

Chia sẻ trang này