1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngành công nghệ thông tin dưới góc độ hướng nghiệp

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi chungpq, 19/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chungpq

    chungpq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Ngành công nghệ thông tin dưới góc độ hướng nghiệp

    Một ngành học được đông đảo học sinh theo học là Công nghệ thông tin (CNTT). Có em đã thành đạt với nghề này nhưng cũng không ít em đã thất bại phải bỏ học giữa chừng hay sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm đúng với chuyên môn đã đào tạo gây lãng phí về thời gian và tiền bạc, để lại nỗi bức xúc, mặc cảm khi mới chập chững vào đời.


    Tại TP HCM trong nZm học 2001 có 34 trường ĐH, CĐ, THCN với 38 khoa đào tạo CNTT với 10 tên gọi khác nhau như Tin học quản lý, Đồ họa vi tính, Tin học kế toán, Điện tử tin học... đa số các trường gọi là CNTT hay Tin học. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm cũng mở lớp đào tạo CNTT, đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách rất lớn cho những học sinh khi lựa chọn hệ đào tạo, bậc học cho phù hợp với nZng lực và học lực của mình. Trong khối A (thi toán, lý, hóa) thì CNTT có đầu vào là cao nhất: điểm chuẩn CNTT của ĐHBK là 22,5 (nZm 2001) trong khi đó điểm chuẩn trung bình của các ngành khối A của trường này là 17,3, chênh lệch nhau 5,2 điểm, tương tự điểm chuẩn CNTT của trường ĐHKHTN là 21, điểm chuẩn trung bình của các ngành khối A của trường này là 17,1, chênh lệch nhau 4,9 điểm. Như vậy để vào được CNTT của các trường này phải có học lực loại giỏi, đặc biệt là môn toán. Với những HS chZm học, đã từng được xếp loại khá giỏi nhưng bị mất đi khả nZng độc lập suy nghĩ do phương pháp học ở phổ thông không khoa học thì sẽ gặp trở ngại nếu không có nghị lực thì khó có thể vượt qua được. Các số liệu thống kê của ĐH Cần Thơ cho thấy phần lớn những SV phải bỏ học hay bị đuổi học vì lý do kết quả học tập phần lớn tập trung ở những khoa như CNTT, điện tử.

    Thi đậu vào CNTT đã khó, theo học được CNTT sau này ra trường có được việc làm đúng với bằng cấp và chuyên môn đã đào tạo lại càng khó hơn. Vậy CNTT đòi hỏi những nZng lực tâm lý, những phẩm chất gì và mức độ ra sao?

    Về nZng lực cá nhân, thứ nhất, người học phải có độ bền vững chú ý cao khi lao động trí óc biểu hiện là có khả nZng ngồi học hay làm việc với máy vi tính lâu dài mà ít mệt mỏi, ít sai sót, thứ hai, người học phải có khả nZng tư duy logic tốt nghĩa là từ những giả thiết ban đầu cho ra những ý tưởng đúng đắn, chính xác và chặt chẽ, khả nZng này cũng tương thích với khả nZng toán học, thứ ba, người học phải có trí nhớ tốt bao gồm trí nhớ ngắn hạn, khả nZng tái hiện trí nhớ và phải có phương pháp ghi nhớ khoa học, thứ tư, người học phải có trí sáng tạo và tưởng tượng phong phú để hiểu và hình dung ra được những đối tượng mà mình nghiên cứu thường là những khái niệm trừu tượng, những lưu đồ biểu diễn những tổ hợp lệnh cực kỳ phức tạp với nhiều khả nZng logic xảy ra, thứ nZm, người học phải có khả nZng và thói quen nghiên cứu khoa học đọc sách báo, tài liệu trong nước và ngoài nước để giải quyết những khó khZn phát sinh trong công việc.
    Về tính cách, người học phải có lòng say mê, đức tính kiên nhẫn ham học hỏi, có quan hệ giao tiếp và ứng xử tốt với đồng nghiệp.

    CNTT đòi hỏi rất cao về nZng lực và tâm tính bởi lẽ sản phẩm của nó có hàm lượng chất xám rất cao, ngoài những đặc điểm của các sản phẩm công nghệ truyền thống nó còn có những đặc điểm khác là từ một sản phẩm có thể nhân bản, có thể sử dụng cùng một lúc nhiều nơi trên thế giới, không bị hao mòn và hư hỏng trong quá trình sử dụng, nó chỉ trở nên lạc hậu và được thay thế bởi một phiên bản khác cao cấp hơn. Khi vận hành các máy móc thông thường ta có thể sử dụng các giác quan của mình để tri giác, còn trong CNTT con người không thể tri giác trực tiếp mà phải dùng đến trí tưởng tượng kết hợp với khả nZng tư duy logic để phán đoán và xử lý trong khi vận hành.

    Một số sinh viên CNTT đang học hay đã ra trường đến phòng trắc nghiệm hướng nghiệp để tìm hiểu nZng lực cá nhân. Kết quả trắc nghiệm cho thấy phần lớn các em đã chọn nghề chưa phù hợp với nZng lực và tính cách của mình. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể những giải pháp có thể lựa chọn: trước hết phải xem xét lại phương pháp, thời gian học tập đã đáp ứng với yêu cầu của môn học hay chưa, đối chiếu với các sinh viên khá giỏi trong lớp để khắc phục hậu quả. Với những SV sắp ra trường nên chọn cho mình một chuyên ngành hẹp phù hợp với nZng lực sở thích, tập trung thời gian, công sức đầu tư cho chuyên ngành đó, không nên dàn trải đều hậu quả là cái gì cũng biết nhưng biết không đến nơi đến chốn và sau khi ra trường sẽ không có được một nghề theo đúng nghĩa của nó. Với những sinh viên quá yếu thì nên chuyển bậc đào tạo cho phù hợp hay chuyển sang một ngành khoa học kỹ thuật khác có sử dụng trực tiếp CNTT để khỏi lãng phí thời gian và công sức đã học.

    Hiện nay có một số học sinh yêu thích CNTT, có điều kiện kinh tế đã đZng ký và đóng tiền theo học các khóa CNTT do các trung tâm hay các doanh nghiệp tư nhân mở, học phí rất cao, các em hy vọng sẽ có một nghề theo như nội dung quảng cáo. Các em đã nhầm lẫn: học phí cao góp phần cho các em môi trường học tập tốt, nó không thể khắc phục được sự yếu kém về học lực và nZng lực cá nhân như đã trình bày ở trên.

    Trong vòng nZm nZm từ 2000 đến 2005 cả nước ta sẽ đào tạo 50.000 người phục vụ trong bảy ngành (xem bảng) Có sáu hình thức đào tạo: Sau ĐH, ĐH, bằng ĐH thứ 2 CNTT, Kỹ thuật viên và đào tạo ngắn hạn. Khi chọn trường, chọn nghề, các em cần chú ý ba nội dung quan trọng là trình độ học vấn để thi đậu, nZng lực và tính cách để có thể theo học và sau này ra trường có được một việc làm ổn định đúng với bằng cấp và chuyên môn đào tạo. Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, em có thể chọn vào một trong ba bậc đào tạo: ĐH, CĐ hay TNCN.

    [theo http://hssv.vnn.vn]


    Vĩnh linh có trái bù khô
    Có nhà hát lớn, có hồ trồng rau

Chia sẻ trang này