1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngành ĐÓNG TÀU Việt Nam đang đứng ở đâu?.

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi mccvn, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Em không giám ạ ...
    Em có cầu cả thánh allah và chúa giê-su nữa đấy ạ, mong các ông ấy hợp sức vào mà phụ hộ chứ 1 người thôi phù hộ thì có lẽ không ăn thua ạ ...
  2. bui_viet

    bui_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  3. lasanhill

    lasanhill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ngành đóng tàu Việt Nam đang phải chịu lãi suất rất cao. Đây cũng là một việc làm táo bạo và có phần mạo hiểm của ngành ĐT, tuy nhiên chúng ta phải mạo hiểm mà thôi, nếu không thì lấy tiền đâu mà nhập máy móc, trang thiết bị, công nghệ. Bước đầu ta phải chấp nhận điều đó mà thôi. Gian nan trước mắt cần phải giải quyết, công ăn việc làm cũng phải giải quyết, chính vì điều này nên Vinashin mới dám mạo hiểm. Thử hỏi, nếu Vinashin " sập tiệm" thì sẽ có bao nhiêu người thất nghiệp? Nếu vầy thì nhà nước liệu có thể làm ngơ?
    Vì vậy, cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đóng mới, thậm chí cũng phải chú ý đến sửa chữa_đây cũng là một hướng làm có hiệu quả, nhất là với vị trí như nước ta, như ông HyunĐai Vinashin ở Khánh Hòa chẳng hạn. Chứ như ông" NMĐT Dung Quất", nếu với lãi suất như hiện tại cùng với tiến độ thi công rất chậm chạp như hiện nay thì thua lỗ là cái chắc. Hiện nay, nhà máy đang thi công con tàu 100.000DWT, tuy nhiên, đội ngũ kỹ sư ở đây vẫn "ngày đêm miệt mài" bên máy tính để vẽ lại bản vẽ (của nước ngoài) bằng AutoCard. Vậy thì bao giờ mới thi công được?
  4. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Chúa ơi
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Tiêu tiền nhà nước thì không nên đặt ra khái niệm mạo hiểm hay không mạo hiểm. Theo lẽ tự nhiên, con người ta thường chỉ quý những thứ thuộc về mình nhưng lại tham những thứ không thuộc về mình. Tự yên được nhà nước giao cho cái sứ mệnh tiêu tiền, kèm với sứ mệnh ấy chẳng thấy có bao nhiêu trách nhiệm thì thử hỏi việc tiêu ấy có hiệu quả không? Khi người ta bỏ tiền túi ra kinh doanh, thì người ta luôn đau đáu với đồng tiền của mình, trăn trở với bao nhiêu toan tính, thậm chí mưu mô để đồng tiền ấy sinh sôi nảy nở. Khi người ta không phải tiêu tiền túi cua mình mà tiêu của người khác, thì làm sao có được cái tâm tư như khi tiêu tiền túi? Mấy ông lãnh đạo cấp tập đoàn kinh tế và cấp tổng công ty (90,91) luôn luôn gài ý đồ cá nhân của mình vào từng kế hoạch, từng chủ trương phát triển, ví dụ muốn gây tiếng vang chẳng hạn và VNS là một ví dụ.
    Trong những sự kiện như thế hậu quả xảy ra ít nhất là mươi năm sau. Đến lúc đó các vị này đâu còn tại chức đương quyền nữa để mà chịu trận?
  6. lasanhill

    lasanhill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    To levant57 !
    Cho em hỏi bác vài câu nhé !
    theo bác thì ngành đóng tàu nước ta 10 năm sau sẽ thế nào ? Hiện giờ, tuy rằng ngành đang thiếu nhân lực nhưng trong vài năm tới sẽ đáp ứng đủ. Lúc đó thì chắc hẳn ngành cũng đã đi vào ổn định. Nhưng liệu trong 10 năm tới sẽ thế nào ?
  7. mimi2002

    mimi2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    chốt lại một phát, tất cả các bác và cả em đều bức xúc, lo lắng cho tương lai nước nhà, miếng cơm manh áo của chúng ta, và hy vọng sự phát triển đó là điều hiển nhiên. Mong các chú, anh em huynh đệ thấy đươc cái yếu kém để rèn luyện mình đừng lặp lại những vết xe đổ. Cùng nhau chửi bới cái sai, cái xấu và đóng góp sức mình cho cái mới.
    Sao các chú không đóng góp gì để nghành đóng tàu vươn lên.
    Chửi mãi không chán à.
  8. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác à, em nghĩ trong những trường hợp như thế này thì vấn đề là tứ bên trên, chứ anh em chúng ta không làm được gì đâu
    Hỡi ơi, lãnh đạo giỏi ta không có ...
    Có lẽ nên bán quách cho nước ngoài thôi, ai làm được thì để cho họ làm chứ đeo cái của nợ ấy thì hại dân hại nước
  9. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Cho phép em góp 1 tiếng được không ạ?
    Bán không đựoc "chị Halai" ạ. Vì để thể hiện là một nước công nghiệp và tiến trên con đường phát triển thì ngành cơ khí chế tạo, như ô tô, đóng tàu là bộ mặt của đất nước. Việt Nam sẽ là gì khi không đóng nổi lấy 1 con tàu hay chế được 1 chiếc ô tô? Thực tế là cho dù nó không hiệu quả, để nó tồn tại thì giống như cứ phải nuôi mãi một "đứa con tật nguyền, một đứa trẻ giờ đã mọc râu" nhưng để cho nó sống không nổi thì chết thì các bác nhà mình không chịu. Thế nên phải cởi bỏ dần dần, theo quy định của WTO nhà nước sẽ không còn bảo trợ các ngành này nữa mà các ngành này sẽ tự tìm hướng đi, đi không nổi thì bán, sáp nhập, phá sản hoặc đổi chiến lược: tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu, sản xuất linh kiện phụ trợ, ... Chỉ hỗ trợ thêm cho họ thông tin, nghiên cứu, còn lại họ sẽ tự tìm hướng đi riêng.
  10. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Em biết là "các bác" nhà ta còn sĩ diện lắm nhưng Nhím con nói đúng đấy, có lẽ cũng phải đi đến nước đó thôi, sống được thì sống, không thì ...
    Cái trò WTO này cũng nguy hiểm, nước pháp hay mỹ tuy là thành viên wto nhưng họ lại giỏi chơi cái trò trợ cấp trá hình cho những ngành CN mũi nhọn như CN hàng không; cuộc tố tụng giữa airbus và boeing trước toà án wto là 1 ví dụ

Chia sẻ trang này