1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngành múa Việt Nam

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Odetta, 16/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Odetta

    Odetta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2001
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Ngành múa Việt Nam

    Ngành múa Việt Nam có hai tác phẩm vừa được Đảng và Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (Tổng cục Chính trị - QĐND VN), và kịch múa Tấm Cám (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam). Đây là hai tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành trong lịch sử phát triển ngành múa Việt Nam.
    Múa là bộ môn nghệ thuật sản sinh từ cuộc sống, phản ánh chân thực cuộc sống và mang tính thẩm mỹ cao, bắt đầu xuất phát tử các vũ điệu mùa dân gian, phát triển lên thành các thể loại múa cung đình, sân khấu. Múc khắc họa, diễn đạt những tư tưởng nhân văn cao cả, nhân đạo hóa đời sống tình cảm và tâm linh con người, đem đến sự cảm thụ trong sáng cho người xem. Ngôn ngữ của nghệ thuật múa là vẻ đẹp được thể hiện thông qua các động tác của cơ thể, bắt nguồn từ những cảm xúc mãnh liệt của con người. Một nghệ sĩ múa tài năng bao giờ cũng biết tạo sự hài hòa diễn xuất ở cả nét mặt, và mỗi bắp thịt đều phải biết "hát". Một đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên múa tài năng sẽ mang lại cho sân khấu vẻ đẹp lộng lẫy, sáng chói nhất. "Người đã múa không còn là mình nữa, mà hóa thân thành nhịp điệu của trần gian".

    Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngành nghệ thuật múa đã dàn dựng nhiều tác phẩm sống động mang hơi thở của thời đại. Những tác phẩm múa trở thành vũ khí sắc bén mang tính chiến đấu, kêu gọi tinh thần yêu nước, xã thân hy sinh vì nền độc lập dân tộc, vì thống nhất tổ quốc và CNXH.

    Tại các cuộc liên hoan quốc tế, nghệ thuật múa Việt Nam đã đoạt trên 30 Huy chương vàng, như các điệu Múa sạp, Múa nón, Tuần đuốc, Xòe hia, Múa chuông, Múa trống Tây Nguyên, Múa Sà dăm, Rông chiêng, Chàm rông... Đó là những tiết mục mang đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Chúng ta còn tiếp thu tinh hoa các nền nghệ thiật múa cổ điển và hiện đại trên thế giới. Nghệ thuật múa Việt Nam tiếp xúc với vũ ballet Xô viết đã trên 40 năm. Ngay từ những năm sáu mươi, nhiều chuyên gia Liên Xô đã sang Việt Nam dàn dựng các trích đoạn và cở diễn nổi tiếng như Người đẹp ngủ trong từng, Hồ Thiên Nga, Spartacus, Cô tiểu thư và tên du đãng... Chúng ta cũng tiếp cận với trào lưu múa ballet hiện đại Australia, Pháp, Cuba, đã bắt đầu nghĩ tới một nền múa ballet Việt Nam có nội hàm dân tộc và hiện đại.

    Hiện tại cả nước có 75 đoàn nghệ thuật hoặc tập thể chuyên trình diễn múa; trong đó có Nhà hát Nhạc vụ kịch VN, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc TƯ, Đoàn Ca múa quân đội, Đoàn ca múa Thăng Long, Đoàn Ca múa dân gian Việt Bắc, Đoàn ca múa Bông Sen, Đoàn ca múa Sơn La, Đoàn Aánh bình minh, Đoàn múa Khơ me Sóc Trăng, Đoàn múa truyền thống cung đình Huế, Đoàn Ca múc Bình Thuận, Đoàn ca múc Đam San, và nhiều đoàn tự lập ở TP. Hồ Chí Minh, với trên 1.000 nghệ sĩ múa chuyên nghiệp.

    Hội Nghệ sĩ múa VN đã thành lập và ra mắt CLB Biên đạo múa với sự tham gia của gần 50 nhà biên đạo, NSND, NSƯT cùng các GS nghệ sĩ chuyên ngành. Muốn có những kịch bản hay cần phải đi từ cuộc sống để phát hiện, sáng tác. Nhưng phải nói việc sưu tầm nghiên cứu các vốn múa truyền thống dân gian là việc làm đầy khó khăn vất vả. Nếu không có lòng say nghề, yêu và quý trọng di sản văn hóa dân tộc thì khó có thể dựng nên các tác phẩm và các giáo trình hệ thống múa từ dân tộc Kinh, múa Chèo, đến hệ thống múa H'mông, Banar, Giarai, rồi múa Tuồng, múa Thái... và các tác phẩm múa hiện đại, hoành tráng.

    Bao giờ nhịp điệu múa bắt đầu với những con sóng lớn? Hiện tại chúng ta đã có Huyền tích Trường Sơn (Nhà hát NVK VN), Bông lau trắng (Đoàn CMQĐ), Roméo và Juliette (Nhà hát CVK VN). Nhịp điệu này đã bắt đầu náo nhiệt ngay từ những ngày cuối năm 1998. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh, hàng loạt tác phẩm kịch múa lớn ra đời nổi lên như một sự kiện văn hóa trong đêm đại vũ điệu "Đất lành chim đậu": Mặt trời trong lòng đất, Bất Khuất - Đồng Khởi.

    Đặc biệt là "Ngọc Trai đỏ" (Nhà hát Giao hưởng kịch TPHCM), công trình tuyệt vời của một tập thể nghệ sĩ, nhạc công vật lộn trên sàn tập suốt 6 tháng trời. Ngọc trai đỏ khái quát hóa một giai đoạn lịch sử bang giao từ ngàn xưa giữa Việt Nam - Trung Quốc, những phong tục tập quán, chiến tranh, nghĩa vua tôi, tình phụ tử, và bao trùm lên tất cả là ngợi ca tình yêu đôi lứa thủy chung trong sáng. Hình tượng múa trong duo Mỵ Châu - Trọng Thủy đầy gợi cảm thẩm mỹ, mang vẽ đẹp Aá Đông trong tâm hồn người Việt Nam, sống động, rực rỡ.

    Sức Xuân đang trỗi dậy cho những sự kiện lớn năm 2000, những nhịp điệu bắt nguồn từ cuộc sống đang khai diễn hóa hẹn năm 1999 là năm kịch múa Việt Nam được mùa. Tháng 5/1999 có Hội diễn ca múa nhạc tại Hà Nội, dành cho các đoàn ca múa nhạc dân tộc các tỉnh phía Bắc. Tháng 8/1999 Hội diễn ca múa tại Đà Nẵng, dành cho các đoàn ca múa nhạc nhẹ. Tháng 12/1999 Hội diễn ca múa nhạc tại Cần Thơ (hoặc TPHCM), dành cho các đoàn ca múa nhạc các tỉnh phía Nam. Năm con Rồng mở đầu thiên niên kỷ mới, và sự kiện 1000 năm Thăng Long đến gần, thôi thúc ngành múa phấn đấu bắt kịp đòi hỏi của đất nước.

    (Doanh Nghiệp - 24.4.1999)



Chia sẻ trang này