1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi ltv_dhl, 09/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần

    Bây giờ mình mới để ý trên đời có tồn tại một QĐ số 260/2002/QĐ-BKH ban hành danh mục các ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần/góp vốn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức hạn chế 30%. Theo đó tổng số các ngành nghề được phép chỉ có 30 ngành nghề. Tìm khắp trên Khai Trí và Concetti mà không thấy có văn bản nào thay thế cả.

    Mọi người có ai rành QĐ này rồi thì cho biết xem nó còn tiếp tục được áp dụng không và bao giờ sẽ được thay thế nhé. Mình biết là Chính phủ từ lâu đã yêu cầu MPI soạn danh mục mới theo đó chỉ 1 số ngành nghề chịu hạn chế 30% này, còn lại đầu tư thoải mái nhưng vẫn chưa thấy MPI ban hành.
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    QUY CHẾ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
    Ngày 11-3, Chính phủ ban hành Quyết định 36/2003 về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Quy chế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
    QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần
    của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm l998; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) ngày 03 tháng 6 năm 2000; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã;
    Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
    Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này.
    Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
    Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
    KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    PHÓ THỦ TƯỚNG
    ***************
    -------------------------
    QUY CHẾ
    Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
    trong các doanh nghiệp Việt Nam
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg
    ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Mục tiêu:
    Quy chế này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam; để huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mờ rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Điều 2. "Nhà đầu tư nước ngoài" góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Quy chế này, bao gồm:
    1. "Tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài" là tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.
    2. "Người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài cư trú ở nước ngoài.
    3. "Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
    4. "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
    Điều 3. "Doanh nghiệp Việt Nam" nhận góp vốn, bán cổ phần cho các Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ.
    Điều 4. Mức góp vốn, mua cổ phần
    Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam theo Điều 3 Quy chế này tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam.
    Điều 5. Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài:
    1. Hình thức mua cổ phần:
    a) Mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.
    b) Mua cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần, mua lại cổ phần của các cổ đông trong Công ty cổ phần.
    2. Hình thức góp vốn:
    a) Mua lại phần vốn góp của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
    b) Góp vốn vào Công ty hợp danh; mua lại phần vốn góp của thành viên Công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh.
    c) Góp vốn vào Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
    Điều 6. Thẩm quyền quyết định nhận góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
    1. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa: cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
    2. Đối với Công ty cổ phần đang hoạt động.
    a) Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị (theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần) quyết định việc bán cổ phần phát hành thêm cho nhà đầu tư nước ngoài.
    b) Cổ đông sở hữu cổ phần quyết định việc bán phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần.
    c) Nếu Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán.
    3 . Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
    Hội đồng thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên), các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), chủ sở hữu Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Đại hội xã viên (Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định phương án huy động vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
    Điều 7. Hình thức giá trị góp vốn, mua cổ phần
    1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam bằng đồng Việt Nam.
    a) Nếu góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua của Ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần.
    b) Nếu góp vốn, mua cổ phần bằng tài sản là máy móc thiết bị, nguyên liệu hàng hóa, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, chứng khoán có giá và các tài sản khác thì được xác định theo giá thị trường. Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản (hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng) xác định theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần và có sự chấp thuận của bên góp vốn, mua cổ phần.
    2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần bằng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, chuyển giao công nghệ và các tài sản khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về công nghệ, văn hóa và môi trường.
    Điều 8. Bảo hộ của Nhà nước
    Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ NHẬN GÓP VỐN,
    BÁN CỔ PHẦN CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    Điều 9. Nhận góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
    1. Doanh nghiệp Việt Nam bán cổ phần:
    a) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa có nhu cầu và khả năng huy động vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài lập phương án cổ phần hóa trong đó có đề nghị bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trình cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp phê duyệt.
    b) công ty cổ phần đang hoạt động: Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc xây dựng phương án đầu tư, phát hành thêm cổ phần để huy động vốn trong đó có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trình Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần) quyết định.
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0

    2. Doanh nghiệp Việt Nam nhận góp vốn:
    a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Ban Quản trị Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã xây dựng phương án đầu tư trong đó có phần nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trình Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty hợp danh), Đại hội xã viên (đối với Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định.
    b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp xây dựng phương án đầu tư, trong đó có phần nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để trình chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu quyết định (áp dụng trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên hoặc Công ty cổ phần).
    Điều 10. Thông tin về việc bán cổ phần, nhận góp vốn
    Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền theo Điều 6 của Quy chế này, doanh nghiệp Việt Nam thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai những thông tin chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam để các nhà đầu tư tìm hiểu trước khi tổ chức bán cổ phần, nhận góp vốn.
    Điều 11. Thực hiện góp vốn, mua, bán cổ phần
    1. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam:
    a) Khi có nhu cầu đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam.
    b) Nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.
    2. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bán cổ phần:
    a) Bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
    b) Bán cồ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
    c) Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện tại doanh nghiệp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành.
    3. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhận góp vốn.
    Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã thực hiện tại doanh nghiệp theo nguyên tắc thỏa thuận giữa bên góp vốn và bên nhận vốn theo các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
    4. Nếu có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng trị giá vượt 30% vốn điều lệ doanh nghiệp thì doanh nghiệp Việt Nam tự lựa chọn hoặc thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam để chọn nhà đầu tư nước ngoài.
    Nếu nhà đầu tư nước ngoài không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì thỏa thuận với bên bán về giá mua, bán cổ phần nhưng không thấp hơn giá bán cho các nhà đầu tư trong nước và phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 11 của Quy chế này.
    Điều 12. Giá bán cổ phần, vốn góp
    1. Giá bán cổ phần của Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
    2. Giá bán cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa xác định theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
    3. Giá bán cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán là giá thỏa thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.
    4. Giá bán lãi cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông là giá thỏa thuận giữa cổ đông với nhà đầu tư nước ngoài.
    5. Giá vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên mới do Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên), chủ sở hữu (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (Công ty hợp danh), Đại hội xã viên (đối với Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định.
    Điều 13. Hình thức xác nhận cổ phần, góp vốn
    Được thực hiện một trong hai hình thức xác nhận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam sau:
    a) Chứng chỉ là cổ phiếu ghi tên hoặc không ghi tên.
    b) Ghi sổ kế toán.
    Việc phát hành, quản lý cổ phiếu và ghi sổ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Điều 14. Thông báo kết quả nhận góp vốn, bán cổ phần
    Sau 15 ngày kết thúc việc nhận góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả để thực hiện theo quy định sau:
    1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa: gửi cho cấp có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
    2. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã gửi báo cáo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    Điều 15. Quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam
    1. Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng và trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    2. Được chuyển sở hữu cổ phiếu, được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi Công ty cổ phần đã niêm yết theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về chứng khoán.
    3. Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
    4. Được chuyển đổi ra ngoại tệ của khoản vốn đầu tư (gốc và lãi) và các khoản thu về tiền bán cổ phần, tiền chuyển nhượng vốn góp, thu nhập hợp pháp khác tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chế độ quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    5. Được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu sử dụng lợi tức thu được từ đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam để tái đầu tư tại doanh nghiệp Việt Nam.
    6. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
    7. Được hưởng quyền lợi như các cổ đông hoặc thành viên khác là người Việt Nam trong Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
    8. Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác do pháp luật Việt Nam quy định.
    9. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã được tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của các luật này và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
    Điều 16. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
    Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong Quy chế này và trong Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
    1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định cổ phần hóa, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định cổ phần hóa và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã trên địa bàn bán cổ phần, nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
    3. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
    KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    PHÓ THỦ TƯỚNG
    ***************
  4. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu ý đồng chí là gì với cái QĐ 36 này?
    QĐ 36 này không thay thế QĐ 260. Có thể hiểu rằng QĐ 260 bổ sung cho QĐ 36 (xem kỹ lại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo QĐ 36 mà cậu post).
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ngày 1.7.2006, luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì những văn bản mang tính phân biệt đối xử giữa công dân quốc gia và người nước ngoài như trên sẽ bị bãi bỏ.
    MPI theo tinh thần của luật mới. Nhể.

  6. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Ngày 1.7.2006, luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thì những văn bản mang tính phân biệt đối xử giữa công dân quốc gia và người nước ngoài như trên sẽ bị bãi bỏ.
    MPI theo tinh thần của luật mới. Nhể.

    [/quote]
    Bãi bỏ hay không thì cũng phải thể hiện bằng văn bản quy định cụ thể chứ. Cả LDN lẫn LĐT mới đều không thể đương nhiên thay thế thằng QĐ260 được. Phải là một văn bản hướng dẫn dưới luật, rất có thể cũng dưới hình thức 1 QĐ, mà không biết QĐ mới đó bao giờ mới ra. Cơ hội làm ăn của người ta có thời hạn thôi chứ
  7. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    QĐ 260 này chưa có VB nào thay thế nó cả. Tỷ lệ cổ phần nắm giữ tối đa 30% dành cho các cá nhân và tổ chức nước ngòai đối với (i) các công ty CP chưa lên sàn; (ii) 30 danh mục cho phép.
    Đối với các công ty CP đã lên sàn, thì tỷ lệ này là 49% (QĐ 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005)
    Được thuao sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 12/06/2006
  8. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    OK, thanks . Thế nếu doanh nghiệp vừa có ngành nghề trong danh mục được bán cho nước ngoài, vừa có ngành nghề nằm ngoài danh mục thì sao nhỉ? Muốn bán cho nước ngoài thì chắc phải lên sàn vì khi lên sàn thì không bị hạn chế về ngành nghề nữa
    Tuy nhiên một loạt các cổ phiếu OTC trên thị trường hiện nay thì sao nhỉ? Chả nhẽ bọn khoai tây mua cổ phiếu OTC thì đều vi phạm QĐ260 cả à? Vì chắc chả có công ty nào đã phát hành IPO mà có ngành nghề kinh doanh nằm gọn trong danh mục của QĐ260 cả.
    Được ltv_dhl sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 13/06/2006
  9. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Đấy mới là chuyện vui, vì nó thể hiện một "não trạng" làm luật . Các bác nhà ta phân biệt (i) CTCP chưa lên sàn; và (ii) CTCP đã lên sàn . Nhưng bản chất chúng vẫn là ... CTCP thi là không muốn biết hay không biết. ... cũng giống các cụ trong VNAL ý mà ...
    Xét về bản chất như trên, có thể hiểu, CTCP chưa lên sàn thì áp dụng QD 260; còn lên sàn thì áp dụng QĐ 238 ....
    Câu hỏi đặt ra là "đã là nhà đầu tư tài chính, thì việc tôi mua CP của công ty chưa lên sàn hay đã lên sàn đâu có khác nhau?" vì trong 2 truờng hợp này, nhà đầu tư NN đâu nắm quyền quản trị ? Đúng là "lo bò trắng răng" ...
  10. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà mình đang thắc mắc về cổ phiếu OTC, ví dụ như cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần chẳng hạn. Mặc dù đã phát hành ra công chúng nhưng chưa lên sàn (trừ các cổ phiếu ở sàn Hà Nội nhé). Những cổ phiếu OTC này người nước ngoài mua rất nhiều --> có thể coi là vi phạm QĐ 260

Chia sẻ trang này