1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngành Y tế và WTO (fwd)

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi AnOutsider, 26/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AnOutsider

    AnOutsider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Ngành Y tế và WTO (fwd)

    Outsider thấy bài này hay hay, nhưng không biết trong thực tế thì những dự định như trong bài viết sẽ có bao nhiêu phần trăm trở thành hiện thực.

    Ngày thầy thuốc Việt Nam(27/2)
    Những vấn đề "nóng'' của ngành y tế sau gia nhập WTO
    14:46'' 25/02/2007 (GMT+7)

    Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, đồng nghĩa với vấn đề kinh tế y tế và chính sách ?o bảo hộ y tế? nhà nước cũng dần bị loại bỏ. Thách thức mà nền y tế Việt Nam phải đương đầu là nhu cầu về chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, trong khi nguồn lực đầu tư cho y tế có hạn.
    Soạn: HA 1041559 gửi đến 996 để nhận ảnh này

    Đặt máy tạo nhịp vifnh viêfn qua máy soi-chụp kỹ thuật số (Ảnh: website BV Nhi đồng 1)

    Theo Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến, để khắc phục mâu thuẫn này cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc đổi mới công tác y tế theo hướng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế, có các chính sách khuyến khích phát triển khu vực y dược tư nhân, kế hoạch điều chỉnh mức phí dịch vụ y tế công cộng, thực hiện cơ chế bệnh viện công tự chủ... Nhưng điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ ?othương mại hoá? hệ thống y tế. Tác động kết hợp của giá dịch vụ và chi phí y tế, chi phí mua thuốc men gia tăng sẽ cản trở người nghèo tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước sẽ phải hỗ trợ tích cực hơn nữa cho người nghèo.

    Sớm nhận thức được vấn đề này, nên ngành y tế đã chủ động đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp để khắc phục. Trong thời gian tới, Nhà nước vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ toàn dân nói chung và người nghèo nói riêng, thông qua việc cung cấp tài chính, cung cấp dịch vụ có chất lượng và quản lý dịch vụ. Trong giai đoạn 10-15 năm tới, các chính sách và hành động được ưu tiên nhằm bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người nghèo sẽ theo hướng:

    Nâng cao tỷ trọng các nguồn tài chính công trong tổng chi tiêu y tế quốc gia, trong đó nguồn tài chính từ nâng ngân sách nhà nước có vai trò chủ đạo; đổi mới phân bổ ngân sách cho các mục tiêu ưu tiên và công bằng hơn nữa giữa các vùng địa lý và nhóm thu nhập; thực hiện tốt việc trợ giúp cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách.

    Phát triển bảo hiểm y tế, từng bước tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực hiện sự chia sẻ giữa người khoẻ với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già. Đây là một lựa chọn chính sách tài chính cơ bản và lâu dài của hệ thống y tế nước ta, nhằm xây dựng hệ thống tài chính y tế công bằng, hiệu quả. Trước mắt, Nhà nước sẽ mua BHYT cho tất cả các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng 3, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác.

    Thực hiện có hiệu quả chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, tăng ngân sách của nhà nước và các địa phương và ủng hộ của các tổ chức Quốc tế nhằm bảo đảm 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng duy trì và mở rộng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo với mức bình quân 70.000 đồng/người nghèo/năm. Điều chỉnh mức chi khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo: từ 75.000 đồng/trẻ em/năm lên 90.000 đồng/trẻ em/năm; mức chi khám chữa bệnh cho người nghèo từ 50.000 đồng người/năm lên 60.000 đồng người/năm. Từ 2007 trở đi, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục nâng dần mức chi cho phù hợp với thực tế.

    Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tập chung củng cố mạng lưới y tế cơ sở nhằm tăng khả năng tiếp cận của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đến các dịch vụ y tế cơ bản; đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Các cơ sở y tế phải tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh cho người nghèo đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc khám, chữa bệnh cho người nghèo ở tuyến xã theo cả 3 phương thức: bảo hiểm y tế, thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, cấp phát thuốc miễn phí.

    Trong khi năm 2006, quỹ bảo hiểm y tế xã hội đã bội chi hơn 1600 tỷ đồng, để khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu-chi bảo hiểm y tế thời gian tới, Bộ Y tế hiện đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với Chính phủ một số giải pháp, trong đó có việc điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi Nghị định 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Điều lệ Bảo hiểm Y tế; đồng thời khẩn trương xây dựng Luật Bảo hiểm y tế, dự kiến trình Quốc hội vào cuối năm 2007. Hy vọng sau khi Luật ra đời, Bảo hiểm y tế sẽ phát triển vững mạnh và Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ là một trong các nguồn tài chính y tế cơ bản và bền vững của đất nước.

    Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy để thực hiện thành công chính sách BHYT cần phải có sự cam kết và tham gia mạnh mẽ của Chính phủ, các cơ quan chức năng, các đơn vị sử dụng lao động, các tổ chức xã hội và của chính người dân tham gia bảo hiểm. Cần phải làm cho mọi người hiểu rằng tham gia bảo hiểm y tế là một trong những giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe.

    (TTXVN)
    Source: http://www.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2007/02/666778/

Chia sẻ trang này