1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày Hôm Nay (bài tháng 2 từ trang 45)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 23/07/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. flatmem

    flatmem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến, bạn thật đáng yêu khi cho mình bông hướng dương ấy! Tớ thích lắm, cả bạn nhạc và những cái pic ngộ nghĩnh nữa. :))
    Ừ, đúng rồi:
    Friends are to gossip together on any topic..
    to fight with each other and for each other
    to play pranks together without getting caught
    Friends are those who think and care about u.. when u r far away from them..
    Ừ và cũng lại đúng nữa:
    Friends are those who help u to say CHEEEESE...:)):)):))
    Ngày hôm nay tớ sẽ vượt qua! Cám ơn bạn !!
    Được flatmem sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 24/06/2004
  2. Snickers

    Snickers Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng quá mệt mỏi rồi, mấy hôm nay ngày nào cũng thức rõ khuya, chạy ngược chạy xuôi, không có thời gian để mà ngợi những cái vởn vơ....sorry vì không thể cùng bạn đi một vài nơi như đã hứa....
    Hôm cả nhóm mình đi buổi tối thực sự là mình rất mệt và chán (mọi cái), đầu óc không đủ tỉnh táo để nhận ra những gì mình đang làm nữa...
    Mong bạn sẽ thay đổi, trái đất tự quay chứ không nhờ cú huých của Thượng đế đâu...
  3. Snickers

    Snickers Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng quá mệt mỏi rồi, mấy hôm nay ngày nào cũng thức rõ khuya, chạy ngược chạy xuôi, không có thời gian để mà ngợi những cái vởn vơ....sorry vì không thể cùng bạn đi một vài nơi như đã hứa....
    Hôm cả nhóm mình đi buổi tối thực sự là mình rất mệt và chán (mọi cái), đầu óc không đủ tỉnh táo để nhận ra những gì mình đang làm nữa...
    Mong bạn sẽ thay đổi, trái đất tự quay chứ không nhờ cú huých của Thượng đế đâu...
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Phải về chứ!
    Tôi thức dậy trong nhà người khác. Lang thang nhiều quá, thức dậy ở đâu cũng vậy thôi.
    Hướng nằm này không được tốt, sáng ra nắng rọi vào tận mặt. Rèm cửa bay phấp phơ bên khung cửa mở hé. Chủ nhà vẫn còn ngủ, mặt úp xuống gối để tránh nắng. Tôi đứng dậy, ra ngoài ban công ngồi chơi. Ngồi ngoài ban công hóng gió sưởi nắng và ngắm nhìn đường phố là một cái thú khó kiếm, khi mình đang sống trong một cộng đồng hơn chín chín phần trăm là chui rúc.
    Mùa hè ở Matxcơva, ở nước Nga, dĩ nhiên là đẹp rực rỡ. Miêu tả vẻ đẹp đó là việc quá thừa. Mùa đông dài đằng đẵng và mệt mỏi thế mà tôi còn thích. Mùa hè ngắn và rực rỡ như vậy, sao lại không hồ hởi với nó kẻo phí. Mùa hè đầu tiên ở đây, tôi say mê nó, thấy mình vui tươi và chân đi cả ngày không mỏi. Mùa hè sau, tôi bắt đầu cảm thấy một điều khó diễn tả, gần như là sự trái khoáy. Cuộc sống tù đọng và u ám của cộng đồng tha phương này hợp với mùa đông hơn.
    Tôi nhìn xuống đường. Dưới đó là đại lộ mười làn xe với dòng chảy mải miết không bao giờ ngừng nghỉ. Đêm qua không kịp nhận thấy, hóa ra đây là một con đường quen thuộc đối với tôi, và tôi nhận ra bến xe buýt kia chính là chỗ mình từng ngồi nhiều lần. Khi tôi ngồi chờ xe ở đó, tôi thường nhìn sang phía bên kia đường, nơi có ngôi nhà cao tầng. Dưới chân ngôi nhà là một tấm biển quảng cáo điện thoại di động rất lớn, in hình một cô gái tóc vàng đẹp tuyệt vời với đôi chân dài. Bây giờ thì tôi đang đứng ở một ban công của ngôi nhà đó, phía trên tấm biển quảng cáo, nhìn xuống bến xe buýt. Cảm giác lạ lạ. Hoán đổi vị trí một cái thôi mà đã thấy khác lạ như mới.
    Có tiếng nhạc điện thoại. Chủ nhà đợi vài hồi chuông mới trả lời bằng giọng ngái ngủ. Đấy là đệ tử chân rết của lão gọi đến thông báo tình hình. Ở đây, lão giàu nhất trong bọn lưu manh, và lưu manh nhất trong bọn giàu.
    ***
    - Giọng hòa âm của giọng trưởng, là nằm ở bậc sáu giáng. Tại sao lại thế thì không thể giải thích dễ dàng ngay một lúc được. Nó tức là? (một tràng tiếng Nga). Khi mình đang ở một giọng trưởng, mà đưa vào một hợp âm sáu giáng, thì nó sẽ tạo nên,.. tạo nên một cái gì đó giống như một khoảng trống chờ đợi, thôi thúc, và đòi hỏi phải được lấp đầy.
    - Cháu không biết mấy thứ này.
    - Ừ, bây giờ chú nói qua qua thế thôi. Nếu như có đàn ở đây thì chúng ta sẽ thấy nó rõ ràng hơn.
    Tôi ngồi tựa lưng vào ghế nhựa, gác chân lên bàn. Vừa lạch cạch sửa lại cái máy tính vừa tán chuyện với ông ta, một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi. Ông ta diễn giải về âm nhạc với sự hùng hồn của một người đang thuyết trình, với sự hào hứng của một người đã rất lâu rất lâu mới kiếm được người để thuyết trình, và với giọng khê khê mê mải của một người biêng biêng trong vodka.
    - Âm nhạc là thế giới của cảm xúc vượt qua ngôn từ vượt qua hình ảnh. Âm nhạc là thế giới của trí tuệ vượt qua những suy tư. (Ha ha) Nếu cháu cũng thấy giống chú, rằng thứ nhạc Việt Nam mà giờ đây kêu lên ở khắp mọi căn nhà, kêu lên trên những cái mồm trong quán karaoke, không thể gọi là âm nhạc mà gọi là rác, thì chúng ta có thể ngồi với nhau và chơi với nhau.
    Tôi đến phát mệt với những cái máy tính này. Nhiều khi cảm thấy không thể đủ kiên nhẫn với những cái máy cổ lỗ sĩ chạy lạch quạch như xe bò kéo. Nhưng làm vì có tiền. Cái cửa hàng internet này từng kiếm ra khá nhiều tiền cho ông chủ của nó, khi nó chưa bị cạnh tranh, và khi mà người cháu của ông ta chưa về VN. Người cháu về một cái, ông ta chịu không thể nào hiểu được mấy cái máy nối với nhau và cứ vài hôm chúng lại lăn ra không làm việc. Tôi ngồi nhiều lần ở đây, đọc báo thì chán, xoay ra nói chuyện với những ông già này. ?oBọn tao là mấy thằng già ngày bước ra lỗ nhìn trời tối lại chui vào lỗ?. Chỉ có một người chủ ở đây, nhưng bàn nước bao giờ cũng có vài ba ông trung niên, cổ lỗ và xộc xệch giống y như những chiếc máy tính. Hôm nay tự nhiên lại thấy ông nhạc sĩ này.
    - Ông này là nhạc sĩ đấy mày ạ - ông chủ cửa hàng nói ?" sang đây học tiến sĩ âm nhạc đấy. Tiến sĩ âm nhạc chết toi. Nói chuyện nhạc với ông này là đúng cửa rồi.
    Nhạc sĩ lại chen vào:
    - Tôi phải nói cho nó biết. Thế hệ của bọn tôi không làm được gì cho âm nhạc nhà mình. Cũng không thể đòi hỏi thế hệ chúng nó làm được gì. Nhưng thế hệ con chúng nó thì có thể. Mà tôi tin là thằng con tôi cũng nghĩ thế.
    - Thế con chú cũng là dân nhạc giống chú à?
    - Ừ, nó lớn rồi đấy, tự kiếm sống được rồi. Nó học nhạc viện Hà Nội ra.
    Tự nhiên gặp được ông này cũng vui. Ở đây khi làm quen với một người lạ, nhiều khi rất chán vì mình cứ tưởng như người đó cũng giống hệt như bao người khác. Bởi vì ai cũng sống với cách như thế, ai cũng mong muốn một điều giống nhau và ai cũng gặp phải những việc tương tự như nhau. Nhưng nếu hỏi kỹ ra, thì mỗi người mỗi khác và rất nhiều người khiến tôi ngạc nhiên. Vị này chẳng hạn, một bụng nhạc lý một bụng lý thuyết sáng tác, nhưng rõ ràng đã nhiều năm chưa sờ đến đàn hay những dòng kẻ. Tôi và ông ta đi đến thỏa thuận là thỉnh thoảng thì ông ta sẽ nói cho tôi nghe về những công thức biến hóa mà ông ta gọi là hệ thống lý thuyết toán học của âm nhạc.
    Nhạc sĩ ra về, ông ta đã ở lại đây lâu hơn mọi hôm và vợ đang chờ ở nhà. Hết câu chuyện thú vị để nghe, tôi lại đành xoay ra đọc báo. Những tờ báo giống y nhau của dân VN ở đây phát hành. Lại là mấy vụ án giật gân, là tin tức bóng đá, là những éo le tình cảm, là những cô gái trẻ thì cần phải cẩn thận đừng dễ dàng trao đi cái đáng giá ngàn vàng?
    ***
    Xong việc thì cũng vừa hết trận bóng đá. Đêm nay lại lang thang ngủ ở nhà người khác. Vợ lão chưa sang, lão buồn nên kiếm thằng về ngồi chơi tán phét. ?oVợ ở nhà thì nói xoe xoé suốt ngày rách việc điếc hết cả tai. Vợ không có nhà thì bơ vơ chẳng biết về đâu?. Về đến nhà, đói, hai thằng lục mỳ gói ăn tạm. Đồ ăn ngon đầy trong tủ, nhìn mà thèm, nhưng chả ai biết nấu cho tử tế mà lại khuya rồi. Đánh xong bát mỳ, làm chai bia, hút thử điếu xì gà Habana xịn to gộc thơm phức nhưng lại thôi vì nó không hợp với cái loại như mình.
    - Hôm nay thế nào anh.
    - Vớ vẩn, dôi ra vài tờ. Tại tao hết việc chán chán cứ ngồi bấm bấm thành ra lại thua bao nhiêu. Nhìn tiền ở trên mạng có giống tiền đâu, thành ra tao cứ ngứa tay. Cờ bạc thì lại thua, chứ tao không nghịch thì bao giờ chả có tiền, dân thắng hay chủ thắng thì cũng thế.
    Đầu tiên tôi cũng tưởng lão đánh cá bóng đá dữ dội lắm. Vì cứ sáng ra là tài khoản chơi cá độ trên mạng của lão có vài chục ngàn đô, đến cuối ngày là lão đặt cửa hết sạch. Hôm sau lại thế. Hóa ra lão nhận chỗ nọ, đẩy chỗ kia, giữ cửa này lót cửa khác. Lão ăn phần trăm của các bên và chẳng bao giờ thua tiền. Vui vẻ ngày kiếm khoảng một nghìn. Nhưng lão bỏ túi không nhiều lắm vì lại ngứa tay tự đánh chơi chơi vài trăm cửa này vài trăm cửa kia, lúc thắng lúc thua. Tôi quen với lão chỉ vì lão hay qua chỗ tôi lên mạng đánh bóng đá. ?oTao đánh vui thế thôi chứ chẳng phải vì máu mê gì. Hồi máu mê thì năm nào cũng đốt cho casino ít thì vài chục nhiều thì vài trăm. Không có vợ tao chăm chỉ làm ăn thu vén thì tao kiếm bao nhiêu nướng hết bấy nhiêu. Hơn bốn mươi sắp già mà con thì nhỏ, nên dạo này tao tu tỉnh vài năm?. Tôi biết lão nói là nói thế. Tiền lão thì nhiều không kể xiết, chỉ cần nhìn dân chủ cá độ, dân ?obộ đội? ở đây, khi đưa tiền cho lão phải đưa bằng hai tay thì biết. Ai cũng e dè thậm chí khúm núm. Có lẽ lão khoái ngồi chơi với tôi vì tôi chẳng cần biết lão là ai lão thế nào, việc ai người đấy làm. Hôm nay tự nhiên lão thích nói.
    - Ở Liên Xô này (lão không gọi là Nga mà gọi là Liên Xô), ai bắt nạt mày thì mày nói tên tao, coi như hòa cả làng.
    - Tại sao? Mà tên biệt hiệu của anh là gì?
    - ?.
    - Em chưa nghe bao giờ. Em chỉ đi lanh quanh thôi chứ không nói chuyện nhiều với thiên hạ. Mà em có dây với ai đâu mà có thằng nào bắt nạt. Thế mọi người ở đây đều biết anh à.
    - Tao là thằng lưu manh loại nhất Liên Xô. Tao mới làm chủ kinh doanh bảy năm nay. Trước đó tao ăn cướp. Tao là thằng duy nhất không bị thằng nào cướp lại vì mấy băng đầu bò đầu bướu tao điều trị hết.
    Chồng của bạn mẹ tôi, làm ăn bên Nga thời loạn và bị giết trong thang máy. Anh rể của chú tôi sang học cũng bỏ đi làm ăn kiếm khá tiền và bị lột sạch trước ngày lên máy bay về nước. Rất nhiều những câu chuyện như vậy. Cũng chẳng biết được, có khi lại là công việc của chính đồng chí này cũng nên. Lão kể có thời cứ vài hôm lại bảo đàn em bịt mặt cầm súng đi cướp. Thời ấy dân dễ kiếm tiền quá, mạng người vì thế như bèo.
    - Dân bây giờ đói vêu cả mồm ra. Cố húc chỗ này húc chỗ khác. Chuyện làm ăn tử tế của vợ tao, mà tao bây giờ vẫn cứ phải đi chỗ nọ chỗ kia dọa nạt bọn nó suốt.
    - Tại sao lại thế?
    - Tao bóng đá bóng đấm cho vui thế thôi chứ tiền gì mấy khoản đấy. Bây giờ vợ tao nó làm kiếm tiền chính. Hồi trước mấy đường làm ăn đấy tao độc quyền làm sướng lắm. Vì có nhiều đường làm ăn, nên chúng nó thấy tao chúng nó ngại, nên xoay đi làm cái khác. Còn bây giờ chúng chả biết làm gì, thành ra hết thằng nọ quấy lại đến thằng kia quấy.
    - Thế là anh lại đi dẹp à.
    - Ừ, dẹp cũng chả hết nên nhường cho chúng ít cửa. Tao cũng chẳng phải làm gì đâu, dọa thế thôi. Nếu thích thì gọi điện một cú là có cả đống thằng tây đầu bò đầu bò đầu bướu kéo đến hì hục đánh đấm ngay. Bọn ở đây ngán tao lắm, vì tao vừa có tiền lại vừa lưu manh.
    Khuya, mỗi người một giường nằm mà chẳng ai ngủ được sớm. Lại nói chuyện tiếp. Tôi hỏi sao lão lại đi con xe chán thế. Hóa ra mấy cái xe BMW với Mẹc lão vừa bán vừa cho đi Lão đưa hai thằng con về nhà cho chúng học ở nhà kẻo thành ra tây hết. Hai vợ chồng định thu xếp bỏ các việc ở đây rồi về nhà luôn vào cuối năm. ?oCái thằng nhỏ hay chơi chỗ mày, tao yêu nó lắm mà nhớ nó bỏ mẹ. Nhưng về thì tao chán lắm chẳng biết làm gì. Làm tử tế hay làm bố láo thì cũng phải làm, người chẳng lẽ không làm việc gì. Mà công việc ở nhà đã phân đâu vào đấy cho mấy đứa em làm hết cả, chẳng nhẽ đuổi chúng nó đi để mình làm. Ở đây, túi vài triệu cũng vẫn không có tư cách, chứ tử tế ra mình làm công dân đàng hoàng thì tao cho mấy thằng con tao thành tây luôn. Ở hay về, kiểu gì cũng sung sướng, nhưng vẫn cứ phân vân. Chắc tao cứ nhì nhằng thêm một thời gian rồi về sau vậy. Kiểu gì thế, rồi cũng đến lúc phải về chứ! Tiền rồi cũng để làm gì!?
    Phải về chứ! Có người không kiếm ra lý do để về. Có người không kiếm ra cách nào để về được. Có người cứ nói phải về, phải về nhưng không biết bao giờ mới đến lúc đó.
    ***
    Hôm qua, khi nhạc sĩ ra về rồi, tôi đọc báo chán rồi, thì lại có người kể chuyện của nhạc sĩ cho tôi nghe. Hóa ra ông ta đúng là nhạc sĩ thật, tất nhiên nghề nào cũng có rất nhiều thứ bậc khác nhau. Ông ta vốn là trưởng một đoàn văn công văn nghệ ca múa nhì nhằng của một tỉnh miền núi phía bắc. Theo cơ cấu, thì sau khi ông ta đi học có bằng phó tiến sĩ ở Nga về, rất nhiều khả năng sẽ lên làm trưởng ty văn hóa tỉnh. Lúc đó đứa con lớn chưa đến mười tuổi và đứa con nhỏ thì mới sinh.
    Sang Liên Xô học, ông ta gặp và dính luôn với một người phụ nữ Nga, liền mạch gần hai mươi năm nay không hề về nhà không hề liên lạc với gia đình, chỉ nghe kể qua người khác. Đứa con lớn thì chỉ biết mặt nó lúc nhỏ mà nhớ láng máng, đứa con nhỏ thì không hề biết mặt mũi thế nào cả. Chỉ biết sơ sơ chúng bây giờ thế nào ra sao. Năm này qua năm khác, ông ta đi bán hàng thuê kiếm được tiền vừa đủ sống để nuôi bà vợ Nga ?ovoi còi?. ?oAnh em đều bảo lão ấy là phải về đi thôi, đến lúc về rồi già rồi. Không có tiền thì anh em mỗi người giúp cho một ít là đủ tiền về thôi. Nhưng chẳng biết bao giờ thì lão ấy mới về cho được. Cứ nhắc đến thì lại cứ phải về chứ phải về chứ??
    Một hôm nhạc sĩ ngồi ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè, thì thấy trên truyền hình VTV4 có chương trình ca nhạc do đoàn văn nghệ tỉnh quê hương ông biểu diễn. Ông rất lấy làm sung sướng thấy có những nét những khúc do mình làm ra hồi xưa. Ông cứ khen một cậu ca sĩ là nhìn xinh trai mà hát hay thế! Ông đang tấm tắc khen thì một người quen, một người đồng hương bước vào, ngạc nhiên và hỏi ông: ?oThế anh không nhận ra nó à, con trai lớn của anh đấy?. Nhạc sĩ sững người, cứ cười tội nghiệp và nói tội nghiệp ?oThế à, thế à??
    Thế à thế à mà biết bao giờ thì về?
    ***
    Hôm nay nóng mà nắng gắt quá. Ngồi nhìn đường lâu cũng chán.
    Trong nhà, nghe đệ tử trình bày tình hình xong thì lão chủ nhà dậy đánh răng rửa mặt rồi chuẩn bị đi. Tôi đã chuẩn bị xong từ nãy. Người quá giàu, người quá nghèo, người đánh bạc, người đánh đàn, người lưu manh người nhạc sĩ,.. .và rất nhiều các loại người khác, bước chân đi bước chân về đâu dễ dàng như leo lên leo xuống cái xe buýt, đâu phải vô tư như người ta ngồi chờ xe buýt dưới kia.
    Lại còn cả chính mình nữa, bao giờ thì mới được về đây?
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Phải về chứ!
    Tôi thức dậy trong nhà người khác. Lang thang nhiều quá, thức dậy ở đâu cũng vậy thôi.
    Hướng nằm này không được tốt, sáng ra nắng rọi vào tận mặt. Rèm cửa bay phấp phơ bên khung cửa mở hé. Chủ nhà vẫn còn ngủ, mặt úp xuống gối để tránh nắng. Tôi đứng dậy, ra ngoài ban công ngồi chơi. Ngồi ngoài ban công hóng gió sưởi nắng và ngắm nhìn đường phố là một cái thú khó kiếm, khi mình đang sống trong một cộng đồng hơn chín chín phần trăm là chui rúc.
    Mùa hè ở Matxcơva, ở nước Nga, dĩ nhiên là đẹp rực rỡ. Miêu tả vẻ đẹp đó là việc quá thừa. Mùa đông dài đằng đẵng và mệt mỏi thế mà tôi còn thích. Mùa hè ngắn và rực rỡ như vậy, sao lại không hồ hởi với nó kẻo phí. Mùa hè đầu tiên ở đây, tôi say mê nó, thấy mình vui tươi và chân đi cả ngày không mỏi. Mùa hè sau, tôi bắt đầu cảm thấy một điều khó diễn tả, gần như là sự trái khoáy. Cuộc sống tù đọng và u ám của cộng đồng tha phương này hợp với mùa đông hơn.
    Tôi nhìn xuống đường. Dưới đó là đại lộ mười làn xe với dòng chảy mải miết không bao giờ ngừng nghỉ. Đêm qua không kịp nhận thấy, hóa ra đây là một con đường quen thuộc đối với tôi, và tôi nhận ra bến xe buýt kia chính là chỗ mình từng ngồi nhiều lần. Khi tôi ngồi chờ xe ở đó, tôi thường nhìn sang phía bên kia đường, nơi có ngôi nhà cao tầng. Dưới chân ngôi nhà là một tấm biển quảng cáo điện thoại di động rất lớn, in hình một cô gái tóc vàng đẹp tuyệt vời với đôi chân dài. Bây giờ thì tôi đang đứng ở một ban công của ngôi nhà đó, phía trên tấm biển quảng cáo, nhìn xuống bến xe buýt. Cảm giác lạ lạ. Hoán đổi vị trí một cái thôi mà đã thấy khác lạ như mới.
    Có tiếng nhạc điện thoại. Chủ nhà đợi vài hồi chuông mới trả lời bằng giọng ngái ngủ. Đấy là đệ tử chân rết của lão gọi đến thông báo tình hình. Ở đây, lão giàu nhất trong bọn lưu manh, và lưu manh nhất trong bọn giàu.
    ***
    - Giọng hòa âm của giọng trưởng, là nằm ở bậc sáu giáng. Tại sao lại thế thì không thể giải thích dễ dàng ngay một lúc được. Nó tức là? (một tràng tiếng Nga). Khi mình đang ở một giọng trưởng, mà đưa vào một hợp âm sáu giáng, thì nó sẽ tạo nên,.. tạo nên một cái gì đó giống như một khoảng trống chờ đợi, thôi thúc, và đòi hỏi phải được lấp đầy.
    - Cháu không biết mấy thứ này.
    - Ừ, bây giờ chú nói qua qua thế thôi. Nếu như có đàn ở đây thì chúng ta sẽ thấy nó rõ ràng hơn.
    Tôi ngồi tựa lưng vào ghế nhựa, gác chân lên bàn. Vừa lạch cạch sửa lại cái máy tính vừa tán chuyện với ông ta, một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi. Ông ta diễn giải về âm nhạc với sự hùng hồn của một người đang thuyết trình, với sự hào hứng của một người đã rất lâu rất lâu mới kiếm được người để thuyết trình, và với giọng khê khê mê mải của một người biêng biêng trong vodka.
    - Âm nhạc là thế giới của cảm xúc vượt qua ngôn từ vượt qua hình ảnh. Âm nhạc là thế giới của trí tuệ vượt qua những suy tư. (Ha ha) Nếu cháu cũng thấy giống chú, rằng thứ nhạc Việt Nam mà giờ đây kêu lên ở khắp mọi căn nhà, kêu lên trên những cái mồm trong quán karaoke, không thể gọi là âm nhạc mà gọi là rác, thì chúng ta có thể ngồi với nhau và chơi với nhau.
    Tôi đến phát mệt với những cái máy tính này. Nhiều khi cảm thấy không thể đủ kiên nhẫn với những cái máy cổ lỗ sĩ chạy lạch quạch như xe bò kéo. Nhưng làm vì có tiền. Cái cửa hàng internet này từng kiếm ra khá nhiều tiền cho ông chủ của nó, khi nó chưa bị cạnh tranh, và khi mà người cháu của ông ta chưa về VN. Người cháu về một cái, ông ta chịu không thể nào hiểu được mấy cái máy nối với nhau và cứ vài hôm chúng lại lăn ra không làm việc. Tôi ngồi nhiều lần ở đây, đọc báo thì chán, xoay ra nói chuyện với những ông già này. ?oBọn tao là mấy thằng già ngày bước ra lỗ nhìn trời tối lại chui vào lỗ?. Chỉ có một người chủ ở đây, nhưng bàn nước bao giờ cũng có vài ba ông trung niên, cổ lỗ và xộc xệch giống y như những chiếc máy tính. Hôm nay tự nhiên lại thấy ông nhạc sĩ này.
    - Ông này là nhạc sĩ đấy mày ạ - ông chủ cửa hàng nói ?" sang đây học tiến sĩ âm nhạc đấy. Tiến sĩ âm nhạc chết toi. Nói chuyện nhạc với ông này là đúng cửa rồi.
    Nhạc sĩ lại chen vào:
    - Tôi phải nói cho nó biết. Thế hệ của bọn tôi không làm được gì cho âm nhạc nhà mình. Cũng không thể đòi hỏi thế hệ chúng nó làm được gì. Nhưng thế hệ con chúng nó thì có thể. Mà tôi tin là thằng con tôi cũng nghĩ thế.
    - Thế con chú cũng là dân nhạc giống chú à?
    - Ừ, nó lớn rồi đấy, tự kiếm sống được rồi. Nó học nhạc viện Hà Nội ra.
    Tự nhiên gặp được ông này cũng vui. Ở đây khi làm quen với một người lạ, nhiều khi rất chán vì mình cứ tưởng như người đó cũng giống hệt như bao người khác. Bởi vì ai cũng sống với cách như thế, ai cũng mong muốn một điều giống nhau và ai cũng gặp phải những việc tương tự như nhau. Nhưng nếu hỏi kỹ ra, thì mỗi người mỗi khác và rất nhiều người khiến tôi ngạc nhiên. Vị này chẳng hạn, một bụng nhạc lý một bụng lý thuyết sáng tác, nhưng rõ ràng đã nhiều năm chưa sờ đến đàn hay những dòng kẻ. Tôi và ông ta đi đến thỏa thuận là thỉnh thoảng thì ông ta sẽ nói cho tôi nghe về những công thức biến hóa mà ông ta gọi là hệ thống lý thuyết toán học của âm nhạc.
    Nhạc sĩ ra về, ông ta đã ở lại đây lâu hơn mọi hôm và vợ đang chờ ở nhà. Hết câu chuyện thú vị để nghe, tôi lại đành xoay ra đọc báo. Những tờ báo giống y nhau của dân VN ở đây phát hành. Lại là mấy vụ án giật gân, là tin tức bóng đá, là những éo le tình cảm, là những cô gái trẻ thì cần phải cẩn thận đừng dễ dàng trao đi cái đáng giá ngàn vàng?
    ***
    Xong việc thì cũng vừa hết trận bóng đá. Đêm nay lại lang thang ngủ ở nhà người khác. Vợ lão chưa sang, lão buồn nên kiếm thằng về ngồi chơi tán phét. ?oVợ ở nhà thì nói xoe xoé suốt ngày rách việc điếc hết cả tai. Vợ không có nhà thì bơ vơ chẳng biết về đâu?. Về đến nhà, đói, hai thằng lục mỳ gói ăn tạm. Đồ ăn ngon đầy trong tủ, nhìn mà thèm, nhưng chả ai biết nấu cho tử tế mà lại khuya rồi. Đánh xong bát mỳ, làm chai bia, hút thử điếu xì gà Habana xịn to gộc thơm phức nhưng lại thôi vì nó không hợp với cái loại như mình.
    - Hôm nay thế nào anh.
    - Vớ vẩn, dôi ra vài tờ. Tại tao hết việc chán chán cứ ngồi bấm bấm thành ra lại thua bao nhiêu. Nhìn tiền ở trên mạng có giống tiền đâu, thành ra tao cứ ngứa tay. Cờ bạc thì lại thua, chứ tao không nghịch thì bao giờ chả có tiền, dân thắng hay chủ thắng thì cũng thế.
    Đầu tiên tôi cũng tưởng lão đánh cá bóng đá dữ dội lắm. Vì cứ sáng ra là tài khoản chơi cá độ trên mạng của lão có vài chục ngàn đô, đến cuối ngày là lão đặt cửa hết sạch. Hôm sau lại thế. Hóa ra lão nhận chỗ nọ, đẩy chỗ kia, giữ cửa này lót cửa khác. Lão ăn phần trăm của các bên và chẳng bao giờ thua tiền. Vui vẻ ngày kiếm khoảng một nghìn. Nhưng lão bỏ túi không nhiều lắm vì lại ngứa tay tự đánh chơi chơi vài trăm cửa này vài trăm cửa kia, lúc thắng lúc thua. Tôi quen với lão chỉ vì lão hay qua chỗ tôi lên mạng đánh bóng đá. ?oTao đánh vui thế thôi chứ chẳng phải vì máu mê gì. Hồi máu mê thì năm nào cũng đốt cho casino ít thì vài chục nhiều thì vài trăm. Không có vợ tao chăm chỉ làm ăn thu vén thì tao kiếm bao nhiêu nướng hết bấy nhiêu. Hơn bốn mươi sắp già mà con thì nhỏ, nên dạo này tao tu tỉnh vài năm?. Tôi biết lão nói là nói thế. Tiền lão thì nhiều không kể xiết, chỉ cần nhìn dân chủ cá độ, dân ?obộ đội? ở đây, khi đưa tiền cho lão phải đưa bằng hai tay thì biết. Ai cũng e dè thậm chí khúm núm. Có lẽ lão khoái ngồi chơi với tôi vì tôi chẳng cần biết lão là ai lão thế nào, việc ai người đấy làm. Hôm nay tự nhiên lão thích nói.
    - Ở Liên Xô này (lão không gọi là Nga mà gọi là Liên Xô), ai bắt nạt mày thì mày nói tên tao, coi như hòa cả làng.
    - Tại sao? Mà tên biệt hiệu của anh là gì?
    - ?.
    - Em chưa nghe bao giờ. Em chỉ đi lanh quanh thôi chứ không nói chuyện nhiều với thiên hạ. Mà em có dây với ai đâu mà có thằng nào bắt nạt. Thế mọi người ở đây đều biết anh à.
    - Tao là thằng lưu manh loại nhất Liên Xô. Tao mới làm chủ kinh doanh bảy năm nay. Trước đó tao ăn cướp. Tao là thằng duy nhất không bị thằng nào cướp lại vì mấy băng đầu bò đầu bướu tao điều trị hết.
    Chồng của bạn mẹ tôi, làm ăn bên Nga thời loạn và bị giết trong thang máy. Anh rể của chú tôi sang học cũng bỏ đi làm ăn kiếm khá tiền và bị lột sạch trước ngày lên máy bay về nước. Rất nhiều những câu chuyện như vậy. Cũng chẳng biết được, có khi lại là công việc của chính đồng chí này cũng nên. Lão kể có thời cứ vài hôm lại bảo đàn em bịt mặt cầm súng đi cướp. Thời ấy dân dễ kiếm tiền quá, mạng người vì thế như bèo.
    - Dân bây giờ đói vêu cả mồm ra. Cố húc chỗ này húc chỗ khác. Chuyện làm ăn tử tế của vợ tao, mà tao bây giờ vẫn cứ phải đi chỗ nọ chỗ kia dọa nạt bọn nó suốt.
    - Tại sao lại thế?
    - Tao bóng đá bóng đấm cho vui thế thôi chứ tiền gì mấy khoản đấy. Bây giờ vợ tao nó làm kiếm tiền chính. Hồi trước mấy đường làm ăn đấy tao độc quyền làm sướng lắm. Vì có nhiều đường làm ăn, nên chúng nó thấy tao chúng nó ngại, nên xoay đi làm cái khác. Còn bây giờ chúng chả biết làm gì, thành ra hết thằng nọ quấy lại đến thằng kia quấy.
    - Thế là anh lại đi dẹp à.
    - Ừ, dẹp cũng chả hết nên nhường cho chúng ít cửa. Tao cũng chẳng phải làm gì đâu, dọa thế thôi. Nếu thích thì gọi điện một cú là có cả đống thằng tây đầu bò đầu bò đầu bướu kéo đến hì hục đánh đấm ngay. Bọn ở đây ngán tao lắm, vì tao vừa có tiền lại vừa lưu manh.
    Khuya, mỗi người một giường nằm mà chẳng ai ngủ được sớm. Lại nói chuyện tiếp. Tôi hỏi sao lão lại đi con xe chán thế. Hóa ra mấy cái xe BMW với Mẹc lão vừa bán vừa cho đi Lão đưa hai thằng con về nhà cho chúng học ở nhà kẻo thành ra tây hết. Hai vợ chồng định thu xếp bỏ các việc ở đây rồi về nhà luôn vào cuối năm. ?oCái thằng nhỏ hay chơi chỗ mày, tao yêu nó lắm mà nhớ nó bỏ mẹ. Nhưng về thì tao chán lắm chẳng biết làm gì. Làm tử tế hay làm bố láo thì cũng phải làm, người chẳng lẽ không làm việc gì. Mà công việc ở nhà đã phân đâu vào đấy cho mấy đứa em làm hết cả, chẳng nhẽ đuổi chúng nó đi để mình làm. Ở đây, túi vài triệu cũng vẫn không có tư cách, chứ tử tế ra mình làm công dân đàng hoàng thì tao cho mấy thằng con tao thành tây luôn. Ở hay về, kiểu gì cũng sung sướng, nhưng vẫn cứ phân vân. Chắc tao cứ nhì nhằng thêm một thời gian rồi về sau vậy. Kiểu gì thế, rồi cũng đến lúc phải về chứ! Tiền rồi cũng để làm gì!?
    Phải về chứ! Có người không kiếm ra lý do để về. Có người không kiếm ra cách nào để về được. Có người cứ nói phải về, phải về nhưng không biết bao giờ mới đến lúc đó.
    ***
    Hôm qua, khi nhạc sĩ ra về rồi, tôi đọc báo chán rồi, thì lại có người kể chuyện của nhạc sĩ cho tôi nghe. Hóa ra ông ta đúng là nhạc sĩ thật, tất nhiên nghề nào cũng có rất nhiều thứ bậc khác nhau. Ông ta vốn là trưởng một đoàn văn công văn nghệ ca múa nhì nhằng của một tỉnh miền núi phía bắc. Theo cơ cấu, thì sau khi ông ta đi học có bằng phó tiến sĩ ở Nga về, rất nhiều khả năng sẽ lên làm trưởng ty văn hóa tỉnh. Lúc đó đứa con lớn chưa đến mười tuổi và đứa con nhỏ thì mới sinh.
    Sang Liên Xô học, ông ta gặp và dính luôn với một người phụ nữ Nga, liền mạch gần hai mươi năm nay không hề về nhà không hề liên lạc với gia đình, chỉ nghe kể qua người khác. Đứa con lớn thì chỉ biết mặt nó lúc nhỏ mà nhớ láng máng, đứa con nhỏ thì không hề biết mặt mũi thế nào cả. Chỉ biết sơ sơ chúng bây giờ thế nào ra sao. Năm này qua năm khác, ông ta đi bán hàng thuê kiếm được tiền vừa đủ sống để nuôi bà vợ Nga ?ovoi còi?. ?oAnh em đều bảo lão ấy là phải về đi thôi, đến lúc về rồi già rồi. Không có tiền thì anh em mỗi người giúp cho một ít là đủ tiền về thôi. Nhưng chẳng biết bao giờ thì lão ấy mới về cho được. Cứ nhắc đến thì lại cứ phải về chứ phải về chứ??
    Một hôm nhạc sĩ ngồi ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè, thì thấy trên truyền hình VTV4 có chương trình ca nhạc do đoàn văn nghệ tỉnh quê hương ông biểu diễn. Ông rất lấy làm sung sướng thấy có những nét những khúc do mình làm ra hồi xưa. Ông cứ khen một cậu ca sĩ là nhìn xinh trai mà hát hay thế! Ông đang tấm tắc khen thì một người quen, một người đồng hương bước vào, ngạc nhiên và hỏi ông: ?oThế anh không nhận ra nó à, con trai lớn của anh đấy?. Nhạc sĩ sững người, cứ cười tội nghiệp và nói tội nghiệp ?oThế à, thế à??
    Thế à thế à mà biết bao giờ thì về?
    ***
    Hôm nay nóng mà nắng gắt quá. Ngồi nhìn đường lâu cũng chán.
    Trong nhà, nghe đệ tử trình bày tình hình xong thì lão chủ nhà dậy đánh răng rửa mặt rồi chuẩn bị đi. Tôi đã chuẩn bị xong từ nãy. Người quá giàu, người quá nghèo, người đánh bạc, người đánh đàn, người lưu manh người nhạc sĩ,.. .và rất nhiều các loại người khác, bước chân đi bước chân về đâu dễ dàng như leo lên leo xuống cái xe buýt, đâu phải vô tư như người ta ngồi chờ xe buýt dưới kia.
    Lại còn cả chính mình nữa, bao giờ thì mới được về đây?
  6. flatmem

    flatmem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    He`he`, sáng nay dậy dễ chịu thật. Tớ chạy ù ra mạng chơi. Đang lúc mát mẻ mà. Thế mà ko ngờ mình bị lôi ra chat chit đến tận bây giờ vẫn chưa về. Hihi, nhiều thay đổi quá...
    Phải kể lại chuyện hôm qua mình đối mặt với Tình Đầu. Haha, ko ngờ lại thành công đến vậy.
    Tình Đầu này, cậu biết ko, lần đầu thì tớ shock (ko biết có lộ ra mặt ko nhi? ), lần thứ 2 tớ sad (ừ cũng buồn lắm. Dù sao thì tớ cũng chỉ là 1 con ng, 1 đứa con gái chứ có phải cục sắt đâu) , và lần thứ 3, hôm qua ấy,..hehe..no feelling! !
    Tớ đã thấy tự khâm phục mình đấy!Chắc còn nhờ thằng bạn đẹp zai, giỏi giang đi cùng mình. Thằng khỉ ấy nó dám bảo con gái ai mà chả thích lấy chồng!<--Vẫn cái giongj điệu củ chuối của nó. Hehe, chưa chắc đâu. Còn phải xét ở thời điểm nào nữa chứ. Như bạn PianoLove trên box này đấy thôi. Tớ khoái cái nick của bạn ấy và cả 1 bài post của bạn ấy ở đâu đó bảo rằng đời còn nhiều việc phải làm, nhiều ước mơ cần thục hiện lắm chứ đâu chỉ yêu đương! HEhe, thằng bạn cả dớ nghe rõ chửa!! Chốc nữa tớ sẽ tặng bạn ấy 5 *
    Hihì, lại trở về với cái Tình Đầu. E hèm, hôm qua cũng ko phải ngày vui vẻ của cậu nhỉ. Khekhe, tớ thấy rõ cái mặt cậu tái nhợt như thế nào khi đôi H-H xịch xe trước cửa nhà L. H là 1 trong số những ng một thời của cậu trước tớ. Rồi cái giọng điệu khả ố rú lên như muốn che dấu điều gì đó, có thể là sự mất bình tĩnh, ở cậu khi tôi là N đến. Dù hiện giờ cậu cũng có 1 ng, và có thể câu đc nhiều em hơn nữa. Nhưng câu lại vẫn luyến tiếc những cuộc tình cũ nhỉ? Sống thế khổ lẵm cậu ạ, hãy bớt ích kỷ đi. Đàn bà trên đời này sinh ra để cho những ng đàn ông, đâu chỉ riêng cậu. Hãy chăm sóc ng ta nhé! Hai ng vẫn là bạn tớ mà
    hehe, trong đầu tớ bây giờ có nhiều điều muốn nói lắm. Nhưng tớ nóng quá. Hàng nét như cái lò thiêu ấy. Stop here và go home đây! Hôm nào rảnh rỗi và tinh thần thoải mái lại buôn tiếp!
    Ngày hôm nay, signature của mình sẽ là:
    [r
  7. flatmem

    flatmem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    He`he`, sáng nay dậy dễ chịu thật. Tớ chạy ù ra mạng chơi. Đang lúc mát mẻ mà. Thế mà ko ngờ mình bị lôi ra chat chit đến tận bây giờ vẫn chưa về. Hihi, nhiều thay đổi quá...
    Phải kể lại chuyện hôm qua mình đối mặt với Tình Đầu. Haha, ko ngờ lại thành công đến vậy.
    Tình Đầu này, cậu biết ko, lần đầu thì tớ shock (ko biết có lộ ra mặt ko nhi? ), lần thứ 2 tớ sad (ừ cũng buồn lắm. Dù sao thì tớ cũng chỉ là 1 con ng, 1 đứa con gái chứ có phải cục sắt đâu) , và lần thứ 3, hôm qua ấy,..hehe..no feelling! !
    Tớ đã thấy tự khâm phục mình đấy!Chắc còn nhờ thằng bạn đẹp zai, giỏi giang đi cùng mình. Thằng khỉ ấy nó dám bảo con gái ai mà chả thích lấy chồng!<--Vẫn cái giongj điệu củ chuối của nó. Hehe, chưa chắc đâu. Còn phải xét ở thời điểm nào nữa chứ. Như bạn PianoLove trên box này đấy thôi. Tớ khoái cái nick của bạn ấy và cả 1 bài post của bạn ấy ở đâu đó bảo rằng đời còn nhiều việc phải làm, nhiều ước mơ cần thục hiện lắm chứ đâu chỉ yêu đương! HEhe, thằng bạn cả dớ nghe rõ chửa!! Chốc nữa tớ sẽ tặng bạn ấy 5 *
    Hihì, lại trở về với cái Tình Đầu. E hèm, hôm qua cũng ko phải ngày vui vẻ của cậu nhỉ. Khekhe, tớ thấy rõ cái mặt cậu tái nhợt như thế nào khi đôi H-H xịch xe trước cửa nhà L. H là 1 trong số những ng một thời của cậu trước tớ. Rồi cái giọng điệu khả ố rú lên như muốn che dấu điều gì đó, có thể là sự mất bình tĩnh, ở cậu khi tôi là N đến. Dù hiện giờ cậu cũng có 1 ng, và có thể câu đc nhiều em hơn nữa. Nhưng câu lại vẫn luyến tiếc những cuộc tình cũ nhỉ? Sống thế khổ lẵm cậu ạ, hãy bớt ích kỷ đi. Đàn bà trên đời này sinh ra để cho những ng đàn ông, đâu chỉ riêng cậu. Hãy chăm sóc ng ta nhé! Hai ng vẫn là bạn tớ mà
    hehe, trong đầu tớ bây giờ có nhiều điều muốn nói lắm. Nhưng tớ nóng quá. Hàng nét như cái lò thiêu ấy. Stop here và go home đây! Hôm nào rảnh rỗi và tinh thần thoải mái lại buôn tiếp!
    Ngày hôm nay, signature của mình sẽ là:
    [r
  8. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    FOR A TREE
    For A Tree That Grew
    Not In The Land Or In The Field
    With His Leeves Falling Down
    Inside Of Me And Stands Still,
    For The Tired Man To Find Where To Sleep
    On The Cloudy Days In The Fading Dreams.
    Oh My Mind A Far Land
    Even The Fastest Plane Can Never Reach
    And I Walked Away Into The Mist
    On An Afternoon Something I Saw,
    And I Gotta Tell You But I Won''t
    Just Sing A Very Far Blue Song
    About A Tree That Grew
    Not In The Land Or On The Hill.

    (and for June 25th of all time)
  9. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    FOR A TREE
    For A Tree That Grew
    Not In The Land Or In The Field
    With His Leeves Falling Down
    Inside Of Me And Stands Still,
    For The Tired Man To Find Where To Sleep
    On The Cloudy Days In The Fading Dreams.
    Oh My Mind A Far Land
    Even The Fastest Plane Can Never Reach
    And I Walked Away Into The Mist
    On An Afternoon Something I Saw,
    And I Gotta Tell You But I Won''t
    Just Sing A Very Far Blue Song
    About A Tree That Grew
    Not In The Land Or On The Hill.

    (and for June 25th of all time)
  10. flatmem

    flatmem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Ai ma biết được nỗi buồn lại tìm mình vào lúc cuối ngày nhi?!
    uh, về nhé, tắm 1 cái, ngủ 1 giấc vì ngày mai sẽ đến mà, mình có niềm tin cua anh. Thế là đủ!
    HÃY QUÊN TÔI ĐI! LÀM ƠN MÀ!!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này