1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Ngày mới"

Chủ đề trong 'Văn học' bởi smiles_future, 27/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    "Ngày mới"


    Tập truyện đầu tay mang tên "Ngày mới" là những câu chuyện kết hợp cuộc sống thực mà tôi đã trải nghiệm và một chút sáng tạo và tưởng tượng. Tôi mong nhận được những ý kiến khen chê của các bạn. Làm nhà văn chắc sẽ khó lắm...
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐƯỜNG ĐI
    Mỗi năm ban giám đốc và những người phụ trách trong cái làng trẻ mồ côi này rất lo lắng cho một lớp thanh niên đã trưởng thành về tuổi tác. Những đứa trẻ đã lớn về thể xác nhưng chưa thể lành lặn về tâm hồn vì những vết thương. Mỗi đứa vào đây hầu hết đều có tuổi thơ không may mắn. Những tổn thương cũng khiến cho nhiều đứa trẻ chậm phát triển về cả trí tuệ. Rất ít đứa có thể tiếp tục các chương trình đại học. Nhiều chương trình hỗ trợ dạy nghề nhưng vẫn rất gian nan khi giải quyết. Năm nay, ban giám đốc đã khuyên các em trong làng sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ tham gia đi thanh niên xung phong. Kế hoạch được nhiều ban ngành hưởng ứng và hầu hết những người như Hà cũng hào hứng tham gia. Một tương lai mới, một con đường mới mở ra trước mắt Hà và những người bạn của mình. Trong chuyến đi có hơn 30 người và tất cả đều đã ở tuổi trưởng thành. Chỉ có Hà là mới tốt nghiệp THPT và ít tuổi nhất trong đoàn đi.
    Trong ngôi nhà nhỏ của bà Lâm các đứa em Hà líu ríu chào hỏi, dặn dò rồi đi ngủ theo lệnh của bà. Căn phòng nhỏ chỉ còn lại bà Lâm và Hà. Bà ngồi tần ngần gói gém vài lọ thuốc kháng sinh, vài viên thuốc Paradol vào cái hộp nhỏ. Ngồi bên là Hà đang cúi đầu im lặng. Cái im lặng làm cho đêm đã buồn lại càng buồn tới se lòng. Bất chợt bà ngồi xích gần lại Hà một chút rồi lên tiếng:
    - Ngày mai con đi rồi, tuy mẹ không phải là người sinh ra con nhưng con đã sống cùng mẹ gần 10 năm. Bao điều vui buồn ngày nào mẹ con mình cũng có nhau. Có những lúc mẹ biết mẹ chưa thực sự tốt được như những người mẹ đã sinh ra các con?nhưng?.
    Nước mắt bà Lâm bắt đầu chảy dài trên khuân mặt hơi mập mạp nhưng trông rất hiền và nhân hậu. Bà đã gắn bó với cái làng trẻ SOS này hơn 10 năm. Hà là một trong những đứa con đầu tiên trong cái gia đình nhỏ bé của bà. Một gia đình mà có tới 13 đứa con lớn nhỏ đủ mọi lứa tuổi từ đủ mọi nơi được đưa về. Mỗi đứa có một hoàn cảnh khác nhau, mỗi đứa một tính nết khác nhau nhưng cái chung là chúng không có gia đình. Chúng không người thân thích và là những đứa trẻ cần tình thương ở những người như bà Lâm.
    - Con lên đó, nhớ phải nghe lời các anh chị phụ trách. Có gì khó khăn cứ nói ra, đừng ngại, các con sẽ được giúp đỡ. Ngày đầu xa nhà lạ lẫm, chắc chắn còn nhiều cái bỡ ngỡ, khi nào lên tới nơi, ổn định rồi nhớ viết thư về cho mẹ và các em.Hà chỉ cúi đầu im lặng, cố kìm chế để nước mắt không rơi ra vì không muốn mẹ thấy mình khóc. - Con có đi luôn đâu mà mẹ lo, mai mốt con sẽ về đây thăm mẹ, thăm các em và các cô chú ở đây nữa mà. Lúc nào con cũng coi đây là ngôi nhà, là quê hương của mình.
    Bên ngoài trời đã tối om. Với cái thành phố đầy ồn ào và sôi động thì khoảng thời gian này còn quá sớm nhưng so với cái làng nhỏ bé nằm ở một nơi khá xa trung tâm thì đã muộn. Đêm tĩnh lặng lại càng tĩnh lặng hơn khi những đứa trẻ đã đi ngủ theo lệnh của bà Lâm. Bên trong là Hà và bà Lâm cùng ánh điện hắt hiu nhè nhẹ. Bên ngoài là bóng tối xen lẫn những tiếng rên rất khẽ của màn đêm. Ngồi chỉ thấy nặng lòng vì những tiếng thở dài. Bà Lâm giục Hà đi ngủ để ngày mai còn lên đường sớm. Hai mẹ con bước về hai phòng cạnh nhau. Trong phòng bà Lâm còn một đứa trẻ mới chỉ 7 tháng tuổi mới được đưa tới đang ngủ trong tiếng thở đều đều của nó.
    Vào cái phòng ngủ có 6 cái giường dành cho 12 đứa trẻ để liền một dãy. Mỗi cái là một cái giường tầng bên trên. Căn phòng này đã gắn bó với Hà suốt thời gian ở đây. Nghĩ tới ngày mai phải rời xa nó, Hà cảm thấy nao lòng muốn khóc. Lời thề thiêng liêng sẽ phục vụ Tổ quốc trong buổi ra mắt ban bộ chỉ huy đoàn thanh niên xung phong hồi chiều vẫn còn vương vấn trong tâm trí Hà. Nó giúp Hà cảm thấy phấn chấn hơn mặc dù vẫn chưa tưởng tượng ra được những công việc sẽ làm trong vài ngày tới của một cô gái mới tốt nghiệp THTP. Quay sang nhìn từng đứa em đang ngủ sau lớp màn mỏng manh dưới cái đèn ngủ mờ mờ Hà chợt thấy bình yên vô cùng mặc dù trong lòng đang có nhiều lo lắng trong cuộc sống mới với bản thân.
    Nằm xuống, kéo khẽ cái chăn mỏng lên tới ngực. Hà thao thức nghĩ về khoảng thời gian tuổi thơ của mình. Những khoảng thời gian mờ nhạt và chẳng có nét nào rõ ràng vì toàn những chuyện buồn vời vợi. Khoảng thời gian sống cùng với mẹ Lâm là khoảng thời gian yên ổn nhất trong cuộc đời Hà cho tới nay. Lúc được đưa về đây Hà chưa được 9 tuổi. Hà chỉ nhớ được rằng, thỉnh thoảng mình lại chứng kiến cảnh ba mẹ đánh nhau. Rồi một ngày Hà không thấy mẹ mình về và ba cô bảo rằng: ?o****** đã đi theo thằng Việt kiều đó rồi, con đàn bà lăng loàn, con đàn bà khốn nạn?. Ba Hà vật vã khóc triền miên trong những cơn nửa say nửa tỉnh. Rất nhiều trận đòn Hà đã phải hứng chịu. Bị chịu đòn nhiều Hà cũng quen và hình như chẳng thấy đau đớn lắm. Hà chỉ biết khóc và co rúm người lại mỗi khi thấy ba của mình trở về nhà và nói những lời lè nhè vì sợ, vì thương ba.
     Một buổi sáng tỉnh dậy, Hà thấy rất nhiều người trong cái nhà tranh nhỏ bên dòng kênh đen ngòm đó. Bên trong cái vòng đầy kín người là một người đàn ông ướt át, mặt mày tái xám đang nằm sõng xoài trên một cái chiếu. Hà chẳng biết chuyện gì đang xảy ra mà chỉ chui vào đám đông ngồi xuống ôm đầu ba của mình và òa khóc. Ba của Hà đã chết trong một cơn say khi bị ngã xuống dòng kênh đen đục cạnh nhà mà không ai biết. Sau đám tang của ba cô, một người họ hàng của cô đã đưa cô tới với mẹ Lâm.
    Ánh sáng hắt nhẹ. Hà nhìn thấy một người đàn bà đài các rất xinh đẹp đứng trước mặt mình. Một bàn tay đeo đầy nhẫn trên những ngón tay thon dài trắng muốt. Nó khác xa cái bàn tay sần xùi của cha cô ngày xưa, nó cũng khác bàn tay của mẹ Lâm mỗi lần ngồi vuốt tóc Hà
    - Hà ơi, mẹ này con, lại đây với mẹ nào.- Bà là ai? Tại sao lại kêu con là con? Mẹ ơi, bà này là ai vậy mẹ - Lời nói hoảng hốt vang lên khi Hà lùi lại phía sau bên bà Lâm.- Đây là mẹ đẻ của con đấy. Mẹ con từ bên Mỹ về và đã đi tìm con, giờ mẹ con muốn đón con đi cùng.
    Nhìn vào người đàn bà đang mặc trên người bộ đầm dài đen. Hà co rúm người lại y như ngày xưa khi mỗi lần cha cô uống say và trở về nhà.
    [​IMG]
    Trong tâm trí của Hà, người đàn bà này quá xa vời và hầu như Hà không nhớ được chi tiết nào về bà. Hà quay sang bà Lâm, bà ấy nhìn Hà rồi cười chỉ về phía người đàn bà mặc đầm đèn. Hà nhìn sang bà ấy, bà ấy cũng đang cười và đưa hai tay về phía Hà. Qúa bất ngờ, Hà chạy vụt vào trong nhà và ngồi khóc.
    - Không, con không đi đâu hết . Mẹ là mẹ của con, mãi mãi là mẹ của con. Con chỉ có một người mẹ tên là mẹ Lâm thôi.
    Bà Lâm ngồi nhẹ xuống, vuốt nhẹ lên mái tóc đang rung lên của Hà.
    - Nhưng đó là mẹ đẻ của con. Không ai sinh con ra mà lại không đau lòng cả. Cuộc sống thỉnh thoảng vẫn có những việc người ta không thể giải thích đựơc con ạ.- Nhưng bà ấy đã bỏ con, bỏ ba con. Ba con đã vì bà ấy mà chết.
    Tiếng khóc của Hà càng to hơn. Hà thấy lạnh trong khi có người cứ lắc lắc nhẹ vai mình và gọi: ?oHà ơi, Hà ơi?!
    Mở choàng mắt ra, bên cạnh hà là mẹ Lâm. Trời đã mờ mờ sáng. Bà Lâm sang gọi Hà để chuẩn bị ra bãi tập kết với các anh chị đi cùng. Không nói gì về giấc mơ vừa rồi. Hà mỉm cười nhìn bà Lâm rồi vào rửa mặt. Bên ngoài bà đang cố gắng nhét thêm cái khăn tắm vào cái túi đồ của Hà. Trên bàn là dĩa thức ăn đã làm sẵn đang chờ.
    - Nhanh lên con, ra ăn sáng rồi đi không các anh chị chờ.- Dạ, con ra ngay đây.
    Bà Lâm xách chiếc vali của Hà đi trước, theo sau là Hà cùng với một cái túi nhỏ. Bà dặn dò nhiều thứ nhưng lúc đó Hà chỉ cười nói.
    - Con đã lớn rồi mà mẹ. Con sẽ tự biết lo cho mình.
    Hai chiếc xe đã chờ sẵn bên bãi cỏ. Tất cả các bà mẹ như bà Lâm cũng đưa tiễn các con mình ra xe. Những lời chào nhẹ nhàng cất lên nhưng cũng làm một khoảng không gia nhỏ hơn ồn ào. Nhiều ánh mắt đỏ hoe đang nhìn nhau. Người phụ trách kiểm quân đang  đọc tên từng người lên xe. Rồi cũng tới lượt Hà. Hà cúi đầu chào bà Lâm và các cô chú xung quanh rồi xách chiếc vali bước thẳng lên xe. Trên xe ngồi cạnh là anh Hải hơn Hà 2 tuổi cũng ở cùng làng. Mặt trời bắt đầu ló rạng sau bụi tre nhỏ trước làng. Tất cả vẫy chào nhau khi xe bắt đầu chạy. Mặc dù cười nhưng nước mắt Hà cũng rơi từ lúc nào không biết. Khi quay lại, một tấm khăn giấy được đưa cho cô. Ngồi nghĩ về giấc mơ hồi đêm. Nghĩ về mẹ Lâm và các em trong gia đình của cô. Mỉm cười nhẹ, Hà thấy lòng nhẹ nhàng thanh thản lạ lùng khi biết chiếc xe đang tiến về miền đất Tây Nguyên đầy nắng, đấy gió. Đó là sẽ điểm dừng đầu tiên trong cuộc sống mới của những người bạn như Hà. Nắng vàng rực rỡ chiếu qua ô cửa hắt vào mặt Hà làm má Hà hồng lên như con đường  xe đang đang tiến vào. Nó có màu hồng của đất đỏ bazan và nổi bật lên là chiếc áo lính màu xanh mà Hà cùng những người bạn của mình đang mang trên người.
           TP. Hồ Chí Minh, 14/6/2006
  2. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Không đề - Văn Cao
    Con thuyền đi qua
    để lại sóng
    đoàn tàu đi qua
    để lại tiếng
    đoàn người đi qua
    để lại bóng
    tôi không đi qua tôi
    để lại gì ?
  3. Nuocmatquy

    Nuocmatquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    1
    Bạn cứ post hết những truyện còn lại lên đây xem sao.
  4. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    CÂY NHÃN (QUÊ)
    Những hạt mưa phùn lặng lẽ rơi trong cái im lặng của miền quê. Nó thích những hạt mưa phùn đó nên luôn ra ngoài đuổi bắt, chạy nhảy và nghịch ngợm với bọn trẻ con trong xóm khi có thể. Đang chạy đùa dưới gốc nhãn thì nghe thấy tiếng một đứa trong đám hét lên :
    - A! Ô tô của ông Tùng đã về rồi.
    Tất cả bọn trẻ con đều dừng cuộc chơi nhìn về nhìn về phía chiếc Toyota trắng đang xuống dốc một cái cầu cách đó chừng 200m. Nó cũng nhìn theo và tự dưng thấy lòng mình chùng xuống. Nó lảng dần ra xa, bước vào con ngõ nhỏ dẫn tới nhà đứa bạn thân của mình. Vừa bước lên bốn bậc tam cấp thì bị tên bạn thân chặn lại.- Đi đâu mà chẳng thèm chào hỏi ai cả?
    Vốn chẳng phải là đứa con gái dịu dàng, nó ngoắc chân đá vào chân người bạn mình rồi đi thẳng vào nghế ngồi. Bạn nó cũng bước theo sau.
    - Hừm, cần gì phải chào ai.- Mọi người bên nhà về hết chưa? Sao lại vào đây?- Ừm, về hết rồi. Bác Tùng cũng vừa về. Tự dưng thấy chán nên vào đây.- Có chuyện gì sao? Về mấy ngày nay thấy vui không?- Chẳng có gì cả. Cũng vui. Nhất là được thấy mưa phùn và đi ngoài mưa. À, tối nay xuống nhà mình rồi rủ mấy đứa dưới đó đi chơi nha. - Uh. Tối rồi xuống, lúc nào cũng chỉ chơi là nhanh.
    Kết thúc câu chuyện với người bạn của mình. Nó xỏ tay vào túi áo khoác rồi bước ra phía đầu hiên ngắm mấy giò phong lan. Loại lan nó rất thích mà chưa lần nào đến chơi nó quên đứng đó tỉ mỉ vuốt nhẹ lên từng cánh hoa. Đã hai năm rồi mà những giò phong lan vẫn quen thuộc như ngày nó chưa đi vậy. Nó trầm ngâm, mỉm cười nói như chỉ để chính mình nghe:
    - Nhanh quá, thế là đã hết một năm. Đêm nay giao thừa rồi. Ôi, tự dưng thấy lạnh kinh.- Mặc vầy rồi mà còn kêu lạnh, mà hồi nãy có chuyện gì vậy? Đang thấy chơi vui vẻ, tự dưng vào đây rồi mặt mày xị ra trông đến xấu.- Xấu này, hừm. Dám bảo ta xấu à?
    Như một thói quen đã làm cả nghìn lần. Nó đưa tay gõ vào đầu người bạn rồi nhe răng ra cười te tởn.
    - Thôi, tui về đây. Tối gặp lại. À, mà tối nhớ tới sớm nha. Đi chơi rồi chúc tết gia đình mọi người luôn.
    Bước ra khỏi cái ngõ nhỏ nó lại gặp cây nhãn. Thay vào bọn trẻ con lúc nãy nhảy nhót đùa nghịch với nó dưới cây nhãn bây giờ là chiếc Toyota trắng mang biển số X52?Hình như nó thấy cây nhãn cũng ảm đảm xám xịt không vui lắm và buồn tênh vì cái im lặng của làng quê. Bước đi thật chậm lên cái cống cao nhỏ, tay vẫn để trong túi, nó tiến về phía nhà ông ngoại của mình. Những hạt mưa bay nhẹ, đậu trên những lọn tóc lòa xòa trước mặt nó trong như những hạt sương nhỏ ly ti, thì thầm nghĩ. ?oVậy là đã về quê gần một tuần rồi. Sao nhanh thế chứ.?. Hình như khi thấy chiếc xe Toyota sang trọng đó làm nhiều niềm vui của nó bị xáo trộn. Về tới đầu ngõ, cái nhà của ông anh trai ông ngoại nó nằm bên ngoài. Muốn vào nhà ông ngoại nó phải đi qua cái nhà đầy ắp người vì có cả gia đình người chủ chiếc xe hơi mới về. Nó gượng gaọ bước lên như sợ cả trăm người đang  thấy mình ăn vụng.
    - Dạ, cháu chào bác. Bác mới về lâu chưa?- Vừa xong. Về mấy ngày nay thấy vui không?- Dạ, cháu vui lắm.
    Nhoẻn miệng cười rồi nó đi ra phía sau nhà như lảng tránh, đến bên gốc cây xoài để tìm một thế giới riêng cho mình. Nó chỉ mong không phải nói nhiều hơn những thứ như thế. Cũng vừa từ cái nơi có chiếc xe trắng đó về mấy ngày, cái cảm giác ấm áp lâng lâng làm nó nhanh chóng quên đi mọi thứ xung quanh. Đứng trên thân cây xoài nằm ngả ra chiếc ao nhỏ nhìn ra phía cánh đồng, nước lênh đênh trắng xóa, nó thì thầm cười ?o giá như mọi thứ cứ bình yên và đẹp như vậy.?
    ****- Tiền tôi đưa cho bà, bà làm gì mà để con cháu về ăn tết ăn những thứ này hả?- Thì tao cũng mua đầy đủ, chúng mày có ăn hết đâu.- Thôi, dẹp cái chuyện của bà đi. Từ năm sau tôi chẳng để gia đình về quê ăn tết nữa. Cả đời cháu nó mới ra quê ăn tết có một lần mà cứ bo bo giữ lấy tiền. Giữ để làm gì, mai kia bà chết bà mang theo được à? Mà đâu phải là tiền của bà chứ. Tiền của tôi cơ mà.
    ****- Bà ơi, hôm qua bác Tùng bác ấy chửi bà An à?- Uh. Nhưng cũng chẳng ai như bà ấy. Tiền nó đưa cho mua thức ăn thì cứ mua hết mẹ nó đi. Giữ làm cái gì.- Nhưng con không thích vậy. Dù thế nào mẹ cũng là mẹ. Lúc nào khi nói tới mẹ mình bác ấy cũng khó chịu. Không phải chỉ ở quê mà trong kia cũng thế. Tại sao cả mấy người con dâu đấy,  thích ăn gì thì đi mà mua. Bà ấy chân đau. Sáng sớm dậy lần mò đi chợ?- Cái thằng Tùng thì nó vẫn ghét bà ấy từ xưa rồi. Hôm qua mày không thấy đâu. Trước mặt bố mẹ và bao nhiêu anh em, họ hàng. Nó đưa cho tao 200 nghìn, nói cái giọng điệu đầy châm biếm bà An: ?o Cháu nhờ thím cầm số tiền này mang lên chùa cúng giúp cháu. Để cho bà An bà ấy cầm, bà ấy lại tiếc không dám mang đi cúng?. Phải như con tao thì tao tát cho ngay một cái. Séo mẹ đi đâu thì mày séo, đừng có ở nhà tao nữa. Bố mẹ còn khỏe khoắn, ngồi sờ sờ ra đấy mà đi nhờ thím. Gỉa sử bố mẹ già yếu hay không còn thì nhờ chú thím cũng là chuyện bình thường, đằng này lại còn khinh khiến ra mặt cả bố mẹ đẻ mình trước anh em họ hàng.- Vậy nên lúc nào con cũng không thích lắm khi gặp bác ấy. Có tiền nhưng làm sao ý, lúc nào bác ấy cũng vậy. Tuy với người ngoài tốt thì tốt thật nhưng với bố mẹ sinh ra mình mà vậy thì? Dù tính bà An không được thoải mái lắm nhưng? Bà ấy già và tính của bà ấy từ xưa tới nay vẫn thế?
    Những câu nói ngập ngừng đứt quãng khi nó ngồi mân mê nhổ vài chiếc tóc sâu trên đầu người bà của mình. Ngoài sân vài con gà đang nhảy liếp nhiếp. Những bông cúc vốn đã rực rỡ bởi màu vàng lại càng rực rỡ vàng hơn khi những tia nắng xuân đặt nhẹ lên từng cánh hoa mỏng manh. Mọi thứ cứ thế im lặng cho tới khi nó lên tiếng :      - Ui, nay đã 3 tết rồi. Thôi, con đi chơi đây. À, trưa nếu con không về thì đừng chờ cơm con nha. Nay con hẹn mấy đứa bạn đi chúc tết.  Ông Thu sẽ chở con đi cùng bọn nó.- Mày ý. Ốm mà cứ thấy đi chơi, đi vừa vừa thôi chứ. Về nhà ăn tết là để vui với gia đình, đằng này tao thấy suốt ngày đi chơi.- Bà thì, con chả ở nhà suốt mấy ngày nay rồi sao. Chiều con về nấu cơm cho cả nhà ăn tối là được chứ gì?- Cha bố cô, lớn rồi mà như trẻ con. Vừa vừa thôi chứ. Bằng tuổi cô tôi đã có mẹ và các cậu cô rồi đấy.- Ui giời ơi, đấy là bà, không phải con. Thôi, con đi đây.
    *****Thay một cái áo ấm, quàng chiếc khăn voan mỏng che kín cổ rồi cho vào trong áo khoác một cách kín đáo. Nó đi ra phía đầu ngõ, lại gặp cây nhãn đứng đó nhưng hôm nay khi nhìn thấy cây nhãn nó thấy có vẻ đáng yêu hơn ngày thường. Trời vẫn se se lạnh nhưng nó thấy mình ấm áp, vui vẻ hơn. Chiếc xe không còn ở đó nữa vì ông bác họ của nó đã sang quê vợ chúc tết sáng nay. Thay vào chỗ chiếc xe là những đứa trẻ con nó thích gặp và chơi hàng ngày đang đứng tranh giành nhau một cái gì đấy.
    [​IMG]
    Nó lên tiếng nhẹ rồi lại te tởn cười khi biết người bạn của mình đang đứng chờ ở gần cây nhãn. 
            TP.Hồ Chí Minh, 17/6/2006
  5. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    KHÓC
    Sáng sớm mà tôi đã ra đường đi lang thang. Khi trở về thấy mẹ tôi đang hối hả thu xếp bộ quần áo vào cái túi nhỏ làm tôi phải ngạc nhiên.
    -  Mẹ đang chuẩn bị đi đâu à?- Anh Tứ mới điện lên, bác Tam mất rồi. Mẹ vừa điện cho bố con về, giờ mẹ sẽ xuống dưới đó.??.
    - Bác ấy mất lúc nào hả mẹ?- Đêm qua. Trưa nay con đi học về thì vào nhà ông bà ăn cơm rồi về nhà lấy bèo cho lợn ăn. Mẹ xuống đó trước. Chiều nay bố con mới về, nếu ngày mai nghỉ học được thì xuống cùng bố để đưa bác.
    Căn nhà trưa hè bỗng trở lên vắng lặng, lạnh ngắt. Tôi về mà có một mình, ngồi nghĩ ngợi lung tung và nhớ tới người bác cùng cha khác mẹ với bố của mình. Có thể khi người ta biết sẽ không bao giờ được gặp một người thân của mình nữa thì những ký ức cứ lối tiếp nhau trở lại ngay thời điểm đó. Cái dáng nhỏ và nụ cười hiền hiền của bác lập tức hiện lên trong tâm trí tôi. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần gặp bác ấy tôi rất vui vì được nghe nhiều chuyện về vùng biển xa xôi nơi bác ấy đang sống. Nhưng những lần tôi gặp bác gần đây, (không chỉ có đợt giữa năm ngoái bác ấy ở nhà tôi) tôi thấy bác ít nói hẳn và lúc nào trông cũng buồn buồn. Tôi thì bận học hành, chơi bời nên mỗi lần nói chuyện với bác chỉ cười và kể chuyện lung tung. Ai cũng nói bác ấy là một người hiền lành và tốt bụng. Với tôi, bác ấy còn  khá ít nói. Nhất là trong khoảng thời gian bác ở nhà tôi gần đây. Lớn lên, tôi được mẹ kể rằng, vợ của bác chết từ lúc bác mới 43 tuổi, để lại sáu đứa con. Ba đứa con trai, ba đứa con gái. Vì thương con mà bác ấy đã ở vậy mặc dù cũng có khá nhiều phụ nữ tình nguyện đến với bác. Mẹ tôi bảo, lúc nào bác ấy cũng lo người ta không đối xử tốt với các con của bác nên dù anh em, họ hàng khuyên thế nào bác ấy cũng từ chối.
    Bác là anh em cùng cha khác mẹ với bố tôi. Vì bố tôi là con út trong gia đình nên bác hơn bố tôi khá nhiều tuổi. Con gái lớn của bác mà tôi gọi là chị còn nhiều tuổi hơn cả mẹ tôi. Nhưng lúc đấy tôi đang nhớ lại những ngày bác ấy sống ở nhà tôi. Bố tôi thường đi xa vì công việc nên trong nhà chỉ có mẹ con tôi. Lúc có bác, ngày nào nhà tôi cũng có năm người ăn cơm. Bác, mẹ tôi và ba chị em tôi. Bác cũng lớn tuổi, mẹ tôi chăm sóc bác như một người con chăm sóc một người cha già còn khỏe và chị em tôi cũng rất vui khi có bác ở chơi cùng. Hàng ngày bác ngồi đan lát để đỡ buồn. Lúc đầu chỉ là đan hộ anh em họ hàng, sau đó thấy bác đan đẹp, rất nhiều người gần đó đã đến đặt bác đan cho họ. Các thứ bác đan hầu như là những vật dụng trong gia đình dùng hàng ngày. Mẹ tôi thường không có nhà nên khi về nhà có bác ấy trò chuyện giống như một người ông làm chị em tôi cũng vui và ít gây chuyện để đánh nhau hơn.
    Một buổi tối nóng nực khi ăn cơm xong, tôi có nhiệm vụ rửa bát đĩa. Tính tôi nếu rảnh rỗi thì thường hay bày ra lắm trò để tự cười. Rửa có vài cái bát mà tôi cũng quanh đi quẩn lại ở cái giếng cả tiếng đồng hồ cho những trò của mình. Lúc thấy chán, tôi trở lên nhà bằng cửa sau ngồi vào cái bàn học mà mẹ tôi và bác ở nhà ngoài xem ti vi và nói chuyện mà không hề biết.
    - Tuy nhà em với bác không phải là anh em ruột nhưng bác còn ở đây ngày nào thì em phải có trách nhiệm với bác ngày đấy. Bây giờ bác bảo bác lên đây mà bác ở nhà anh em, họ hàng mỗi nhà vài ngày thì mọi người sẽ cười vợ chồng em.- Nhưng làm phiền chú thím và các cháu mãi thế này tôi cũng ngại.- Bác không phải nói thế, ở đây là nhà của bác, quê của bác cơ mà. Còn chúng nó có đối xử với bác không tốt sau này chúng nó sẽ phải ân hận. Nhà bác La trong kia thì bác cũng thấy rồi đấy,  nhà bác ấy khó khăn hơn nhà em. Bác ở đây với các cháu, có gì ăn nấy. Em cũng có bao giờ bày biện gì đâu mà bác áy náy. Ban ngày em đi làm rồi, bác ở nhà trông nhà nếu thấy buồn thì cứ chạy đi chơi rồi về ăn cơm. Các cháu nó nhỏ, có bác ở chơi chúng nó cũng vui. Có em trai, em dâu ở đây việc gì bác phải đi ở nhà họ hàng?
    Ngồi trong cái bàn học tôi lờ mờ hiểu được lý do tại sao bác ấy lại lên chơi lâu vậy. Mọi khi bác ấy lên khoảng hơn tuần rồi về nhưng lần này bác ấy đã ở chơi mấy tháng liền. Một năm bác ấy về quê mấy lần. Vừa để chơi với anh em họ hàng, vừa như đi để thay đổi không khí. Nghĩ tới đó tôi tự nhủ, mới đó đã gần một năm bác không về quê vì bệnh.
    Suốt cả buổi đợi bố tôi về tôi cứ cảm giác buồn buồn nên khi bố tôi về tới nhà tôi nói ngay việc muốn cùng bố xuống đưa tiễn bác. Bố tôi đồng ý cho mình tôi đi và nhờ ông bà ngoại tới trông nhà, trông các em của tôi giùm.
    Ngồi xe ô tô hơn 2 giờ đông hồ thì tới nơi. Trước mắt tôi là con đường cát mịn phẳng lỳ. Đã tới vùng biển này khá nhiều lần rồi nên tôi chẳng lạ lẫm lắm. Chúng tôi dừng trước ba ngôi nhà tương đối lớn và xây song song với nhau. Đó là ba ngôi nhà của ba người con trai của bác tôi. Đám ma nên có rất nhiều người đang ở đấy. Hai bố con tôi đi vào ngôi nhà đầu tiên. Đó là ngôi mà có bác tôi đang nằm. Nó là của anh con trai cả và bằng tuổi bố tôi. Vốn là người khá nhạy cảm với âm nhạc nên khi nghe tiếng đàn bầu và đàn nhị trong lúc thắp hương, tôi nổi hết da gà lên và muốn khóc. Tới giờ tôi cũng không thể phân biệt được lúc ấy tôi muốn khóc vì biết bác mình không còn hay vì nghe tiếng đàn bầu buồn quá.
    Thắp hương xong tôi vào trong nhà, ở đó có thi hài bác tôi và những người con của bác. Ba người con gái, ba người con dâu và một số con trai, con rể cũng đang ở đó. Cái cảm giác muốn khóc trước đó qua đi nhanh, lúc vào trong, tôi chẳng cảm thấy gì ngoài việc không muốn nói.
    - Ôi bố ơi, bố bỏ con bỏ cháu mà đi. Mai này con về nhà lấy ai để trông để nhìn, các cháu lấy ai để gọi bằng ông?.?.- Bố ơi, bố đi rồi ngày mai con về nhà lấy ai để gọi bố nữa nữa bố ơi?
    Những tiếng khóc của chị dâu cả làm tôi lởn vởn nổi da gà và thấy lạnh. Nhìn chị ấy vật vã tôi cũng ái ngại cho chính mình. Không muốn ở trong đó nên tôi ra phía sau ngôi nhà đứng. Đằng Ở đấy có mấy người hàng xóm đang gọt rau củ để chuẩn bị nấu cơm tối. Trông ánh mặt trời chiều nhạt nhòa đang lặn xuống sau rặng thông xa xa. Gần nơi tôi đứng là vườn đậu tương đang mùa trổ hạt nên lá của chúng rất tốt. Nhìn những cái lá buồn buồn phất phơ theo gió làm tôi cũng thấy buồn theo. Im lặng nên tôi nghe khá rõ câu chuyện của vài người hàng xóm đang gọt rau củ gần đấy.
    - Khiếp, cái con Châu đó sao nó khỏe khóc tới vậy. Khóc suốt từ tối qua tới giờ.  Hôm qua lúc ông Tam nằm xuống bà không thấy đâu. Nó gào thét lên rồi ngất xỉu luôn.- Ôi dào, tưởng ngất xỉu là hay lắm à. Người ta chẳng muốn vả vào mặt cho ấy chứ. Lúc ông ấy còn sống thì đối xử chẳng ra gì. Đuổi ông ấy đi để ông ấy phải về quê sống với họ hàng mấy tháng liền.- Tội nghiệp ông ấy, cả đời sống vì con vì cái mà tuổi già chẳng được hưởng niềm vui nhiều. Cứ tưởng con đàn cháu đống, thương yêu chúng để lúc về già được nhờ?- Mà những đứa con trai của ông ấy, toàn cán bộ, có ăn có học lại để cho vợ chửi bới bố mình thế. Bố nuôi cả sáu đứa con, lúc về già sáu đứa con đùn đẩy nhau việc nuôi bố?như nhà mấy đứa con gái thì bảo là xa, là nghèo nhưng con trai thì đâu có xa, đâu có nghèo.
    *****
    Đêm bao trùm xuống vùng biển. Tôi tìm cho mình một góc ít người thấy nhất để ngủ. Vừa lạ nhà, lại có một mình tôi không sao ngủ được. Nằm nghe tiếng sóng biển hòa lẫn với tiếng kèn, tiếng đàn và văng vẳng tiếng những tiếng khóc tỉ tê của đám ma. Thoảng trong gió biển có lúc tôi nghe rất rõ tiếng khóc của chị dâu cả của tôi. Thức lâu mới biết đêm dài, tôi thức bao nhiêu lâu mà vẫn chưa tới sáng. Lúc mệt quá tôi cũng chẳng biết ngủ từ khi nào. Lúc tôi tỉnh dậy thì trời đã mờ mờ sáng. Có lẽ gió biển làm tôi thấy lạnh và tỉnh dậy sớm. Mẹ tôi từ đâu bước vào lên tiếng như thể đã biết tôi thức dậy.
    - Tý nữa con thay quần áo rồi xuống ăn sáng. Đi đưa ma ở đây rất xa. Nếu đi được thì đi, không đi được thì thôi. Trưa về trời nắng lắm đấy.- Vâng, con muốn đi.- Vậy thì dậy rồi chuẩn bị đi.
    Với tôi chuyện tự dưng đi đám ma đám cưới là chuyện ít tưởng đến. Nhưng đó là ở nhà, còn ở đây, tôi chưa biết nó sẽ thế nào nên tôi có vẻ hào hứng với việc đi đưa ma. Tôi cũng không chắc lắm về việc mình có thực sự thấy đau buồn và mất mát khi bác tôi qua đời hay không. Nó chẳng rõ ràng, lúc đó tôi chỉ  thích không cần phải nói bất cứ cái gì với ai thôi.
    Đoàn đưa ma khá đông và nhiều vòng hoa. Từ xã tới huyện, rất nhiều cơ quan đoàn thể nơi các anh chị tôi đang làm việc tới phúng viếng. Đi bên cạnh mẹ của tôi đằng sau linh cữu của người chết tôi thấy rất rõ tiếng chị dâu cả khóc. Tiếng khóc tỉ tê, tỉ tê hờ hững làm cho người nghe cũng thấy đau lòng. Chị là người khóc nhiều nhất, hờ hững nhiều nhất trong tất cả con cái của bác tôi. Đám ma cứ lầm lũi, lầm lũi đi trong tiếng kèn, đàn, trống và buồn tới não lòng. Có vẻ như càng ngày chị dâu cả của tôi càng khóc to. Điểm dừng đã tới, lúc hạ huyệt tôi đứng xa hơn mọi nguời. Ngoài vòng những người đang la khóc vật vã như thể cố vớt vát cái gì đó cuối cùng tôi vẫn nghe tiếng chị khóc to nhất, hờ hững lớn nhất và bất chợt chị ngất xỉu trước khi mọi người hạ huyệt xong. Một người dìu chị ra phía ngoài để chị ngồi đó, một lúc sau chị tỉnh dậy và lại tiếp tục gào thét nhưng lúc này tiếng khóc không dữ dội như lúc trước nữa.
    ?oThế là hết một đời người?. -  Mẹ tôi thở dài nhẹ chấm giọt nước mắt đang lăn rồi trở ra. Cũng như lúc đi đưa, ai nấy lại lầm lũi trở về. Lúc về tôi không đi bên mẹ tôi nữa mà  lẫn vào đám đông xa lạ.
    - Cái con Châu đó cố tình ngất xỉu đấy chứ. Nó mà ngất cái nỗi gì.- Hê, mai kia bà chết đi, có người ngất xỉu như vậy bà cũng sướng chứ?- Thôi, tôi chẳng ham hố cái của đó. Sống còn chẳng coi ra gì chết khóc lóc thảm thiết vậy thì được cái gì.- Dù sao cũng là một đời người?
    Đi bên những người xa lạ tôi nhớ lại mình. Hình như tôi chỉ hơi cay cay mắt lúc nhìn thấy cái quan tài được đưa xuống nằm tại lòng đất nhưng tôi đã ngăn lại để nước mắt mình không rơi. Nắng bắt đầu trở nên gay gắt hơn trên vùng biển làm tôi khó chịu. Bất chợt tôi thấy nhớ cái bóng dáng nhỏ bé của bác trong ngôi nhà của mình, nhớ những nụ cười của bác tới nao lòng. Dù sao cũng là một đời người. Cái khoảnh khắc lúc đó tới giờ mỗi lần nghĩ lại tôi lại thấy lởn vởn nổi hết da gà lên và lạnh.
           TP. Hồ Chí Minh 23/6/2006
  6. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    CON TRẺ
     Ở thành phố nơi đang sống, tôi có một người quen cùng quê. Thỉnh thoảng tôi hay tới nhà chơi vì ở đấy còn một người bạn học cùng thời cấp hai là cháu của bác. Bạn học cùng tôi thật nhưng nó đã đi làm, còn tôi thì đang đi học. Tính tình hai đứa khác nhau nên chẳng mấy khi nói chuyện ngoài vài ba câu trao đổi rồi cười. Tôi tới chơi phần nhiều là để nói chuyện với bác gái chủ nhà vì hai bác cháu khá hợp nhau trong nhiều sở thích. Có vẻ bác với tôi giống nhau rất nhiều thứ, từ quan điểm của cuộc sống, âm nhạc tới sách vở.
    Một lần tôi lên chơi, ngồi bên cạnh bác đang xem ti vi, tôi lật vài trang báo theo thói quen của mình.
    - Này cháu!- ?oDạ!? ?" Tôi trả lời mà vẫn cúi đầu lần dò trên trang báo tuổi trẻ chủ nhật.- Liên nó hay thật, nuôi con đứa nào cũng ngoan. Cái Linh cũng dễ thương, thằng Thanh cũng dễ thương.- Dạ! - ?oHôm bữa bác tới chơi. Thằng Thanh nó bảo chứ: ?oSao lâu rồi bác Lan mới tới nhà cháu chơi, nay bác phải ở đây ăn cơm với cháu?. Còn cái Linh cũng hay nữa, nhà giàu mà lúc bác tới chơi lúc nào cũng nó cũng bảo bác dạy nấu ăn?. ?" Bác nói với giọng nhẹ nhàng truyền cảm kéo dài như trẻ con khi nhắc lại lời cu Thanh.- ?oDạ! Cháu cũng quý Thanh vì trông nó mập dễ thương và trẻ con. Nhất là mỗi khi cháu tới chơi cháu ôm nó một cái, xoa xoa cái bụng bự của nó rồi véo lên má nó, thích lắm bác!?. ?" Tôi cười nhẹ, vẫn nhìn vào trang báo đang đọc dở. Chẳng biết tôi có thể làm nhiều việc cùng một lúc hay không nhưng những lúc như thế không phải tôi không chú ý tới câu chuyện người đang nói với mình. Đơn giản đó là thói quen của tôi và tôi vẫn biết người khác đang nói gì ngay cả khi chăm chú đọc sách báo. Bác với tôi thì quá thân quen rồi nên việc đó không phải là mất lịch sự.- Nhiều gia đình bác biết, nhà giàu như nhà Liên con cái rất hỗn xược. Nó chẳng chịu làm việc gì và người khác tới chơi chẳng bao giờ biết nói những câu như thế.- Dạ! Bác Liên cũng nghiêm. Có hai đứa con thôi nhưng nếu lơ mơ là bác ấy đánh như thường, chẳng xót xa gì hết.- Uh, mai kia thằng Hiếu nhà bác lấy vợ sinh con. Vợ chồng nó mà dạy con được như vậy bác cũng mừng. Dạy con mà khách tới nhà không biết chào, cứ trơ trơ ra nhìn thì?
    Trong một khoảng tôi muốn im lặng nhiều hơn là nói tiếp. Những người bác đang nói tới là một gia đình người quen rất thân thiết với gia đình tôi. Khi tôi mới tới thành phố để học, bố mẹ tôi đã gửi tôi ở đó một thời gian dài để không bị bỡ ngỡ khi lần đầu xa nhà. Đó là một gia đình có đủ những gì cần có. Nhiều người trông vào nó phải mơ ước mình có một gia đình như thế. Điều ấy cũng không ngoại trừ cả tôi. Vậy mà, tôi chẳng muốn kể tốt nhiều hơn mặc dù tôi biết nó có lợi cho bản thân.
    Gia đình bố mẹ tôi gửi gắm ngày tôi mới đi học đúng là sung túc, có của ăn của để. Một gia đình với hai đứa con ngoan, học giỏi. Một đứa con trai 12 tuổi, một đứa con gái 15 tuổi. Hai vợ chồng ai cũng khen đẹp đôi xứng lứa, lại thêm họ hàng, anh em lúc nào cũng thuận hòa vui vẻ. Tôi rất kính trọng hai bác và hai đứa trẻ cũng rất quý tôi. Cuối tuần nào vợ chồng bác cũng kêu anh em, họ hàng, người quen tới chơi rồi tổ chức ăn uống. Mỗi lần ít cũng phải mười mấy người. Chính vì thế cái không khí của một gia đình nhỏ càng thêm ấm cúng bởi có nhiều tiếng cười vào mỗi cuối tuần.
    - Này thím Hòa, ăn đi để mai mốt sinh em bé cho thông minh.- ?oỦa, thím Hòa sắp có em bé rồi à mẹ? Thích quá, lúc thím Hòa sinh em bé con phải tới bệnh viện để được nhìn em bé?. - Lời cu Thanh trong trẻo đáp ngay sau khi mẹ nó cười, nói to và gắp một miếng cá cũng to vào chén cho người em dâu của mình.- ?oChưa! Nhưng chưa có em bé thì bổ mẹ, giờ bổ mẹ sau này sẽ bổ con? -  Chẳng chút phân vân do dự. Bác cười đùa và nói. Sau lời nói, nhiều tiếng cười vang lên đổ dồn về phía người em dâu út của bác. ?o Bao giờ thím Hòa mới định sinh con, anh em chờ lâu quá?.- ?oCứ từ từ, đi đâu mà vội?.- Người chồng của cô ngồi phía bên kia lên tiếng trong khi cô chỉ biết cúi mặt cười nhẹ.
     Do khá thân thiết với gia đình nên tôi cũng biết một chút. Chồng cô là con trai út trong gia đình có năm anh em trai và hai người chị gái. Tất cả đều có mái ấm riêng của mình với vợ chồng con cái ngoại trừ vợ chồng cô là chưa có con. Xét về mọi thứ cô là một người phụ nữ đẹp, duyên dáng cả về hình thức lẫn con người. Đám cưới của hai người là kết quả sau ba năm yêu nhau. Nó được gia đình hai bên và tất cả họ hàng, bạn bè chúc mừng ủng hộ. Tôi cũng có mặt trong ngày vui hạnh phúc ấy từ gần tám năm trước. Gần tám năm là vợ chồng ngoài những lúc phải đi làm ra lúc nào họ cũng bình yên đi bên nhau như ngày mới cưới. Điều ấy được thể hiện không chỉ ở nhà bác tôi đang ở mà tất cả mọi người quen ai cũng nói thế.
    Sau bữa ăn tối, công việc của tôi là rửa chén dĩa và dọn dẹp. Mọi thứ tương đối nhiều nhưng với tôi nó là chuyện bình thường. Bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn tôi đều phát hiện ra khá nhiều điều thú vị, mới mẻ với chính bản thân trong khi làm việc mặc dù công việc có thể không bao giờ mới. Điều đó giúp tôi cảm thấy cái gì với mình cũng thú vị và nó làm tôi cười nhiều trong cuộc sống. Đang rửa chén bất chợt có người vào bên cạnh tôi đứng. Lúc nhìn lên tôi mới biết đó là cô Hòa.
    - Để cô rửa cùng cháu cho vui.- Thôi, cứ để mình cháu làm, có gì đâu mà. Cô coi chỗ đứng này, có chút xíu. Đứng vầy động chạm vào nhau khéo còn lâu hơn.- ?oNgoài kia cô cũng chẳng biết nói chuyện với ai. Để cô rửa cùng cho nhanh?. Vừa nói cô vừa đẩy tôi đứng xích qua một bên. Cả hai chúng tôi như đang đi ngược chiều nhau trong suy nghĩ, chẳng ai muốn nói với ai điều gì mà chỉ im lặng. Cái im lặng làm tôi cảm thấy buồn buồn vì khi đứng cạnh cô tôi không thể tự tạo ra các điều thú vị cho mình được. Liếc nhìn sang thấy cô cúi mặt xuống nhìn vào cái áo của mình sâu hơn là nhìn vào cái chén đang rửa.  Hình như mái tóc đen xõa dài ngang lưng đang rung lên nhè nhẹ. Tôi biết cô đang khóc!
    Cuộc vui nào cũng tàn, bữa tiệc nào cũng tan. Sau khi moị người về hết chỉ còn lại những người trong nhà. Tôi ra vào làm những việc cuối cùng để chuẩn bị làm những thứ riêng cho mình vào buổi tối.
    - Năm nay mà không sinh con được bảo thằng Minh bỏ quách đi lấy vợ khác. Đàn bà lấy về là để sinh con chứ đâu phải lấy để làm cảnh. Ngay từ ngày xưa, lúc dẫn về nhà anh đã không thích rồi. Con gái gì mà mông má không có, sinh con làm sao được. - Không có con nhưng em trai anh không bỏ thì sao?- Hừ, chạy chữa, chạy chữa bao nhiêu năm rồi có thấy gì đâu. Là thằng đàn ông mà vợ không biết đẻ thì cũng vứt. Yêu với không yêu, vứt hết. - ?oSao thím Hòa mãi chưa sinh con được mẹ?? ?" Cu Thanh ngồi ngay bên cạnh xem ti vi lên tiếng.- ?oĐi mà hỏi thím ấy chứ hỏi gì mẹ?.- Bác dài giọng như cố tình để chồng mình nghe thấy- ?oHay để con xuống làm con thím Hòa đi?. ?" Nó khục khặc cười hồn nhiên.- Vậy từ mai gọi mẹ Hòa nhá. Ba này, thằng này nó bảo nó đi làm con thím Hoà với chú Minh này.- ?oThằng cu của ba?. ?" Bác vừa nói vừa kéo cu Thanh vào lòng nựng nựng hôn lên má nó.
    Một ngày kết thúc thật bình yên mặc dù tôi cũng hơi mệt vì cười nhiều, nói nhiều và vì những việc không tên. Cái vòng quay của cuộc sống cứ tiếp diễn. Mới đầu tuần rồi lại tới kỳ nghỉ lễ dài. Bác lại gọi điện hẹn anh em, người quen cùng tới chơi để liên hoan ngày lễ. Tôi và mọi người trong gia đình lại được gặp nhiều người thân quen bằng nhiều tiếng cười bông đùa nhau. Những ngày như thế không khí trong nhà lúc nào cũng rộn ràng hẳn lên.
    - ?oA! Thím Hòa, chú Minh đâu mà nay thím lên có một mình?.- Vừa thấy cô Hòa bấm chuông, cu Thanh đã nhanh nhẹn ra mở cửa chào.- ?oỪ! Chú Minh đi công tác, tối mới lên được. Thím có quà cho cháu này. Em chào chị, có gì để em làm cùng với không? Chưa ai tới à chị?!? -  Vừa nói cô vừa để cái túi xách tay lên chốc cái tủ lạnh rồi ngồi xuống lấy rau ra lặt cùng bác tôi.- ?oTrời ơi! Đèn ***g. Mẹ ơi, thím Hòa tặng con đèn ***g này?. ?" Cu Thanh ngoài nhà nói vọng vào.- ?oThím tặng nhiều thứ thế thì làm con của thím nhá. Hôm trước khi thím về rồi thằng Thanh nó bảo cho nó làm con thím đấy? ?" Bác cười nói vọng ra ngoài nhà từ trong bếp.- ?oThế à Thanh, có đồng ý làm con thím Hòa không hả?? - Cô cũng cười cười nói vọng ra ngoài.- ?oThôi, cháu sợ ba cháu không cho. Mà sao thím mãi chưa sinh em bé cho cháu xem?!? - Bên ngoài, cu Thanh đang ngồi xem ti vi nói vọng vào.- ?oGiờ chưa sinh, năm sau thím sinh cả mấy đứa. Lúc đó lại bảo: thôi, con không muốn vào bệnh viện xem em bé với mẹ nữa đâu? - Bác cười đùa, nói to vọng ra ngoài và kéo dài giọng ở câu cuối.
    Đứng bên cạnh cái bếp ga màu đen bóng loáng đặt trên nền đá hoa cương cùng màu, tôi mở nồi để vớt con gà chuẩn bị làm món cơm gà ưa thích. Có lẽ do không chú ý, tôi trượt tay, con gà rơi bịch trở lại nồi làm nước bắn ra ngoài. Nó  làm bác giật mình quay lại.
    -  ?oCái gì thế?!? ?" Bác nhìn tôi cười.-  ?oTrời, gà chết mà còn muốn nhảy này bác?. Tôi cười, nói xen vào vì biết mình đã cắt giữa chừng câu chuyện sinh đẻ.
     TP. Hồ Chí Minh, 27/6/2006
    Được smiles_future sửa chữa / chuyển vào 20:57 ngày 03/07/2006
  7. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    TRỞ VỀ
    Sau sáu giờ vật vã trên xe ô tô tôi bước xuống con đường nhỏ mà khi ngước nhìn lên toàn thấy đồi và những cây thông thẳng đứng. Lần đầu tiên tới Đà Lạt làm tôi phấn chấn và hứng khởi hẳn lên, quên cả việc mình bị say xe. Xốc lại cái ba lô lên vai, tôi bắt đầu đi bộ tìm nhà một người họ hàng với cái địa chỉ trên tay. Đó là chị họ của mẹ tôi, bố của bác và bố của mẹ tôi là hai anh em trai. Hơn nhau có một tuổi nên mẹ tôi và bác ấy coi nhau như chị em gái. Lần nào gặp mẹ tôi qua các cuộc điện thoại bác ấy cũng bảo ?oĐể nó lên chơi cho biết nhà bác, biết chị, biết em?
    Con đường tôi bước khá vắng, hai bên toàn hoa dã quỳ vàng và những cây thông rất đẹp. Nó đẹp tới mức tôi mê mẩn ngắm nhìn mà quên đi mới hồi nãy lúc còn trên xe tôi nghĩ không biết làm sao khi xuống mình có thể đi tìm nhà mặc dù tôi biết nó chỉ cách chỗ tôi xuống chưa đầy 1km. Đã được nghe rất nhiều thứ về thành phố thơ mộng này nhưng tới nơi tôi còn ngỡ ngàng hơn nhiều về vẻ đẹp của nó. Được chỉ dẫn tận tình từ trước nên việc tìm nhà với tôi không quá khó khăn mặc dù lần đầu tới. Tôi bước vào một xóm phố núi nhỏ. Đến giờ tôi cũng không quên cái cảm giác lần đầu tiên bước vào xóm núi đó. Nó im lặng tới mức tôi có thể nghe thấy cả tiếng mình đang thở. Thông cạnh đường, thông cạnh nhà, thông cạnh lối đi, tất cả đều đẹp. Đang vào cuối năm nên trời khá lạnh mặc dù lúc đó là trưa. Tôi nhìn ngắm xung quanh và phát hiện ra một điều khá thú vị. Nhà nào cũng treo hoa và trồng hoa giấy trước cửa. Ngôi nhà tôi dừng lại cũng có một giàn hoa giấy tím ngắt trước mái hiên, qua cái sân bên cạnh một cái vườn nhỏ trồng toàn hoa hồng là bước vào tới cửa. Bác và các chị ngỡ ngàng đón tôi vì đã quá lâu không gặp mặc dù biết trước hôm nay tôi sẽ lên chơi.
    Qua màn chào hỏi không quá khách sáo vì nhà chỉ có bác và hai người con gái, tôi được một chị dẫn đi rửa mặt. Vốn thích lạnh nên chẳng cần nước nóng mà tôi cứ vô tư vớt những hạt nước lạnh buốt vã lên mặt mình. Lúc trở lên nhà tôi mới chú ý và có thể quan sát mọi thứ xung quanh. Nhìn mái tóc đen, dài mượt chấm gấu áo của người phụ nữ ngoài 40 làm tôi phải thốt lên.
    - Trời ơi, sao bác cứ đẹp và trẻ vậy? Đã hơn 2 năm, lần nào cháu gặp lại bác cũng vẫn cứ như 5 năm trước. Có bí quyết gì thì mau mau truyền lại cho con cháu xem nào.- Bí quyết cái gì mà bí quyết. Cháu vào Sài Gòn lâu chưa?- Dạ, cháu vào từ khi bắt đầu đi học.- Ngoài quê ông bà và mọi người khỏe không?- Dạ, lúc cháu đi thì ai cũng khỏe lắm. Ông bà Thập vẫn nhắc tới chị Lân và chị Là, mong hai chị sẽ về quê chơi. Đã hơn 13 năm từ khi bác đi, hai chị ấy có về quê đâu. Ông bà với mọi người cũng chỉ nhìn thấy hai chị qua những bức hình bác gửi về nhưng bây giờ các chị ấy lớn rồi, ông bà muốn nhìn tận mắt, sờ tận tay cơ.
    Tôi cứ ngồi vô tư luyên thuyên và bước ra ngoài sân tận hưởng cái không khí lạnh của Đà Lạt mà chẳng hề nhận ra mình đã quá vô tâm khi chạm vào nỗi đau trong lòng người khác.
    [​IMG]
    Giọng nói đượm vẻ buồn buồn của bác cất lên trong khi tôi vẫn cười.
    - Bác cũng muốn cho các chị ấy về nhưng đâu phải muốn là được. Đợi khi nào chị Lân ra trường rồi để chị ấy tự về thăm ông bà. Còn bác chỉ cố gắng làm sao nuôi được hai chị ăn học thôi.- Nhà của bác đẹp quá, cháu thích có một ngôi nhà như thế này. Nhỏ nhỏ, xinh xinh, lại có nhiều hoa.- Chứ không phải ở Saì Gòn toàn nhà to, nhà đẹp sao. Nhà tao nghèo bỏ mẹ, có gì mà thích.- Hì, bác chỉ nói thế, cháu cũng ở quê ra mà. Nhà to nhà đẹp nhưng đâu phải nhà của cháu.- Nhà bác đâu có bằng nhà mày ở quê.- Ôi, nhà cháu ở quê có gì đâu. Không khí ở đây thích quá, lạnh y như ở quê mình vậy. Chắc mai mốt cháu phải lên đây lấy chồng thôi, bác có ai cứ giới thiệu cho cháu. Sống ở nơi như thế này mới gọi là sống chứ bác nhờ. - Cứ ngoài đấy mà thích với không thích. Sao bảo đi xe say lắm cơ mà. Đói bụng chưa, bác bảo chị chuẩn bị cơm rồi ăn cơm.
    *****Bữa cơm bốn người với đủ mọi chuyện. Tôi không muốn ăn nhiều nhưng vẫn thấy ngon miệng vì vui. Chị con gái lớn của bác tôi đã gặp ở Saì Gòn nên khoảng cách gần như không có, còn chị thứ hai mới học lớp 11. Từ ngày chị đi tới giờ tôi chưa gặp lại lần nào nhưng dường như cái tình thân họ hàng cũng dễ dàng đẩy người ta đến mức cảm thấy thân thiết và gần gũi nhất.
    - Ăn xong cứ nghỉ ngơi đi cho khỏe, chiều bác đi làm tới tối khuya mới về. Có mấy bác cháu nên cứ coi như ở nhà, đừng có ngại. Là chiều nó cũng đi học. Chị Lân chở bác đi tới chỗ làm rồi chị ấy đi chợ, tối mấy chị em ở nhà ăn cơm đi, đừng chờ bác, bác ăn cơm ở chỗ làm.
    Với tôi, lời dặn dò ?ocứ tự nhiên? có lẽ chỉ để cho đúng kiểu. Sau bữa cơm trưa, ngồi xem ti vi, tôi thấy dần cái vẻ boải hoải và mệt. Nhớ lại lúc còn ngồi trên xe làm tôi rùng mình khiếp sợ, sờ vào bụng vẫn còn thấy đau vì tôi đã ói khá nhiều. Căn nhà sau khi mọi người đi hết lại trở nên vắng lặng như lúc ban đầu tôi tới. Tắt ti vi, tôi nhìn ngắm mọi thứ xung quanh lâu hơn. Mọi thứ đều đơn giản nhưng rất ngăn nắp và đẹp. Hai phòng ngủ nhỏ với một phòng khách, phía dưới liền đó là bếp và bàn ăn. Khoảng sau tách biệt khá xa bác nuôi rất nhiều heo. Tôi đã nhanh nhẹn ngó qua chỗ ấy một tý lúc đi rửa mặt. Ra ngoài cửa, đứng dưới giàn hoa giấy tím ngắt nhìn vài khóm hồng ngoài vườn tôi thấy bình yên và buồn buồn khó tả làm sao. Lúc đó mới bất chợt nhớ ra, đây là thành phố đẹp nhưng buồn. Mỉm cười nhẹ rồi bước vào phòng bởi tôi muốn ngủ sau chuyến xe đầy khó khăn với mình.
    Không khí lạnh của phố núi cùng với chăn ấm, nệm êm làm tôi ngủ một giấc ngon lành mà quên việc lạ nhà thường làm tôi khó ngủ. Tỉnh dậy đã hơn năm giờ chiều. Sau một giấc ngủ dài, tôi lại thấy khỏe như thường, hết cái cảm giác mệt boải hoải giống lúc trưa. Trời chiều càng lạnh hơn, gió thổi từng cơn qua ô cửa sổ làm bức rèm màu hồng lật phật theo. Có lẽ do toàn cây và đồi nên trời đen sạm nhanh hơn tôi nghĩ. Xếp lại chăn đi xuống bếp, dưới đó có chị tôi đang nấu ăn.
    - Lát nữa chị phải đi có việc, sợ ở nhà em không quen nên chị nấu cơm trước. 7h tối chị mới xong, còn bác phải gần 11h mới tan ca làm việc. Chị Là  đi học buổi tối cũng tới hơn 7h mới về.- Có gì cứ để em làm cho, nấu giờ tới tối nó nguội lạnh lại, ăn mất ngon.- Ở nhà chị toàn thế thôi, đâu có mấy khi đông đủ như trưa nay. Có em lên mẹ chị mới được ở nhà đón em đấy chứ. Sao, lên thấy ở đây có buồn không?! Em mới lên chưa thấy thôi, cứ ở đây một tuần mà xem, chẳng đòi đi ngay ấy à. Để tối nay chị kêu mấy đứa sang đây chơi với em cho vui, mai khi dẫn em đi chơi cũng rủ chúng nó đi nữa. Lên đây, trừ việc đi chơi cùng người yêu hay đi một mình khi em muốn, nếu chỉ có hai người như chị với em thì buồn lắm.
    Sau khi chị đi, lại một mình tôi ở nhà. Xem ti vi lắm cũng chán. Tôi vào phòng nằm dài ra đọc sách. Thói quen đi đâu cũng mang vài cuốn sách theo để đọc có vẻ giúp ích rất nhiều cho tôi lúc đó. Đọc vài trang rồi cũng chẳng muốn đọc nữa. Lơ đãng nhìn qua cánh cửa sổ cạnh giường sau bức rèm đã được tôi kéo ra lúc ngủ dậy. Trời tối mịt, đen đặc. Cái ánh sáng mờ mờ, yếu ớt của vài ngọn đèn cao áp không đủ để tỏa sáng và làm ấp lên cái xóm nhỏ im lặng. Tôi nhớ tới bác họ tôi và cuộc đời bác ấy. ?oHồng nhan, bạc phận? ?"Câu đó được cả họ tôi nói về bác. Nó làm tôi khẽ thở dài, nghĩ mông lung trong cái im lặng và buồn tẻ.
    Những ký ức mờ nhạt về ngày xưa khi còn ở quê quay lại. Bác tôi là một người phụ nữ khá đẹp và hiền, đặc biệt là mái tóc và đôi mắt của bác. Theo thời gian hình như tôi thấy đôi mắt của bác càng ngày càng xa xăm, để trống một khoảng không vô định, rất rộng mặc dù nó vẫn trong và sâu vời vợi. Bác lấy chồng rồi sinh liền hai đứa con gái. Điều đó đã làm cả gia đình nhà chồng của bác thất vọng. Người chồng đã bỏ đi và để mặc bác ở quê một mình. Bác ngày ngày chăm sóc bố mẹ và hai đứa con nhỏ với hy vọng ?o gái có công chồng chẳng phụ?. Ở nhà chồng, một mình bác làm công việc của cả mấy người mà không bao giờ kêu ca oán than ai. Mỗi khi nói tới bác, bà tôi chỉ tần ngần thương , thở dài: ?o Khổ thân, một mình nơi đất khách quê người, không người thân, không họ hàng?.
    Sau nhiều năm chẳng tin tức gì. Một ngày chồng bác về nhà và tuyên bố muốn li hôn vì ông ấy đã có con trai với người phụ nữ khác. Bác tôi khóc lóc, xin được ở lại gia đình nhà chồng để chăm sóc con và bố mẹ. Nhưng những giọt nước mắt của bác cũng chẳng thể thay đổi được gì. Bố mẹ chồng của bác cũng đồng tình với người con trai của mình. Họ đuổi bác với hai đứa con nhỏ đi với 8 chỉ vàng để nuôi con. Họ nói với mọi người xung quanh rằng, bằng đó cũng là nhiều rồi vì ngày bác tôi về nhà họ chỉ có hai bàn tay trắng. Tủi nhục, cay đắng, bác đã rời quê hương, rời gia đình từ ngày đó trong bao nhiêu nước mắt của người thân, họ hàng. Lần gặp ở quê sau 8 năm bác ra đi tôi mới biết nhiều về bác qua mẹ của tôi.
    Mẹ tôi kể nhiều chuyện. Chuyện ngày xa ngày xưa khi mẹ tôi và bác lớn lên thế nào, lúc lấy chồng ra sao và đặc biệt là khoảng thời gian sau khi bác đi. Rời quê bác vào Đà Lạt. Những ngày đầu bác phải ở nhờ một người họ hàng xa cùng hai đứa con nhỏ. Bác nói bác là người rất may mắn vì đã mua được một miếng đất  nhỏ từ 8 chỉ vàng có trong tay. Mọi người xung quanh giúp đỡ để dựng một ngôi nhà để có chỗ đi về và bác đã xin được việc làm để có tiền nuôi con. Chắt chiu dành dụm từ việc nuôi heo gà mới có được như ngày hôm nay. Bác về để thăm lại họ hàng, anh em và để cám ơn gia đình nhà chồng đã cho bác 8 chỉ vàng. Sau tám năm, con gái lớn của bác đã vào đại học. Một lần đổ vỡ, bác thờ ơ với tất cả nên chẳng muốn xây dựng với ai mặc dù như mẹ tôi nói không ít đàn ông thèm muốn vẻ đẹp mặn mà của bác. Giờ bác chẳng bằng ai nhưng cuộc sống của bác cũng không đến nỗi nào. Xa quê ai cũng muốn trở về nhưng bác đợi đúng tám năm sau mới làm việc đó.  Sau lần ấy, thỉnh thoảng một vài năm bác lại ra quê một lần nhưng chưa lần nào bác cho con gái mình về cùng. Mẹ tôi bảo, bác muốn để con bác trưởng thành nó sẽ tự về.
    Những ký ức đưa tôi đi xa dần cho tới khi nghe tiếng lạch cạch mở cổng tôi mới biết có người về. Căn nhà ấm áp hơn khi nồi cơm được mở ra mặc dù chỉ có ba người. Buổi tối mấy người bạn hàng xóm của chị tôi, trạc tuổi tôi cũng có đến chơi, nói chuyện, ca hát làm căn nhà biến mất sự im lặng giống lúc chiều tối cho đến khi bác tôi lạch cạch mở cổng vào nhà. Trong bộ bảo hộ lao động màu xanh lá với hai dải vàng tươi kéo dài từ vai xuống của cô lao công vệ sinh môi trường trông bác lại càng trẻ, càng đẹp hơn. Bác cười, nói điều gì đó trước mọi người rồi xuống phía sau. Chúng tôi ngồi quây xung quanh cái chiếu trải giữa nhà, cười nói nhiều hơn vì đang là lúc cao trào của cuộc vui. Cái cảm giác tôi thấy hình mình đang đang nóng dần lên từ lúc bác bước vào mặc dù bên ngoài trời càng ngày càng lạnh hơn, gió thổi vào nhà nhiều hơn qua cái rèm cửa màu hồng. 
                 ( Kính tặng bác Nhài )        TP. Hồ Chí Minh 26/6/2006
  8. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    VỀ QUÊ
    Chuyến tàu tết rất đông nhưng nó đi tàu nằm nên phòng chỉ có sáu người. Háo hức và chờ đợi từ khi mua được vé trước đó cả tháng, nó chẳng mảy may nghĩ ngợi gì về cái thành phố đang sống mà chỉ nghĩ về chặng đường trước mặt sẽ tới trong vài giờ nữa. Chín giờ sáng tàu rời ga Sài Gòn. Nắng mùa khô kéo dài cả ngày, những nơi con tàu đi qua trong cả ngày chẳng có gì  ngoài những vùng cây cỏ chết khô do thiếu nước và nóng. Sáng hôm sau, khoảng bảy giờ, lúc mọi người đang ăn sáng thì tàu qua đèo Hải Vân. Từ cửa sổ nhìn xuống nó cảm nhận được cái lạnh đang dần dần bám trên da mình. Cảnh vật buổi sáng thật thanh bình, yên ả. Tàu đang leo dốc nên chạy rất chậm. Không vui, không buồn mà chỉ trào lên một cảm xúc khó tả lần đầu tiên nó thấy trong đời. Sương buổi sáng vẫn còn phủ mờ mờ trên nhiều ngọn núi, mặt biển không một gợn sóng, xanh ngắt và phẳng như gương. Nó nhìn sâu hơn xuống mặt biển và thốt lên với mọi người xung quanh : ?oỒi! Tuyệt thật!?. Mấy người trong phòng nhìn xuống biển nơi nó đang nhìn cười cười chọc nó mấy câu rồi quay lại bữa ăn sáng của mình. Nó vẫn say sưa ngắm nhìn cả bầu trời qua khoảng không nhỏ mà chẳng để ý tới lời nhắc đồ ăn sắp nguội của người chị họ. Màu xanh của cây cối ướt đẫm, đã xanh lại càng xanh hơn do sương buổi sáng hoặc do mưa. Ký ức bị bỏ quên bao nhiêu ngày nó cũng chẳng biết nữa lần lượt hiện về. Cái cảm giác lạnh lạnh khi chạm khẽ vào những giọt sương buổi sáng khi còn ở quê khiến nó chỉ muốn đưa tay ra để chạm vào những cái lá bên cửa sổ. Đã hơn một ngày nó và những người đi cùng chỉ có mỗi công việc ăn và ngủ. Dường như ai cũng muốn vùi đầu vào ngủ để bù lại cả năm bận rộn và vất vả. Những câu chuyện vu vơ giữa sáu người cũng chẳng mấy sôi nổi ngay sau khi các bữa ăn kết thúc một lúc. Nó ngồi im, nhìn ra cửa sổ, chẳng quan tâm tới mọi cái xung quanh.
    [​IMG]
    Đang mải rượt đuổi theo những cảm giác của mình thì tàu đi vào đường hầm. Cửa sổ nơi nó đang nhìn ra tối đen như hũ nút nhưng vì có điện nên mọi thứ trên tàu vẫn nhìn thấy. Vài phút sau ánh sáng ban ngày lại xuất hiện, nó vẫn ngồi im nhìn ra ngoài. Một cây bàng phía dưới một khoảng đất nhỏ đang ra lộc. Bất chợt nó nhớ ra, đã hai năm rồi nó mới thấy cảnh một cây bàng đang ra lộc. Những cái lá non màu xanh nhạt, làm sáng bừng cả khoảng không. (Thỉnh thoảng nó hay bao biện, che dấu những cảm xúc khó tả của mình bằng các từ ngữ miêu tả theo cách mình muốn để im lặng tuyệt đối). Có thể nó muốn cái lạnh xâm chiếm toàn bộ cơ thể nên không mặc thêm áo hoặc cũng có khi vì cái cảm giác lâng lâng như vừa trải qua một điều gì đó rất khó hiểu khi nhìn thấy cây bàng làm những chiếc lông trên tay nó nổi lên một loạt và ngây ngấy lạnh. Đoạn đường qua đèo nhanh chóng kết thúc, con tàu lại tăng tốc và những bánh xe vẫn riết chặt lên đường ray. Không có một tiếng động nào ngoài tiếng hú còi tàu và tiếng sầm sập dưới gầm tàu cả. Buổi sáng mùa đông không mặt trời và giờ thỉnh thoảng lại còn thấy những phiến đá hoặc lá cây bên ngoài bị ướt nhẹp do mưa phùn. Trời càng ngày có vẻ càng lạnh hơn, lạnh lại làm những người trên tàu chỉ muốn vùi vào chiếc chăn và ngủ sau bữa ăn sáng. Nó chẳng muốn nghĩ gì mà vẫn ngồi nhìn ra ngoài để những cảm giác trôi qua, mặc cho gió lùa vào, phanh chiếc áo gió mỏng không kéo khóa. Những ngôi nhà nhỏ bên đường đứng lặng trong mưa, những cánh đồng vắng ngắt, heo hút trong cái lạnh nhưng sao nó cứ thấy hình như mình đang được bay cùng những hạt mưa phùn. Điều đó làm nó rạo rực và nóng lên vì vui.
    Cả ngày, trời vẫn ảm đạm và mưa. Sáu giờ tối tàu dừng tại Vinh, con tàu trở nên rộng và trống hơn vì nhiều người đã rải rác xuống từ các ga  trước. Trong phòng chỉ còn nó và chị họ của nó là xuống ga cuối cùng. Hai hàm răng lập cập va vào nhau, nó bước xuống sân ga để thấy không khí lạnh. Trời có vẻ mưa dày và nặng hạt hơn nó nghĩ. Người đón người đưa làm sân ga ồn ào nhưng sao nó vẫn thấy yên thanh bình và yên lặng lạ lùng. Mới sáu giờ tối mà nó tưởng như đã chín, mười giờ đêm. Gọi người bán trà nóng để mua hai ly. Cầm ly trà làm tay nó nóng lên, đưa cho người chị của mình một ly rồi nó áp bàn tay lên má. Hơi ấm trong bàn tay làm mặt nó nóng bừng lên.
    - Trời lạnh quá chị ha-  Ừ. Đêm nay chắc nhiệt độ còn xuống thấp nữa. Mình lại xuống ga lúc 12h đêm nữa chứ.- Lâu lắm rồi em mới thấy cái cảm giác này. Từ sáng tới giờ em thấy hơi hồi hộp.- Ghê quá, có ai chờ ở quê hay sao mà hồi hộp- Không phải. Do đây là lần đầu tiên em đi xa quê lâu thế, giờ mới trở lại- Có hai năm thôi mà, đâu phải lâu. Ôi, lạnh thế này chỉ có ngủ là sướng.
    Vừa nói người chị của nó vừa nằm xuống, kéo cái chăn phủ kín đầu. Nó vẫn ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Con tàu lại tiếp tục cuộc hành trình của mình trong màn đêm đen đặc. Gío bắc rít qua cánh cửa kính luồn vào mặt nó, lạnh buốt. Đã nhiều lần bị người quản lý nhắc nhở là kéo cửa kính xuống nhưng nó vẫn muốn để hở ra một chút cho gió lạnh luồn vào. Ngồi một mình, thao thức chờ đợi nên nó không sao ngủ nổi.
    Xách cái vali đứng trên sân ga mà nó cứ ngỡ ngàng không nghĩ mình đang đứng trên quê hương nơi nó đã sinh ra và lớn lên. Hai năm trước, cũng tại chỗ này các bạn nó đã tiễn nó đi. Bây giờ trở lại mà cứ ngỡ như mới hôm qua. Đêm khuya nên ga không có nhiều người, chỉ có vài tiếng ồn ào của những người xe ôm mời chào hành khách mới xuống. Ai cũng hối hả vội vã bước vì lạnh, chỉ có nó cứ đừng ngây người ra nhìn mọi thứ và cười một mình.
    - Em làm cái gì mà ngẩn người ra vậy. Giữ hành lý cẩn thận không mất đấy, đứng đây để chị ra tìm dì Huệ.
    Vừa nói chị nó vừa ấn cái vali kéo vào tay nó và bước đi. Một lúc sau nó và chị nó đã ở trong nhà. Vừa cởi giày tất ra nó vừa nói
    - Ôi, cháu về tới quê mà cứ tưởng mình đang ở đâu ý. Cháu thấy vui lắm dì!- Trời! Mới có hai năm sao cháu khác vậy. Trông chững chạc và xinh hẳn ra. Uống nước đi cho ấm. Đợi Tuyết nó pha nước nóng rửa mặt rồi đi ngủ, sáng mai dì chở hai đứa về nhà.- Khác gì cơ dì? Cháu háo hức về vì nhớ mùa đông và nhớ tết ngoài bắc đấy. Ba mẹ cháu không đồng ý cho cháu về đâu. Ba mẹ cháu bảo, tết không ăn tết cùng gia đình mà lại đi lung tung là sao?!- Ở đây có họ hàng, có quê hương, lung tung là lung tung thế nào?- Nhưng dù sao tết nhất là để sum họp gia đình, cháu không về nhà mà về quê thế này cũng thấy sao sao ý. Nhưng dù sao cháu cũng đã quyết định về, cháu rất vui.
    Được smiles_future sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 16/07/2006
  9. smiles_future

    smiles_future Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Sau khi ăn sáng, nó được người em họ chở về nhà. Từ thành phố về tới nhà nó khoảng hơn 30 phút đi xe máy. Nhìn những thứ xung quanh chẳng hiểu sao nó thấy cái gì cũng đẹp và lạ mặc dù chằng có gì lạ. Những cánh đồng rộng mênh mông không một bóng người đang ngâm nước trắng xóa. Vài con cò đứng trên bờ buồn bã nhìn xuống mặt nước lạnh buốt. Những cây bàng khẳng khiu, trơ trọi giữa trời mà không có một cái lá nào cũng làm nó vừa vui vừa ngỡ ngàng như chưa bao giờ được thấy.
    - Ở Sài Gòn chắc đẹp lắm chị nhỉ?- Hả? Sài Gòn á. Có gì đẹp đâu em, như quê mình mới gọi là đẹp này.- Quê mình có gì đâu mà đẹp, toàn những thứ chán ngắt.- Như thế này mà còn không đẹp thì ở đâu mới đẹp chứ. Sài Gòn toàn những thứ nhân tạo thôi em, chẳng có gì là tự nhiên cả. Sống ở đó chẳng bao giờ được thấy những thứ thanh bình như thế này đâu.- Vậy sao chị còn đi?- À. Ừ, cái đó nó lại khác. Đi thì mới thấy nhớ thấy yêu chứ em.
    Suốt kỳ nghỉ, không ngày nào nó không phát hiện ra những điều thú vị từ những thứ xung quanh. Từ con đường ngày xưa ngày nào cũng đạp xe giờ cũng trở nên lạ lẫm và mới mẻ với nó mặc dù chẳng có gì thay đổi. Khi sờ nhẹ lên bức tường gạch cũ, rêu phủ xanh rì cùng với sự ẩm ướt của mưa phùn lúc ra bờ ao, nó khẽ mỉm cười khi nhớ lại ngày xưa mình chỉ cao hơn bức tường này có một cái chỏm đầu, giờ đây chỉ cần bật, nhún nhẹ một cái nó có thể nhảy qua được một cách dễ dàng. Ngoài thời gian phải ở bên gia đình theo từng thời điểm trong ngày ra, nó bị bạn bè lôi kéo liên miên. Những người trong gia đình nó cũng phải lắc đầu ngán ngẩm khi ngày nào cũng có bạn học cùng tới hỏi thăm và cứ có người hỏi thăm là lại kéo nó đi, nhanh là một hai giờ, lâu là cả buổi. Lúc được ở một mình nó chỉ lang thang để tìm kiếm những cái nó chưa thấy và chưa biết bao giờ nhưng lại có trong ký ức của nó khi xa quê. Do thay đổi thời tiết đột ngột và trời quá lạnh nên nó bệnh và phải đi bệnh viện đúng vào tết. Kỳ nghỉ nào rồi cũng đến điểm kết thúc, nó phải trở lại thành phố nơi nó đang sống, làm việc. Trước khi đi nó còn một việc phải làm là tái khám tại viện K như đã hẹn nên nó tới Hà Nội trước hai ngày. Vừa để đi khám bệnh, vừa để đi chơi gặp bạn bè trước khi nó vào Sài Gòn. Trong gia đình chỉ còn mình nó là người đi muộn nhất sau kỳ nghỉ. Xách chiếc vali đến bên cạnh hai người bạn đang đứng chờ, nó không quay lại nhìn và cũng không biết bà nó đang dặn dò những gì, chỉ khẽ nói vơí giọng vui vẻ ?o Con sẽ điện ra ngay khi tới nơi. Bà đừng lo, ở đây có các bạn của con rồi?. Những giọt nước cứ làm mắt nó nhèo đi nhưng không thể rơi ra được trong suốt ba giờ ngồi xe ôtô khi nghĩ tới cái dáng nhỏ bé của bà ngoại mình đang đứng ở trên cầu rưng rưng nhìn lúc nó đi.
    - Sao tay Minh lạnh thế?- Một người bạn vừa nói vừa kéo bàn tay của nó về phía mình
    Im lặng nhìn ra cửa sổ, nó chỉ biết tay mình đang được nắm rất chặt bởi một người bạn ngồi cạnh mà nó đặt và gọi bằng cái tên ?o Biên Beo Vồ? hoặc ?o Beo Vồ?. Xe dừng lại, nó cười, nói như bình thường khi thấy hai người bạn học cùng đang chờ ba người như đã hẹn trước.
     Rời khỏi viện K, nhìn đồng hồ thấy bốn giờ chiều, nó rủ người bạn đi cùng ra cầu Thăng Long chơi. Đứng trên cầu nhìn nước sông Hồng đang xuôi dòng chảy, nó thấy lòng mình hơi se lại khi nghĩ tới cuối con sông này là quê hương của nó.
    - Mai đi rồi, nhớ không hả? ?" Biên Beo Vồ lên tiếng làm những dòng suy nghĩ của nó bị cắt đứt- Cũng không rõ nhưng trong đó mọi thứ khác ngoài này, người ta chẳng có thời gian nhớ nhung nhiều đâu.- Vậy hả? Còn tôi chắc chắn nhớ bà nhiều.- Thôi! Ông đừng có nhớ tui nhiều, tổn thọ tui lắm.- Vừa nói, vừa cười nó bước đi và bắt đầu cười nói luyên thuyên đủ mọi thứ chuyện với người bạn của mình. Buổi chiều se se lạnh, gió thổi bên những bãi ngô xanh ngắt làm sông Hồng hiền và dịu dàng hơn cái màu vốn có của nó.
    Sân Ga gần mười giờ đêm nhưng vẫn đông nghẹt người. Trời lạnh như cắt làm hai hàm răng nó lập cập va vào nhau, nó càng cảm thấy run hơn khi nhìn thấy người soát vé trước toa nó đang đứng mặc chỉ có một chiếc áo sơ mi màu xanh ngắn tay còn mình thì áo trong áo ngoài. Hành lý đã được xếp lên tàu nhưng nó vẫn còn ở dưới. Đứng xung quanh nó là bảy người bạn đang ồn ào trêu chọc lẫn nhau.
    - Năm sau Minh ra đấy thì Bắc với Hoài sẽ làm đám cưới. ?" Cô bạn nó hay kêu ?oHoài Lụt? khẽ ôm qua vai nó và ồn ào lên tiếng.- Vậy hả. Chỉ sợ tớ ra chỉ được ăn cỗ ngó thôi. Tớ chả dại.-  Cứ ra đi, không ăn cỗ của Bắc thì ăn cỗ ở nhà Bắc cũng có sao đâu - ?oBắc Đẩu? chen vào.- Yên tâm đi. Tưởng chuyện gì chứ, mấy người ở đây đám cứoi ai tớ cũng sẽ ra hết, chỉ cần mỗi lần cưới bao cho tớ một vé máy bay khứ hồi thôi, dù bận thế nào tớ cũng thu xếp để về. Sao tên Beo Vồ lâu tới thế nhỉ? -Vừa nói nó vừa cười, kéo tay áo lên xem đồng hồ. ?" Đã gần mười giờ rồi.- Lúc tối trên đường Nguyễn Chí Thanh nó bảo chắc chắn nó sẽ tới, lo gì, còn gần mười lăm phút nữa tàu mới chạy cơ mà - Một người khác trong nhóm lên tiếng.
    Càng về gần mười giờ mọi người càng có vẻ trầm lặng hơn mặc dù vẫn sôi nổi chọc nhau. Tiếng loa phóng thanh thông báo con tàu nó đi chuẩn bị rời bến. Im bặt như nén thở khi chỉ còn năm phút nữa, đang vịn tay bước lên cửa thì nghe tiếng gọi, nó quay phắt lại.
    - Minh? Minh? chờ đã?Tôi?tôi?xin lỗi ..đến trễ? vì phải? đi tìm những thứ này?Lúc tối đi chơi bà bảo bà thích ăn xôi xéo?khăn giấy của bà bị hết?Tôi?lại?chẳng biết mua nó ở đâu?tìm mãi mới ra - Người bạn của nó vừa nói vừa hổn hển thở ấn một cái bọc mềm mềm âm ấm vào tay nó.- Làm gì mà thở dữ vậy mày, từ từ nào, tàu đã chạy đâu.- Một người trong đám bạn của nó đang đứng đó vừa nói vừa lấy tay vuốt vuốt vào ngực. Nó im lặng bước vào ngồi trên chiếc ghế của mình nhìn ngó ra phía cửa sổ.- Anh gì ơi, bạn em trông to xác vậy thôi nhưng nó là gà công nghiệp đấy. Đêm thấy nó lạnh anh cứ ôm lấy nó. Anh mà ôm được nó luôn thì anh chẳng sợ thiệt đâu - Một người bên dưới cất tiếng nói to.- Bọn em nhờ anh chăm sóc bạn em giùm trên đường đi nhá ..- Biên Beo Vồ gọi với theo- Đi vào nhớ viết thư và điện về nha.
    Nhiêù tiếng nói liên tục cất lên khi tàu chuẩn bị lăn bánh. ?oHẹn gặp lại?- Nó với tay ra ngoài hét to nhìn theo những người bạn bên dưới đang đuổi chạy theo. Bánh xe vẫn lạnh lùng siết chặt vào đường ray đưa con tàu lao về phía trước. Lúc không còn nhìn thấy gì trên sân ga nữa nó mới biết nước mắt mình đang tuôn rơi xối xả. Nó đang khóc, khóc như chưa bao giờ được khóc. Không màng gì tới người bên cạnh và người soát vé đang hỏi, nó để mặc cho những giọt nước mắt thi nhau chảy trên khuôn mặt mình. Con tàu càng đi xa nước mắt của nó càng rơi nhiều hơn. Hình như tất cả nước mắt của nó trong bao nhiêu năm qua chỉ để đến lúc này mới chảy. Mọi thứ cứ lần lượt hiện lên. Những bước đi tập tễnh của bà ngoại lúc tiễn nó, người bà là chị dâu của ông ngoại nó bị liệt nhưng con cháu không chăm sóc chu đáo sáng hôm qua nó tới chào. Ngôi nhà với cái cửa nó mới nhảy lên đu xà đơn vài ngày trước. Gốc cây xoài bên bờ ao nó tần ngần đứng trước lúc ra đi. Những con phố và những hàng cây vừa mới đi qua hồi chiều cùng những người bạn của mình. Tiếng gà gáy trong xóm nó mới nghe thấy lúc ba giờ sáng nay bên kia sông Hồng khi đang nằm cạnh người bạn nó gọi là ?o Lan Lùn Bắp Ngô?. Vị lạnh của những cây kem mà bọn bạn bắt nó ăn trong lăng Bác hồi trưa. Bữa cơm chín người bên hồ Hoàn Kiếm. Tiếng nói và nụ cười của những người hàng xóm?.Tẩt cả, tất cả đều làm nó thấy như mình đang rơi xuống từ một độ cao nào đó rất cao . Nó cứ rơi mãi, rơi mãi mà không hề có điểm dừng. Bốn giờ sáng, cảm giác mắt mình đã húp lên vì khó mở to ra nhìn mọi thứ nhưng ngồi trông ra màn đêm đen ngòm bên ngoài qua ô cửa sổ nó không sao kìm lại được và vẫn cứ để nước mắt rơi tự do. Một ngày im lặng qua đi và gần như nó chỉ nói những khi thấy cần thiết lắm.
    - Xa người yêu nên nhớ hả. Hè hay tết lại về, có gì đâu mà em khóc nhiều vậy? - Người bạn đồng hành của nó hỏi khi nó vừa bỏ muỗng cơm chiều vào miệng.- Trong số đó chẳng ai là người yêu của em cả mặc dù ai em cũng yêu ?" Nó khẽ nói với vẻ mệt mỏi.- Mà sao em khóc nhiều thế, suốt cả đêm hôm qua, nay vẫn thấy nước mắt rơi, em không sợ ốm khi khóc nhiều vậy à. Cái cậu bạn mặc bộ quân phục như hải quân lúc chạy đến đưa cho em cái gói gì đó kia kìa không phải người yêu của em hả?- Anh trông giống lắm à? Bạn em học Hàng Hải Hải Phòng, nó đưa em đi rồi mới ra đó? nhưng bọn em chưa bao giờ yêu nhau cả. ?" Nó nhìn lên cái gói xôi vẫn còn để nguyên trên bàn từ hôm qua tới nay khẽ mỉm cười một mình.- Em có những người bạn thật tốt. Hôm qua lúc anh ở ngồi trên này trước rồi, nhìn bọn em ở dưới anh cũng thấy ngưỡng mộ?- Cái đó có gì đâu anh, bình thường thôi mà??- Lơ đãng nhìn ánh nắng chiều hắt nhẹ vào chỗ mình đang ngồi, nó thấy mình bình tâm hơn và không còn cảm giác muốn khóc nữa. Trời bắt đầu ấm dần lên theo chặng đường đi của nó. Mọi thứ lùi lại phía sau và giờ nó đang nghĩ tới những việc nó sẽ bắt đầu trong thời gian tới. Lật nhẹ xấp hình đã kỳ công chụp trong suốt kỳ nghỉ tết, mọi thứ với nó trở nên nhẹ tênh. Khẽ nén tiếng thở dài vì vẫn biết sẽ nhớ nhiều thứ nhưng khi nó cảm thấy vui thì những tia nắng chiều đang chiếu vào toa tàu qua ô cửa sổ có vẻ cũng vui hơn khi nó mỉm cười.
     TP. Hồ Chí Minh 16/7/2006
    Được smiles_future sửa chữa / chuyển vào 09:23 ngày 16/07/2006

Chia sẻ trang này