1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/03
    Ngày mất nhà thiên văn học nghiệp dư Anh Stephen Groombridge (07/01/1755 ?" 30/03/1832). [1] Stephen Groombridge là một thương nhân, đến năm 47 tuổi, ông đã rút khỏi công việc phụ trách thương mại với Ấn Độ, giành toàn bộ thời gian cho Thiên văn học. Ông đã soạn danh mục sao bao gồm 4243 ngôi sao trong vùng trời 50 độ xung quanh Thiên cực bắc. Trong lần xuất bản đầu tiên, nhiều lỗi trong cuốn danh mục này đã được phát hiện và được giám đốc đài thiên văn Greenwich là G. Biddell Airy sửa chữa, xuất bản lại vào năm 1938. Toàn bộ các ngôi sao trong danh mục này có độ trưng biểu kiến lớn hơn cấp 9.
    Năm 1812, Groombridge được bầu vào hội đồng Hoàng gia Anh, năm 1820, ông là một trong những người sáng lập ra hội Thiên văn Luân Đôn (sau trở thành hội Thiên văn Hoàng gia). Tên của ông đã được đặt cho một ngôi sao trong chòm Ursa Major (Groombridge?Ts Star) [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Thiết bị đo sao của Groombridge​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 30 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/3/3_30.htm
    [2]The Weald, database last updated 06/03/2007, Groombridge, Stephen, http://www.theweald.org/N10.asp?NId=2620
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    31/03
    Ngày 31/03/1966, Liên Xô đã phóng thành công tàu thám hiểm Luna10 thăm dò Mặt Trăng [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu thám hiểm Luna 10​
    Luna10 là tàu thăm dò đầu tiên hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng (sớm hơn 4 tháng so với tàu thăm dò Lunar Orbiter1 của NASA). Trên Luna10 triển khai các thiết bị để khảo sát trường hấp dẫn Mặt Trăng, khả năng bức xạ của Mặt Trăng tại nhiều bước sóng, khảo sát plasma phát ra từ Mặt Trời, ... Nguồn năng lượng cho các hoạt động của Luna10 lấy từ các khối pin mang theo. tổng cộng, Luna10 đã bay 460 vòng quanh Mặt Trăng, thực hiện 219 lần truyền dữ liệu về Trái Đất. Tín hiệu cuối cùng của Luna10 phát về Trái Đất vào ngày 30/05/1966.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 31 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/3/3_31.htm
    [2][bNational Space Science Data Center, database last updated 20/03/2007, Luna 10[/b], http://nssdc.gsfc.nasa.gov/database/MasterCatalog?sc=1966-027A
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/04
    Ngày 01/04/1960, Hoa Kỳ đã phóng thành công TIROS1 (Television Infrared Observation Satellite), vệ tinh thời tiết đầu tiên [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh TIROS1​
    TIROS1 hoạt động trên quỹ đạo trong vòng 78 ngày, chụp và truyền về Trái Đất tổng cộng 22952 tấm ảnh. Thành công của TIROS-1 đã mở đầu cho hàng loạt chương trình vệ tinh theo dõi thời tiết toàn cầu của NASA như TOS (TIROS Operational System), ITOS (Improved TIROS), NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration) [1]
    TIROS1 có khối lượng 120 kg, sử dụng năng lượng mặt trời. TIROS1 sử dụng băng từ làm bộ nhớ tạm để lưu trữ ảnh trong những lúc vệ tinh bay ra ngoài tầm liên lạc với Trái Đất [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Bức ảnh đầu tiên TIROS1 chụp Trái Đất​
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 22/02/2005. Today in space history ?" 1 April, http://www.esa.int/esaSC/SEM0ZX1PGQD_index_1.html#subhead1
    [2]Wikipedia, 3/2007. TIROS-1, http://en.wikipedia.org/wiki/TIROS-1
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/04
    Ngày 02/04/1845, hai nhà vật lý người Pháp Armand Hippolyte Louis Fizeau và Léon Foucault đã chụp được tấm ảnh đầu tiên của Mặt Trời [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Bức ảnh đầu tiên chụp Mặt Trời​
    Tiếp tục những nghiên cứu về Mặt Trời, năm 1847, Fizeau và Foucault đã phát hiện ra sự giao thoa của các tia bức xạ Mặt Trời. Năm 1849, Fiezau là người đầu tiên đo được vận tốc ánh sáng bằng những thí nghiệm tiến hành dưới Mặt Đất. Ông nhận thấy, tốc độ ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn trong nước. Hai kết quả trên đã khẳng định bản chất sóng của ánh sáng và ảnh hưởng từ sự chuyển động của nguồn sáng đến sự dịch chuyển các vạch phổ.[1]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 22/02/2005. Today in space history ?" 2 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMCWK8CURD_index_0.html#subhead1
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/04
    Ngày sinh nhà thiên văn học Đức Hermann Karl Vogel (03/04/1842 ?" 13/08/1907) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Hermann Karl Vogel (03/04/1842 ?" 13/08/1907)​
    Hermann Karl Vogel đã phát hiện ra các cặp sao đôi quang phổ (spectroscopic binaries), đó là những ngôi sao đôi ở gần nhau đến mức không thể phát hiện được bằng các thiết bị quang học, tuy nhiên, bằng những phân tích quang phổ, ta vẫn có thể phát hiện ra chúng. Ông là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu ánh sáng từ các ngôi sao ở khoảng cách xa. [1]
    Vogel nghiên cứu phổ của các ngôi sao, hành tinh, sao chổi và Mặt Trời. Ông là người đầu tiên mô tả được chuyển động quay của Mặt Trời dựa trên việc nghiên cứu hiệu ứng Doppler của ánh sáng phát ra từ 2 bên rìa Mặt Trời (phân chia bởi trục quay). Vogel đã lập ra những bảng quang phổ của Mặt Trời và tiến hành những xếp loại sao dựa trên quang phổ. Một trong những đóng góp to lớn nhất của Vogel cho Thiên văn học, đó là sử dụng hiệu ứng Doppler để đo vận tốc chuyển động xuyên tâm của các ngôi sao. Cùng với Juilius Scheiner, Vogel đã xác định được đường kính và khối lượng của các ngôi sao dựa trên việc phân tích quang phổ [2].
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Sao Hỏa, một crater trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 03 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/3_4.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Hermann Karl Vogel, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Vogel/index.html
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/04
    Ngày mất Alfonso X (23/11/1221 - 04/04/1284), hoàng đế Tây Ban Nha, nhà thiên văn học, người đã giữ vai trò chỉ đạo trong việc biên soạn các bảng vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh (Alfonsine Tables)[1]
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng hoàng đế Alfonso X, thủ đô Mandrid, Tây Ban Nha​
    Alfonso X biết đến thiên văn học qua những người Ả rập. Ông đã chỉ đạo việc biên soạn và xuất bản các bảng Alfonsine vào năm 1252, đúng ngày ông lên ngôi vua vùng Castile và Léon. Quá trình tính toán các bảng Alfonsine dựa trên mô hình địa tâm của Ptolemy, được thực hiện bởi khoảng 50 nhà thiên văn. Đây được coi là các số liệu chính xác nhất mà các nhà thiên văn học có được trong thời Trung cổ. Nó giữ nguyên giá trị cho đến tận thế kỷ 16, khi mà các nhà thiên văn bắt đầu biên soạn các bảng thiên văn dựa trên mô hình Nhật Tâm của Copernicus.
    Tên của ông đã được đặt cho một crater trên Mặt Trăng (crater Alphonsus)
    [​IMG]
    Ảnh: Trang mục lục của Alfonisine Tables​
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 22/02/2005. Today in space history ?" 4 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMT4L8CURD_index_0.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 06/04/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    05/04
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 05/04. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ xung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    06/04
    Ngày 06/04/1973, NASA đã phóng thành công tàu thăm dò Pioneer 11[1]
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu thăm dò Pioneer 10, 11​
    Pioneer 11 là tàu thăm dò thứ 2 của NASA thực hiện nhiệm vụ thám hiểm các hành tinh tính từ Sao Mộc trở ra của hệ Mặt Trời (Pioneer 10 và 11). Pioneer 11 là tàu thăm dò đầu tiên tiếp cận Sao Thổ và vành đai chính của hành tinh này. [2]
    Pioneer 11 có chiều dài 2.9 mét, trên đó triển khai một ăngten chính có đường kính 2.74 m. Nguồn năng lượng sử dụng của Pioneer 11 là năng lượng hạt nhân, với công suất là 144W khi bay qua Sao Mộc và giảm xuống còn 100W khi bay qua Sao Thổ. Pioneer11 định vị trong không gian bằng 2 đầu dò Mặt Trời và một đầu dò sao Canopus. Việc giữ tàu vũ trụ quay ổn định và hiệu chỉnh vận tốc được thực hiện bằng 3 cặp tên lửa đẩy trên tàu. Trên Pioneer 11 triển khai các thiết bị đo từ trường của hành tinh, của môi trường giữa các hành tinh, đo gió Mặt Trời, tia vũ trụ, đo các thông số của Sao Mộc, Sao Thổ và các vệ tinh của những hành tinh này, ... [2]
    Trên Pioneer 10 và Pioneer 11 có mang theo một tấm biển nhỏ trên đó vẽ hình một người đàn ông, một người đàn bà và vị trí của Mặt Trời, Trái Đất trong giải Ngân Hà.[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Tấm biển gắn trên Pioneer 10 và Pioneer 11​
    Ngày 04/12/1974, Pioneer 11 bay qua Sao Một ở khoảng cách 34 nghìn km. Sau khi tăng tốc nhờ lực hấp dẫn của Sao Mộc, Pioneer 11 bay đến và tiếp cận Sao Thổ ở khoảng cách 21 nghìn km vào ngày 01/09/1979 và sau đó tiếp tục bay thoát ra khỏi hệ Mặt Trời. Vào ngày 30/09/1995, các thiết bị triển khai trên Pioneer 11 ngừng hoạt động vì hết năng lượng. Vào thời điểm đó, Pioneer 11 cách Mặt Trời 44.7 AU và đang dời xa Mặt Trời với vận tốc trung bình 2.5 AU/năm.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 06 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_6.htm
    [2]National Space Scince and Data Center, NASA, last updated 20/10/2005, Pioneer 11, http://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/tmp/1973-019A.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 07/04/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    07/04
    Ngày 07/04/1001, NASA đã phóng thành công Mars Odysssey, tàu thăm dò Sao Hỏa[1]
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu thăm Mars Odysseys​
    Mars Odyssey là tàu thám hiểm kiểu vệ tinh, chuyển động xung quanh Sao Hỏa với mục đích chính là thu thập các thông tin về khí hậu và địa hình hành tinh này. Các nhà khoa học của NASA kỳ vọng rằng các quan sát của Mars Odyssey sẽ giúp phát hiện các nguồn nước cũng như kiểm tra khả năng tồn tại của con người trên Sao Hỏa [2]
    Mars Odyssey tiếp cận Sao Hỏa vào ngày 24/10/2001. Tàu thăm dò đã dùng động cơ chính để giảm tốc, chuyển động xung quanh Sao Hỏa như một vệ tinh nhân tạo. Dựa vào tầng khí quyển của Sao Hỏa, Mars Odyssey giảm tốc dần dần và càng ngày càng tiếp cận bề mặt hành tinh đỏ. Với cách trên, Mars Odyssey đã tiếp kiệm được khoảng 200 kg nhiên liệu của động cơ.[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Đường baytừ Trái Đất đến Sao Hỏa của Mars Odyssey​
    Quá trình giảm độ cao kết thúc vào tháng 1 năm 2002 và quá trình vẽ bản đồ bề mặt Sao Hỏa bắt đầu từ tháng 2 năm 2002. Các nhiệm vụ chính của Mars Odyssey đã kết thúc vào tháng 8 năm 2004 và từ đó đến nay, Mars Odyssey thực hiện các nhiệm vụ mở rộng. Mars Odyssey còn đóng vai trò trạm trung chuyển tín hiệu cho hai xe tự hành Spirit và Opportunity cũng như các thiết bị sẽ được phóng đến Sao Hỏa trong tương lai [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 07 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_7.htm
    [2]Jet Propulsion Laboratory, NASA, last updated 22/03/2006, 2001 Mars Odyssey, http://mars.jpl.nasa.gov/odyssey/mission/
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    08/04
    Ngày 08/04/1998, đài quan sát thiên văn hồng ngoại ISO (Infrared Space Observatory) của ESA đã kết thúc quá trình quan sát vũ trụ[1]
    [​IMG]
    Ảnh: Đài quan sát ISO của ESA​
    Các đài quan sát thiên văn hồng ngoại thường phải động tại nhiệt độ gần 0K. Đài quan sát ISO mang theo hơn 2000 lít heli lỏng, bốc hơi tại nhiệt độ 2K, có tác dụng ổn định nhiệt độ làm việc. Ngày 08/04/1998, nhiệt độ của hệ thống thiết bị tăng lên 4K, không thể tiếp tục tiến hành các quan sát tại bước sóng hồng ngoại được nữa. Trong khoảng 1 tháng sau, nhiệm vụ của ISO là truyền nốt dữ liệu quan sát về Trái Đất. Ngày 16/05/1998, sau khi đã phát lệnh đưa ISO vào một quỹ đạo mà trên đó, đài quan sát sẽ bị tiêu hủy khi ma sát với tầng khí quyển trong khoảng thời gian từ 20 ?" 30 năm sau (tính từ năm 1998), ESA đã chấp dứt mọi liên lạc với ISO.[2]
    Tổng cộng, ISO đã hoạt động trên quỹ đạo khoảng 28 tháng (nhiều hơn 10 tháng so với kế hoạch dự định), tiến hành khoảng 26000 quan sát. [1].
    ====
    Ngày 08/04/1947, một đám các vết đen rất lớn đã xuất hiện ở phía nam Mặt Trời. Diện tích toàn bộ khoảng 7 tỷ dặm vuông (khoảng 6% diện tích đĩa Mặt Trời). Từ đó đến nay, các nhà thiên văn chưa quan sát được đám vết đen nào có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích đám vết đen năm 1947 [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Đám vết đen năm 1947​
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 22/02/2005. Today in space history ?" 8 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMAFV57ESD_index_0.html
    [2] European Space Agency, last updated 14/02/2007. Infrared Space Observatory, http://www.iso.esac.esa.int/

Chia sẻ trang này