1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/04
    Ngày 19/04/1971, Liên Xô đã phóng thành công trạm không gian Salyut 1. Đây là trạm không gian đầu tiên của Liên Xô, đồng thời cũng là trạm không gian đầu tiên của Thế giới [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Salyut 1​
    Trạm Salyut 1 có chiều dài 20 m, đường kính chỗ lớn nhất 4m. Salyut 1 được phóng trước lên quỹ đạo, sau đó, các nhà du hành sẽ bay lên trạm không gian bằng các tàu Soyuz. Ngày 25/04/1971, tàu Soyuz 10 đã kết nối được với Salyut 1, tuy nhiên, 3 nhà du hành không thể chuyển từ tàu Soyuz sang trạm không gian. Ngày 07/06/1971, tàu Soyuz 11 đã kết nối thành công với Salyut 1. 3 nhà du hành Vladislav Volkov, Georgi Dobrovolski và Viktor Patsayev đã làm việc trên trạm không gian trong vòng 23 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình trở về Trái Đất, một chiếc van điều áp của Soyuz 11 bị hỏng, dẫn đến việc không khí trong tàu vũ trụ bị thoát ra ngoài không gian, cả 3 nhà du hành vũ trụ đã hi sinh. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Salyut 1 kết nối với Soyuz 10​
    Ngày 11/10/1971, Salyut 1 rơi vào bầu khí quyển Trái Đất và bùng cháy. Tổng cộng Salyut 1 đã ở trên vũ trụ 175 ngày, bay 2929 vòng quanh Trái Đất. [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_19.htm
    [2]Wikipedia, 3/2007. Salyut 1, http://en.wikipedia.org/wiki/Salyut_1
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/04
    Ngày mất John Goodricke (17/09/1764 - 20/04/1786), nhà thiên văn nghiệp dư người Anh [1]
    [​IMG]
    Ảnh: John Goodricke (17/09/1764 - 20/04/1786)​
    John Goodricke sinh ra tại Gronigen, trong một gia đình cha là nhà ngoại giao, mẹ là con của một thương nhân Hà Lan. Năm lên 5 tuổi, sau một cơn sốt, Goodricke bị điếc, tuy nhiên, Goodricke đã rèn luyện để có thể hiểu được người khác nói gì qua những cử động của môi. Năm 13 tuổi, Goodrike đủ khả năng đến trường, học cùng những người bình thường khác [2]
    Quan sát thiên văn một cách nghiệp dư, tuy nhiên, Goodricke được coi là người đầu tiên ghi nhận và giải thích hiện tượng sao biến quang có chu kỳ [1]. Quan sát sao Algol (beta Persei), Goodrike nhận thấy ngôi sao này thay đổi độ trưng đến hơn 1 cấp với chu kỳ là 68 giờ 50 phút. Trong báo cáo gửi cho Hội hoàng gia Anh năm 1783, Goodricke đã mô tả những quan sát của mình, đồng thời đưa ra hai cách giải thích: (1) sao Algol bị che khuất bởi một thiên thể tối hơn một cách có chu kỳ hoặc (2) trên bề mặt sao Algol có một vùng tối hơn và vùng tối này hướng về Trái Đất một cách có chu kỳ theo chuyển động quay của ngôi sao. Với cách giải thích thứ nhất, Goodricke đã chỉ ra được bản chất của hiện tượng sao biến quang do che khuất (occulting variable star) [2]
    Các quan sát và phân tích quang phổ đầu thế kỷ 20 đã cho thấy, Algol thật sự là một hệ 3 ngôi sao, sự biến quang xảy ra do hiện tượng che khuất lẫn nhau của 3 thiên thể này [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Hệ sao Algol​
    Hội hoàng gia Anh đã trao tặng huy chương Godfrey Copley cho Goodricke vì phát hiện trên. Ngày 16/04/1786, Goodricke được kết nạp vào Hội hoàng gia Anh. Tuy nhiên, Goodricke đã qua đời sau đó 4 ngày ở tuổi 21 vì bệnh viêm phổi [1]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 20 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMDYH67ESD_index_0.html
    [1] Jens Dengler, 08/2003. John Goodricke, The Discovery of the Occultating Variable Stars, http://www.surveyor.in-berlin.de/himmel/Bios/Goodricke-e.html
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/04
    Ngày 21/04/1994, Alexander Wolszczan, nhà thiên văn người Ba Lan đã thông báo về việc tìm ra các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời [1].

    [​IMG]
    Ảnh: Alexander Wolszczan​
    Năm 1990, dựa trên những kết quả quan sát tại bước sóng radio tại đài thiên văn Arecibo, Wolszczan cùng với đồng nghiệp là nhà thiên văn Dale Frail đã phát hiện ra pulsar PSR B1257+12 trong chòm sao Virgo. Dựa trên những nhiễu động của tín hiệu phát ra từ PSR B1257+12, Wolszczan đã chứng minh được sự tồn tại của 2 hoặc 3 hành tinh quay quanh pulsar này [1]. Trong trường hợp có 2 hành tinh, một hành tinh sẽ có khối lượng gấp 4.3 lần khối lượng Trái Đất, cách pulsar khoảng 0.36 AU, hành tinh còn lại có khối lượng gấp 2.8 lần Trái Đất, cách pulsar khoảng 0.47 AU.
    [​IMG]
    Ảnh: Các hành tinh xung quanh pulsa PSR B1257+12 (tranh minh họa) ​
    Đây là những hành tinh đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời được phát hiện ra [2] Tuy nhiên, vì quay quanh một pulsar, chịu tác dụng của các tia bức xạ có cường độ rất lớn cho nên trên các hành tinh này không thể tồn tại sự sống. Năm 1995, 2 nhà thiên văn Michel Mayor và Didier Queloz đã phát hiện ra một hành tinh quay quanh ngôi sao 51 Pegasi, ngôi sao có các đặc điểm rất giống với Mặt Trời [1]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 21 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMVAI67ESD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 3/2007. Alexander Wolszczan, http://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Wolszczan
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 10:33 ngày 22/04/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/04
    Ngày 22/04/1056, ngôi "sao khách" nổi tiếng xuất hiện cạnh sao zeta Tauri đã mờ đến mức không thể quan sát bằng mắt thường [1]. Đây là một trong những supernova nổi tiếng nhất được ghi chép lại trong lịch sử nhân loại. Xuất hiện từ khoảng tháng 7 (hoặc tháng 8 năm 1054), ngôi sao này đã tỏa sáng trên bầu trời trong gần 2 năm.
    [​IMG]
    Ảnh: Vị trí supernova năm 1054​
    "Sự kiện sao siêu mới nổ năm 1054 quan sát ở Trung Quốc đã được ghi trong ít nhất 5 tài liệu lịch sử. Trong cuốn "Trung Quốc Cổ Tịch Tống Hội Yếu" đã ghi rằng ngày 21 tháng 7 năm thứ nhất Chí Hòa (tháng 8 năm 1054 dương lịch), người phụ trách tính toán lịch tên là Dương Huy Đức nhìn thấy một "Sao khách" xuất hiện trên bầu trời, óng ánh sắc màu vàng (màu vàng là màu của Hoàng Đế). Ông ta viết: "Tôi đoán là Sao khách không xâm phạm đến Sao Tất (sao Anđêbaran sáng nhất trong chòm Kim Ngưu, Taurus). Đây là một điềm tốt cho Hoàng Đế và báo là cả ngước sẽ thịnh vượng, tôi xin ghi lời đoán của tôi vào sách sử". Tháng 3 năm ths nhất Gia Hữu (năm 1056 dương lịch), một nhà thiên văn báo là Sao khách đã biến đi. Ông ta ghi rằng sao xuất hiện lần đầu vào một buổi sáng tháng 5 năm thứ nhất Chí Hòa bên cạnh sao Thiên Quan (sao dêta Tauri trong chòm Kim Ngưu). Sao nhìn thấy trong 23 ngày liền giữa ban ngày, óng ánh màu trắng đỏ, sáng bằng Thái Bạch (hành tinh Kim).
    Sao siêu mới năm 1054 cũng được quan sát tại Kinh Đô (Kyoto) Nhật Bản. Trong sử Minh Nguyệt Kí của Nhật Bản có chép : một sao khách được quan sát thấy trong chòm sao Kim Ngưu (gần sao Thiên Quan) ở chân trời phía Đông bắt đầu từ trung tuần tháng 4, giờ Sửu, năm thứ hai thời Thiên Hỉ (20 đến 29 tháng 5 dương lịch năm 1054), tức là sớm hơn Trung Quốc, lúc cường độ sao siêu mới chưa tối đa. Các nhà khảo cổ cho rằng, sự kiện sao siêu mới năm 1054 cũng đã được người da đỏ bên Mĩ ngyaf xưa khắc vào đá ở vùng Aridôna (Arizona) " [2]
    (Lưu ý rằng thời gian trong đoạn trích trên được tính theo âm lịch)
    [​IMG]
    Ảnh: Tinh vân Con Cua (ảnh tổng hợp từ kết quả quan sát của các kính thiên văn không gian Hubble, Chandra, Spitzer) ​
    Ngày nay, chúng ta đều biết rằng sao khách năm 1054 chính là một vụ nổ supernova mà tàn tích của nó là tinh vân Con Cua (Crab Nebula, M1). Vụ nổ xảy ra cách Trái Đất 6500 năm ánh sáng. Khí quyển của sao bay ra ngoài không trung như những sợi tơ với vận tốc 1500 km/s, phần lõi của ngôi sao là một pulsar (NP 0532) quay 30 vòng/s, đường kính khoảng 10 km.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 22 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMP6K67ESD_index_0.html
    [2]Nguyễn Quang Riệu, Vũ Trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại, NXB Giáo Dục, 1995
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/04
    Ngày 23/04/1962, NASA đã phóng tàu thăm dò Ranger 4 [1]. Đây là tàu thăm dò thứ hai thuộc thế hệ thứ hai của dự án Ranger với mục đích thám hiểm Mặt Trăng bằng thiết bị không người lái. Mặc dù gặp sự cố ngay sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, tuy nhiên, Ranger 4 vẫn tiếp tục quá trình bay và trở thành thiết bị thám hiểm đầu tiên của Hoa Kỳ đến được Mặt Trăng
    Ranger 4 có khối lượng 328 kg, có khoang riêng chứa camera, các đầu dò và máy đo địa chấn. Khoang riêng này được trang bị tên lửa hãm (module đổ bộ) với kỳ vọng sẽ triển khai được các thiết bị này hoạt động trên bề mặt Mặt Trăng. Ranger 4 được đưa lên không gian bằng hệ thống tên lửa đẩy Atlas LV-3A/Agena B. Toàn bộ quá trình phóng diễn ra rất hoàn hảo, Ranger 4 tiếp cận Mặt Trăng và tách ra khỏi tên lửa Agena B. Tuy nhiên, đồng hồ của bộ xử lý trung tâm của Ranger 4 không hoạt động nên toàn bộ quá trình điều khiển từ mặt đất cũng như từ phần mềm cài trên tàu đều bị tê liệt. Trạm định vị trên mặt đất vẫn theo dõi được quá trình bay của Ranger 4. Các kết quả theo dõi cho thấy, Ranger 4 đã đâm xuống Mặt Trăng với vận tốc khoảng 2.67 km/s.. Tầng trên của tên lửa Agena B vượt qua Mặt Trăng và tiếp tục bay trên một quỹ đạo quanh Mặt Trời. Mặt đất không thể nhận được một bức ảnh nào từ Ranger 4. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Ranger 4 trước khi phóng ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 23 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_23.htm
    [2]. Mark Wade, 1997 ?" 2007. Ranger 3-4-5, http://www.astronautix.com/craft/raner345.htm
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/04
    Ngày 24/04/1990, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã được phóng vào không gian [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu con thoi Discovery triển khai kính Hubble ​
    Kính thiên văn vũ trụ Hubble là sản phẩm hợp tác của 2 cơ quan không gian NASA và ESA. Tên của kính được đặt để vinh danh nhà thiên văn Edwin Powell Hubble (20/11/1889 - 28/09/1853). Đây cũng là kính quan sát không gian đầu tiên trong hệ thống «NASA Great Space Observatories» bao gồm 4 kính thiên văn/ đài thiên văn không gian : Hubble (quan sát chủ yếu tại bước sóng biểu kiến), Compton (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia gamma), Chandra (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia X) và Spitzer (quan sát chủ yếu tại bước sóng hồng ngoại). Trải qua hơn 17 năm hoạt động, kính thiên văn Hubble giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thiên văn học hiện đại và phổ biến thiên văn học đối với cộng đồng. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Sơ đồ trao đổi dữ liệu giữa kính Hubble và mặt đất​
    Được đưa lên vũ trụ bằng tàu con thoi Discovery, kính Hubble hoạt động ở quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 600 km, chuyển động 1 vòng quanh Trái Đất trong khoảng 96 ?" 97 phút. Gương phản xạ chính của kính Hubble có đường kính 2.4 m. Do không bị ảnh hưởng bởi khí quyển, kính Hubble có khả năng cho ảnh sắc nét gấp 5 lần so với chiếc kính thiên văn quang học hiện đại nhất đặt trên mặt đất. Mặc dù mục đích chính là quan sát tại bước sóng khả kiến, tuy nhiên, kính Hubble được triển khai thêm các thiết bị để có thể quan sát thêm ở cả bước sóng hồng ngoại và tử ngoại. Năng lượng cung cấp cho toàn bộ các thiết bị được lấy từ 2 tấm pin mặt trời có kích thước 2.6m x7.1m. Một phần năng lượng được dự trữ trong 6 khối pin để sử dụng trong 25 phút kính Hubble chuyển động vào phần bóng tối của Trái Đất trong mỗi chu kỳ. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Dải sóng làm việc của kính Hubble ​
    Sau khi phóng được một tuần, các kết quả quan sát truyền về cho thấy đã có một lỗi nhỏ trong quá trình chế tạo tấm gương chính. Mặc dù lỗi này rất nhỏ, tuy nhiên, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả quan sát đối với các thiên thể xa và mờ. Lỗi này đã được một nhóm chuyên gia của NASA sửa chữa vào tháng 12/1993 (STS-61, tàu con thoi Endeavour). Đợt sửa chữa này còn triển khai thêm 1 số thiết bị và nâng cấp máy tính chính của kính Hubble. Từ đó đến nay, kính Hubble còn được nâng cấp thêm 3 lần nữa (Tháng 2 năm 1997 và tháng 12 năm 1999 do phi hành đoàn của tàu Discovery, tháng 3 năm 2002 do phi hành đoàn của tàu Columbia). [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Hai bức ảnh kính Hubble chụp thiên hà M100 trước và sau khi nâng cấp ​
    Sau tai nạn của tàu Columbia tháng 2 năm 2003, kính Hubble chưa được nâng cấp thêm 1 lần nào nữa. Ngày 30/01/2007, camera chính đã ngừng hoạt động, kính Hubble chỉ còn làm việc tại vùng sóng tử ngoại. NASA dự tính sẽ tiến hành thêm 1 lần nâng cấp kính Hubble nữa vào tháng 5 năm 2008. Nhiệm vụ này sẽ do phi hành đoàn tàu Atlantis thực hiện. Vì lý do an toàn, NASA sẽ triển khai song song hai tàu con thoi, tàu Discovery cũng sẽ bay lên không gian, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Nếu lần nâng cấp thứ 5 thành công, kính Hubble sẽ hoạt động đến năm 2013. [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Kính Hubble ngoài không gian (tàu Discovery chụp tháng 2 năm 1997) ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 24 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMQ4E2PGQD_index_0.html
    [2] European Space Agency, 2000 - 2007. Hubble Overview, http://www.esa.int/esaSC/SEM106WO4HD_index_0_m.html
    [3]Wikipedia, 4/2007. Hubble Space Telescope, http://en.wikipedia.org/wiki/Hubble_Space_Telescope
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 24/04/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/04
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Pháp Gérard Henri de Vaucouleurs (25/04/1918 ?" 07/10/1995) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Gérard Henri de Vaucouleurs (25/04/1918 ?" 07/10/1995) ​
    Lĩnh vực nghiên cứu của de Vaucouleurs là tuổi và quy mô của vũ trụ. Đối tượng quan sát chủ yếu của ông là thiên hà và các đám thiên hà. Trong 3 năm 1964, 1976 và 1991, ông đã biên soạn 3 cuốn danh mục thiên hà (Reference Catalogue) dựa trên dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Đây thật sự là những cơ sở dữ liệu rất hữu ích trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Trong vòng 50 năm, ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 360 nghiên cứu, 20 cuốn sách và hơn 100 bài báo phổ biến kiến thức. Ông đã tìm ra các tham số chuẩn mô tả sự phân bố độ sáng của các thiên hà chung chung và định luật để mô tả sự phân bố độ sáng của các thiên hà elipse, ... [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 25 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_25.htm
    [2]UNjobs Association of Geneva,In Memoriam, http://www.utexas.edu/faculty/council/1998-1999/memorials/Devaucouleurs/devaucouleurs.pdf
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/04
    Ngày sinh của nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ Arno Allan Penzias (26/04/1933) [1]. Năm 1965, Penzias và Robert Woodrow Wilson đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ. Năm 1978, hai nhà vật lý thiên văn đã được trao nửa giải Nobel Vật lý vì phát hiện này
    [​IMG]
    Ảnh: Arno Allan Penzias​
    « Sự phát hiện tình cờ ra bức xạ phông Vũ trụ bởi hai nhà vật lý thiên văn vô tuyến Mỹ, Pendiat (Penzias) và Uynxơn (Wilson) năm 1965 là một yếu tố quyết định cho thuyết Vụ nổ lớn. Hồi đó hai ông đang thử máy thu tín hiệu trên bước sóng 3 xentimet (sóng vô tuyến). Dụng cụ gồm có một máy thu tín hiệu rất nhậy và một ăngten dài hình kèn, dùng để liên lạc với các vệ tinh nhân tạo. Họ thu được vào máy một tín hiệu rất yếu, và thoạt đầu tưởng là bức xạ vô tuyến này là nhiễu xạ phát ra bởi những thiết bị nhân tạo như rađa. Sau khi lau chùi ăngten cẩn thận (vì chim làm tổ trong ăngten cũng có thể phát ra nhiễu xạ !) và kiểm tra tỉ mỉ, họ phải khẳng định là bức xạ phát ra đồng đều từ tứ phía trong không trung. Nguồn bức xạ phải ở ngoài Trái đất, phát từ Vũ trụ. Trước đó, năm 1948, Gamôp (Gamov), một nhà vật lý học người Mỹ đã có lí thuyết cho rằng vết tích của bức xạ Vũ trụ nguyên thủy lúc đầu nóng ít nhất hàng triệu tỉ độ, ngày càng nguội dần vì Vũ trụ giãn nở. Ông tiên đoán rằng nhiệt độ hiện nay của bức xạ chỉ còn khoảng 10 độ Kelvin, độ tuyệt đối K trong thang Kenvin (Kelvin), tức là 263 độ dưới không độ (-263 độ C) trong thang bách phân Xenxiusơ (Celsius). Ta dùng thông thường thang Xenxiusơ để đo nhiệt độ gọi là độ C. Trong ngành vật lí thiên văn, thang độ tuyệt đối Kenvin thường được dùng và viết tắt là K. Nhiệt độ của bức xạ thu được trong máy của Pendiat và Uynxơn khoảng 3 K. Hai nhà vật lí thiên văn nhận thức rằng họ đã tìm thấy một kết quả quan sát vô cùng quan trọng, vì chính nó là vết tích của Vụ nổ nguyên thủy tiên đoán bởi Gamốp và tạo ra Vũ trụ cách đây khoảng 15 tỉ năm. Nhờ sự quan sát trên nhiều bước sóng, từ bước sóng xentimet tới bước sóng milimet, nhiệt độ của bức xạ Vũ trụ hiện nay đo được rất chính xác là 2,735 K. Tuy nhà lí thuyết Gamôp tiên đoán nhiệt độ không hoàn toàn chính xác, nhưng cảm nhận trực giác của ông đã hướng dẫn tới sự phát hiện ra bức xạ phông Vũ trụ. Bức xạ này đẳng hướng phát ra đồng đều từ tứ phía và có đặc tính của một « bức xạ nhiệt », cũng được gọi là bức xạ « vật đen ». Vật đen là một khái niệm dùng trong ngành vật lí để chỉ một vật phát xạ khi được hun nóng như một cục than hồng. Hành tinh cũng như Trái đất hấp thụ bức xạ của Mặt trời nên cũng phát ra bức xạ nhiệt » [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_26.htm
    [2]Nguyễn Quang Riệu, Vũ Trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại, NXB Giáo Dục, 1995
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/04
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 27/04. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ xung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/04
    Ngày sinh nhà thiên văn Hà Lan Jan Hendrik Oort (28/04/1900 ?" 05/12/1992) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Jan Hendrik Oort (28/04/1900 ?" 05/12/1992)​
    Lĩnh vực nghiên cứu của Jan Oort tập trung vào việc tìm hiểu cấu trúc và sự phân bố của các thiên hà. Ông được coi là một trong những nhà thiên văn học hàng đầu của châu Âu trong thế kỷ XX, là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các đài quan sát của châu Âu ở Nam bán cầu. [2]
    Năm 1927, Oort chứng minh giả thiết về chuyển động quay của Ngân Hà của Bertil Lindblad thông qua quá trình phân tích chuyển động của các ngôi sao ở khoảng cách xa. Ông đã tìm ra được bằng chứng về sự chuyển động vi sai (differential rotation) của Ngân Hà và xây dựng được mô hình toán biểu diễn cấu trúc của các thiên hà. Trong thời gian thế chiến thứ II, ông đã khuyến khích Hendrik C. van de Hulst trong việc nghiên cứu các vạch phổ ở bước sóng radio. Sau thế chiến, Oort đã phụ trách một nhóm nghiên cứu, xây dựng và sử dụng kính thiên văn radio đường kính 25 m tại Dwingeloo để nghiên cứu sự phân bố hydro trong Ngân Hà dựa trên vạch phổ có bước sóng 21 cm. Nhóm nghiên cứu của Oort đã phát hiện ra các cánh tay xoắn ốc của Ngân Hà, trung tâm Ngân Hà và sự chuyển động của các đám khí. Năm 1950, Oort đề xuất mô hình của sự hình thành các sao chổi trong hệ Mặt Trời (đám mây Oort). Nghiên cứu tinh vân Con Cua (M 1), ông nhận thấy sự phân cực ánh sáng phát ra từ tinh vân này, đó chính là bằng chứng cho đề xuất của Iosif S. Shklovskii về sự phát xạ synchrotron (synchrotron radiation).[2]
    Tên của ông được đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 1691 Oort), một khu vực cách Mặt Trời khoảng 1 năm ánh sáng, được coi là cái nôi của các sao chổi (Oort cloud), hằng số Oort mô tả cấu trúc của các thiên hà [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Đám mây Oort​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 28 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_28.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Jan Hendrik Oort, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Oort/index.html
    [3]Wikipedia, 3/2007. Jan Hendrik Oort, http://en.wikipedia.org/wiki/Jan_Hendrik_Oort

Chia sẻ trang này