1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    09/05
    Ngày mất nhà vật lý Hoa Kỳ gốc Do Thái Albert Abraham Michelson (19/12/1852 ?" 09/05/1931) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Albert Abraham Michelson (19/12/1852 ?" 09/05/1931)​
    Sinh ra ở Ba Lan, năm lên 2 tuổi, Michelson gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Năm 1873, Michelson tốt nghiệp học viện Hải Quân và phục vụ cho quân đội trong vòng 2 năm. Từ năm 1880 đến năm 1882, Michelson học sau đại học tại Đức và Pháp. Năm 1883, Michelson đảm nhiệm chức vụ giáo sư vật lý. Từ đầu năm 1887, ông đã bắt đầu tập trung vào việc đo đạc vận tốc ánh sáng và đã có được những giá trị rất chính xác. Sau này, Michelson tiếp tục tiến hành một số lần đo đạc với các phương pháp cải tiến và thu được những kết quả chính xác hơn. Cúng trong năm này, ông cùng Edward Morley đã tiến hành thí nghiệm bác bỏ sự tồn tại của ether (thí nghiệm Michelson-Morley). Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật giao thoa trong việc đo đạc các giá trị thiên văn, đặc biệt là khoảng cách giữa các ngôi sao trong các hệ sao đôi [2]
    Năm 1707, ông được trao giải Nobel về Vật Lý, Michelson là người Hoa Kỳ đầu tiên được giải Nobel trong lĩnh vực khoa học. [2]
    Tên của ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 09 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_9.htm
    [2]Wikipedia, 4/2007. Albert Abraham Michelson, http://en.wikipedia.org/wiki/A._A._Michelson
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/05
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Anh Cecilia Helena Payne-Gaposchkin (10/05/1900 ?" 07/12/1979) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Cecilia Helena Payne-Gaposchkin (10/05/1900 ?" 07/12/1979)​
    Sinh ra ở Anh, Cecilia Payne theo học các chuyên ngành thực vật học, vật lý học và hóa học tại đại học Cambridge (Gaposchkin là họ của chồng bà). Năm 1922, bà di cư sang Hoa Kỳ. Năm 1925, bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được học vị tiến sĩ Thiên văn tại đại học Harvard với đề tài nghiên cứu về khí quyển sao (stellar atmospherers). Nhà thiên văn nổi tiếng Otto Struve đã nhận xét, đó là một luận văn rạng rỡ nhất đã từng được viết trong lĩnh vực Thiên văn học ("undoubtedly the most brilliant Ph.D. thesis ever written in astronomy"). Bằng cách áp dụng lý thuyết về sự ion hóa của Meghnad Saha, Gaposchkin tìm ra được một cách chính xác mối liên quan giữa kiểu phổ và nhiệt độ của ngôi sao. Luận văn này cũng chỉ ra rằng, nguyên tố chủ yếu tạo thành các ngôi sao là hydro [2].
    [​IMG]
    Ảnh: Cecilia Helena Payne-Gaposchkin (10/05/1900 ?" 07/12/1979)​
    Mặc dù đã bỏ ra nhiều công sức làm việc cũng như đạt được những kết quả phi thường, trong hơn một chục năm, Gaposchkin vẫn không có một vị trí chính thức tại Harvard. Đến tận năm 1938, bà mới được công nhận là nhà thiên văn học, năm 1956, bà được bổ nhiệm và trở thành nữ giáo sư đầu tiên của đại học Harvard [2]
    Tên của bà được đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 2039 Payne-Gaposchkin) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 10 May, http://www.esa.int/esaSC/SEMLQR77ESD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 5/2007. Cecilia Payne-Gaposchkin, http://en.wikipedia.org/wiki/Cecilia_Helena_Payne-Gaposchkin
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/05
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh Antony Hewish (11/05/1924). [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Antony Hewish​
    Tốt nghiệp đại học Cambridge, Hewish gia nhập lực lượng không quân Hoàng gia Anh với vai trò chuyên gia viễn thông. Sau chiến tranh, ông làm việc cho phòng thí nghiệm ****ndish và bảo vệ thành công học vị tiến sĩ năm 1952. Hewish có những đóng góp quan trọng cả về lý thuyết và thực hành trong việc nghiên cứu sự biến thiên của quá trình phát xạ sóng radio dưới tác động của plasma. [2]
    Hewish là một trong những người tham gia vận động và gây quỹ cho việc xây dựng dãy ăngten thu sóng radio (Interplanetary Scintillation Array) của đài thiên văn Mullard (MRAO). Tại đây, năm 1967, một học trò của ông là Jocelyn Bell đã phát hiện ra được bức xạ radio của pulsar đầu tiên [2].
    Năm 1974, Hewish được trao một phần giải thưởng Nobel vật lý về các nghiên cứu trong lĩnh vực quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra pulsar. Tuy nhiên, có một tranh cãi, đó là Jocelyn Bell không được trao một phần giải Nobel, mặc dù bà cũng đứng tên trong báo cáo khoa học về sự phát hiện ra pulsar [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 11 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_11.htm
    [2]Wikipedia, 4/2007. Antony Hewish, http://en.wikipedia.org/wiki/Antony_Hewisch
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/05
    Ngày mất nhà thiên văn Anh Sir William Huggins (07/02/1824 ?" 12/05/1910) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sir William Huggins (07/02/1824 ?" 12/05/1910)​
    Wilimam Huggins xuất thân là một thương gia giàu có. Năm 30 tuổi, ông đã bán tài sản của mình để xây dựng đài quan sát ở đồi Tulse, ngoại vi London. Dựa trên những phát hiện của G.R. Kirchhoff và R. Bunsen vào năm 1859 về việc các vạch phổ phát xạ hoặc hấp thụ có thể cho biết thành phần của nguồn phát ra chúng, Huggins đã nâng cấp đài thiên văn của mình cho phép tiến hành các so sánh quang phổ. Bằng quan sát trực tiếp và sau đó là chụp ảnh, ông đã khám phá và nghiên cứu quang phổ của các ngôi sao, các ?otinh vân? (khái niệm ?otinh vân? hồi đó còn bao gồm cả tinh vân, thiên hà và các cụm sao) và sao chổi. Ông là người đầu tiên nhận thấy một số tinh vân chỉ phát ra quang phổ phát xạ, và do đó chúng là các đám khí (tinh vân Orion), đồng thời, cũng có một số tinh vân phát ra các quang phổ tương tự như các ngôi sao (M 31 hay thiên hà Andromeda). Ông cũng là người đầu tiên tiến hành đo vận tốc chyển động xuyên tâm (radial velocity) của các ngôi sao. [2]
    Trong các công việc quan sát của mình, ông được sự động viên rất lớn của vợ, bà Margaret Lindsay Murray Huggins. Bà đã phụ giúp ông trong các công việc chụp ảnh cũng như quản lý, hệ thống các nghiên cứu [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Margaret Lindsay Murray Huggins (1848 - 1915)​
    Tên ông được đặt cho một crater trên Sao Hỏa, một crater trên Mặt Trăng và một tiểu hành tinh (Asteroid 2635 Huggins) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 12 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_12.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, William Huggins, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Huggins/index.html
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/05
    Ngày mất nhà thiên văn học Đức Otto Hermann Leopold Heckmann (23/06/1901 ?" 13/05/1983) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Otto Hermann Leopold Heckmann (23/06/1901 ?" 13/05/1983)​
    Otto Heckmann bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Bonn, sau đó ông làm việc tại đại học Göttingen từ năm 1927 đến năm 1941. Trong thời gian từ năm 1941 đến năm 1962, ông giữ cương vị giám đốc đài thiên văn Hamburg. Sau đó, ông là giám đốc đầu tiên của đài thiên văn Cộng đồng châu Âu đặt tại Chi Lê. Heckmann và các cộng sự đã tiến hành xác định vị trí của các ngôi sao mờ trong đám sao Praesepe (M 44) trong chòm sao Cancer và tinh chỉnh biểu đồ H-R của một số đám sao. Ông là người vận động và thúc đẩy quá trình biên soạn phiên bản thứ 3 của danh mục Astronomische Gesellschaft về chuyển động riêng của 180 nghìn ngôi sao. Heckmann cũng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực Vũ trụ học, ông đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu và xuất bản sách về thuyết Tương đối tổng quát [2]
    Tên của ông được dùng để đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 1650 Heckmann) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 13 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_13.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Otto Hermann Leopold Heckmann, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Heckmann/index.html
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/05
    Ngày 14/05/1973, Hoa Kỳ đã phóng thành công trạm không gian Skylab. [1] Đây là trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ (trạm không gian đầu tiên của nhân loại là trạm Salyut 1 của Liên Xô được phóng vào ngày 19/04/1971)
    [​IMG]
    Ảnh: Skylab​
    Skylab có khối lượng 75 tấn, hoạt động trên quỹ đạo cách Trái Đất khoảng 435 km. Tổng cộng, Skylab đã hoạt động được 171 ngày (so với tổng thời gian ở trên quỹ đạo từ lúc phóng lên cho đến lúc rơi vào khí quyển Trái Đất là 2249 ngày). Đã có 3 nhóm phi hành gia lên làm việc tại Skylab (mỗi nhóm 3 người). Quá trình đi lên Skylab và trở về Trái Đất được thực hiện nhờ tên lửa đẩy Saturn IB và Command Service Module (CSM, module điều khiển và phục vụ) tương tự như trong các dự án Apollo [2].
    [​IMG]
    Ảnh: Command Service Module​
    Các nhà du hành đã tiến hành nhiều thí nghiệm và quan sát không gian trên Skylab, trong đó có 10 lần thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA). Nhóm phi hành thứ 3 đã rời khỏi Skylab vào ngày 08/02/1974. Tháng 7 năm 1979, Skylab rơi vào khí quyển Trái Đất và bùng cháy [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 14 May, http://www.esa.int/esaSC/SEM8RSGHZTD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 5/2007. Skylab, http://en.wikipedia.org/wiki/Skylab
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 16/05/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/05
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Scotland Williamina Pation Stevens Fleming (15/05/1857 ?" 21/05/1911) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Williamina Pation Stevens Fleming (15/05/1857 ?" 21/05/1911)​
    Williamina Paton Stevens sinh ra tại Dundee, Scotland (Fleming là họ của chồng bà). Năm 21 tuổi, sau khi lập gia đình, vợ chồng bà di cư sang Hoa Kỳ và sống tại Boston. Bà bị chồng bỏ rơi khi đang mang thai. Để kiếm sống, bà đã xin làm người giúp việc trong gia đình giáo sư Edward Charles Pickering. Giáo sư Pickering đã nhận ra tài năng của Williamina Fleming. Năm 1881, Fleming được nhận vào làm việc tại đài thiên văn Harvard với vị trí nhân viên văn phòng. [2]
    Mặc dù được nhận vào làm công việc văn phòng, Fleming đã nghĩ ra và tiến hành việc phân loại sao dựa trên đặc điểm của các vạch hydro trên quang phổ của chúng: sao loại A là sao có nhiều hydro nhất, tiếp theo là sao loại B, ... Sau này, Annie Jump Cannon (cũng làm việc tại đài thiên văn Harvard) dựa trên cách phân loại của Fleming đã đưa ra cách phân loại sao đơn giản hơn dựa vào nhiệt độ bề mặt (các sao loại O, B, A, F, G, K, M). [2]
    Fleming cũng có nhiều đóng góp trong việc phát triển danh mục sao của đài thiên văn Harvard (danh mục này được xuất bản dưới tên gọi danh mục Henry Draper). Trong 9 năm, bà đã lập danh sách cho hơn 10 nghìn ngôi sao. Trong thời gian trên, bà đã phát hiện ra 59 tinh vân, hơn 310 sao biến quang và 10 nova. Năm 1907, bà xuất bản danh mục 222 ngôi sao biến quang do bà phát hiện. Bà là tác giả của hai cuốn sách về sao biến quang và quang phổ sao. [2]
    Fleming đã được trao tặng rất nhiều danh hiệu, huân chương, được bầu làm thành viên của nhiều Hội Thiên văn có uy tín. Tên của bà được đặt cho môt crater trên Mặt Trăng (crater Fleming, vinh danh bà và bác sĩ Alexander Fleming) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 15 May, http://www.esa.int/esaSC/SEM3YSGHZTD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 5/2007. Williamina Fleming, http://en.wikipedia.org/wiki/Williamina_Fleming
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 16/05/2007
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/05
    Ngày 16/05/1969, tàu thăm dò Venera 5 của Liên Xô đã phóng thành công thiết bị thăm dò vào tầng khí quyển của Sao Kim [1], hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đặt ra.
    [​IMG]
    Ảnh: Phi thuyền Venera 5​
    Venera 5 có trọng lượng tổng cộng 1130 kg, được phóng lên không gian vào ngày 05/01/1969 bằng tên lửa đẩy Molniya 8K78M. Sau khi tiếp cận Sao Kim, phi thuyền mẹ đã phóng thiết bị thăm dò khí quyển nặng 405 kg. Thiết bị này bung dù, tiến hành đo đạc và truyền dữ liệu về Trái Đất trong vòng 53 phút. Dựa trên những kinh nghiệm thu được từ Venera 4, dù của thiết bị thăm dò khí quyển Venera 5 được thiết kế nhỏ hơn sao cho nó có thể rơi xuống nhiều hơn trước khi dùng hết năng lượng (khí quyển của Sao Kim rất dày đặc). [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Thám hiểm khí quyển Sao Kim​
    Venera 5 cũng đã thả xuống bề mặt Sao Kim tấm huy hiệu lớn in hình V.I.Lenin và quốc huy Liên Xô [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 16 May, http://www.esa.int/esaSC/SEM8PUGHZTD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 4/2007. Venera 5, http://en.wikipedia.org/wiki/Venera_5
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 16/05/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/05
    Ngày sinh nhà thiên văn học Anh Sir Joseph Norman Lockyer (May 17, 1836 ?" August 16, 1920) [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Sir Joseph Norman Lockyer (May 17, 1836 ?" August 16, 1920)​
    Lockyer xuất thân là một nhân viên dân sự, làm việc trong War Office (cơ quan tiền thân của bộ Quốc Phòng Anh). Là một nhà thiên văn nghiệp dư, tuy nhiên, những công trình của Lockyer về Mặt Trời đã giúp ông trở thành giám đốc đài thiên văn vật lý Mặt Trời tại Kensington, London. Năm 1868, độc lập với nhà thiên văn Pháp Pierre Janssen, Lockyer đã phát hiện ra nguyên tố mới khi phân tích quang phổ Mặt Trời. Ông đã đề nghị đặt tên nguyên tố đó là Helium (dựa theo tên thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp).[2]
    Ông là người sáng lập ra tạp chí khoa học cơ bản Nature (năm 1869) và là tác giả của nhiều cuốn sách Thiên văn. Ông đã xây dựng một đài thiên văn riêng ở Devon và làm việc ở đó sau khi nghỉ hưu [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng và một crater trên Sao Hỏa [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 17 May, http://www.esa.int/esaSC/SEMERUGHZTD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 4/2007. Joseph Norman Lockyer, http://en.wikipedia.org/wiki/Norman_Lockyer
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/05
    Ngày sinh nhà thiên văn học Scotland Malcom Sim Longair (18/05/1941) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Malcom Sim Longair​
    Năm 1963, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý điện tử tại trường cao đẳng Queen và đại học St. Andrews, Longair làm nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm ****ndish, Cambridge. Năm 1967, ông bảo vệ thành công học vị tiến sĩ. Ông là thành viên và làm việc trong rất nhiều viện, trường đại học danh tiếng trên thế giới.
    Ông được trao rất nhiều giải thưởng và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. Từ năm 1980 đến năm 1990, ông đảm nhận nhiệm vụ giáo sư tại trường đại học Endinburgh giám đốc đài thiên văn Hoàng gia Endinburgh. Từ năm 1991 đến năm 1997, ông là quyền giám đốc phòng thí nghiệm ****ndish và đảm nhiệm vai trò giám đốc từ năm 1997 đến năm 2005. Trong 2 năm 1994, 1995, ông là trưởng ban điều hành dự án Gemini, xây dựng 2 chiếc kính thiên văn phản xạ đường kính 8m, 1 ở Nam bán cầu, một ở Bắc bán cầu. Từ năm 1996 đến năm 1998, ông là chủ tịch hội Thiên văn Hoàng gia Anh. [2]
    Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Longair là vật lý thiên văn và vũ trụ học. Ông là tác giả của 8 cuốn sách và rất nhiều bài báo. Hiện nay, Longair đang là ?oJacksonian Professor? của bộ môn Vật lý thiên văn, khoa Vật lý trường đại học Cambridge.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_18.htm
    [2]Wikipedia, 11/2006. Malcom Longair, http://en.wikipedia.org/wiki/Malcolm_Sim_Longair

Chia sẻ trang này