1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/06
    Ngày 01/06/1965, hai nhà thiên văn Hoa Kỳ Robert Woodrow Wilson và Arno Allan Penzias đã phát hiện ra sự tồn tại của bức xạ phông vũ trụ. [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Chiếc ăngten giúp phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bức xạ phông vũ trụ​
    Năm 1948, George Gamow và một số nhà thiên văn học khác đã cho rằng, vũ trụ ban đầu nóng ít nhất hàng triệu tỷ độ, sau đó nguội dần đi do sự giãn nở. Họ đã tính toán và đưa ra 1 số giá trị khác nhau về nhiệt độ hiện tại của bức xạ phông vũ trụ (5K, 28K, ...). Năm 1964, một nhóm các nhà thiên văn tại đại học Princeton đã bắt đầu xây dựng và triển khai các thiết bị để tìm kiếm bức xạ phông vũ trụ.
    Wilson và Penzias không thuộc nhóm các nhà thiên văn đại học Princeton, sự phát hiện ra bức xạ phông cũng là do tình cờ. Năm 1965, trong quá trình thử nghiệm sự liên lạc giữa máy thu mặt đất và các vệ tinh nhận tạo, hai ông đã nhận thấy một tín hiệu rất yếu, phát ra đồng đều từ mọi phía trong không trung. Wilson và Penzias đã liên hệ và tiếp tục cộng tác với nhóm nghiên cứu của đại học Princeton, tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về bức xạ phông vũ trụ. Năm 1978, hai ông đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý.
    [​IMG]
    Ảnh: Bức xạ phông vũ trụ thời điểm hiện tại​
    Ngày nay, nhiệt độ của bức xạ phông vũ trụ được đo chính xác là 2.735 K. Đây là một trong những bằng chứng quan trọng, khẳng định sự đúng đắn của thuyết Bigbang.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 1 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_1.htm
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/06
    Ngày sinh Charles Pete Conrad (02/06/1930 - 08/07/1999), phi công vũ trụ Hoa Kỳ [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Charles Pete Conrad (02/06/1930 - 08/07/1999)​
    Sau khi tốt nghiệp đại học Princeton, Conrad phục vụ trong hải quân Hoa Kỳ. Năm 1962, Conrad được chọn làm phi công vũ trụ của NASA. Conrad là phi công của dự án Gemini, thử nghiệm những công đoạn có người điều khiển chuẩn bị cho dự án Apollo bay lên Mặt Trăng. Tháng 8 năm 1965, Conrad là phi công của phi thuyền Gemini 5. Nhiệm vụ chính của Gemini 5 là thử nghiệm quá trình sống ngoài không gian trong khoảng thời gian 8 ngày của các phi công vũ trụ. 8 ngày là khoảng thời gian dự kiến cho một nhiệm vụ trong chương trình Apollo. Tháng 9 năm 1966, Conrad là phi công chính trong phi thuyền Gemini 11, thử nghiệm kết nối ngoài không gian với tên lửa đẩy Agena. Đây là chuyến bay thử nghiệm quá trình kết nối ngoài không gian, chuẩn bị cho việc module đổ bộ bay lên kết nối với module điều khiẻn để trở về Trái Đất trong dự án Apollo [2]
    Tháng 11 năm 1969, Conrad trở thành người thứ 3 đặt chân lên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 12 (sau Neil Amrstrong và Edwin Aldrin).[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Corad trên Mặt Trăng, bên cạnh phi thuyền Surveyor 3, tàu đổ bộ của NASA hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1967​
    Tháng 5 năm 1973, Conrad bay lên không gian lần thứ 4 với cương vị chỉ huy của phi thuyền Skylab 2. Ông là người đầu tiên đặt chân lên trạm vũ trụ Skylab của Hoa Kỳ.[2]
    Ngày 08/07/1999, ở tuổi 69, Conrad đã qua đời vì một tai nạn xe máy [2].
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 2 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_2.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Pete Conrad, http://en.wikipedia.org/wiki/Pete_Conrad
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 03/06/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/06
    Ngày sinh Charles Pete Conrad (02/06/1930 - 08/07/1999), phi công vũ trụ Hoa Kỳ [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Charles Pete Conrad (02/06/1930 - 08/07/1999)​
    Sau khi tốt nghiệp đại học Princeton, Conrad phục vụ trong hải quân Hoa Kỳ. Năm 1962, Conrad được chọn làm phi công vũ trụ của NASA. Conrad là phi công của dự án Gemini, thử nghiệm những công đoạn có người điều khiển chuẩn bị cho dự án Apollo bay lên Mặt Trăng. Tháng 8 năm 1965, Conrad là phi công của phi thuyền Gemini 5. Nhiệm vụ chính của Gemini 5 là thử nghiệm quá trình sống ngoài không gian trong khoảng thời gian 8 ngày của các phi công vũ trụ. 8 ngày là khoảng thời gian dự kiến cho một nhiệm vụ trong chương trình Apollo. Tháng 9 năm 1966, Conrad là phi công chính trong phi thuyền Gemini 11, thử nghiệm kết nối ngoài không gian với tên lửa đẩy Agena. Đây là chuyến bay thử nghiệm quá trình kết nối ngoài không gian, chuẩn bị cho việc module đổ bộ bay lên kết nối với module điều khiẻn để trở về Trái Đất trong dự án Apollo [2]
    Tháng 11 năm 1969, Conrad trở thành người thứ 3 đặt chân lên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 12 (sau Neil Amrstrong và Edwin Aldrin).[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Corad trên Mặt Trăng, bên cạnh phi thuyền Surveyor 3, tàu đổ bộ của NASA hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1967​
    Tháng 5 năm 1973, Conrad bay lên không gian lần thứ 4 với cương vị chỉ huy của phi thuyền Skylab 2. Ông là người đầu tiên đặt chân lên trạm vũ trụ Skylab của Hoa Kỳ.[2]
    Ngày 08/07/1999, ở tuổi 69, Conrad đã qua đời vì một tai nạn xe máy [2].
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 2 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_2.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Pete Conrad, http://en.wikipedia.org/wiki/Pete_Conrad
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 03/06/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/06
    Ngày 03/06/1965, phi công vũ trụ Hoa Kỳ Edward Higgins White đã thực hiện các hoạt động bên ngoài phi thuyền (EVA) trong nhiệm vụ thứ 4 của dự án Gemini. Đây là lần đầu tiên các phi công vũ trụ Hoa Kỳ thực hiện EVA.[1]
    [​IMG]
    Ảnh: E.H.White ngoài không gian​
    Tại độ cao 120 dặm, White đã ở ngoài phi thuyền trong tổng cộng 22 phút. White được nối với phi thuyền bằng một sợi dây dài 25 foot và sử dụng một khẩu súng khí nén để di chuyển trong không gian. Trong kế hoạch đặt ra ban đầu của Gemini 4 không có nhiệm vụ EVA. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã được thêm vào sau khi Aleksey Leonov thực hiện thành công EVA ngày 18/3/1965 [2]
    Sau khi thực hiện EVA, White và bạn đồng hành James McDivitt đã thực hiện thêm 12 thí nghiệm khoa học và y học. Tổng cộng nhiệm vụ Gemini 4 kéo dài 4 ngày, bay 62 vòng quanh Trái Đất [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 3 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_3.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Gemini 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Gemini_4
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 03/06/2007
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/06
    Ngày 03/06/1965, phi công vũ trụ Hoa Kỳ Edward Higgins White đã thực hiện các hoạt động bên ngoài phi thuyền (EVA) trong nhiệm vụ thứ 4 của dự án Gemini. Đây là lần đầu tiên các phi công vũ trụ Hoa Kỳ thực hiện EVA.[1]
    [​IMG]
    Ảnh: E.H.White ngoài không gian​
    Tại độ cao 120 dặm, White đã ở ngoài phi thuyền trong tổng cộng 22 phút. White được nối với phi thuyền bằng một sợi dây dài 25 foot và sử dụng một khẩu súng khí nén để di chuyển trong không gian. Trong kế hoạch đặt ra ban đầu của Gemini 4 không có nhiệm vụ EVA. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã được thêm vào sau khi Aleksey Leonov thực hiện thành công EVA ngày 18/3/1965 [2]
    Sau khi thực hiện EVA, White và bạn đồng hành James McDivitt đã thực hiện thêm 12 thí nghiệm khoa học và y học. Tổng cộng nhiệm vụ Gemini 4 kéo dài 4 ngày, bay 62 vòng quanh Trái Đất [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 3 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_3.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Gemini 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Gemini_4
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 03/06/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Hungari Franz Xaver, Nam tước von Zach (04/06/1754 ?" 02/09/1832) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Franz Xaver, Nam tước von Zach (04/06/1754 ?" 02/09/1832)​
    Nam tước Von Zach từng phục vụ trong quân đội Áo, sau đó dạy học ở Luân Đôn. Năm 1786, ông được công tước Ernest II mời về làm giám đốc đài thiên văn mới được xây dựng ở Gotha. Vào cuối thế kỷ 18, ông đã thành lập một tổ chức gồm 24 nhà thiên văn thực hiện tìm kiếm với quy mô lớn hành tinh chưa được phát hiện nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc (sự tồn tại của hành tinh này được dự đoán dựa theo quy luật Titius-Bode). Tuy nhiên, năm 1801, Giuseppe Piazzi đã tìm ra Ceres, thiên thể đầu tiên được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh. Dựa trên những tính toán của C.Gauss, ngày 31/12/1801 (có tài liệu ghi ngày 01/01/1802), von Zach và Olbers đã tìm lại được vị trí của Ceres (do Piazzi bị ốm nên các nhà thiên văn bị mất dấu vết của Ceres một thời gian ngắn). [2]
    Nam tước von Zach có công rất lớn trong việc thiết lập các mối quan hệ và tổ chức giữa những nhà thiên văn học đương thời. Năm 1798, ông tổ chức hội nghị các nhà thiên văn đầu tiên với khách mời danh dự là Josef Lalande [1]. Năm 1782, ông xuất bản danh mục vị trí Mặt Trời. Ông cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về địa lý, đặc biệt là các đo đạc về vị trí của các thành phố và khu vực ông đã đi qua. [2]
    Nam tước von Zach còn là biên tập của 3 tạp chí khoa học nổi tiếng đương thời: Allgemeine Geographische Ephemeriden, Monatliche Correspondent zur Beförderung der Erd- und Himmels-Kunde và Correspondance astronomique, geographique, hydrographique, et statistique.[2]
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, tiểu hành tinh thứ 64 (64 Angelina) được đặt tên theo một trạm thiên văn ông thiết lập gần Marseille [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 4 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_4.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Franz Xaver von Zach, http://en.wikipedia.org/wiki/Franz_Xaver_von_Zach
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Hungari Franz Xaver, Nam tước von Zach (04/06/1754 ?" 02/09/1832) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Franz Xaver, Nam tước von Zach (04/06/1754 ?" 02/09/1832)​
    Nam tước Von Zach từng phục vụ trong quân đội Áo, sau đó dạy học ở Luân Đôn. Năm 1786, ông được công tước Ernest II mời về làm giám đốc đài thiên văn mới được xây dựng ở Gotha. Vào cuối thế kỷ 18, ông đã thành lập một tổ chức gồm 24 nhà thiên văn thực hiện tìm kiếm với quy mô lớn hành tinh chưa được phát hiện nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc (sự tồn tại của hành tinh này được dự đoán dựa theo quy luật Titius-Bode). Tuy nhiên, năm 1801, Giuseppe Piazzi đã tìm ra Ceres, thiên thể đầu tiên được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh. Dựa trên những tính toán của C.Gauss, ngày 31/12/1801 (có tài liệu ghi ngày 01/01/1802), von Zach và Olbers đã tìm lại được vị trí của Ceres (do Piazzi bị ốm nên các nhà thiên văn bị mất dấu vết của Ceres một thời gian ngắn). [2]
    Nam tước von Zach có công rất lớn trong việc thiết lập các mối quan hệ và tổ chức giữa những nhà thiên văn học đương thời. Năm 1798, ông tổ chức hội nghị các nhà thiên văn đầu tiên với khách mời danh dự là Josef Lalande [1]. Năm 1782, ông xuất bản danh mục vị trí Mặt Trời. Ông cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về địa lý, đặc biệt là các đo đạc về vị trí của các thành phố và khu vực ông đã đi qua. [2]
    Nam tước von Zach còn là biên tập của 3 tạp chí khoa học nổi tiếng đương thời: Allgemeine Geographische Ephemeriden, Monatliche Correspondent zur Beförderung der Erd- und Himmels-Kunde và Correspondance astronomique, geographique, hydrographique, et statistique.[2]
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, tiểu hành tinh thứ 64 (64 Angelina) được đặt tên theo một trạm thiên văn ông thiết lập gần Marseille [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 4 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_4.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Franz Xaver von Zach, http://en.wikipedia.org/wiki/Franz_Xaver_von_Zach
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    05/06
    Ngày sinh nhà toán học, thiên văn học người Anh John Couch Adams (05/06/1819 ?" 21/01/1892) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: John Couch Adams (05/06/1819 ?" 21/01/1892)​
    Vào đầu thế kỷ 19, các nhà thiên văn đã phát hiện ra những sai khác trong quỹ đạo biểu kiến của Sao Thiên Vương so với quỹ đạo theo tính toán. Giả thiết được đặt ra là có một hành tinh nằm ngoài quỹ đạo của Sao Thiên Vương, lực hấp dẫn của hành tinh này gây lên những sai khác trên. Độc lập với nhau, John Couch Adams và Le Verrier đã tính toán quỹ đạo của hành tinh thứ 8 này. Adams hoàn thành những tính toán của mình vào năm 1843 và gửi cho George Airy của đài thiên văn Hoàng gia, Airy yêu cầu Adams giải thích một số vấn đề, Adams đã viết nháp những câu trả lời, tuy nhiên lại không gửi đi. Hoàn thành công trình muộn hơn (năm 1846), nhưng Le Verrier đã rất chủ động thúc đẩy quá trình quan sát để tìm ra hành tinh thứ 8. Ngày 23/09/1846, nhà thiên văn người Đức Johann Gottfried Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương, cách 1 độ so với tính toán của Le Verrier, 10 độ so với dự đoán của Adams [2]
    Đương thời, đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc phát hiện ra Sao Hải Vương. Tuy nhiên, Adams đã đứng ngoài tất cả những việc đó và tập trung vào khoa học. Adams đã tiến hành nhiều nghiên cứu về định luật Vạn vật hấp dẫn và từ trường Trái Đất. Ông đã sửa chữa, cập nhật lại một số kết quả nghiên cứu, tính toán của các nhà thiên văn học tiền bối. Năm 1867, ông đã công bố các tính toán giải thích hiện tượng mưa sao băng theo chu kỳ 33 ¼ năm xuất phát từ chòm Leo (mưa sao băng Leonids), ... [2]
    Adams đã đảm nhận chức danh giáo sư Lowndean tại đại học Cambridge trong 33 năm, từ năm 1859 cho đến khi ông mất (Lowndean Professor và Plumian Professor là hai chức danh giáo sư cao nhất về Thiên văn học tại trường Cambridge, Lowndean Professor phải tham gia giảng dạy và nghiên cứu trong cả hai lĩnh vực: Thiên văn và Địa Lý). Năm 1851, ông đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội thiên văn Hoàng gia Anh. [2]
    Một crater trên Mặt Trăng được đặt tên là Adams để vinh danh ông cùng với 2 nhà thiên văn học khác là Walter Sydney Adams và Charles Hitch**** Adams. Tên của ông còn được đặt cho một vành đai của Sao Hải Vương, một tiểu hành tinh (Asteroid 1996 Adams) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 5 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_5.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. John Couch Adams, http://en.wikipedia.org/wiki/John_Couch_Adams
  9. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Anh có thể chỉ cho em trong bức ảnh chụp "ánh sáng từ các ngôi sao khi đi qua gần Mặt Trời đã bị bẻ cong" ở chổ nào không? Em nhìn mà không thấy
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    @Mintaka: Bức hình trong bài viết ở trên là bức hình âm bản, đây là bức ảnh đã rửa tương ứng
    [​IMG]
    Bức ảnh này cho phép nhìn rõ các ngôi sao hơn:
    [​IMG]
    Theo thuyết Tương Đối Rộng (Thuyết Tương Đối Tổng Quát), không thời gian xung quanh một vật có khối lượng sẽ bị cong đi. Điều đó có nghĩa là, khi ánh sáng từ các ngôi sao đi qua gần Mặt Trời, nó sẽ bị cong đi trước khi đến được mắt người quan sát tại Trái Đất. Mỗi ngôi sao sẽ bị lệch đi so với vị trí thông thường (khi ánh sáng từ ngôi sao đến mắt người quan sát tại Trái Đất không đi qua gần Mặt Trời, ví dụ khi ngắm sao vào ban đêm). Ngôi sao sẽ ở cách xa Mặt Trời 1 chút hơn là nó phải như vậy. Sử dụng thuyết Tương Đối Rộng có thể tính toán ra độ lệch giữa vị trí thực tế và vị trí biểu kiến của một ngôi sao.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Để kiểm chứng điều này trong các điều kiện khoa học công nghệ đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã phải chờ đến khi nhật thực toàn phần để có thể quan sát vị trí biểu kiến của các ngôi sao khi chúng ở gần Mặt Trời.
    Một trong những thuận lợi nữa của nhật thực năm 1919, đó là khi xảy ra nhật thực, Mặt Trời nằm ngay cạnh đám sao Hyades trong chòm sao Taurus (Kim Ngưu). Nếu nhật thực xảy ra trong một vùng trời tương đối "thưa" sao thì sẽ có ít số liệu để phân tích hơn.
    Nhật thực năm 1919 có lẽ là một trong những nhật thực quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Vị trí các ngôi sao đã được đo.
    Và chúng đã rời chỗ !
    Chúng rời chỗ vào khoảng số lượng và hướng đã được tính toán dựa trên thuyết Tương Đối Rộng.

    [​IMG]
    Đoạn màu đỏ trong bức ảnh minh họa độ lệch của các ngôi sao​
    ====
    Năm 1922, trong 1 lần nhật thực toàn phần nữa có thể quan sát tại Wallal, Western Australia. hai nhà thiên văn W. W. Campbell và R. J. Trumpler đã quan sát và minh họa sự lệch vị trí của các ngôi sao như sau:
    [​IMG]
    ====
    Em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu sau:
    http://www.bun.kyoto-u.ac.jp/~suchii/Edd.on1919.html
    http://www.astrosurf.com/luxorion/relativite-generale-ex2.htm
    http://www.firstscience.com/home/articles/big-theories/eclipse-that-changed-the-universe-einstein-s-theory-of-relativity-page-1-1_1214.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 07/06/2007

Chia sẻ trang này