1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/06
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 15/06. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/06
    Ngày mất tiến sĩ Wernher Magnus Maximilian, nam tước von Braun (23/03/1912 ?" 16/06/1977), chuyên gia hàng đầu về tên lửa, người đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển các tên lửa V-2 cho Đức Quốc Xã (thế chiến II), phát triển các tên lửa đẩy trong các chương trình không gian của Hoa Kỳ (cuộc chạy đua lên không gian)
    [​IMG]
    Ảnh: Wernher Magnus Maximilian, nam tước von Braun (23/03/1912 ?" 16/06/1977)​
    Ngay từ khi còn bé, von Braun đã có những ý tưởng về du hành không gian và đã tiến hành nhiều thí nghiệm liên quan đến tên lửa, phản lực. Trong thế chiến II, Braun đã tập trung hết trí tuệ, tài năng để phát triển tên lửa V-2 cho Đức Quốc Xã. Wernher von Braun là một trong những người đứng đầu bản «danh sách đen» (black list) những nhà khoa học Đức cần phải truy tìm của Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 1945, von Braun và toàn bộ nhóm phát triển tên lửa đã đầu hàng và được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ (theo kế hoạch Paperclip nhằm thu phục các nhà khoa học Đức Quốc Xã).
    Từ tháng 6 năm 1945 đến năm 1957, von Braun làm việc cho quân đội Hoa Kỳ với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển các loại tên lửa đạn đạo. Trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, nhóm phát triển của Braun đã cải tiến tên lửa Redstone với thiết kế ban đầu giành cho việc phóng đầu đạn hạt nhân thành thế hệ tên lửa Jupiter-C dùng vào mục đích phóng vệ tinh không gian. Ngày 31/01/1958, tên lửa Jupiter-C đã chính thức đưa vệ tinh Explorer-1 lên quỹ đạo, đánh dấu sự ra đời của các chương trình không gian của Hoa Kỳ
    [​IMG]
    Ảnh: Von Braun trên bìa tạp chí Time, phát hành ngày 17/02/1958​
    Tuy nhiên, trong 12 năm từ 1945 đến 1957, Hoa Kỳ vẫn chưa chú trọng vào việc chinh phục không gian. Các ý tưởng của von Braun về các chương trình không gian không giành được nhiều sự quan tâm. Trong gian đoạn này, von Braun đã liên tục viết các bài báo về một viễn cảnh, khi mà các tên lửa đẩy trở thành phương tiện chính di chuyển trong vũ trụ, con người làm việc dài ngày trên các trạm không gian, các tàu vũ trụ có người lái chinh phục Sao Hỏa, ... Ông là cố vấn kỹ thuật của hãng Walt Disney, sản xuất các bộ phim hoạt hình với đề tài chinh phục vũ trụ
    [​IMG]
    Ảnh: Von Braun và Walt Disney (ảnh chụp năm 1954)​
    Sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 đã khiến người Mỹ nhận ra rằng họ đã bị bỏ rất xa trong cuộc chạy đua lên không gian. Ngày 29/07/1958, NASA được thành lập, các dự án hàng không vũ trụ được khởi động. Năm 1960, trung tâm không gian Marshall được thành lập và von Braun trở thành giám đốc đầu tiên của trung tâm. Dự án quan trọng đầu tiên của trung tâm Marshall là phát triển các tên lửa đẩy Saturn có khả năng đưa các khối lượng lớn ra ngoài không gian. Von Braun đã có cơ hội tiếp tục thực hiện ước mơ của mình, các tên lửa Saturn đã đưa con người đến Mặt Trăng, vệ tinh của Trái Đất. Với những thành công của chương trình Apollo, von Braun đã đề xuất những ý tưởng về việc cải tiến tên lửa Saturn dùng cho việc phóng các con tàu vũ trụ có người lái chinh phục Sao Hỏa (dự kiến sẽ thực hiện trong những năm 1980), tuy nhiên, ý tưởng này đã không trở thành hiện thực. Trong giai đoạn những năm 1960, von Braun đã đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong các chương trình không gian của Hoa Kỳ. Ngày 1 tháng 3 năm 1970, von Braun được bổ nhiệm làm quyền phó giám đốc điều hành việc lập kế hoạch tại tổng hành dinh của NASA, Washington D.C. Tuy nhiên, sau đó đã xảy ra liên tiếp các mâu thuẫn giữa von Braun với những thành viên khác của NASA liên quan đến việc cắt giảm chương trình Apollo. Von Braun đã rời khỏi NASA vào ngày 26/05/1972.
    [​IMG]
    Ảnh: Von Braun cùng các mô hình tên lửa của ông tại tổng hành dinh của NASA (1970)​
    Rời khỏi NASA, von Braun đã trở thành phó chủ tịch của tập đoàn công nghiệp Fairchild (hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy bay). Năm 1973, ông phát hiện ra mình bị ung thư thận. Tuy nhiên, von Braun vẫn lạc quan và giành thời gian cho việc phổ biến, quảng bá ước mơ chinh phục không gian, nhất là với sinh viên và các thế hệ kỹ sư trẻ tuổi trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ. Ông qua đời vào ngày 16/06/1977 tại bang Virginia. Tên ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    ====
    Lược dịch từ Wikipedia:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Wernher_von_Braun
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 16/06/2007
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 03/09/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Ai-len William Parsons, bá tước (đời thứ 3) của vùng Rosse (Lord Rose) (17/06/1800 ?" 31/10/1867).[1]
    [​IMG]
    Ảnh: William Parsons, 3rd Earl of Rosse (Lord Rose) (17/06/1800 ?" 31/10/1867)​
    Trong những năm 1840, Lord Rosse xây dựng kính thiên văn phản xạ Leviathan tại vùng Birr, Ai-len. Với gương chính có đường kính 183 cm, Leviathan được xem là chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ. Lord Rosse đã phát minh ra rất nhiều kỹ thuật tiên tiến khi xây dựng kính Leviathan, một phần bởi vì đó là chiếc kính thiên văn lớn nhất thời bấy giờ, một phần bởi vì các nhà chế tạo kính trước đó thường giữ kín các công nghệ hoặc chưa thể đưa ra một quy trình chế tạo hoàn chỉnh. Năm 1847, kính Leviathan được chính thức đưa vào sử dụng. [2]
    [​IMG] [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn Leviathan, hình vẽ thế kỷ 19 và ảnh chụp​
    Lord Rosse là nhà thiên văn đi tiên phong trong việc nghiên cứu và khám phá cấu trúc xoắn của một số ?otinh vân? (khái niệm ?otinh vân? (nebula) cũ bao gồm các thiên hà, các đám sao và các tinh vân hiện nay). Đa số các ?otinh vân? được Lord Rosse tập trung nghiên cứu chính là các thiên hà xoắn ốc. Thiên hà đầu tiên được ông phát hiện ra có cấu trúc xoắn là thiên hà ?oXoáy Nước? (Whirlpool Galaxy, M 51). Lord Rosse cũng đã đặt tên cho tinh vân Con Cua (M1) với lý do là trong chiếc kính thiên văn 91 cm ông sử dụng trước đó, tinh vân này có hình dạng giống như một con cua. Sau này, sử dụng chiếc kính 183 cm, ông quan sát và vẽ lại tinh vân này rõ hơn, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi cũ. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Bức vẽ tinh vân M-51 của Lord Rosse​
    Lord Rosse không hoàn toàn tin rằng các tinh vân là những đám khí và bụi, ông cho rằng chúng là tập hợp của các ngôi sao, nhưng các kính thiên văn trước đó không đủ mạnh để phân giải rõ từng ngôi sao riêng biệt (điều này có lẽ bắt nguồn từ việc Lord Rosse chọn các vật thể quan sát chủ yếu là các thiên hà thực sự). Lord Rosse khẳng định rằng ông đã phân giải tinh vân Orion (M 42) thành các ngôi sao riêng biệt. Trong cùng thời gian, John Herschel đã có những kết luận ngược lại hoàn toàn với Lord Rosse khi khẳng định bản chất khí của M 42. Những hạn chế về thiết bị quan sát thời đó chưa cho phép đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định Lord Rosse hay John Herschel đúng. Bản chất khí của các đám tinh vân (theo khái niệm ngày nay) chỉ được khẳng định khi áp dụng các phân tích quang phổ.[2]
    Lord Rosse là thành viên của quốc hội Anh trong thời gian từ năm 1821 đến năm 1834, là thượng nghị sĩ đại diện cho Ai-len từ năm 1845 và chủ tịch của Hội thiên văn Hoàng gia Anh (1848 ?" 1854), hiệu trưởng trường đại học Dublin (từ năm 1862). Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng (Rosse crater) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_17.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. William Parsons, 3rd Earl of Rosse
    ,http://en.wikipedia.org/wiki/Lord_Rosse
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh William Lassell (18/06/1799 ?" 05/10/1880) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: William Lassell (18/06/1799 ?" 05/10/1880)​
    Lassell xuất thân là một doanh nhân giàu có trong lĩnh vực sản xuất bia. Ông đã đầu tư xây dựng một đài quan sát ở gần Liverpool với chiếc kính thiên văn phản xạ 24 inch. Ông đã tự tay tiến hành các công việc mài và mạ kính cũng như chế tạo các thiết bị. Năm 1855, Lassell xây dựng chiếc kính thiên văn 48 inch, đặt tại đảo Malta, Địa Trung Hải với mục đích tận dụng các thuận lợi về thời tiết khi quan sát.[2]

    Năm 1846, Lassell phát hiện ra Triton, vệ tinh lớn nhất của Sao Hải Vương (chỉ 17 ngày sau khi vị trí của hành tinh này được Galle khẳng định). Năm 1848, độc lập với William Cranch Bond và George Phillip Bond, Lassell đã phát hiện ra Hyperion, vệ tinh của Sao Thổ. Năm 1851, ông tiếp tục phát hiện thêm 2 vệ tinh khác của Sao Thiên Vương là Ariel và Umbriel [2]
    Lassell đảm nhận cương vị chủ tịch Hội thiên văn Hoàng gia Anh trong hai năm 1870, 1871. Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một vành đai của Sao Thổ [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_18.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. William Lassell,http://en.wikipedia.org/wiki/William_Lassell
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 19/06/2007
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/06
    Ngày sinh phi công vũ trụ Liên Xô Viktor Ivanovich Patsayev (19/06/1933 ?" 30/06/1971) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Viktor Ivanovich Patsayev (19/06/1933 ?" 30/06/1971)​
    Patsayev là thành viên của phi hành đoàn 3 người thực hiện chuyến bay trên tàu Soyuz 11, lần đầu tiên thực hiện kết nối thành công giữa một tàu vũ trụ có người lái và một trạm không gian. Sau khi phóng thành công trạm Salyut 1, Liên Xô tiếp tục phóng tiếp các tàu vũ trụ Soyuz chở người lên làm việc. Ngày 25/04/1971, tàu Soyuz 10 đã ghép nối được với Salyut 1, tuy nhiên khớp kết nối không đủ an toàn để 3 nhà du hành có thể chuyển vào trong. Ngày 07/06/1971, Soyuz 11 đã trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên kết nối thành công với Salyut 1. Ba nhà du hành Vladislav Volkov, Georgi Dobrovolski và Viktor Patsayev đã làm việc trên Salyut 1 trong tổng cộng 22 ngày. Patsayev đã điều khiển chiếc kính viễn vọng Orion 1 trên Salyut 1 và là người đầu tiên sử dụng kính viễn vọng ngoài không gian [2]
    Ngày 30/06/1971, 3 nhà du hành đã rời khỏi Salyut 1 trở về Trái Đất. Tuy nhiên, một chiếc van điều áp đã bị hỏng khiến cho không khí trong tàu Soyuz 11 thoát hết ra ngoài không gian. Tàu Soyuz 11 đã trở về Trái Đất đúng như kế hoạch, nhưng cả 3 nhà du hành đều đã hi sinh.
    Tên của họ đã được dùng để đặt cho 3 crater trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_19.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Viktor Ivanovich Patsayev, http://en.wikipedia.org/wiki/Viktor_Patsayev
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 19/06/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/06
    Ngày mất nhà thiên văn học Bỉ, linh mục Georges Henri Joseph Éduard Lemaître (17/07/1894 ?" 20/06/1966) [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Georges Henri Joseph Éduard Lemaître (17/07/1894 ?" 20/06/1966)​
    Lemaître được coi là người tiên phong trong việc áp dụng Thuyết Tương Đối Tổng Quát của Albert Einstein vào lĩnh vực vũ trụ học. Năm 1922, Alexander Friedmann đã nghiên cứu Thuyết Tương Đối Tổng Quát của Einstein và kết luận rằng vũ trụ không tĩnh tại mà đang mở rộng hoặc co lại. Năm 1927, Lemaître cũng đã đưa ra những dự đoán về về sự dịch chuyển ra xa của các thiên thể với vận tốc lùi xa tỷ lệ với khoảng cách (dự đoán này sau đó 2 năm được Edwin Hubble chứng minh bằng các thực nghiệm và khái quát hóa thành định luật). Năm 1931, Lemaître đã đưa ra "giả thiết về nguyên tử nguyên thủy" (hypothesis of the primeval atom), giả thiết sau này được coi là tiền thân của thuyết Bigbang. Ban đầu, Einstein còn tin tưởng vào một mô hình vũ trụ tĩnh tại và đã phản đối các kết luận, giả thiết của Friedmann và Lemaître. Sau khi Hubble đưa ra các cơ sở thực nghiệm cho một vũ trụ đang giãn nở (năm 1929), Einstein đã chuyển sang ủng hộ và tán thành giả thiết của Lemaître. Tháng 1 năm 1933, Lemaître và Einstein đã thực hiện nhiều buổi seminar tại California để trình bày giả thiết về nguyên tử nguyên thủy. Einstein đã nhận xét: đó là một giải thích đẹp nhất, thỏa đáng nhất về sự sáng tạo ra vũ trụ mà tôi đã từng được nghe ("This is the most beautiful and satisfactory explanation of creation to which I have ever listened")[2].
    Năm 1933, Lemaître xuất bản chi tiết giả thiết của ông. Nó đã được giới khoa học chấp nhận và đem về cho ông nhiều vinh quang. Lemaître được đương thời ca ngợi là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực vũ trụ học [2].
    Trong những năm cuối đời, ông giành nhiều thời gian để nghiên cứu lý thuyết tính toán. Từ năm 1930, ông được trao quyền sử dụng một trong những chiếc máy tính mạnh nhất thời bấy giờ: máy tính Mercedes. Lemaître cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu về sự phát triển của máy tính, về ngôn ngữ lập trình [2]
    Lemaître qua đời vào ngày 20/06/1966, ông đã kịp chứng kiến sự phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ, minh chứng rõ ràng cho tính đúng đắn của thuyết Bigbang, học thuyết mà ông đã đặt ra những nền móng đầu tiên thông qua "giả thiết về nguyên tử nguyên thủy" [2]
    Lemaître đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cả hai lĩnh vực: khoa học và tôn giáo. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, được dùng để đặt cho nghiệm chính xác của phương trình trường Einstein trong thuyết Tương Đối Tổng Quát (Friedmann-Lemaître-Robertson-Walker metric) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_20.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Georges Lemaître
    , http://en.wikipedia.org/wiki/Georges_Lema%C3%AEtre
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    21/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Đức Maximilian Franz Joseph Cornelius Wolf (21/06/1863 ?" 03/10/1932) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Maximilian Franz Joseph Cornelius Wolf (21/06/1863 ?" 03/10/1932)​
    Max Wolf bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Heidelberg năm 1888. Ông tiếp tục học tại Stockholm trong 2 năm và sau đó trở về làm việc tại đại học Heidelberg với cương vị giáo sư vật lý thiên văn. Wolf đã sáng lập và điều hành đài thiên văn Königstuhl Observatory. Ông được coi là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật chụp ảnh vào nghiên cứu thiên văn [3]
    Áp dụng các phép thống kê vào số lượng các ngôi sao thu được trong các bức ảnh chụp Ngân Hà, Wolf đã chứng minh sự tồn tại của các đám bụi tối. Ông cũng là một trong những người đầu tiên phát hiện ra rằng quang phổ hấp thụ của các "tinh vân xoắn ốc" giống với quang phổ hấp thụ của các ngôi sao (khái niệm tinh vân cổ bao gồm cả các thiên hà, các đám sao và các tinh vân hiện nay), từ đó phân biệt các "tinh vân" có bản chất khí và các "tinh vân" có bản chất sao (các "tinh vân xoắn ốc" sau này được chứng minh là các thiên hà thực sự). Wolf đã phát hiện ra hàng ngàn tinh vân và thiên hà [2]
    Max Wolf là người đi tiên phong trong lĩnh vực áp dụng kỹ thuật chụp ảnh để tìm kiếm các tiểu hành tinh (dựa trên chuyển động của các tiểu hành tinh so với nền của các ngôi sao cố định). Ông đã phát hiện ra tất cả 248 tiểu hành tinh. Ông cũng đã phát hiện hoặc tham gia phát hiện một số sao chổi [3].
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (Asteroid 827 Wolfiana) và một thiên hà (thiên hà không định hình Wolf-Lundmark-Melotte) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_21.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Maximilian Franz Joseph Cornelius Wolf, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Wolf/index.html
    [3]Wikipedia, 06/2007. Max Wolf, http://en.wikipedia.org/wiki/Max_Wolf
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/06
    Ngày 22/06/1978, nhà thiên văn Hoa Kỳ James Christy đã phát hiện ra Charon, vệ tinh của Sao Diêm Vương [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sao Diêm Vương (trái) và Charon (phải) với một số đặc tính bề mặt, xác định dựa trên sự thay đổi độ sáng khi 2 thiên thể che khuất lẫn nhau​
    James Christy làm việc tại đài thiên văn Hải Quân Hoa Kỳ. Ngày 22/06/1978, trong khi nghiên cứu các bức ảnh chụp Sao Diêm Vương từ 2 tháng trước, Christy phát hiện có một vết lồi ra ở rìa Sao Diêm Vương và vết lồi này xuất hiện một cách có chu kỳ. Sự xuất hiện của vết lồi này được khẳng định khi quan sát ngược lại các bức ảnh chụp Sao Diêm Vương từ ngày 29/04/1965. Các quan sát tiếp theo đối với Sao Diêm Vương cho thấy rằng, vết lồi đó được gây ra bởi một thiên thể nhỏ hơn đồng hành cùng Sao Diêm Vương. Trong thời gian từ năm 1985 đến 1990, Sao Diêm Vương và Charon đã hai lần che khuất lẫn nhau (đối với người quan sát tại Trái Đất). Đặc biệt hơn, sự che khuất này xảy ra khi mặt phẳng quỹ đạo của chuyển động của Charon quanh Sao Diêm Vương quay phần cạnh về phía Trái Đất (điều này xảy ra 1 lần trong 248 năm). Các quan sát trong giai đoạn này đã chính thức khẳng định sự tồn tại của Charon [2]
    Vệ tinh này được Christy đề nghị đặt theo tên của người lái đò dưới âm phủ - Charon. IAU chấp nhận tên gọi này vào cuối năm 1985, được chính thức công bố vào ngày 03/01/1986. [2]
    Chỉ tới khi kính Hubble được phóng lên không gian, Trái Đất mới thu được các bức ảnh cho phép tách rời Sao Diêm Vương và Charon. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các kính thiên văn mặt đất cũng có thể chụp được các bức ảnh cho phép phân biệt rõ ràng 2 thiên thể này [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn Hubble chụp Sao Diêm Vương cùng với 3 vệ tinh Charon, Nix và Hydra​
    Charon có đường kính khoảng 1207 km (khoảng 1 nửa đường kính của Sao Diêm Vương), diện tích bề mặt 4.58 x 10^6 km vuông, khối lượng khoảng 1.52x10^21 kg. Charon chuyền động quanh Sao Diêm Vương hết khoảng 6.38 ngày Trái Đất, trùng với chu kỳ tự quay quanh trục. Khoảng cách trung bình từ Charon đến Sao Diêm Vương là 19571 km [2]
    Tháng 8 năm 2006, Charon đã có tên trong danh sách xếp hạng hành tinh lùn. Tuy nhiên, IAU vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về danh hiệu trên. Cho đến thời điểm này (tháng 6 năm 2007), về mặt danh nghĩa, Charon vẫn là vệ tinh của hành tinh lùn Sao Diêm Vương [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 22 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_22.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Charon (moon), http://en.wikipedia.org/wiki/Charon_%28moon%29
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 22/06/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    23/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Đức Otto Hermann Leopold Heckmann (23/06/1901 ?" 13/05/1983)
    [​IMG]
    Ảnh: Otto Hermann Leopold Heckmann (23/06/1901 ?" 13/05/1983)​
    Bài viết giới thiệu tại trang 14 cùng topic:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-14.ttvn
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 23/06/2007
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Anh Sir Fred Hoyle (24/06/1915 ?" 20/08/2001) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sir Fred Hoyle (24/06/1915 ?" 20/08/2001)​
    Fred Hoyle sinh ra ở Yorkshire, một thành phố miền bắc nước Anh. Ông theo học toán học và vật lý lý thuyết tại đại học Cambridge. Trong giai đoạn cuối những năm 1930, Hoyle nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các ngôi sao cùng với Ray Littleton. Trong thế chiến II, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu và phát triển radar. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1973, ông làm việc tại đại học Cambridge và thường xuyên có những chuyến công tác tới những đại học của Hoa Kỳ. Hoyle sáng lập và là trưởng khoa đầu tiên của khoa Thiên văn lý thuyết của đại học Cambridge.
    Cùng với Martin Schwarzschild, Holey đã phát triển học thuyết về sự phát triển của các sao khổng lồ đỏ. Cùng với Maraget Burbidge, Geoffrey Burbidge và William Fowler, Holey đã tìm ra sự tổng hợp các nguyên tố dựa trên nguyên tố hêli trong quá trình phát triển của các ngôi sao. Ông đã dự đoán thành công về sự tồn tại của carbon 12 trên Mặt Trời, bằng chứng rõ rệt cho sự tổng hợp các nguyên tử hêli. Hoyle đã làm việc trong rất nhiều lĩnh vực của vật lý thiên văn lý thuyết và vũ trụ học, từ sự hình thành Hệ Mặt Trời đến bản chất của các quasar. Ông cũng là người đề xuất ra ý tưởng về việc sự sống đến với Trái Đất từ vũ trụ. Ý tưởng này dựa trên những kết quả quan sát bụi vũ trụ tại bước sóng hồng ngoại của ông với Chandra Wickramasinghe.
    Năm 1948, cùng với Hermann Bondi và Thomas Gold, Hoyle đã đưa ra học thiết về sự phát triển đều của vũ trụ (Steady State). Nội dung chủ yếu của học thuyết này là vũ trụ liên tục liên tục sinh ra vật chất mới. Trong giai đoạn những năm 1950, 1960, học thuyết này được nhiều người ủng hộ. Nhưng từ cuối những năm 1960, học thuyết này đã gần như bị bác bỏ do sự phát hiện bức xạ nền của vũ trụ. Hoyle đã đưa ra lý thuyết toán của mô hình như là một mở rộng của thuyết Tương Đối Tổng Quát. Chính Hoyle là người đã là người đặt tên cho thuyết Bigbang khi ông tiến hành những tranh luận chống lại học thuyết này trên đài BBC trong những năm 1950. Cho đến cuối đời, Hoyle vẫn không chấp nhận thuyết Bigbang, mặc dù các quan sát, nghiên cứu gần đây nhất đều ủng hộ tính đúng đắn của giả thuyết này. Năm 2000, cùng với Geoffrey Burdidge và N.V. Narlikar, ông đã xuất bản một cuốn sách trình bày học thuyết về sự phát triển đều của vũ trụ [2]
    Hoyle đã đảm nhiệm cương vị giáo sư Plumian của đại học Cambridge trong thời gian từ năm 1958 đến năm 1972 (chức danh giáo sư Plumian và chức danh giáo sư Lowndean là 2 chức danh giáo sư thiên văn học cao nhất của đại học Cambridge. Giáo sư Plumian nghiên cứu về thiên văn và triết học, giáo sư Lowndean nghiên cứu về thiên văn và địa lý). Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu nước Anh trong nửa cuối thế kỷ XX. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của rất nhiều sách, vở kịch về khoa học. Ông được coi là một trong những người đi đầu trong việc phổ biến khoa học ra cộng đồng [2]
    Tên ông được dùng để đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 8077 Hoyle) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 24 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_24.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Fred Hoyle, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Hoyle/index.html

Chia sẻ trang này