1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/01
    Ngày sinh của nhà vật lý thiên văn Robert Woodrow Wilson (10/01/1936) [1, trang 11]. Năm 1965, Wilson và Arno Allan Penzias đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ. Năm 1978, hai nhà vật lý thiên văn đã được trao nửa giải Nobel Vật lý vì phát hiện này.
    [​IMG]
    Ảnh: Nhà vật lý thiên văn Wilson​
    « Sự phát hiện tình cờ ra bức xạ phông Vũ trụ bởi hai nhà vật lý thiên văn vô tuyến Mỹ, Pendiat (Penzias) và Uynxơn (Wilson) năm 1965 là một yếu tố quyết định cho thuyết Vụ nổ lớn. Hồi đó hai ông đang thử máy thu tín hiệu trên bước sóng 3 xentimet (sóng vô tuyến). Dụng cụ gồm có một máy thu tín hiệu rất nhậy và một ăngten dài hình kèn, dùng để liên lạc với các vệ tinh nhân tạo. Họ thu được vào máy một tín hiệu rất yếu, và thoạt đầu tưởng là bức xạ vô tuyến này là nhiễu xạ phát ra bởi những thiết bị nhân tạo như rađa. Sau khi lau chùi ăngten cẩn thận (vì chim làm tổ trong ăngten cũng có thể phát ra nhiễu xạ !) và kiểm tra tỉ mỉ, họ phải khẳng định là bức xạ phát ra đồng đều từ tứ phía trong không trung. Nguồn bức xạ phải ở ngoài Trái đất, phát từ Vũ trụ. Trước đó, năm 1948, Gamôp (Gamov), một nhà vật lý học người Mỹ đã có lí thuyết cho rằng vết tích của bức xạ Vũ trụ nguyên thủy lúc đầu nóng ít nhất hàng triệu tỉ độ, ngày càng nguội dần vì Vũ trụ giãn nở. Ông tiên đoán rằng nhiệt độ hiện nay của bức xạ chỉ còn khoảng 10 độ Kelvin, độ tuyệt đối K trong thang Kenvin (Kelvin), tức là 263 độ dưới không độ (-263 độ C) trong thang bách phân Xenxiusơ (Celsius). Ta dùng thông thường thang Xenxiusơ để đo nhiệt độ gọi là độ C. Trong ngành vật lí thiên văn, thang độ tuyệt đối Kenvin thường được dùng và viết tắt là K. Nhiệt độ của bức xạ thu được trong máy của Pendiat và Uynxơn khoảng 3 K. Hai nhà vật lí thiên văn nhận thức rằng họ đã tìm thấy một kết quả quan sát vô cùng quan trọng, vì chính nó là vết tích của Vụ nổ nguyên thủy tiên đoán bởi Gamốp và tạo ra Vũ trụ cách đây khoảng 15 tỉ năm. Nhờ sự quan sát trên nhiều bước sóng, từ bước sóng xentimet tới bước sóng milimet, nhiệt độ của bức xạ Vũ trụ hiện nay đo được rất chính xác là 2,735 K. Tuy nhà lí thuyết Gamôp tiên đoán nhiệt độ không hoàn toàn chính xác, nhưng cảm nhận trực giác của ông đã hướng dẫn tới sự phát hiện ra bức xạ phông Vũ trụ. Bức xạ này đẳng hướng phát ra đồng đều từ tứ phía và có đặc tính của một « bức xạ nhiệt », cũng được gọi là bức xạ « vật đen ». Vật đen là một khái niệm dùng trong ngành vật lí để chỉ một vật phát xạ khi được hun nóng như một cục than hồng. Hành tinh cũng như Trái đất hấp thụ bức xạ của Mặt trời nên cũng phát ra bức xạ nhiệt »[2, trang 28,29]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    [2]. Nguyễn Quang Riệu. Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại, NXB Giáo Dục, 1995.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/01
    Ngày 11/01 năm 1787, William Herschel đã khám phá ra hai vệ tinh của Sao Thiên Vương: Titania và Oberon [1, trang 12]
    + Titania là vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương với đường kính xích đạo 788.9 km, khối lượng = 5.84x10^-4 khối lượng Trái Đất. Titania chuyển động trên một quỹ đạo cách Sao Thiên Vương trung bình 435840 km. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Titania, Photo Cre***: NASA, Voyager 2, Copyright Calvin J. Hamilton​
    + Oberon có đường kính xích đạo 761.4 km, khối lượng = 5.07x10^-4 khối lượng Trái Đất. Oberon chuyển động trên một quỹ đạo cách Sao Thiên Vương trung bình 582600 km. [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Oberon, Photo Cre***: NASA, Voyager 2, Copyright Calvin J. Hamilton​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    [2]. Calvin J. Hamilton, 1997-2001. Titania, Uranus III, http://www.solarviews.com/eng/titania.htm
    [3]. Calvin J. Hamilton, 1997-2001. Onberon, Uranus IV, http://www.solarviews.com/eng/oberon.htm
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/01
    + Ngày sinh nhà khoa học người Nga Се?гей Yавлови? sо?ол'в (Sergei Pavlovich Korolev) [1, trang 13] (12/01/1907 ?" 14/01/1966). Korolev là Tổng công trình sư của Liên Xô trong cuộc chạy đua lên không gian với người Mỹ trong những năm 50 và 60 của thế kỷ XX [2]. Tên tuổi của ông gắn liền với sự thành công của hàng loạt chương trình không gian như: Sputnik, Vostok, Voskhod, Soyuz, ...
    [​IMG]
    Ảnh: Се?гей Yавлови? sо?ол'в (1907 ?" 1966)​
    + 12/01/1820: Ngày thành lập Hội Thiên văn Anh (Astronomical Society), tiền thân của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh ?" Royal Astronomical Society (1831). Những người sáng lập đầu tiên của Hội Thiên văn Anh gồm có: John Herschel, Charles Babbage, Henry Colebrooke, Thomas Colby, Daniel Moore, Olinthus Gregory, William Pearson, Francis Baily, ... Chủ tịch đầu tiên của hội Thiên văn Anh là William Herchel [3].
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. [1]. Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    [2]. Wikipedia, 01/2007. Sergey Korolyov, http://en.wikipedia.org/wiki/Sergei_Korolev
    [3]. JOC/EFR, 08/2004. The Royal Astronomical Society (London)
    http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Societies/Astronomical.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 13/01/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/01
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Pháp François Félix Tisserand (13/01/1845 ?" 20/10/1896) [1]. Tisserand đã từng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng: Giám đốc đài thiên văn Toulouse, Giám đốc đài thiên văn Paris, Giáo sư Toán - Thiên văn đại học Sorbonne.
    [​IMG]
    Ảnh: François Félix Tisserand (1845 - 1896)
    Kế thừa và bổ xung các nghiên cứu của Laplace, Tisserand là tác giả của 4 tập sách «Traité de mécanique céleste» (Chuyên luận về Cơ học thiên thể). Xuất bản lần đầu tiên trong giai đoạn 1889 ?" 1896, cho đến ngày nay, cuốn sách trên vẫn được coi là tác phẩm « kinh điển » trong lĩnh vực Cơ học thiên thể. Trong thời gian làm việc ở đài thiên văn Toulouse, ông đã áp dụng kỹ thuật chụp ảnh với chiếc kính thiên văn thiên văn 83 cm để quan sát các vệ tinh của Sao Thổ và Sao Mộc. Từ năm 1892 cho đến cuối đời, Tisserand tập trung vào biên tập cuốn sách « Catalogue photographique de la carte du ciel » (Danh mục bầu trời bằng hình ảnh).[2]
    Tên của ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Today in Science History, 1999 ?" 2007. JANUARY 13 - BIRTHS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_13.htm
    [2]. JOC/EFR, March 2001. François Félix Tisserand, http://www-groups.dcs.st-andrews.ac.uk/~history/Biographies/Tisserand.html
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/01
    + Ngày sinh Shannon Matilda Well Lucid (14/01/1943), nhà sinh hóa học, phi công vũ trụ Hoa Kỳ [1]. Cho tới thời điểm hiện tại, Lucid đang giữ kỷ lục là người phụ nữ có thời gian sống và làm việc ngoài không gian lâu nhất. Tổng cộng, bà đã thực hiện 5 chuyến bay lên không gian bằng các tàu con thoi: Discovery (1985), Atlantis (1989, 1991và 1996), Columbia (1993). Năm 1996, bà đã sống và làm việc tổng cộng ngoài không gian 188 ngày, trong đó có 179 ngày trong trạm vũ trụ MIR [2]. Trên trạm MIR, bà chủ yếu thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu về sự tác dụng của quá trình làm việc lâu dài ngoài không gian đối với cơ thể con người. [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Shannon Matilda Well Lucid ​
    + Ngày mất tổng công trình sư người Nga Се?гей Yавлови? sо?ол'в (Sergei Pavlovich Korolev) (12/01/1907 ?" 14/01/1966) [1]
    + Ngày mất nhà thiên văn học người Anh Edmond Halley (08/11/1656 ?" 14/01/1742) [1]
    + Ngày 14/01/2005, thiết bị thăm dò khí quyển Huygens đã xâm nhập và đổ bộ xuống vệ tinh Titan của Sao Thổ. Toàn bộ quá trình đổ bộ và đo đạc diễn ra trong vòng 2.5h. Tuy nhiên, sau khi tiếp đất, Huygens vẫn hoạt động thêm được 90 phút nữa. [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Thiết bị thăm dò khí quyển Huygens​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Today in Science History, 1999 ?" 2007. JANUARY 14 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_13.htm
    [2] Wikipedia, 1/2007. Shannon Lucid, http://en.wikipedia.org/wiki/Shannon_Lucid
    [3] European Space Agency, 01/2005. Cassini-Huygens
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 07:45 ngày 15/01/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/01
    Ngày mất nhà thiên văn người Pháp Henri Alexandre Deslandres (24/7/1853 ?" 15/1/1948)[1]. Ông là một trong những người đi tiên phong trong việc áp dụng nghiên cứu, phân tích quang phổ trong nghiên cứu thiên văn.
    Năm 1868, dựa trên những kinh nghiệm quan sát, nghiên cứu Mặt Trời, nhà thiên văn Pierre Janssen đã có một báo cáo với viện Hàn lâm Khoa học, nhấn mạnh vai trò của Vật lý thiên văn: « ce n''est plus la géométrie et la mécanique qui dominent désormais en astronomie mais la physique et la chimie » (tạm dịch: Hình học và Cơ học không còn giữ vai trò chính trong Thiên văn học, thay vào đó là Vật lý và Hóa học). Những đề xuất của Janssen đã không đươc giám đốc đài thiên văn Paris lúc bấy giờ là Le Verrier chấp nhận. Tuy nhiên, chính phủ Pháp đã quyết định xây dựng thêm 1 đài thiên văn ở Meudon, ngoại ô Paris, nơi Janssen và Deslandres tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về Vật lý thiên văn. Năm 1889, Amédée Mouchez thay Le Verrier làm giám đốc đài thiên văn Paris. Mouchez quyết định đẩy mạnh Vật lý thiên văn và mời Deslandres về đài thiên văn Paris làm việc.[2] Năm 1894, Deslandres phát minh ra máy ghi quang phổ Mặt Trời (spectroheliograph) (Trước đó 1 năm, nhà thiên văn Hoa Kỳ George E. Hale cũng đã phát minh ra spectroheliograph, tuy nhiên, công việc của Hale và Deslandres là độc lập với nhau).[3]
    Deslandres từng giữ nhiệm vụ giám đốc đài thiên văn Meudon, giám đốc đài thiên văn Paris. Tên của ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Henri Alexandre Deslandres (24/7/1853 ?" 15/1/1948)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. JANUARY 15 - BIRTHS, DEATHS, EVENTShttp://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_15.htm
    [2]Wikipedia, 22/11/2006. Henri Deslandres, http://fr.wikipedia.org/wiki/Henri_Deslandres
    [3] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Henri Alexandre Deslandres, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Deslandres/index.html
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/01
    Ngày 16/01/1973, tàu thăm dò Luna 21 đã đổ bộ xuống Mặt Trăng. Luna 21 trở theo xe tự hành Lunakhod 2 [1]. Nhiệm vụ của các xe tự hành kiểu Lunakhod (1 và 2) là hoạt động lâu dài trên Mặt Trăng theo sự điều khiển phát đi từ Trái Đất, thu thập, phân tích các thông số về địa hình, đất đai, môi trường, ... [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Bề mặt Mặt Trăng chụp từ tàu Luna 21 (có thể thấy vết bánh xe của Lunakhod 2)​
    Lunakhod 2 có khối lượng 756kg, di chuyển trên hệ thống 8 bánh xe. Tốc độ tối đa Lunakhod có thể đạt được là 2km/h. Quá trình điều khiển được thực hiện bởi một nhóm 5 người trên Trái Đất. Nguồn năng lượng chính của Lunakhod là các tấm pin mặt trời triển khai trên nắp xe, ngoài ra, trong xe cũng có hệ thống pin riêng. Nắp xe có thể quay các góc từ 0 đến 180 độ, bảo đảm cho xe luôn nhận được tối đa nguồn năng lượng từ Mặt Trời. Tổng cộng Lunakhod2 hoạt động trong vòng 4 tháng, di chuyển 37 km.[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Các xe tự hành Lunakhod ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 16 - Births, Deaths, Eventshttp://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_16.htm
    [2] . Phil de Hit online.Le laboratoire mobile LUNAKHOD (URSS, 1970-1973), http://phil.ae.free.fr/astro/espace/lunexpl3.html
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/01
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Clyde W. Tombaugh (4/2/1906 ?" 17/1/1997)[1]. Đam mê thiên văn từ thưở nhỏ, năm 1927, Tombaugh đã tự chế tạo một chiếc kính thiên văn phản xạ bằng những bộ phận lấy ra từ xe ô tô và máy móc hỏng tại trang trại gia đình. Với chiếc kính tự chế, Tombaugh nghiên cứu Sao Hỏa và Sao Mộc. Ông gửi những kết quả quan sát của mình đến đài thiên văn Lowell với mong muốn nhận được thêm các hướng dẫn. Năm 1929, Tombaugh được nhận vào làm việc tại đài thiên văn Lowell. Tại đây, ông đã có được khám phá vĩ đại nhất trong cuộc đời mình: tìm ra Sao Diêm Vương (năm 1930).[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Tombaugh và chiếc kính thiên văn tự chế​
    Trong sự nghiệp của mình, Tombaugh đã tìm ra 1 hành tinh, 14 tiểu hành tinh [3], 1 sao chổi, 5 open cluster, 1 globular cluster, 1 supercluster, 1 supernova [2].
    Ngày 24/8/2006, IAU đã quyết định xếp loại Sao Diêm Vương vào nhóm hành tinh lùn (dwarf planet). Trước quyết định này, vợ ông là Patricia đã khẳng định: « nếu còn sống, chắc Clyde cũng sẽ bằng lòng với quyết định này của IAU vì ông là một nhà khoa học, ông hiểu được những vấn đề mà thiên văn học gặp phải khi khám phá ra những thiên thể mới»
    (She notes that Clyde "was a scientist. He would understand they had a real problem when they start finding several of these things flying around the place.")[3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 17 - Births, Deaths, Eventshttp://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_17.htm
    [2] VIC WINTER-JEN DUDLEY-ICSTARS ASTRONOMY, INC., 2007. Clyde W. Tombaugh 1906 ?" 1997, http://www.icstars.com/HTML/icstars/graphics/clyde.htm
    [3] Wikipedia, 1/2007. Clyde Tombaugh, http://en.wikipedia.org/wiki/Clyde_Tombaugh
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 17/01/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/01
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 18/01. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ xung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/01
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode (19/01/1747 ?" 23/11/1826)[1]. Ông từng giữ nhiệm vụ giám đốc đài thiên văn Berlin trong hơn 40 năm, thành viên viện hàm lâm Berlin. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Johann Elert Bode (19/01/1747 ?" 23/11/1826)​
    Bode là người phát hiện đầu tiên của nhiều thiên hà và tinh vân: M81, M82 (31/12/1774), M53 (3/2/1775) và M92 (31/12/1777).[2] Ông cũng giành nhiều thời gian để quan sát và tính toán quỹ đạo của các sao chổi.
    Bode là người phát triển và góp phần công bố « quy luật Titius - Bode » về khoảng cách của các hành tinh đối với Mặt Trời. Quy luật Titius ?" Bode thực sự đã là công cụ được rất nhiều nhà thiên văn sử dụng trong thế kỷ 18, 19 để tìm kiếm các hành tinh và tiểu hành tinh.
    Tháng 3 năm 1781, William Herschel phát hiện ra Sao Thiên Vương và đề nghị đặt tên hành tinh này là « Ngôi Sao George » (nhằm tôn vinh vua Goerge III nước Anh). Chính Bode là người đề nghị gọi hành tinh thứ 7 này là Sao Thiên Vương (Uranus).[2]
    Năm 1801, Bode xuất bản Uranographia, một trong những bản đồ sao đầu tiên đánh dấu các ngôi sao dựa trên sự quan sát của con người chứ không phụ thuộc vào hình tượng của chòm sao [1]. Bode cũng là người phân định và đặt tên cho một số chòm sao như: "Officina Typographica," "Apparatus Chemica," "Globus Aerostaticus," "Honores Frederici," "Felis," "Custos Messium", "Quadrans Muralis," ... Tuy nhiên, tất cả các chòm sao trên đều không có tên trong danh sách 88 chòm sao hiện đại.[2]
    Tên của ông được dùng để đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 998, Bodea), 1 crater trên Mặt Trăng. Thiên hà M 81 cũng được gọi là Bode?os Galaxy hoặc Bode?os Nebulae[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_19.htm
    [2]. Hartmut Frommert, Christine Kronberg,. Johann Elert Bode (January 19, 1747 - November 23, 1826), http://www.seds.org/messier/Xtra/Bios/bode.html

Chia sẻ trang này