1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Đức Rupert Wildt (25/06/1905 ?" 09/01/1976) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Rupert Wildt (25/06/1905 ?" 09/01/1976)​
    Rupert Wildt sinh ra ở Munic, Đức. Năm 1927, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Berlin. Wildt làm việc tại đại học Göttingen, chuyên nghiên cứu về khí quyển [2]
    Năm 1932, Wildt nghiên cứu quang phổ của các hành tinh lớp ngoài, đặc biệt là Sao Mộc (Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương). Ông đã nhận thấy rằng quang phổ hấp thụ thu được rất giống với quang phổ của các hợp chất giàu hydro như mêtan và amôniắc. Dựa trên giả thiết rằng bầu khí quyển của các hành tinh trên bao gồm chủ yếu là mêtan và amôniắc, Wildt đã xây dựng mô hình về cấu trúc của các hành tinh lớp ngoài. Ông cho rằng lõi của các hành tinh này có dạng rắn, tạo thành từ kim loại và đá, bên ngoài lõi là một lớp vỏ băng rất dày và ngoài cùng là bầu khí quyển dày đặc. Mô hình này vẫn được chấp nhận rộng rãi trong thiên văn học hiện đại [2]
    Năm 1934, Wildt di cư đến Hoa Kỳ. Wildt là trợ lý nghiên cứu trường đại học Princeton trong thời gian từ năm 1937 đến năm 1942. Từ năm 1942 đến năm 1947, ông là phó giáo sư đại học Virginia và sau đó ông chuyến sang đại học Yale [2].
    Năm 1937, ông đã đưa ra giả thiết cho rằng bầu khí quyển của Sao Kim có thành phần chủ yếu là formaldehyde. Giả thiết này của Wildt dựa trên các quan sát của ông trong thời gian này đối với khí quyển Sao Kim và không tìm thấy sự tồn tại của nước. Tuy nhiên, các khảo sát sau này của thiết bị nghiên cứu khí quyển được phóng đến Sao Kim đã tìm thấy hơi nước và do đó, giả thiết của Wildt bị bác bỏ. Năm 1940, ông đã đề xuất giả thiết đúng đắn khi cho rằng khí carbon dioxide trong khí quyển Sao Kim đã ngăn chặn quá trình tỏa nhiệt của hành tinh vào không gian. Hiện tượng này sau này được biết đến tên gọi phổ biến hơn: hiệu ứng nhà kính [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1953 Rupertwildt) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 25 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_25.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Rupert Wildt, http://en.wikipedia.org/wiki/Rupert_Wildt
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/06
    Ngày sinh nhà thiên văn Pháp Charles Messier (26/06/1730 ?" 12/04/1817) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Charles Messier (26/06/1730 ?" 12/04/1817)​
    Messier sinh ra ở miền Badonviller, vùng Lorraine nước Pháp. Ngay từ thời thiếu niên, niềm đam mê với thiên văn học của Messier đã đươc khơi dậy qua sự xuất hiện của sao chổi 6 đuôi năm 1744 và hiện tượng nhật thực ngày 25/07/1748. Năm 1751, ông được nhận vào giúp việc cho nhà thiên văn hải quân Pháp Joseph Nicolas Delisle. Quan sát thiên văn đầu tiên với tư cách chuyên nghiệp của Messier là sự kiện Sao Thủy đi ngang qua Mặt Trời ngày 06/05/1753 [2]
    Năm 1774, Messier xuất bản danh mục đầu tiên bao gồm 45 "deep sky obj ect" (các thiên hà, tinh vân hoặc đám sao). Messier tiếp tục hoàn thiện và năm 1781, phiên bản cuối cùng của danh mục này ra đời với 103 thiên thể. Trên thực tế, rất nhiều thiên thể trong danh mục của Messier là do người cộng sự của ông Pierre Mechain tìm ra. Trong thời gian từ năm 1921 đến năm 1966, một số nhà thiên văn học và sử gia đã tìm ra các bằng chứng cho thấy rằng có thêm 7 thiên thể khác đã được Messier, hoặc là các bạn của ông, hoặc là Pierre Mechain phát hiện ngay trước lần xuất bản cuối cùng. Các thiên thể đó được đánh số từ M104 đến M110. Danh mục của Messier vẫn được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học hiện đại [2]
    Mặc dù danh mục Messier không trình bày các danh mục một cách khoa học (như trong danh mục NGC, các thiên thể được sắp xếp theo vị trí trên bầu trời), tuy nhiên các thiên thể trong danh mục đã bao gồm đủ các loại: tinh vân, thiên hà, đám sao mở, đám sao hình cầu, ... Do được xác định bởi một kính thiên văn cỡ nhỏ (102 mm) nên các thiên thể này đều rất gần Trái Đất và thường được chọn là đối tượng trong các quan sát thiên văn chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư [2].
    Tên ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 7359 Messier) [2]
    ====
    Ngày sinh nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ Lyman Spitzer Jr (26/06/1914 ?" 31/03/1997) [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Lyman Spitzer Jr (26/06/1914 ?" 31/03/1997)​
    Lyman Spitzer Jr tốt nghiệp trường đại học Yale và đại học Cambridge, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Princeton dưới sự hướng dẫn của Henry Norris Russel. Sau đó, ông tham gia nghiên cứu tại đại học Harvard và giảng dạy tại đại học Yale. Năm 1947, ông thay thế Russell làm giáo sư và giám đốc đài thiên văn đại học Princeton [3].
    Spitzer làm việc trong rất nhiều lĩnh vực thuộc vật lý thiên văn lý thuyết: nghiên cứu các quang phổ vạch, nghiên cứu sự phát triển của các đám sao, nghiên cứu cấu tạo của các ngôi sao, ... Spitzer đã tìm ra cấu trúc của các đám bụi bao quanh các ngôi sao trong vũ trụ. Ông đã chỉ ra rằng bụi trong vũ trụ tồn tại ở ít nhất 2 trạng thái: các đám bụi nóng quanh những ngôi sao và các đám bụi nguội hơn trong vùng không gian giữa các ngôi sao. Spitzer còn làm việc trong lĩnh vực từ học, là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của phòng thí nghiệm nghiên cứu plasma của đại học Princeton [3]
    Spitzer là người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng về các kính thiên văn cỡ lớn sử dụng ngoài không gian (1946). Ông đã tiến hành rất nhiều cuộc vận động và đóng vai trò quan trọng trong việc phóng các đài quan sát vào không gian. Năm 1990: kính Hubble, năm 1991: đài thiên văn tia gamma Compton lần lượt được phóng vào không gian. Spitzer đã được chứng kiến thành quả của việc biến ý tưởng của mình thành hiện thực. Trong ngày ông mất, ông đang tiến hành các phân tích đối với các kết quả quan sát của kính Hubble. Ông cũng tham gia phát triển và vận hành vệ tinh quan sát vũ trụ tại bước sóng cực tím Copernicus. [3]
    Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 2160 Spitzer). Ngày 25/08/2003, kính thiên văn Spitzer đã được đưa lên không gian, tiến hành quan sát vũ trụ tại bước sóng hồng ngoại. Cho đến thời điểm này (tháng 6 năm 2007), kính Spitzer vẫn hoạt động tốt trên không gian [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn Spitzer trên không gian (ảnh minh họa)​

    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_26.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Charles Messier, http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Messier
    [3]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Lyman Spitzer, Jr, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Spitzer/index.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 27/06/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    4327/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Pháp Alexis Bouvard (27/06/1767 ?" 07/06/1843) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Alexis Bouvard (27/06/1767 ?" 07/06/1843)​
    Alexis Bouvard là giám đốc của đài thiên văn Paris trong giai đoạn từ năm 1822 đến năm 1843. Ông đã phát hiện ra 8 sao chổi và biên soạn các bảng vị trí của Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Thiên Vương. Các bảng vị trí của Sao Mộc và Sao Thổ cho thấy vị trí quan sát thực tế của 2 hành tinh này rất khớp với số liệu tính toán. Tuy nhiên, vị trí của Sao Thiên Vương luôn có sự sai khác so với các số liệu tính toán. Điều này đã khiến Bouvard đề xuất giả thiết về sự tồn tại của một hành tinh khác nằm bên ngoài Sao Thiên Vương. Sau khi ông mất, hành tinh này đã được Urbain Le Verrier và John Couch Adams tính toán ra vị trí và được Johann Gottfried Galle xác định vào ngày 23/09/1846 [2]
    ====
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Heber Doust Curtis (27/06/1872 ?" 09/01/1942) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Heber Doust Curtis (27/06/1872 ?" 09/01/1942)​
    Curtis xuất thân là một giáo sư dạy tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Ông đã chuyển sang nghiên cứu Thiên văn học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1902 tại đại học Virginia. Ông đã làm việc tại đài thiên văn Lick cho đến năm 1920, sau đó ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Allegheny đại học Pittsburgh. Từ năm 1930, ông là giám đốc đài thiên văn trường đại học Michigan [3]
    Curtis bắt đầu các công việc thiên văn chuyên nghiệp của mình với việc đo vận tốc xuyên tâm của các ngôi sao. Từ năm 1910, ông băt đầu quan sát các tinh vân xoắn ốc (thực chất là các thiên hà xoắn ốc). Ông đã kết luận rằng chúng là các hệ thống sao riêng biệt và độc lập. Năm 1917, ông và George Ritchey đã quan sát một supernova rất sáng và kết luận rằng supernova này nằm ngoài Ngân Hà. Ông đã dự tính tinh vân Andromeda (chính xác là thiên hà Andromeda) nằm cách Trái Đất khoảng 500 nghìn năm ánh sáng. Điều này đã gặp phải sự phản đối của rất nhiều nhà thiên văn đương thời, trong đó có nhà thiên văn nổi tiếng Harlow Shapley, vì họ cho rằng đường kính của Ngân Hà chỉ vào khoảng 300 nghìn năm ánh sáng. Cho đến đầu thế kỷ XX, đa số các nhà thiên văn vẫn cho rằng các tinh vân (khái niệm tinh vân hồi đó bao gồm cả các thiên hà) nằm trong dải Ngân Hà. Năm 1920, trong hội nghị của Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hoa Kỳ, Curtis và Shapley đã có một cuộc tranh cãi rất quyết liệt về kích thước của Ngân Hà và khoảng cách đến các "tinh vân xoắn ốc". Cuộc tranh cãi này đã đi vào lịch sử thiên văn học với cái tên "Great Debate.". Cuối năm 1924, Edwin Hubble đã chứng minh được rằng "tinh vân Andromeda" thật sự là một thiên hà nằm ngoài Ngân Hà. Tuy nhiên, khoảng cách từ Trái Đất đến thiên hà Andromeda là khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng, gấp 5 lần so với dự đoán của Curtis [3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 27 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_27.htm
    [2]Wikipedia, 02/2007. Alexis Bouvard, http://en.wikipedia.org/wiki/Alexis_Bouvard
    [3]Daviddarling,Curtis, Heber Doust (1872-1942), http://www.daviddarling.info/encyclopedia/C/Curtis.html
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/06
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Maria Mitchell (01/08/1818 ?" 28/06/1889) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Maria Mitchell (01/08/1818 ?" 28/06/1889)​
    Maria Mitchell sinh ra tại Nantucket, Massachusetts. Bà xuất thân là một nhân viên thư viện. Mitchell đã được cha bà dạy cho thiên văn học và các phương pháp quan sát [2]. Bà được coi là nhà nữ thiên văn chuyên nghiệp đầu tiên của Hoa Kỳ [1]
    Mùa thu năm 1847, bà là người đầu tiên phát hiện ra sao chổi 1847 VI (sau này được đánh số lại là C/1847). Bà đã được vua Frederick VII của Đan Mạch trao tặng huân chương và trở lên nổi tiếng (trước Mitchell, chỉ có duy nhất Caroline Herschel là nhà thiên văn nữ đã phát hiện ra các sao chổi mới). [2]
    Mitchell laf thành viên nữ đầu tiên của Viện hàn lâm Khoa Học Nghệ Thuật Hoa Kỳ (năm 1848), là thành viên của Hiệp hội Khoa Học Tiên Tiến Hoa Kỳ (năm 1850). Bà đã tham gia xây dựng bảng các vị trí của Sao Kim trong thời gian làm việc cho Văn phòng Quản lý lịch hàng hải. Năm 1865, bà trở thành giáo sư thiên văn đầu tiên của trường cao đẳng Vassar, đồng thời là giám đốc của đài thiên văn của trường. [2]
    Tên bà được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, sao chổi do bà phát hiện năm 1847 (Miss Mitchell''''''''s Comet) và một đài thiên văn ở Nantucket [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 28 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_28.htm
    [2]Wikipedia, 0262007. Maria Mitchell, http://en.wikipedia.org/wiki/[/Maria_Mitchell
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 29/06/2007
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    29/06
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ George Ellery Hale (29/06/1868 ?" 21/02/1938)[1]
    [​IMG]
    Ảnh: George Ellery Hale (29/06/1868 ?" 21/02/1938)​
    Xem bài viết ngày 21/02:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-6.ttvn
    ====
    Ngày 29/06/1995, tàu con thoi Atlantis của Hoa Kỳ đã lần đầu tiên ghép nối thành công với trạm không gian Mir của Nga. Đây là lần đầu tiên tàu con thoi của Hoa Kỳ ghép nối với trạm không gian của Nga. Phi hành đoàn của tàu Atlantis bao gồm 5 phi công vũ trụ Hoa Kỳ:
    + Robert L. Gibson, Commander
    + Charles J. Precourt, Pilot
    + Ellen S. Baker, Mission Specialist
    + Bonnie J. Dunbar, Mission Specialist
    + Gregory J. Harbaugh, Mission Specialist
    và 2 phi công vũ trụ Nga (họ sẽ tiếp tục làm việc trên Mir thay thế cho 3 nhà du hành đang ở trên đó) :
    + Anatoly Solovyev, MIR-19 crew upload
    + Nikolai Budarin, MIR-19 crew upload
    3 nhà du hành đang ở trên Mir tại thời điểm đó là:
    +Norman E. Thagard (5), MIR-18 crew download
    +Vladimir Dezhurov (1), MIR-18 crew download
    +Gennady Strekalov (6), MIR-18 crew download
    Quá trình làm việc chung trên quỹ đạo của 10 nhà du hành kéo dài tổng cộng 5 ngày. Trong thời gian đó, họ đã tiến hành nhiều thí nghiệm trong module SpaceLab gắn trên tàu Atlantis. Các thí nghiệm này chủ yếu nhằm kiểm tra các tác động của quá trình làm việc lâu dài ngoài không gian đối với cơ thể người. Tàu Atlantis cũng đã trở thêm nước và một số thiết bị dùng cho việc sửa chữa trạm Mir. Các nhà du hành đã có cuộc giao lưu với các sinh viên dưới mặt đất thông qua các radio chế tạo một cách nghiệp dư. Ngày 04/07/1995, tàu Atlantis đã rời khỏi trạm Mir, chở 8 phi hành gia về Trái Đất. Trước khi gỡ bỏ kết nối, Solovyev và Budarin đã sử dụng tàu Soyuz có sẵn trên trạm bay ra ngoài không gian để chụp tấm ảnh kết nối lịch sử này: [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Trạm Mir kết nối với tàu Atlantis​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 29 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_29.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. STS-71, http://en.wikipedia.org/wiki/http://en.wikipedia.org/wiki/STS-71
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/06
    Ngày 30/06/1908, khoảng 7h15 giờ sáng, trên bầu trời tại phía tây bắc hồ Baikal, khu vực ven sông Tunguska nước Nga đã xuất hiện một quả cầu lửa khổng lồ với độ sáng tương đương mặt trời. Vài phút sau, một vụ nổ lớn kèm theo những dư chấn khủng khiếp đã xảy ra. Toàn bộ sinh vật trong một khu vực rộng khoảng 2200 km vuông đã bị hủy diệt.
    [​IMG]
    Ảnh: Vị trí xảy ra sự kiện Tunguska​
    Vụ việc trên đi vào lịch sử với tên gọi «sự kiện Tunguska» hoặc «vụ nổ Tunguska». Do vị trí địa lý cho nên phải đến năm 1921 mới bắt đầu có những chuyến thám hiểm của các nhà khoa học Liên Xô tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích nguyên nhân hiện tượng trên. Giả thiết có vẻ hợp lý nhất là một tảng thiên thạch hoặc nhân sao chổi có đường kính hơn 50m đã bay vào bầu khí quyển với vận tốc khoảng 25 km/s. Tảng thiên thạch hoặc nhân sao chổi này đã bị đốt nóng lên đến trên 10 nghìn độ C và nổ tung tại độ cao từ 6 đến 10 km. Sức công phá của vụ nổ tương đương từ 10 đến 50 triệu tấn thuốc nổ TNT. [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Cây cối gẫy rạp do ảnh hưởng của vụ nổ​
    ====
    Ngày 30/06/1971, tai nạn đã xảy ra khi tàu Soyuz 11 rời trạm vũ trụ Salyut 1 trở về Trái Đất. Một chiếc van điều áp đã bị hỏng, không khí trong tàu đã thoát ra ngoài vũ trụ. 3 nhà du hành Vladislav Volkov, Georgi Dobrovolski và Viktor Patsayev của Liên Xô đã hy sinh.
    [​IMG]
    Ảnh: phi hành đoàn của tàu Soyuz 11​
    (Xem thêm bài viết ngày 19/06 tại trang 18 cùng topic)
    Sau tai nạn trên, biên chế của mỗi đội bay các tàu Soyuz đã giảm xuống chỉ còn 2 người, giành khoảng trống để các nhà du hành có thể mặc quần áo bay khi cất cánh và hạ cánh. Đến năm 1980, các tàu Soyuz thế hệ mới được thiết kế (Soyuz-T), khoang điều khiển rộng hơn và có thể chở 3 nhà du hành với đầy đủ các thiết bị bay kèm theo [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 30 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/6/6_30.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Soyuz 11, http://en.wikipedia.org/wiki/Soyuz_11
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 01/07/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/07
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 01/07. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/07
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Seth Barnes Nicholson (12/11/1891 ?" 02/07/1963) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Seth Barnes Nicholson (12/11/1891 ?" 02/07/1963)​
    Seth Nicholson sinh ra và lớn lên tại bang Illinois, Hoa Kỳ. Ông bắt đầu quan tâm đến thiên văn học khi là sinh viên của trường đại học Drake. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh trong lĩnh vực thiên văn tại đại học bang California. Năm 1914, tại đài thiên văn Lick, Nicholson đã phát hiện ra một vệ tinh mới (thứ 9) của Sao Mộc bằng một kính thiên văn 36 inch. Vệ tinh này được đặt tên là Sinope. Nicholson đã tiến hành tính toán quỹ đạo của vệ tinh này trong luận án tiến sĩ của ông [3].
    Sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ, Nicholson làm việc tại đài thiên văn Mt. Wilson. Ông tập trung vào việc nghiên cứu Mặt Trời. Ông đã làm các bản báo cáo hàng năm về sự xuất hiện các vết đen cũng như từ trường của Mặt Trời. Cùng với Edison Pettit, Nicholson đã sử dụng các bộ cảm biến nhiệt (thermocouples) để đo nhiệt độ của Mặt Trăng, các hành tinh, các vết đen và cả các ngôi sao trong những năm 1920. Các kết quả đo nhiệt độ của một số ngôi sao gần, có kích thước lớn đã lần đầu tiên cho phép tính được đường kính của các ngôi sao. Ông cũng đã tiến hành rất nhiều lần nghiên cứu nhật thực để xác định độ sáng và nhiệt độ của vành nhật hoa [2]
    Nicholson đã tiếp tục phát hiện thêm 3 vệ tinh nữa của Sao Mộc: Lysithea, Carme (năm 1938) và Ananke (năm 1951). Ông đã phát hiện ra tiểu hành tinh Menelaus thuộc nhóm tiểu hành tinh thành Troy (các tiểu hành tinh có quỹ đạo trùng với quỹ đạo Sao Mộc nhưng luôn cách Sao Mộc một khoảng cách nhất định). Nicholson đã tính toán quỹ đạo của một số sao chổi và của Sao Diêm Vương [3]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một vùng tối trên vệ tinh Ganymede của Sao Mộc, một tiểu hành tinh (asteroid 1831 Nicholson) [3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 02 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_02.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Seth Barnes Nicholson , http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Nicholson/index.html
    [3]Wikipedia, 05/2007. Seth Barnes Nicholson, http://en.wikipedia.org/wiki/Seth_Barnes_Nicholson
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/07
    Ngày 03/07/2002, NASA đã phóng tàu thăm dò sao chổi CONTOUR (Comet Nucleus TOUR) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu CONTOUR trước khi phóng​
    CONTOUR được thiết kế với nhiệm vụ chính là bay qua và nghiên cứu nhân của các sao chổi: Encke, Schwassmann-Wachmann-3 và d''''Arret tại khoảng cách gần. Trên CONTOUR được triển khai các thiết bị để có thể chụp ảnh các nhân sao chổi với độ phân giải cho phép phân biệt các chi tiết có kích thước nhỏ nhất là 4 m, thực hiện các phân tích quang phổ và khảo sát thành phần của khí và bụi xung quanh nhân. Nó cũng được trang bị lá chắn đặc biệt để có thể chịu được các va đập của những vật chất xung quanh nhân sao chổi [2].
    CONTOUR đã được phóng lên không gian bằng tên lửa Delta II. Ngày 15/8/2002, sau khi bật động cơ để chuyển từ quỹ đạo bay quanh Trái Đất sang quỹ đạo chính tiếp cận sao chổi Encke, CONTOUR đã bị mất liên lạc. Các nỗ lực thiết lập lại liên lạc từ Trái Đất đều không thu được thành công. Sau này, các quan sát từ kính thiên văn mặt đất đã cho thấy 3 vật thể chuyển động trên quỹ đạo dự tính của CONTOUR. Điều này cho phép dự đoán CONTOUR đã bị phá hủy trong khi thực hiện quá trình chuyển quỹ đạo tháng 8 năm 2002 [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 03 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_03.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. CONTOUR, http://en.wikipedia.org/wiki/CONTOUR
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 05/07/2007
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Henrietta Swan Leavitt (04/07/1868 ?" 12/12/1921) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Henrietta Swan Leavitt (04/07/1868 ?" 12/12/1921)​
    Herietta Swan Leavitt sinh ra tại Lancaster bang Massachussetts. Bà tốt nghiệp trường cao đẳng Radcliffe năm 1892. Sau khi tốt nghiệp, bà phải nghỉ tại gia đình một thời gian vì bị bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bà gần như bị điếc hẳn. Leavitt bắt đầu làm việc tại đài thiên văn trường Havard từ năm 1893 (có tài liệu ghi là 1895). Ban đầu, bà là một nhân viên thực hiện công việc tính toán, đo đạc độ trưng của các ngôi sao trong những tấm ảnh chụp dưới sự chỉ đạo của giáo sư Edward Charles Pickering. Bà đã đo đạc độ sáng của hàng ngàn ngôi sao biến quang trong các đám mây Magellan. Năm 1908, bà đã công bố kết quả nghiên cứu của mình: một số ngôi sao biến quang có độ trưng tỷ lệ thuận với độ dài chu kỳ. Sau hàng loạt những nghiên cứu, năm 1912, bà đã tìm ra mối liên hệ về độ trưng tuyệt đối và chu kỳ của một số ngôi sao biến quang. Các ngôi sao kiểu này được gọi là các sao biến quang Cepheid [2].
    Phát hiện của Leavitt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thiên văn học. Dựa vào việc quan sát chu kỳ của sao biến quang Cepheid, người ta có thể xác định độ trưng tuyệt đối của nó. Dựa trên mối tương quan giữa độ trưng biểu kiến (do quan sát) và độ trưng tuyệt đối (tính ra được), có thể xác định được rất chính xác khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao. Một năm sau phát hiện của Leavitt, nhà thiên văn Ejnar Hertzsprung đã phát hiện được và đo đạc được khoảng cách đến 1 số sao biến quang Cepheid ngay trong Ngân Hà. Những phát hiện của Hertzsprung đã góp phần hiệu chỉnh và hoàn thiện phương pháp đo khoảng cách dựa vào các sao biến quang Cephied. Các sao biến quang Cepheid được sử dụng để đo khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên hà xa xôi (chỉ cần tìm được sao biến quang Cepheid trong các thiên hà đó là tính được khoảng cách). Edwin Hubble đã tìm ra một số sao biến quang Cepheid trong thiên hà Andromeda và xác định chính xác khoảng cách từ Trái Đất đến thiên hà này, từ đó chấm dứt cuộc tranh cãi về quy mô của Ngân Hà và vị trí của các ?otinh vân xoắn ốc? (thực chất là các thiên hà xoắn ốc) trong vũ trụ [2] (xem thêm bài viết về nhà thiên văn Heber Doust Curtis trong bài viết ngày 27/06 cùng topic).
    Vì lý do sức khỏe và lý do gia đình, Leavitt không thường xuyên làm việc tại đài thiên văn Harvard. Năm 1921, khi Harlow Shapley đảm nhiệm cương vị giám đốc đài thiên văn, bà đang là trưởng nhóm đo đạc độ sáng của các ngôi sao. Cuối năm đó, bà qua đời vì bệnh ung thư [2]
    Tên bà được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 5383 Leavitt) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 04 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_04.htm
    [2]Wikipedia, 05/2007. Henrietta Swan Leavitt, http://en.wikipedia.org/wiki/Henrietta_Swan_Leavitt

Chia sẻ trang này