1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    05/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Andrew Ellicott Douglass (05/07/1867 ?" 20/03/1962) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Andrew Ellicott Douglass (05/07/1867 ?" 20/03/1962)​
    Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Trinity, Connecticut năm 1889, Douglass làm việc cho đài thiên văn trường Harvard. Năm 1893, Douglass chuyển sang làm việc cho nhà thiên văn Percival Lowell. Ông nhận nhiệm vụ tìm vùng đất ở Arizona để xây dựng đài thiên văn. Douglass đã tìm ra một địa điểm thích hợp ở ngoại thành phố Flagstaff. Tại đây, đài thiên văn Lowell với chiếc kính 18 inch đã được xây dựng với mục đích chủ yếu là quan sát Sao Hỏa. [2]
    Dựa trên những quan sát thu được, Percival Lowell đã khẳng định giả thiết rằng trên Sao Hỏa tồn tại các kênh đào và có một nền văn minh phát triển (xem thêm topic «Những dự đoán và quá trình tìm kiếm dấu hiệu của nước, của sự sống trên Sao Hỏa», trang 1). Douglass đã cho rằng cách lựa chọn các dữ liệu quan sát để phân tích của Lowell là không hợp lý, và do đó có thể dẫn đến các kết luận sai. Vì mâu thuẫn trên mà Douglass đã thôi làm việc tại đài thiên văn Lowell từ năm 1901 [2]
    Từ năm 1894, khi bắt đầu làm việc tại đài thiên văn Lowell, Douglass đã quan tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động Mặt Trời đối với khí hậu trên Trái Đất thông qua việc nghiên cứu sự dày mỏng khác nhau của các vòng tuổi trong thân cây. Dựa trên nhận xét rằng các vòng tuổi sẽ mỏng hơn trong những năm khô hạn, ông tìm ra được sự liên quan giữa khí hậu trên Trái Đất với tần suất xuất hiện của các vết đen trên Mặt Trời (mà tần suất xuất hiện các vết đen tỷ lệ với sự hoạt động của Mặt Trời). Ông là người tìm ra cách xác định tuổi của cây dựa trên số lượng các vòng tuổi [3]
    Sau khi rời khỏi đài thiên văn Lowell, Douglass tham gia công tác giảng dạy tại một số trường đại học bang Arizona. Ông đã vận động và tìm nguồn tài trợ cho việc xây dựng đài thiên văn của trường đại học bang Arizona. Năm 1923, đài thiên văn hoàn thành (đài thiên văn Steward) và được trang bịmột kính thiên văn 36 inch. Chiếc kính thiên văn này sau được chuyển đến đài thiên văn Kitty Peak vì nơi đó có những điều kiện quan sát tốt hơn. Douglass đảm nhiệm cương vị giám đốc đài thiên văn Steward cho đến năm 1937, sau đó ông tập trung vào nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp xác định tuổi của cây dựa trên các vòng tuổi [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Douglass giới thiệu phương pháp xác định độ tuổi của cây dựa trên số lượng vòng tuổi​
    Tên ông được đặt cho một crater trên Sao Hỏa. [3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 05 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_05.htm
    [2]Lowell Observatory/Coleman-Kennedy Collection. Adrew Ellicott Douglass, http://www.lowell.edu/Research/library/paper/ae_douglass.html
    [3]Wikipedia, 04/2007. A. E. Douglass, http://en.wikipedia.org/wiki/Andrew_Ellicott_Douglass
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    06/07
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 06/07. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    07/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Thụy Sĩ Johann Rudolf Wolf (07/07/1816 ?" 06/12/1893) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Johann Rudolf Wolf (07/07/1816 ?" 06/12/1893)​
    Rudolf Wolf đã theo học tại các trường đại học tại Zurich, Vienna và Berlin. Năm 1844, ông trở thành giáo sư thiên văn học tại đại học Bern. Năm 1847, ông được bổ nhiệm là giám đốc đài thiên văn Bern. Năm 1855, ông là giáo sư thiên văn học của hai trường: đại học Zurich và Học viện Công Nghệ Liên Bang Zurich [2]
    Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Wolf là các vết đen Mặt Trời. Ông là người phát triển và hoàn thiện ý tưởng về chu kỳ xuất hiện các vết đen mặt trời của Heinrich Schwabe. Không chỉ trực tiếp tiến hành quan sát, Wolf còn thu thập và khảo sát các số liệu quan sát vết đen Mặt Trời từ năm 1610. Ông đã tính toán ra được chu kỳ hoạt động của Mặt Trời là khoảng 11.1 năm. Năm 1852, ông là một trong số 4 nhà thiên văn đã tìm ra mối liên quan giữa chu kỳ hoạt động Mặt Trời và sự thay đổi từ trường của Trái Đất [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 07 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_07.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Rudolf Wolf, http://en.wikipedia.org/wiki/Rudolf_Wolf
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    08/07
    Ngày mất Christiaan Huygens, nhà toán học, vật lý và thiên văn vĩ đại Hà Lan (14/04/1629 ?" 08/07/1695) [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng Christiaan Huygens​
    Xem bài viết ngày 14/04 tại trang 11 cùng topic:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-11.ttvn
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    09/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học, nhà toán học người Anh: Sir George Howard Darwin (09/07/1845 ?" 07/12/1912) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sir George Howard Darwin (09/07/1845 ?" 07/12/1912)​
    George Darwin là con trai thứ hai của nhà bác học Charles Darwin, tác giả của Thuyết Tiến Hóa. Trong thời gian học đại học, ông luôn nằm trong tốp các sinh viên có thành tích cao nhất của trường Cambridge. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia công tác giảng dạy tại Cambridge. Từ năm 1883 cho đến khi qua đời, ông đảm nhiệm chức vụ giáo sư Plumian của khoa Thiên văn trường đại học Cambridge (giáo sư Plumian và giáo sư Lowndean là 2 chức danh giáo sư đứng đầu khoa Thiên văn trường Cambridge. Giáo sư Plumian chuyên nghiên cứu về thiên văn và triết học). Ông đảm nhiệm cương vị chủ tịch hội Thiên văn Hoàng gia Anh trong 2 năm 1899 và 1900. [2]
    Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của George Darwin là sự tương tác lẫn nhau giữa các thiên thể. Ông đi sâu vào phân tích trường hợp bài toán 3 thiên thể dựa trên những khảo sát đối với bộ ba Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Bên cạnh đó, George Darwin cũng tiến hành nghiên cứu chuyển động quay của các chất lỏng. Ông đã đưa ra giả thiết Mặt Trăng và Trái Đất ban đầu vốn là một vật thể có dạng lỏng duy nhất, sau đó vì tác dụng của Mặt Trời mà tách ra làm hai. Tuy nhiên, giả thiết này hiện nay đã bị coi là không đúng [2]
    Tên ông đã được đặt cho một crater trên Sao Hỏa [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 09 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_09.htm
    [2]JOC/EFR © October 2003. George Howard Darwin, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Darwin.html
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Alvan Garham Clark (10/07/1832 ?" 09/06/1897) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Gia đình Clark, ngồi bên trái là Alvan Garham Clark, ngồi giữa là cha ông: Alvan Clark, bên phải là anh ông: George Bassett Clark​
    Alvan Garham Clark sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống chế tạo kính thiên văn, đặc biệt là các thấu kính khúc xạ. Ông ham thích thiên văn học từ khi còn là học sinh phổ thông, sau đó tham gia vào công việc chế tạo thiết bị quang học của công ty gia đình (công ty Alvan Clark & Sons). Năm 1861, trong một lần kiểm tra chiếc thấu kính mới được chế tạo, ông quan sát sao Sirius và phát hiện ra ngôi sao đồng hành của nó (Sirius-B). Sirius B là một ngôi sao lùn trắng, có cấp sao biểu kiến +8. Sự tồn tại của Sirius-B đã được nhà thiên văn học Đức Friedrich Wilhelm Bessel dự đoán vào năm 1844 dựa trên những nhiễu động trong chuyển động riêng của sao Sirius-A. Alvan Garham Clark là người đầu tiên trực tiếp quan sát được ngôi sao này. Ông đã chế tạo thấu kính 40 inch của cho đài thiên văn Yerkes. Cho đến hiện nay, đây vẫn là chiếc kính thiên văn khúc xạ lớn nhất thế giới. [1]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 10 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_10.htm
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Pháp Joseph Jérôme Lefrançais de Lalande (11/07/1732 ?" 04/04/1807) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Joseph Jérôme Lefrançais de Lalande (11/07/1732 ?" 04/04/1807)​
    Lalande sinh ra ở Bourg-en-Bresse, thuộc miền đông nước Pháp. Ông được cha gửi lên Paris theo học ngành luật, tuy nhiên, Lalande đã chuyển sang theo học thiên văn. Sau khi tốt nghiệp, ông được thầy là giáo sư Pierre Charles Le Monnier cử sang Berlin để thực hiện nhiệm vụ đo thị sai Mặt Trăng (kết hợp với các quan sát của de Lacaille tại mũi Hảo Vọng, Nam Phi). Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông được gia nhập viện Hàn Lâm Berlin (lúc này Lalande mới có 21 tuổi). Lalande quay về Paris làm việc tại một trạm quan sát của viện Hàn Lâm Berlin [2]
    Lalande tập trung nghiên cứu và soạn thảo các bảng vị trí các hành tinh. Năm 1759, ông đã giúp Alexis Clariut tính toán lại chính xác thời gian quay lại Trái Đất của sao chổi Halley (Halley dự đoán sao chổi này sẽ quay trở lại vào tháng 12 năm 1758. Tuy nhiên, do hấp dẫn của Sao Mộc và Sao Thổ, sao chổi Halley đã quay trở lại muộn hơn thời điểm Halley dự đoán 618 ngày). năm 1762, Lalande được bổ nhiệm chức vụ giáo sư thiên văn trường Cao đẳng France. Lalande đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng 42 năm và là thầy của rất nhiều nhà thiên văn nổi tiếng như: Delambre, Giuseppe Piazzi, Pierre Méchain, Michel Lalande, ... Căn nhà ông đã được dùng để tổ chức rất nhiều seminar về thiên văn học. Năm 1769, ông xuất bản những nghiên cứu của mình về sự đi ngang qua Mặt Trời của Sao Kim [2]
    Lalande đã viết nhiều tác phẩm, góp phần phổ biến rộng rãi thiên văn học. Các bảng biên soạn vị trí các hành tinh của ông được sử dụng rộng rãi cho đến tận cuối thế kỷ XVIII. Năm 1801, ông đã hoàn thành một danh mục các ngôi sao mờ và gần Trái Đất [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 11 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_11.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Jérôme Lalande, http://en.wikipedia.org/wiki/J%C3%A9r%C3%B4me_Lalande
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:41 ngày 11/07/2007
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/07
    Ngày mấtnhà thiên văn Pháp Jean Picard (21/07/1620 ?" 12/07/1682) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Jean Picard (21/07/1620 ?" 12/07/1682)​
    Jean Picard học cao đẳng tại một trường dòng tại La Flèche, sau đó ông tiếp tục học và nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Paris năm 1650. Năm 1655, Picard trở thành giáo sư thiên văn học trường Cao đẳng Pháp (Collège de France), Paris. Năm 1655, ông trở thành thành viên của Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia [2].
    Picard đã sáng chế ra trắc vi kế (micrometer) dùng để đo đường kính của các thiên thể như Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh. Ông đã thu được số đo rất chính xác về bán kính Trái Đất tính từ tâm đến 2 địa cực (chỉ kém khoảng 0.44% so với con số thu được trong những phép đo hiện đại) [2].
    Picard là một trong những người đầu tiên áp dụng các phương pháp khoa học vào công việc vẽ bản đồ. Ông đã lập bản đồ khu vực Paris, tham gia vào dự án vẽ bản đồ toàn nước Pháp [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 12 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_12.htm
    [2]JOC/EFR © October 2003. Jean Picard, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Picard_Jean.html
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Donald Edward Osterbrock (13/07/1924 ?" 11/01/2007) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Donald Edward Osterbrock (13/07/1924 ?" 11/01/2007)​
    Osterbrock sinh ra ở Cicinati, Ohio. Trong thế chiến thứ II, ông phục vụ trong quân đội, thực hiện nhiệm vụ theo dõi thời tiết trên khu vực Thái Bình Dương. Sau chiến tranh, ông học trường Đại học Chicago, sau đó tiếp tục học lên thạc sĩ và bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ năm 1952. Ông là học trò của nhà thiên văn nổi tiếng Subrahmanyan Chandrasekhar trong thời gian làm việc ở đài thiên văn Yerkes, đại học Chicago. Ông tập trung nghiên cứu về các đám khí tồn tại xung quanh các ngôi sao có nhiệt độ bề mặt cao và về các nhân thiên hà. Cùng với William Wilson Morgan và Steward Sharpless, Osterbrock đã chứng tỏ sự tồn tại của các cánh tay xoắn ốc của Ngân Hà [3]. Obsterbrock được coi là một trong những người đầu tiên xây dựng được mô hình của các ngôi sao lùn đỏ [2].
    Osterbrock đã làm việc và tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học và học viện nổi tiếng của Hoa Kỳ. Ông là giáo sư giảng dạy trong lĩnh vực thiên văn, vật lý thiên văn. Ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Lick trong thời gian từ năm 1973 đến năm 1981. Từ năm 1988 đến năm 1990, ông là chủ tịch Hội thiên văn Hoa Kỳ. [3]
    Osterbrock là tác giả của hơn 150 bài báo chuyên ngành, 12 chuyên khảo về thiên văn học và lịch sử thiên văn, hơn 70 bài viết khảo cứu về tiểu sử và sự nghiệp của các nhà thiên văn trong thế kỷ XIX và XX. Ông có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá và phổ biến thiên văn học [3]
    Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 6107 Osterbrock) [3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 13 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_13.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Donald Edward Osterbrock , http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Osterbrock/index.html
    [3]Wikipedia, 07/2007. Donald E. Osterbrock, http://en.wikipedia.org/wiki/Donald_E._Osterbrock
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/07
    Vào lúc 19h18 (giờ Bắc Mỹ) ngày 14/07/1965, tàu thám hiểm Mariner 4 của NASA đã chụp những bức ảnh bề mặt Sao Hỏa đầu tiên ở khoảng cách gần [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Mariner 4​
    Ngày 28/11/1964, Mariner4 được phóng vào không gian bằng hệ tên lửa đẩy Atlas/AgenaD. Sau hơn 7 tháng rưỡi, Marine r4 tiếp cận Sao Hỏa. Ngày 14/7/1965, Mariner 4 bay qua Sao Hỏa, và lần đầu tiên nhân loại được nhìn những bức hình cận cảnh chụp bề mặt một hành tinh khác. Tổng cộng đã có 21 bức ảnh được chụp, chiếm diện tích khoảng 1% bề mặt Sao Hỏa. Sau khi bay qua Sao Hỏa, Mariner 4 còn tiếp tục hoạt động được thêm 3 năm nữa trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Trong khoảng thời gian này, Mariner 4 tiến hành quá trình nghiên cứu gió Mặt Trời và tiến hành các đo đạc kết hợp với Mariner 5 ?" thiết bị thám hiểm được phóng đến Sao Kim vào năm 1967.[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Bức ảnh đầu tiên Mariner 4 chụp bề mặt Sao Hỏa​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 14 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_14.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Mariner 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Mariner_4

Chia sẻ trang này