1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/07
    Ngày sinh nhà vật lý thiên văn người Anh Jocelyn Bell Burnell (15/07/1943) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Jocelyn Bell Burnell​
    Jocelyn Bell sinh ra tại Belfast, Bắc Ailen (Burnell là họ của chồng bà). Năm 1965, bà tốt nghiệp trường đại học Glasgow chuyên ngành vật lý. Năm 1969, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Cambridge. Trong thời gian ở đại học Cambridge, Jocelyn Bell đã làm việc trong nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Antony Hewish chỉ đạo với nhiệm vụ xây dựng dãy ăngten thu sóng vô tuyến (Interplanetary Scintillation Array) của đài thiên văn Mullard (MRAO) để quan sát các quasar. Năm 1967, bà đã phát hiện ra những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của một pulsar. [2]
    Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Jocelyn Bell Burnell đã tham gia giảng dạy tại rất nhiều trường đại học ở Anh và Hoa Kỳ. Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2004, bà là chủ tịch của Hội thiên văn Hoàng gia. Năm 1974, Antony Hewish đã được trao một phần giải thưởng Nobel vật lý về các nghiên cứu trong lĩnh vực quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra pulsar. Có một tranh cãi, đó là Jocelyn Bell không được trao một phần giải Nobel, mặc dù bà cũng đứng tên trong báo cáo khoa học về sự phát hiện ra pulsar. Tuy nhiên, bà đã được trao rất nhiều huân chương, giải thưởng cao quý khác ghi nhận những cống hiến của bà cho vật lý thiên văn hiện đại [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_15.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Jocelyn Bell Burnell, http://en.wikipedia.org/wiki/Jocelyn_Bell_Burnell
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Italia, mục sư Giuseppe Piazzi (16/07/1746 ?" 22/07/1826) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Giuseppe Piazzi (16/07/1746 ?" 22/07/1826)​
    Piazzi sinh ra ở Ponte, Valtellina, bắc Italia. Ông đã theo học toán và thiên văn tại một số trường ở Milan, Turin, Rome, và Genoa. Sau đó, Piazzi tham gia giảng dạy triết học, toán học và giáo điều tại Genoa, Malta và Rome. Năm 1780, Piazzi được bổ nhiệm là giáo sư giảng dạy toán nâng cao tại viện hàn lâm Palermo. Tại đây, ông được hoàng tử Caraminico cử làm giám đốc đài thiên văn trên đảo Sicily. Ông đã đi đến Paris, Anh để học hỏi kinh nghiệm sử dụng các thiết bị thiên văn. Đài thiên văn trên đảo Sicily bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 1791, những bản báo cáo đầu tiên được xuất bản năm 1792. Piazzi đã tiến hành hiệu chỉnh các thông số đã có về độ nghiêng của đường hoàng đạo, về độ dài của năm, về thị sai của các ngôi sao, ... Năm 1803, ông xuất bản danh mục 6784 ngôi sao, năm 1814, ông xuất bản danh mục thứ 2 chứa 7646 ngôi sao [2]
    Ngày 01/01/1801, Piazzi đã phát hiện ra hành tinh lùn Ceres
    Xem thêm bài viết tương ứng với ngày 01/01 ở trang đầu tiên của topic:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-1.ttvn
    Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 1000 Piazzia), một crater trên Mặt Trăng. Gần đây, kính Hubble đã phát hiện ra một vùng có độ phản chiếu ánh sáng cao trên bề mặt Ceres, vùng này được đề nghị đặt tên là Piazzi (nhưng chưa được IAU chính thức chấp nhận) [3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 16 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_16.htm
    [2]Catholic Encyclopedia, 2007. Giuseppe Piazzi, http://www.newadvent.org/cathen/12072d.htm
    [3]Wikipedia, 07/2007. Giuseppe Piazzi, http://en.wikipedia.org/wiki/Giuseppe_Piazzi
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    17/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Bỉ, linh mục Georges Henri Joseph Éduard Lemaître (17/07/1894 ?" 20/06/1966)
    [​IMG]
    Ảnh: Georges Henri Lemaître và Albert Einstein​
    Lemaître được coi là người tiên phong trong việc áp dụng Thuyết Tương Đối Tổng Quát của Albert Einstein vào lĩnh vực vũ trụ học. Ông đã đưa ra "giả thiết về nguyên tử nguyên thủy" (hypothesis of the primeval atom), giả thiết sau này được coi là tiền thân của thuyết Bigbang
    Xem bài viết ngày 20/06 tại trang 18 cùng topic:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-18.ttvn
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/07
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Eugene Merle Shoemaker (28/04/1928 ?" 18/07/1997) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Eugene Merle Shoemaker (28/04/1928 ?" 18/07/1997)​
    Shoemaker được coi là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực địa lý thiên văn (astrogeology). Trong thời gian làm luận án tiến sĩ tại trường đại học Princeton, Shoemaker đã khảo sát rất kỹ hố thiên thạch Barringer, Arizona. Ông đã khẳng định giả thiết đã có cho rằng hố Barringer là hậu quả của một vụ va chạm giữa Trái Đất và một thiên thạch. Shoemaker đã kết luận rằng, các hố hình vòng cung (crater) xuất hiện trên bề mặt các thiên thể chủ yếu là do hậu quả của sự va chạm với thiên thạch (trước đó, đa số các nhà nghiên cứu khác cho rằng các crater này là những miệng núi lửa đã tắt, ngay cả đối với các crater trên Mặt Trăng) [2]
    Kết luận về nguồn gốc các crater của Shoemaker đã được khẳng định bằng những bức ảnh chụp của các tàu thám hiểm không người lái trong chương trình Ranger của NASA. Shoemaker đã được lựa chọn để làm nhà khoa học đầu tiên đặt chân xuống bề mặt Mặt Trăng, tuy nhiên điều này đã không được thực hiện vì lý do sức khỏe.
    Từ năm 1969, Shoemaker làm việc cho học viện Công Nghệ California (Caltech). Ông tập trung nghiên cứu các tiểu hành tinh có quỹ đạo gần hoặc giao nhau với Trái Đất. Năm 1993, cùng với vợ là Carolyn Shoemaker và nhà thiên văn Canada David. H. Levy phát hiện ra sao chổi Shoemaker-Levy9 (SL9). Trong thời gian từ 16/07 đến 22/07 năm 1994, các mảnh vụn của sao chổi SL9 đã bắn phá Sao Mộc. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học được chứng kiến trực tiếp sự va chạm giữa nhân sao chổi và một hành tinh [2]
    Eugene Shoemaker chết trong một tai nạn xe hơi tại Australia. Ngày 07/01/1998, NASA phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Lunar Prospector thăm dò Mặt Trăng. Ngày 31/07/1999, Lunar Prospector đã hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng. Trên tàu vũ trụ này có mang theo một chút tro của Eugene Shoemaker với ý nghĩa tưởng niệm, mai táng nhà khoa học trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_18.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Eugene Merle Shoemaker, http://en.wikipedia.org/wiki/Gene_Shoemaker
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 19/07/2007
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học, vật lý học Hoa Kỳ Edward Charles Pickering (19/07/1846 ?" 03/02/1919) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Edward Charles Pickering (19/07/1846 ?" 03/02/1919)​
    Edward Pickering tốt nghiệp trường đại học Harvard năm 1865, sau đó ông tham gia giảng dạy vật lý trong 10 năm tại học viện công nghệ bang Massachusetts. Tại đây, ông đã xây dựng phòng thí nghiệm vật lý đầu tiên của Hoa Kỳ. Từ năm 1877 đến khi qua đời, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Harward. Ông và các cộng sự đã tiến hành việc đo độ sáng của hơn 45000 ngôi sao. Edward Pickering đã nhận nhiều nữ nhân viên vào làm việc tại đài thiên văn Harward. Sau này, nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà thiên văn nổi tiếng như: Williamina P. Pleming, Annie J. Cannon, Antomina Maury, Henrietta S. Leavitt. Ông đã chỉ đạo việc biên soạn danh mục sao Henry Draper phân loại hàng trăm nghìn ngôi sao dựa trên kiểu phổ (tiêu chuẩn xếp loại sao dựa trên kiểu phổ O, B, A, F, G, K, M do Annie J. Cannon đề xuất) [2].
    Edward Pickering thiết lập một đài thiên văn ở Peru với nhiệm vụ chụp ảnh bầu trời phương nam và xuất bản bản đồ bầu trời bằng ảnh chụp đầu tiên. Độc lập với Hermann Carl Vogel, ông đã khám phá ra trường hợp sao đôi quan phổ đầu tiên. Ông cũng đã phát hiện ra các vạch phổ mới xuất hiện do khí heli bị ion hóa. Các vạch này được gọi là các vạch phổ Pickering[2]
    Em trai ông, William Henry Pickering (15/02/1858 ?" 17/01/1938) cũng là một nhà thiên văn nổi tiếng. Họ của ông và em trai đã được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một tiểu hành tinh (asteroid 784 Pickeringia) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_19.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Edward Charles Pickering , http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Pickering/index.html
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/07
    20 giờ 17 phút 40 giây (UTC) ngày 20/07/1969, module đổ bộ của tàu Apollo-11 đã hạ cánh an toàn xuống Mặt Trăng. Lần đầu tiên con người chinh phục được một thiên thể ngoài Trái Đất
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn Apollo-11, từ trái sang phải: Armstrong, Collins và Aldrin​
    02 giờ 56 phút (UTC) ngày 21/07/1969, Neil Armstrong đã rời khỏi module đổ bộ, in những bước chân đầu tiên trên Mặt Trăng cùng với câu nói bất hủ : "That ''''s one small step for (a) man, one giant leap for mankind" (tạm dịch: "Đó là một bước chân nhỏ của một con người, nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại"). Tiếp theo là Edwin "Buzz" Aldrin với câu nói : "Beautiful. Beautiful. Magnificent desolation" (tạm dịch: "Đẹp quá, đẹp quá, một khung cảnh hoang sơ nhưng lộng lẫy"). Armstrong và Edwin đã ở ngoài module đổ bộ trong khoảng 2 tiếng rưỡi, cắm quốc kỳ xuống Mặt Trăng, chụp ảnh các khu vực lân cận và thu thập các mẫu đất đá.

    Trong khi Armstrong và Aldrin đổ bộ xuống Mặt Trăng, tàu mẹ (Command Service Module) do Michael Collins điều khiển vẫn bay quanh Mặt Trăng.
    Vào lúc 17 giờ 54 phút (UTC) ngày 21/07/1969, Armstrong và Aldrin đã sử dụng bộ phận cất cánh của module đổ bộ để bay lên ghép nối với phi thuyền mẹ đang bay trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng. Phi thuyền mẹ khởi động tên lửa bay về Trái Đất. Ngày 24/07/1969, cả 3 nhà du hành đã trở về Trái Đất an toàn.
    *
    * *​
    Ngày 25/05/1961, trước quốc hội, tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã khẳng định quyết tâm đưa con người lên Mặt Trăng : "I believe that this nation should commit itself to achieving the goal, before this decade is out, of landing a man on the Moon and returning him safely to the Earth. No single space program in this period will be more impressive to mankind, or more important in the long-range exploration of space; and none will be so difficult or expensive to accomplish."
    (Tạm dịch: "Tôi tin rằng đất nước chúng ta sẽ làm tất cả để hoàn thành việc đưa con người lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn trước khi thập kỷ này kết thúc. Trong thời điểm hiện tại, sẽ không có một chương trình không gian nào sánh kịp chương trình này về sự ảnh hưởng đến nhân loại, về khoảng cách được chinh phục, về độ khó cũng như về các nguồn tài chính cần huy động")
    Sau đó, trong cuộc nói chuyện tại đại học Rice tháng 9 năm 1962, Kennedy tiếp tục phát biểu: "No nation which expects to be the leader of other nations can expect to stay behind in this race for space"
    (Tạm dịch: Một quốc gia nếu muốn trở thành quốc gia dẫn đầu của các quốc gia khác thì không thể chấp nhận việc đứng sau trong cuộc chạy đua lên không gian)

    "We choose to go to the Moon in this decade and do the other things, not because they are easy, but because they are hard."
    (Tạm dịch: "Chúng ta chọn Mặt Trăng làm đích đến trong thập kỷ này không phải vì đó là công việc dễ dàng mà vì đó là công việc rất khó khăn")
    Trong thập kỷ 60, dự án Apollo đã được khởi động và tiến hành cùng với hàng loạt dự án khác. Hoa Kỳ đã từng bước vươn tới Mặt Trăng trong cuộc chạy đua vào không gian với Liên Xô: Dự án Mercury nhằm đưa những người Mỹ đầu tiên ra ngoài không gian; dự án Ranger, dự án Lunar Orbiter chụp ảnh Mặt Trăng bằng thiết bị thám hiểm không người lái; dự án Surveyor phóng tàu vũ trụ không người lái xuống Mặt Trăng. Dự án Gemini thực hiện các kết nối ngoài không gian cũng như kiểm tra sự thích ứng của phi công trong quá trình làm việc lâu ngày ngoài vũ trụ. Đã có những thành công và có cả thất bại và cả những hy sinh (6 tàu Ranger đầu tiên phóng lên đều không hoạt động như kế hoạch đặt ra, tai nạn Apollo-1 với cái chết của 3 nhà du hành Grissom, White và Chaffee, ...). Và kết quả đúng như quyết tâm của Kennedy, người Mỹ đã chinh phục Mặt Trăng trong năm cuối cùng của thập kỷ 60, thế kỷ 20.
    *
    * *​
    "Gagarin was the first, back in 1961
    When, like Icarus undaunted, he climbed to reach the Sun,
    And he knew he might not make it, for it?Ts never hard to die:
    But he lifted off the pad
    And rode a fire in the sky!
    Yet a higher goal was calling and we vowed to reach it soon
    And we gave ourselves a decade to put fire on the Moon
    And Apollo told the world we can do it if we try:
    There was ?oOne small step??
    And a fire in the sky! "
    "Một chín sáu mốt, Gagarin, đặt dấu tiên phong
    Như Icarus, chẳng ngại ngần, vươn đến Thái dương
    Sẵn sàng chấp nhận thất bại rủi ro
    Sẵn sàng trả giá bằng chính sinh mạng
    Anh đã rời khỏi bệ phóng
    Giương cao ngọn lửa tiến vào không gian
    Nhân loại thề vươn tới những đích đến cao hơn
    Gần mười năm sau, con người chinh phục vệ tinh của Trái Đất
    Chương trình Apollo khẳng định rằng:
    ?Chẳng gì cản được con người khi đã cố gắng?
    Dấu chân nhỏ, in bước tiến thật xa
    Trên Mặt Trăng, lửa văn minh bùng cháy "

    *
    * *​
    Hãy tin vào một tương lai không xa, khi những con tàu vũ trụ do người Việt Nam thiết kế, chế tạo, vận hành bay lên chinh phục không gian. Người Việt Nam sẽ đầy kiêu hãnh và tự hào cắm quốc kỳ tại các thiên thể xa xôi trong vũ trụ. Đó không phải là một giấc mơ, cũng không phải là một điều ước, đó là một khát vọng, và là một mục đích để chúng ta luôn hướng tới để thực hiện.
    [​IMG]
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 23/07/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/07
    Ngày 21/07/1973, Liên Xô đã phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Mars-4. Ngày 10/02/1974, Mars-4 tiếp cận Sao Hỏa. Theo kế hoạch vạch ra, Mars-4 sẽ chuyển động quanh Sao Hỏa như một vệ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, có trục trặc xảy ra đối với máy tính trên tàu khiến cho tên lửa hãm không thể hoạt động. Mars-4 bay trượt khỏi Sao Hỏa với khoảng cách gần nhất là 2200 km. Tàu thăm dò chỉ kịp chụp và chuyển về Trái Đất một số bức ảnh. Mars-4 tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời và tiến hành việc thu thập thông tin về không gian giữa các hành tinh [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu thăm dò Sao Hỏa Mars-4​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_21.htm
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/07
    Ngày sinh nhà toán học, thiên văn học người Đức Friedrich Wilhelm Bessel (22/07/1784 ?" 17/03/1846) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Friedrich Wilhelm Bessel (22/07/1784 ?" 17/03/1846)​
    Năm 14 tuổi, Bessel vào làm việc cho hãng xuất ?" nhập khẩu Kulenkamp và nhanh chóng trở thành kế toán của hãng. Do phải thường xuyên đi theo các tàu hàng nên Bessel đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề định hướng trong hàng hải, từ đó ông trở thành một nhà thiên văn học chuyên nghiệp. [1]
    Bessel đã được một nhà thiên văn học nổi tiếng người Đức lúc bấy giờ là Heinrich Wilhelm Olbers quan tâm đến sau khi ông hoàn thành việc hiệu chỉnh các thông số về quỹ đạo của sao chổi Halley. Hai năm sau, Bessel đã rời khỏi hãng Kulenkamp, chuyển đến làm việc tại đài thiên văn Lilienthal (Bremen, Đức). Tại đai, ông đã cùng với James Bradly quan sát và hiệu chỉnh vị trí của hơn 3222 ngôi sao. Năm 26 tuổi, Bessel được vua Frederick William III của nước Phổ bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn Königsberg Observatory. Tại đây, ông đã xuất bản các bảng về sự khúc xạ của tầng khí quyển dựa trên các kết quả quan sát trước đó của Bradley. Bessel đã xác định rõ ràng vị trí của hơn 50 nghìn ngôi sao trong thời gian làm việc tại đài thiên văn Königsberg.[2]
    Bessel được coi là nhà một trong những nhà thiên văn học đầu tiên sử dụng phưng pháp đo thị sai để tính ra khoảng cách đến các ngôi sao. Ông đã tính được khá chính xác khoảng cách từ Trái Đất đến sao 61 Cygni. Bessel đã phát hiện ra sự nhiễu động trong chuyển động của các sao Sirius và Procyon. Bessel dự đoán rằng các ngôi sao trên đều bị ảnh hưởng bởi một ngôi sao đồng hành chưa thể quan sát được. Năm 1844, Bessel công bố những dự đoán về sự tồn tại của một ngôi sao đồng hành của sao Sirius. Năm 1862, nhà thiên văn học Alvan Graham Clark đã lần đầu tiên quan sát được ngôi sao này. Ngày nay, chúng ta đều biết đó là một ngôi sao lùn trắng với tên gọi Sirius-B [2]
    Mặc dù không học đại học, Bessel đã trở thành một trong những nhà thiên văn nổi tiếng nhất trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1552 Bessel) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 22 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_22.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Friedrich Wilhelm Bessel, http://en.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Wilhelm_Bessel
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh Sir Thomas Makdougall Brisbane (23/07/1773 ?" 27/01/1860) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sir Thomas Makdougall Brisbane (23/07/1773 ?" 27/01/1860)​
    Sir Thomas Makdougall Brisbane sinh ra ở Scotland, theo học toán và thiên văn tại trường đại học Edinburg. Từ năm 1789 đến năm 1793, ông tham gia quân đội hoàng gia. Năm 1813, ông được phong hàm trung tướng. Brisbane còn là một nhà chính trị, từ năm 1821 đến năm 1825, ông là thống đôc của New South Wales [2].
    Sau một số biến động chính trị, năm 1826, Brisbane trở về Scotland và giành hết thời gian cho khoa học. Năm 1832, ông đảm nhiệm chứ vụ chủ tịch Hội Hoàng Gia Endinburg. Năm 1836, ông được phong tặng danh hiệu «tòng nam tước» (barnonet). Ông còn được phong tặng rất nhiều danh hiệu, huân chương và là thành viên của nhiều hội khoa học nổi tiếng của Anh và Scotland [2]
    Năm 1808, Brisbane đã tự xây dựng một đài thiên văn ở quê nhà, sau đó, ông tiếp tục xây dựng một đài thiên văn ở Parramatta, tây Sydney. Brisbane và các cộng sự đã chuyển đến làm việc tại đài thiên văn mới này. Năm 1835, ông xuất bản danh mục Brisbane với hơn 7385 ngôi sao ở Bán thiên cầu nam. Sau đó, Brisbane trở lại Scotland và tiếp tục xây dựng thêm một đài thiên văn ở Makerstoun. [2]
    Tên ông đã được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một thành phố và một dòng sông ở Australia [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 23 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_23.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Thomas Brisbane, http://en.wikipedia.org/wiki/Thomas_Brisbane
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/07
    Ngày sinh nhà hóa học, nhà thiên văn học người Anh Sir William de Wiveleslie Abney (24/07/1843 - 03/12/1920)[1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sir William de Wiveleslie Abney (24/07/1843 - 03/12/1920)​
    Sir Abney là một trong những người đi đầu trong việc phát triển kỹ thuật chụp ảnh màu trong giai đoạn giữa thế kỷ 19. Ông là người đầu tiên chụp được những bức ảnh hồng ngoại và khảo sát phổ hồng ngoại của Mặt Trời. Năm 1877, ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về mối liên hệ giữa tốc độ quay của ngôi sao và đặc điểm phổ. Ông cũng có nhiều nghiên cứu về sự khúc xạ của ánh sáng khi truyền qua khí quyển. Ông đã phát minh ra «abney level», một thiết bị dùng để đo độ nghiêng và góc [1]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 24 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_24.htm

Chia sẻ trang này