1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/07
    Ngày sinh nhà vật lý thiên văn Nhật Bản Chushiro Hayashi (23/07/1920) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Chushiro Hayashi​
    Sinh ra ở Kyoto, Chushiro Hayashi tốt nghiệp đại học chuyên ngành vật lý tại đại học Tokyo năm 1942. Sau thế chiến thứ II, Hayashi làm nghiên cứu viên tại đại học Kyoto và là phó giáo sư vật lý tại học Naniwa. Sau đó, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Kyoto [2]
    Từ năm 1950, Hayashi quan tâm và bắt đầu tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển thuyết Bigbang. Ông là một trong những người tiên phong trong việc xây dựng mô hình tiến hóa của các ngôi sao trong các các năm 1950, 1960. Hayashi có những kết quả nghiên cứu rất xuất sắc đối với các ngôi sao trẻ, trước khi chúng được xếp vào dãy chính trong biểu đồ Hertzprung-Russell. Hiện nay, có một đoạn trong biểu đồ Hertzprung-Russell được mang tên ông ?oHayashi tracks?. Hayashi cũng tiến hành nhiều nghiên cứu đối với các ngôi sao có khối lượng nhỏ. Cùng với Takenori Nakano, ông đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên đối với các sao lùn nâu. Hayashi là một trong những nhà khoa học có công rất lớn trong việc phát triển vật lý thiên văn tại Nhật Bản [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 25 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_25.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Chushiro Hayashi , http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Hayashi/index.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:28 ngày 26/07/2007
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/07[/b]
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 26/07. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh Sir George Biddell Airy (27/07/1801 ?" 02/01/1892) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sir George Biddell Airy (27/07/1801 ?" 02/01/1892)​
    Sir Airy sinh ra ở Alnwick. Năm 1819, ông vào học trường cao đẳng Trinity tại đại học Cambridge. Tại đại học Cambridge, Airy luôn là sinh viên có thành tích cao nhất. Năm 1826, ông được bổ nhiệm chức giáo sư Lucasian toán học. Ông chỉ giữ nhiệm vụ này trong khoảng 1 năm, năm 1828, ông được bổ nhiệm chức vụ giáo sư Plumian thiên văn học và giám đốc đài thiên văn Cambridge [2]
    Tại đài thiên văn Cambridge, Airy đã chứng tỏ khả năng của mình trong lĩnh vực quản lý. Trong thời gian đầu tiên, tại đài thiên văn chỉ có 1 chiếc kính duy nhất, tuy nhiên, Airy đã luôn đảm bảo quá trình làm việc và đều đặn công bố các kết quả quan sát hàng năm. Năm 1833, công tước Northuberland đã tài trợ cho đài quan sát một chiếc kính 12 inch. Việc thiết kế chiếc kính thiên văn mới này do Airy thực hiện. [2]
    Trong quá trình hoàn thiện các bảng Mặt Trời của Delambre, Airy đã phát hiện ra sự không đồng nhất trong chuyển động của Sao Kim và Trái Đất. Tháng 6 năm 1835, Airy bổ nhiệm làm nhà thiên văn Hoàng gia và chuyển đến làm việc tại đài thiên văn quốc gia Greenwich. Tại đây, ông lại chứng tỏ khả năng quản lý công việc trong quá trình điều hành hoạt động. Ông đã xác định chính xác hơn vị trí của đường xích đạo. Airy cũng có nhiều phát minh trong việc cải tiến các thiết bị quan sát cũng như quy trình quan sát. Trong thời gian điều hành đài thiên văn quốc gia Greenwich, Airy đã chỉ đạo việc tổng hợp lại các kết quả quan sát của đài thiên văn trong giai đoạn từ năm 1750 đến năm 1830. Ông cũng là người mở đầu cho quá trình tổng hợp các kết quả quan sát Mặt Trăng, mà sau này những người kế nhiệm ông tiếp tục thực hiện. Quá trình tổng hợp này đã giúp khôi phục lại rất nhiều kết quả quan sát tưởng chừng đã bị lãng quên, chuẩn hóa các kết quả để có thể dùng vào việc so sánh, lập các bảng vị trí Mặt Trăng. [2]
    Năm 1851, Airy đã xác định lại vị trí của đường kinh tuyến gốc (xác định lại lần thứ 4) [2]
    Bằng cách khảo sát chuyển động của con lắc đơn tại phần đỉnh và phần đáy của một mỏ sâu, Airy đã xác định được mật độ trung bình của Trái Đất [2]
    Airy còn có nhiều nghiên cứu trong việc xác định khối lượng và chu kỳ quay của Sao Mộc, tính toán quỹ đạo của các sao chổi và tổng hợp danh mục sao. Ông cũng đã đề ra mô hình toán để khảo sát hiện tượng cầu vồng. [1]
    Theo thống kê, Airy đã xuất bản hơn 518 tác phẩm, bài báo khoa học và công nghệ. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa. Trong crater Airy trên Sao Hỏa, có một crater nhỏ hơn tên là Airy-0, đánh dấu kinh tuyến đầu tiên của Sao Hỏa.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 27 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_27.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. George Biddell Airy, http://en.wikipedia.org/wiki/George_Biddell_Airy
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/07
    Ngày sinh nhà thiên văn học Argentina gốc Hoa Kỳ Charles Dillon Perrine (28/07/1867 ?" 21/06/1951) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Charles Dillon Perrine (28/07/1867 ?" 21/06/1951)​
    Perrine sinh ra ở bang Ohio, Hoa Kỳ. Trong thời gian từ năm 1893 đến năm 1909, ông làm việc tại đài thiên văn Lick, sau đó ông chuyển sang làm giám đốc đài thiên văn Quốc gia Argentina (từ năm 1909 đến năm 1936) [2]
    Trong các năm 1904 và 1905, Perrine đã phát hiện ra 2 vệ tinh của Sao Mộc: Himalia (Jupiter VI) và Elara (Jupiter VII). Ông đã khám phá ra một số sao chổi, thực hiện các khảo sát đối với các đám khí và bụi bao quanh nova Persei 1901 [2]
    Ông là người có nhiều công lao trong việc phổ biến và phát triển thiên văn học (đặc biệt là vật lý thiên văn) tại Argentina. Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 6779 Perrine) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 28 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_28.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Charles Dillon Perrine, http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_Dillon_Perrine
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    29/07
    Ngày 29/07/2005, nhóm nghiên cứu gồm 3 nhà thiên văn Mike Brown, Chad Trujillo và David Rabinowitz đã chính thức công bố việc phát hiện ra 2003 UB313, thiên thể mà sau này được biết đến với cái tên chính thức: «hành tinh lùn Eris» [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Eris (giữa) và Dysnomia(đốm sáng nhỏ hơn bên trái) do kính Hubble chụp​
    Trong cuộc họp của IAU tháng 8 năm 2006, thiên thể này được công nhận danh hiệu «hành tinh lùn». Ngày 13/09/2006, IAU chính thức đặt tên cho hành tinh này là Eris. Trong thần thoại Hy Lạp, Eris là nữ thần bất hòa (IAU chọn tên này một phần xuất phát từ cuộc tranh cãi xung quanh việc xếp hạng các thiên thể mới phát hiện, và đặc biệt là việc xếp hạng lại Sao Diêm Vương trong cuộc họp tháng 8/2006) [2]
    Eris là một thiên thể có quỹ đạo nằm ngoài Sao Hải Vương, thuộc về một vùng không gian có tên là «Scattered Disc», điểm viễn nhật cách Mặt Trời 97.56 AU, điểm cận nhật cách Mặt Trời 37.77 AU. Là hành tinh lùn lớn nhất, Eris có khối lượng khoảng 1.66x10^22 kg, đường kính khoảng 2400 km, chu kỳ quay quanh Mặt Trời khoảng 557 năm Trái Đất.
    Tháng 9 năm 2005, kính viễn vọng Keck đã phát hiện được 1 vệ tinh của Eris, vệ tinh này được đặt tên là Dysnomia, con gái nữ thần Eris. [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 29 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_29.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Eris (dwarf planet), http://en.wikipedia.org/wiki/Eris_%28dwarf_planet%29
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/07
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 30/07. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    31/07
    Ngày 31/07/1971, hai nhà du hành Dave Scott và James Irwin đã bắt đầu thực hiện các hoạt động bên ngoài phi thuyền (EVA) trên Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên các nhà du hành của NASA sử dụng xe (Lunar Roving Vehicle, LRV) để di chuyển trên Mặt Trăng [1]
    [​IMG]
    Ảnh: James Irwin chào cờ trên Mặt Trăng​
    Được phóng đi từ ngày 26/07/1971, 22 giờ 16 phút (UTC) ngày 30/07, module đổ bộ Falcon của tàu Apollo-15 đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt Mặt Trăng. Tổng cộng hai nhà du hành đã ở trên Mặt Trăng trong vòng 66 giờ 54 phút, thực hiện 3 lần các hoạt động ngoài phi thuyền. Tàu mẹ do nhà du hành Alfred Worden điều khiển vẫn tiếp tục bay xung quanh Mặt Trăng [2]
    Chiếc xe chuyên dụng do hãng Beoing chế tạo, được thiết kế để chở 2 người, hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Chiếc xe có trọng lượng 209 kg, có thể gấp lại dưới dạng một hộp chữ nhật. Mỗi bánh xe hoạt động nhờ một động cơ riêng. Sử dụng xe, các nhà du hành có thể di chuyển đến những vị trí xa hơn, thu thập được nhiều mẫu vật hơn. Trong nhiệm vụ Apollo-15, 2 nhà du hành đã dùng xe di chuyển tổng cộng 28 km, thu thập khoảng 76 kg đất đá trên Mặt Trăng. Trong nhiệm vụ Apollo-14 (chưa được trang bị xe), hai nhà du hành Shepard và Mitchell đã di chuyển tổng cộng 4 km . Những chiếc xe kiểu này còn tiếp tục được trang bị cho hai phi thuyền Apollo-16 và Apollo-17 [2]
    20 giờ 45 phút (UTC) ngày 07/08, module đổ bộ của Apollo-15 đã hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương (mặc dù một trong 3 chiếc dù đã không mở), kết thúc thành công nhiệm vụ thứ 15 của chương trình đưa con người lên Mặt Trăng của NASA [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. July 31 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/7/7_31.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Apollo 15, http://en.wikipedia.org/wiki/Apollo_15
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/08
    Ngày sinh nhà thiên văn học Canada Helen Battles Sawyer Hogg (01/08/1905 ?" 28/01/1993) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Helen Battles Sawyer Hogg (01/08/1905 ?" 28/01/1993)​
    Hellen Sawyer (Hogg là họ của chồng bà, nhà thiên văn Frank Scott Hogg) tốt nghiệp trường cao đẳng Mount Holyoke năm 1926. Sau đó, bà làm việc tại đài thiên văn Harvard. Năm 1931, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại trường cao dẳng Radcliffe. Sau khi kết hôn, bà làm trợ lý cho chồng trong công việc tại đài thiên văn Dominion (Canada). Năm 1935, bà cùng chồng chuyển đến thành phố Ontario. Tại đây, bà cùng chồng làm việc tại đài thiên văn David Dunlap. Trong thời gian này, bà tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các ngôi sao có phổ hấp thụ tương ứng với các nguyên tố carbon, nitơ và oxy. Bà đã xác định, lập danh mục và đo đạc khoảng cách của rất nhiều ngôi sao biến quang trong các cụm sao hình cầu (globular cluster). [1, 2]
    Nhà thiên văn Frank Scott Hogg, chồng bà đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn David Dunlap từ năm 1946 đến khi ông mất năm 1951. Năm 1985, bà tái giá với Francis Priestley, giáo sư ngôn ngữ tại đại học Toronto. [2]
    Bà đã xuất bản rất nhiều tác phẩm, bài báo trong lĩnh vực thiên văn học và là một trong những người có công rất lớn trong việc quảng bá thiên văn tại Canada. Bà là nữ chủ tịch đầu tiên của Học viện Hoàng gia Canada. Tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 2917 Sawyer Hogg), cho đài thiên văn tại viện bảo tàng Khoa học quốc gia Canada [1, 2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 01 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_01.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Helen Sawyer Hogg, http://en.wikipedia.org/wiki/Helen_Hogg
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 01/08/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/08
    Ngày 02/08 năm 1880, giờ Greenwich (GMT) đã được quốc hội Anh chính thức chấp nhận là giờ chung của toàn bộ vương quốc. Ban đầu, giờ Greenwich được sử dụng chủ yếu cho quá trình dẫn đường hàng hải. Cùng với sự phát triển của đường sắt, GMT đã được sử dụng như một giờ chung cho các hoạt động giao thông, vận tải giữa các vùng của Anh. Năm 1883, GMT đã được Hoa Kỳ chấp nhận để giúp cho việc sử dụng đường dây điện báo truyền thông tin liên lạc giữa các thành phố lớn. Ngày 01/11/1884, trong hội nghị quốc tế về kinh tuyến (International Meridian Conference) ở Washington DC, GMT đã được công nhận là giờ chung của toàn thế giới. Trong hội nghị này, 24 múi giờ cũng đã chính thức được xác lập [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Chiếc đồng hồ chỉ giờ quốc tế đặt tại Greewich​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 02 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_02.htm
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 02/08/2007
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/08
    Ngày 03/08/1596, trong quá trình quan sát Sao Thủy, nhà thiên văn người Đức David Fabricius đã phát hiện một ngôi sao cấp 3 chưa hề được biết đến. Tiếp tục chuỗi quan sát đến ngày 21/08 cùng năm, ông nhận thấy rằng độ sáng của ngôi sao tăng dần (cấp sao giảm đi gần 1 cấp). Tuy nhiên, đến tháng 10 cùng năm, độ sáng của ngôi sao đã bắt đầu giảm dần đến khi không còn có thể quan sát được nữa. Ban đầu, Fabricius cho rằng đó là một nova, tuy nhiên, đến ngày 16/02/1609, ông lại thấy lại được ngôi sao đó [1]
    Sau này, các nhà thiên văn học đã xác định đó là một ngôi sao biến quang. Ngôi sao này được đặt tên là Mira (có nghĩa là «kỳ diệu»). Theo cách đặt tên Bayer, ngôi sao này có tên là «o Ceti» (Omicron Ceti, thuộc chòm sao Cetus). Mira là một sao khổng lồ đỏ, cách Trái Đất khoảng 420 năm ánh sáng, khối lượng khoảng 1.2 khối lượng Mặt Trời, đường kính gấp 400 lần đường kính Mặt Trời. Ngôi sao này có nhiệt độ bề mặt khoảng 2200 K, độ trưng gấp 8400 lần độ trưng của Mặt Trời. Những quan sát gần đây cho thấy Mira là một hệ sao đôi, với ngôi sao đồng hành của nó là một ngôi sao lùn trắng [1]
    Mira là đại diện cho một lớp các ngôi sao biến quang (Mira variables, các sao biến quang kiểu Mira). Đây là những ngôi sao có khối lượng cỡ Mặt Trời nhưng đang ở giai đoạn cuối cuộc đời. Lớp vỏ của ngôi sao sẽ phồng ra hoặc co vào, kéo theo sự thay đổi độ trưng của ngôi sao. [1]
    Các quan sát từ ngày 03/08/1596 được coi là những quan sát được ghi chép lại đầu tiên về sao biến quang loại Mira nói riêng và các sao biến quang nói chung [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Vị trí sao Mira trong chòm Cetus​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Wikipedia, 06/2007. Mira, http://en.wikipedia.org/wiki/Mira

Chia sẻ trang này