1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/08
    Ngày 14/08/1994, kính thiên văn Hubble đã chụp những bức ảnh Sao Thiên Vương từ khoảng cách 2.8 tỷ km. Đây được coi là lần thứ 2 những nhà thiên văn quan sát chi tiết Sao Thiên Vương (sau lần bay qua ngày 24/01/1986 của tàu Voyager 2) [1]
    Năm 1986, Voyager 2 đã phát hiện ra 10 vệ tinh mới của Sao Thiên Vương (có đường kính rất nhỏ). Các kính thiên văn mặt đất trong giai đoạn 1986 ?" 1994 không thể quan sát được các vệ tinh này. So sánh các số liệu quan sát năm 1994 với các số liệu năm 1986, các nhà thiên văn tính toán được chính xác hơn vị trí và đặc điểm chuyển động của các vệ tinh mới. Các quan sát năm 1994 còn cho phép hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các vệ tinh cũng như quá trình hình thành chúng kể từ khi Sao Thiên Vương ra đời cách đây hơn 4.5 tỷ năm [1]
    Kính Hubble cũng đã phát hiện ra thêm 2 vành đai chưa được biết đến của Sao Thiên Vương. Các quan sát năm 1994 cho thấy màu sắc, độ sáng, cấu trúc của một số vành đai. Dựa vào các thông số trên, có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự hình thành của các vành đai này [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Một trong những bức ảnh tổng hợp các kết quả quan sát Sao Thiên Vương năm 1994 của kính Hubble ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Hubble Site ?" Newscenter, 11/1994. Hubble Observes the Moons and Rings of the Planet Uranus, http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/1994/50/
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/08
    Ngày sinh nhà thiên văn học người New Zealand Leslie John Comrie (15/08/1893 ?" 11/12/1950) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Leslie John Comrie (15/08/1893 ?" 11/12/1950)​
    Comrine sinh ra ở Pukeohe, nam Auckland, New Zealand. Ông tham gia chiến đấu tại Pháp trong thế chiến thứ nhất và bị thương. Sau khi bình phục, ông bắt đầu học cách sử dụng máy tính và sửa đổi các máy tính thương mại (sử dụng bìa đục lỗ) để sử dụng trong 1 số mục đích chuyên biệt. Ông được coi là một trong những người đi tiên phong rong việc áp dụng máy tính vào lĩnh vực thiên văn học [2]
    Comrine là giám đốc đầu tiên của Bộ phận Tính Toán (Computing Section) thuộc Hiệp hội Thiên văn Anh (từ năm 1920 đến 1922). Sau đó, ông sang Hoa Kỳ, tham gia giảng dạy tại trường cao đẳng Swarthmore và trường đại học Northwestern. Năm 1926, ông trở về Anh làm việc tại nha Biên soạn lịch hàng hải thuộc đài thiên văn quốc gia Greenwich [2]
    Năm 1928, ông đã viết 1 bài báo mô tả cách sử dụng máy tính bìa đục lỗ trong việc thực hiện phép nội suy. Các kết quả của máy tính bìa đục lỗ chính xác hơn nhiều so với các số liệu đã có tính toán bằng máy tính cơ học truyền thống. Năm 1928, ông là người đầu tiên sử dụng máy tính bìa đục lỗ để tính toán chuyển động của Mặt Trăng từ năm 1935 đến năm 2000 [2]
    Từ năm 1930 đến năm 1936, ông làm nhiệm vụ quản lý tại nha Biên soạn lịch hàng hải. Năm 1938, ông thành lập trung tâm máy tính đầu tiên trên Thế giới. Trong thế chiến thứ 2, ông chỉ đạo một nhóm làm việc gồm 30 người chuyên tính toán các số liệu cho quân đội. Sau chiến tranh, ông tham gia tính toán các thông số cho việc xây dựng các sân bóng ở Anh [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_15.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Leslie Comrie
    , http://en.wikipedia.org/wiki/Leslie_Comrie
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/08
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Pháp Pierre François André Méchain (16/08/1744 ?" 20/09/1804). Ông được coi là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu các « deep sky o_bject (*) » (các thiên hà, tinh vân, cụm sao) và sao chổi [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Pierre François André Méchain (16/08/1744 ?" 20/09/1804)​
    Pierre Méchain sinh ra ở Laon, con trai một người thợ xây dựng. Vì các điều kiện về tài chính, Méchain đã từng phải bỏ dở quá trình học hành. Tuy nhiên, nhà thiên văn Joseph Lalande đã phát hiện những khả năng của Méchain và giới thiệu ông làm việc tại sở Bản đồ của hải quân tại Versailles. Năm 1774, ông gặp và kết bạn với Charles Messier. Cũng trong năm này, ông tiến hành quan sát và lập báo cáo về hiện tượng Mặt Trăng che khuất sao Aldebaran [2]
    Năm 1782, ông được bầu là thành viên của viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Từ năm 1785 đến năm 1792, ông là biên tập của tạp trí Connaissance des Temps (tạm dịch: tạp trí Tri thức thời đại). Đây chính là tạp trí đầu tiên đăng bảng danh mục của Messier [2]
    Méchain là người đã phát hiện ra 26 «deep-sky o_bject» (hiện vẫn đang có những tranh luận về việc ông có phải là người phát hiện ra thiên hà M-102 hay không, nếu đúng thì con số trên sẽ là 27). 18 trong số 26 vật thể trên có mặt trong bảng danh mục của Messier. Méchain cũng đã phát hiện ra 9 sao chổi (độc lập hoặc cùng với Charles Messier) [2]
    Méchain cũng đã tiến hành nhiều công việc trong lĩnh vực địa lý. Ông tham gia xây dựng bản đồ khu vực nam Italia và Đức. Sau đó, ông tham gia dự án xác định độ dài cung nối giữa Dunkirk (Pháp) và Barcelona (Tây Ban Nha). Một trong những thành công của dự án này là đặt nền móng cho sự ra đời của thước đo hệ mét. Méchain đã gặp rất nhiều khó khăn trong khi thực hiện dự này : sự bùng nổ của Cách mạng Pháp, cuộc chiến tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha. Ông bị quản thúc tại Barcelona cho đến năm 1795. Trở về Pháp, ông được bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn Paris (năm 1799). Năm 1804, ông tiếp tục đến Barcelona để thực hiện tiếp dự án còn đang dang dở. Tuy nhiên, ông đã lâm bệnh và qua đời tại Castellon de la Plana, một thành phố miền đông Tây Ban Nha [2]
    Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 21785) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 16 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_16.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Pierre Méchain, http://en.wikipedia.org/wiki/Pierre_Mechain
    ----
    (*): Do bộ lọc của TTVNOL nên tôi phải viết dùng dấu gạch dưới trong từ o_bject
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 16/08/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/08
    Ngày mất tiến sĩ Robert Rowe Gilruth (18/10/1913 ?" 17/08/2000), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Robert Rowe Gilruth (18/10/1913 ?" 17/08/2000)​
    Gilruth tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành Kỹ sư Hàng không. Từ năm 1937 đến năm 1958, ông làm việc cho Ủy ban Tư vấn quốc gia về hàng không (tiền thân của NASA). Sau đó, ông tiếp tục làm việc cho NASA đến khi nghỉ hưu vào năm 1973 [2]
    Gilruth là một trong những người đầu tiên tham gia phát triển các máy bay siêu âm và các máy bay sử dụng động cơ phản lực. Sau khi NASA được thành lập, ông được bổ nhiệm làm trưởng ?oNhóm Không gian? (Space Task Group) với nhiệm vụ đưa con người lên vũ trụ trước Liên Xô. Tuy nhiên, Liên Xô đã vượt qua Hoa Kỳ với sự kiện Gagarin bay vào không gian tháng 4 năm 1961. Sau thất bại trên, Gilruth đã tư vấn cho tổng thống Kennedy rằng Hoa Kỳ cần phải vươn tới những đích cao hơn, ví dụ như là việc chinh phục Mặt Trăng. Sau khi dự án Apollo được chấp nhận, Gilruth được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm phát triển tàu vũ trụ có người lái (Manned Spacecraft Center, sau này được đổi tên thành Johnson Space Center). Gilruth đảm nhiệm chức vụ trên đến năm 1972 và đã chứng kiến thành công của 25 chuyến bay có người lái, từ dự án Mercury cho đến nhiệm vụ thứ 15 của chương trình Apollo [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_17.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Rober R. Gilruth, http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_R._Gilruth
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/08
    Ngày 18/08/1877, nhà thiên văn học Asaph Hall tại đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ đã phát hiện ra Phobos, vệ tinh thứ nhất của Sao Hỏa (mặc dù Phobos được Hall phát hiện sau 1 vệ tinh khác là Deimois (12/08/1877) nhưng do nó chuyển động gần Sao Hỏa hơn nên nó được đánh số là Mars I). Trong thần thoại Hy Lạp, Phobos (có nghĩa là «sợ hãi») là con trai của thần chiến tranh Ares (tương ứng với thần Mars trong thần thoại La Mã). Deimos (có nghĩa là «kinh sợ») cũng là một người con khác của thần chiến tranh.[1]
    Phobos là một vệ tinh rất nhỏ, có dạng một hình bầu dục với đường kính 26.8 x 21 x 18.4 km. Khối lượng của Phobos là 1.07 x 10^16 kg. Phobos chuyển động quanh Sao Hỏa với chu kỳ 7h39 phút, khoảng cách trung bình đến Sao Hỏa là 9377 km. [1] Phobos chuyển động xung quanh Sao Hỏa nhanh hơn rất nhiều so với Sao Hỏa tự xoay quanh trục nên đối với một người đứng trên Phobos thì thấy Sao Hỏa như đang quay ngược lại, từ đông sang tây. Và đối với một người đứng trên Sao Hỏa thì Phobos dường như chuyển động ngược lại, nó mọc ở đằng tây và lặn ở đằng đông [2]
    Dựa trên những kết quả quan sát trực tiếp từ Trái Đất cũng như của các tàu thăm dò, các nhà thiên văn học cho rằng cả Phobos và Deimos đều là những tiểu hành tinh đã bị trường hấp dẫn của Sao Hỏa «bắt được» [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Phobos (tàu thăm dò Mars Express chụp)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Wikipedia, 08/2007. Phobos (moon), http://en.wikipedia.org/wiki/Phobos_%28moon%29
    [2]Isaac Asimov, 1966. Hệ Mặt Trời, người dịch Đắc Lê, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1980
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 20/08/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/08
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh John Flamsteed (19/08/1646 ?" 31/12/1719) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: John Flamsteed (19/08/1646 ?" 31/12/1719)​
    Flamsteed sinh ra ở Denby, Derbyshire, Anh. Ngày 04/03/1675, ông được bổ nhiệm chức vụ ?oNhà thiên văn hoàng gia? (Flamsteed là người đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này). Ngày 10/08 cùng năm, đài thiên văn hoàng gia tại Greenwich cũng bắt đầu được xây dựng. Tháng 2 năm 1676, Flamsteed trở thành hội viên Hội hoàng gia Anh. Tháng 7/1676, ông bắt đầu làm việc tại đài thiên văn hoàng gia Greenwich cho đến năm 1684 [2]
    Flamsteed đã tính toán rất chính xác các thông số về nhật thực năm 1666 và 1668. Ông cũng đã vài lần liệt kê Sao Thiên Vương trong các bảng danh mục nhưng không biết đó là một hành tinh. Ngày 16/08/1680, Flamsteed đã cập nhật vào bảng danh mục ngôi sao 3 Cassiopeiae. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học sau này không thể xác định được vị trí của nó. Dựa trên các quan sát hiện đại, các nhà thiên văn học cho rằng 3 Cassiopeiae chính là supernova Cassiopeia A. Tuy nhiên, do có sự sai khác giữa vị trí của 3 Cassiopeiae trong danh mục của Flamsteed và supernova Cassiopeia A, một số nhà thiên văn học khác lại cho rằng có thể Flamsteed đã gặp sai sót khi đo đạc vị trí của ngôi sao trên [2]
    Năm 1725, tác phẩm ?oHistoria Coelestis Britannica? của Flamsteed đã chính thức được xuất bản (sau khi ông mất). Trong tác phẩm này chứa một danh mục bao gồm 2935 ngôi sao. Vị trí của các ngôi sao này được đánh giá là chính xác hơn nhiều so với các danh mục đã có từ trước. Đây cũng được coi là tác phẩm đầu tiên do đài thiên văn hoàng gia Greenwich xuất bản [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_19.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. John Flamsteed, http://en.wikipedia.org/wiki/John_Flamsteed
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 19/08/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/08
    Ngày 20/08/1977, NASA đã phóng thành công tàu vũ trụ Voyager 2 [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Voyager 2 được phóng lên không gian​
    Voyager 2 là một trong 2 tàu vũ trụ không người lái trong chương trình Voyager. Theo thiết kế chính thức, các tàu Voyager chỉ tâp trung vào việc khảo sát Sao Mộc và Sao Thổ. Tuy nhiên, 2 tàu thám hiểm này đã tiếp tục bay qua Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và tiếp tục bay ra khỏi Hệ Mặt Trời. Các Voyager có khối lượng 733 kg, được trang bị rất nhiều thiết bị khoa học, hoạt động bằng năng lượng hạt nhân (Plutonium-238). Trên mỗi Voyager còn mang theo một đĩa dữ liệu ghi các hình ảnh và âm thanh của cuộc sống trên Trái Đất.[2]
    Ngày 09/07/1979, Voyager 2 đã tiếp cận Sao Mộc ở khoảng cách 570 nghìn km. Voyager 2 tiến hành nhiều khảo sát đối với Sao Mộc và các vệ tinh của nó. Voyager 2 đã phát hiện một số vành đai của Sao Mộc và 2 vệ tinh mới: Adrastea và Metis. Đây cũng là lần đầu tiên con người phát hiện được hoạt động núi lửa trên một thiên thể khác ngoài Trái Đất: vệ tinh Io. [2]
    Ngày 25/08/1981, Voyager 2 đã tiếp cận Sao Thổ. Voyager 2 đã tiến hành các khảo sát đo nhiệt độ Sao Thổ tại các mức áp suất khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian này, camera đã bị gặp trục trặc, do đó, các kết quả khảo sát Sao Thổ của Voyager 2 tương đối ít. Sự cố này sau đó đã được khắc phục trong thời gian Voyager 2 bay từ Sao Thổ đến Sao Thiên Vương[2]
    Ngày 24/01/1986, Voyager 2 đã tiếp cận Sao Thiên Vương. Tàu thăm dò này đã phát hiện được 10 vệ tinh mới, khảo sát bầu khí quyển và hệ thống vành đai của Sao Thiên Vương [2].
    Ngày 25/08/1989, Voyager 2 tiếp cận Sao Hải Vương. Tàu thăm dò đã phát hiện ?oVết đen lớn? (Great Dark Spot) trên bề mặt của hành tinh thứ 8 này. Voyager 2 còn tiến hành nhiều quan sát rất chi tiết đối với vệ tinh Triton của Sao Hải Vương [2]
    Ngày 05/09/2006, Voyager 2 đã đạt đến khoảng cách 80.5 AU tính từ Mặt Trời, thuộc vùng không gian có tên là Scattered Disc. Voyager 2 đã cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Diêm Vương, nhưng vẫn chưa vượt ra ngoài quỹ đạo của hành tinh lùn Eris. Trong thời gian tiếp theo, trung bình mỗi năm Voyager 2 sẽ đi được thêm 3.3 AU. Dự kiến Voyager 2 còn tiếp tục giữ liên lạc với Trái Đất cho đến năm 2020 [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Voyager 1 (hoặc 2) hoạt động ngoài không gian(ảnh minh họa) ​
    [​IMG]
    Ảnh: Cấu tạo Voyager 1 và 2 ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_20.htm
    [2]Wikipedia, 08/2007. Voyager 2, http://en.wikipedia.org/wiki/Voyager_2
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 20/08/2007
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/08
    Ngày 21/08/1993, tàu vũ trụ Mars Observer của NASA đã hoàn toàn mất liên lạc với Trái Đất [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Mars Observer trên quỹ đạo xung quanh Sao Hỏa (ảnh minh họa)​
    Mars Observer là tàu thám hiểm kiểu vệ tinh, có nhiệm vụ chính là khảo sát địa hình, khí hậu và từ trường của Sao Hỏa. Sau gần 18 năm kể từ khi phóng hai tàu thăm dò Viking, NASA lại tiếp tục quá trình nghiên cứu Sao Hỏa bằng các tàu vũ trụ không người lái. Mars Observer là nhiệm vụ đầu tiên trong số một loạt các nhiệm vụ khảo sát hành tinh đỏ do NASA tiến hành vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Mars Observer được phóng đi vào ngày 25/12/1992. Sự cố xảy ra chỉ 3 ngày trước khi tàu vũ trụ bắt đầu quá trình chuyển động xung quanh Sao Hỏa. NASA cũng không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra sự cố trên [2].
    [​IMG]
    Ảnh: Mars Observer trước khi phóng​
    Thất bại của Mars Observers đã khiến NASA thiệt hại khoảng 980 triệu USD. Tuy nhiên, các loại thiết bị được nghiên cứu để triển khai trên Mars Observers đã được tiếp tục chế tạo và trang bị cho 3 tàu thăm dò tiếp theo: Mars Global Surveyor, Mars Odyssey, và Mars Reconnaissance Orbiter [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_21.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Mars Observer, http://en.wikipedia.org/wiki/Mars_Observer
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 21/08/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/08
    Ngày sinh nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ Samuel Pierpont Langley (22/08/1834 ?" 27/02/1906) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Samuel Pierpont Langley (22/08/1834 ?" 27/02/1906)​
    Langley sinh ra ở Roxbury, Boston, bang Massachusetts. Từ năm 1865 đến năm 1866, ông làm việc tại đài thiên văn Harvard. Năm 1866, ông chuyển đến giảng dạy toán học Học viện Hải Quân Hoa Kỳ. Năm sau, ông được bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn Allegheny tại Pittsburg. Langley đảm nhiệm chức vụ này cho đến năm 1887. Từ năm 1887 cho đến cuối đời, ông làm công tác quản lý tại viện Smithsonian, Washington, D.C [2]
    Trong lĩnh vực vật lý thiên văn, Langley đã có nhiều khám phá trong quá trình nghiên cứu phổ hồng ngoại của Mặt Trời. Năm 1880, Langley đã phát minh ra «bức xạ nhiệt kế» (bolometer), dùng để đo năng lượng của bức xạ điện từ. Bolometer do Langley phát minh ra còn có khả năng phân biệt sự sai lệch nhiệt độ cỡ 1/100000 độ C [2]
    Từ cuối những năm 1880, Langley tập trung nghiên cứu lĩnh vực hàng không. Ông được coi là một trong những người đi tiên phong trong việc chế tạo ra các thiết bị bay «nặng hơn không khí». Ông đã nghiên cứu chế tạo nhiều mô hình máy bay sử dụng động cơ. Ngày mùng 6 tháng 5 năm 1896, một trong những mô hình của Langley đã bay ổn định được gần 1 km trong thời gian 90 giây. Sau thành công trên, Langley tập trung vào việc chế tạo máy bay có người điều khiển. Năm 1903, ông đã chế tạo xong «chiếc máy bay» của mình với động cơ 52.4 mã lực, một phi công điều khiển. Tuy nhiên, Langley đã liên tiếp 2 lần gặp thất bại vào cuối năm 1903. Ngày 17/12/1903, chiếc máy bay có người lái đầu tiên do hai anh em nhà Wright thiết kế, chế tạo đã bay thử nghiệm thành công. Langley cũng không tiếp tục tiến hành thêm bất kỳ thử nghiệm nào với «máy bay» của mình nữa. Năm 1914, viện Smithsonian đã thuê Glenn Curtiss, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng không sửa chữa «máy bay» của Langley. Ngày 28/05/1914, sau 1 loạt các sửa chữa, chiếc máy bay của Langley cũng đã cất cánh bay lên không trung [3]
    Tên ông được đặt cho đơn vị dùng để đo bức xạ Mặt Trời (langley, Ly), một số trung tâm nghiên cứu, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, một ngọn núi ở Nevada, một số chiến hạm (trong đó có CV-1, USS Langley là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hoa Kỳ) [4]
    [​IMG]
    Ảnh: «Máy bay» của Langley trước khi bay thử nghiệm cuối năm 1903​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 22 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_22.htm
    [2]Love to know, 09/2006. Samuel Pierpont Langley, http://www.1911encyclopedia.org/Samuel_Pierpont_Langley
    [3]Aerospace.org, 12/2000. Samuel P. Langley, http://www.aerospaceweb.org/question/history/q0004.shtml
    [4]Wikipedia, 08/2007. Samuel Pierpont Langley, http://en.wikipedia.org/wiki/Samuel_Pierpont_Langley
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/08
    Ngày 23/08/1966, tàu Lunar Orbiter 1 đã tiến hành chụp ảnh Trái Đất khi đang chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng. Đây là 2 bức ảnh đầu tiên của Trái Đất được chụp từ khoảng cách xấp xỉ 380 nghìn km [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Một trong 2 bức ảnh chụp Trái Đất của Lunar Orbiter 1​
    Lunar Orbiter 1 là nhiệm vụ đầu tiên của dự án Lunar Orbiter phóng các tàu vũ trụ không người lái kiểu vệ tinh đến Mặt Trăng. Mục đích chính của dự án là vẽ bản đồ chi tiết bề mặt Mặt Trăng, xác định rõ vị trí đổ bộ cho các tàu Surveyor và Apollo. Lunar Orbiter 1 được phóng lên không gian vào ngày 10/08/1966. Quá trình chụp ảnh diễn ra từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 8. Tổng cộng, Lunar Orbiter đã hoạt động trong 35 ngày, chụp 413 bức ảnh với độ phân giải cao và vừa phải. Tổng diện tích được chụp là khoảng 262 nghìn km vuông thuộc bề mặt quay về phía Trái Đất và 3 triệu km vuông thuộc phía bên kia của Mặt Trăng [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 23 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_23.htm
    [2]NASA Goddard Space Flight Center, Last Upadted 09/2004. Lunar Orbiter to the Moon (1966 - 1967), http://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/lunar/lunarorb.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 24/08/2007

Chia sẻ trang này