1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/08
    Ngày 24/08/2006, phiên bế mạc kỳ họp thứ 26 của Đại hội đồng (General Assembly) Hiệp hội thiên văn quốc tế (International Astronomical Union, IAU) đã thông qua quyết định (resolution) mới về «định nghĩa hành tinh». Nội dung quyết định này đã nêu rõ định nghĩa về «hành tinh» và «hành tinh lùn»:

    (1) A "planet" is a celestial body that (a) is in orbit around the Sun, (b) has sufficient mass for its self-gravity to overcome rigid body forces so that it assumes a hydrostatic equilibrium (nearly round) shape, and (c) has cleared the neighbourhood around its orbit.
    (2) A "dwarf planet" is a celestial body that (a) is in orbit around the Sun, (b) has sufficient mass for its self-gravity to overcome rigid body forces so that it assumes a hydrostatic equilibrium (nearly round) shape, (c) has not cleared the neighbourhood around its orbit, and (d) is not a satellite
    ((Tạm dịch:
    (1): Hành tinh là thiên thể thỏa mãn các điều kiện sau: (a) chuyển động xung quanh Mặt Trời, (b) có khối lượng đủ lớn sao cho có dạng gần như hình cầu nhờ vào lực hấp dẫn của chính bản thân, và (c) quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo của nó
    (2): Hành tinh lùn là thiên thể thỏa mãn các điều kiện sau: (a) chuyển động xung quanh Mặt Trời, (b) có khối lượng đủ lớn sao cho có dạng gần như hình cầu nhờ vào lực hấp dẫn của chính bản thân, (c) không quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo của nó và (d) không phải là một vệ tinh
    * trong điều kiện (b) của cả hai định nghĩa hành tinh và hành tinh lùn, do chưa nắm được 1 số từ chuyên môn nên tôi tạm dịch như trên. Dịch như vậy có thể là chưa được hoàn toàn chính xác, nhưng có thể chấp nhận được về ý nghĩa tổng quát.

    [​IMG]
    Ảnh: Logo của kỳ họp thứ 26 Đại hội đồng Hiệp hội thiên văn quốc tế​
    Theo định nghĩa như trên, Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương; 3 hành tinh lùn: Ceres, Sao Diêm Vương và Eris (trước có tên tạm là 2003 UB313, tên chính thức Eris được chấp nhận vào ngày 13/09/2006). Cả 3 hành tinh lùn đều không thỏa mãn điều kiện (c) : ?oquét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo?. Ceres thuộc về vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, Sao Diêm Vương thuộc về vành đai Kuiper, Eris thuộc về vùng không gian có tên là Scattered disc.
    [​IMG]
    Ảnh: Các hành tinh và hành tinh lùn theo định nghĩa mới của IAU​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]IAU - INTERNATIONAL ASTRONOMICAL UNION. IAU 2006 General Assembly: Result of the IAU Resolution votes, http://www.iau.org/iau0603.414.0.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 22:27 ngày 24/08/2007
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/08
    Ngày mất nhà thiên văn lỗi lạc người Anh gốc Đức Sir Frederick William Herschel (15/11/1738 ?" 25/08/1822)
    [​IMG]
    Ảnh: Sir Frederick William Herschel (15/11/1738 ?" 25/08/1822)​
    W.Herschel sinh ra ở Hanover, Đức với tên khai sinh là Friedrich Wilhelm. Cha ông (Issac Herschel) là một thành viên của đội quân nhạc thành phố. Năm 1755, đội quân nhạc Hanover được điều đến Anh (hồi đó cả Hanover và Anh đều đặt dưới quyền cai trị của vua George II). Năm 19 tuổi, W.Herschel đến Anh và đổi tên thành Frederick William. Ban đầu, ông nối nghiệp cha trở thành giáo viên âm nhạc và chỉ huy ban nhạc. W.Herschel có thể chơi tốt nhiều loại nhạc cụ và đã biên soạn nhiều bản giao hưởng (tuy nhiên, đa số các sáng tác của ông đã bị thất lạc). Trong thời gian này, một số anh chị em của ông cũng di cư đến Anh, trong số đó có Caroline Lucretia Herschel, nhà nữ thiên văn đầu tiên.
    Ngoài công việc chính trong lĩnh vực âm nhạc, W.Herschel còn rất đam mê nghiên cứu Thiên văn học. Ông đã tự chế tạo ra nhiều kính thiên văn và trao đổi với nhà thiên văn hoàng gia Nevil Maskelyne. Ông đã tiến hành quan sát và đo chiều cao của các dãy núi trên Mặt Trăng, nghiên cứu các hệ sao đôi.
    Ngày 13/03/1781, W.Herschel đã phát hiện hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt Trời. Ban đầu, ông đặt tên cho thiên thể đó là ?oGeorgium Sidus? (ngôi sao của vua George) nhằm vinh danh người bảo trợ của ông là vua George III. Tuy nhiên, hành tinh này đã được nhà thiên văn Đức Johann Elert Bode đề nghị đặt tên là Uranus ?" Sao Thiên Vương (theo tên Latin của thần Bầu trời Ouranos trong thần thoại Hy Lạp). Khám phá ra Sao Thiên Vương đã đem lại nhiều vinh quang cho Herschel, ông được trao tặng huân chương Copley, được bầu làm thành viên hội Hoàng gia và năm sau, ông được đảm nhận nhiệm vụ ?onhà thiên văn của vua? ("The King?Ts Astronomer).
    Cùng với em gái là Caroline, W.Herschel đã tiếp tục các quan sát, nghiên cứu cũng như công việc chế tạo kính thiên văn. Ngày 11/01/1787, W.Herschel khám phá hai vệ tinh đầu tiên của Sao Thiên Vương: Oberon và Titania. Năm 1789, ông hoàn thành chiếc kính phản xạ đường kính 126 cm, chiều dài quang học 12m. Ngày 28/08/1789, trong lần quan sát đầu tiên với chiếc kính khổng lồ, ông đã phát hiện ra vệ tinh Enceladus của Sao Thổ, gần 1 tháng sau (ngày 17/09), ông tiếp tục phát hiện thêm 1 vệ tinh nữa: Mimas.
    [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn dài 12 m của W.Herschel​
    W.Herschel tiếp tục có thêm nhiều thành công trong các lĩnh vực khác nhau của thiên văn học. Ông đã lập ra một danh mục rất chi tiết các ?otinh vân? (khái niệm tinh vân thời đó bao gồm cả những thiên hà, đám sao và tinh vân ngày nay). Ông đã phát hiện ra trường hợp ?osao đôi vật lý? đầu tiên. Đó cũng là những bằng chứng đầu tiên về sự đúng đắn của định luật Vạn vật hấp dẫn đối với chuyển động của các thiên thể bên ngoài Hệ Mặt Trời.
    Bằng cách nghiên cứu chuyển động riêng của các ngôi sao, W.Herschel đã chứng minh rằng toàn bộ Hệ Mặt Trời chuyển động trong không gian. Ông đã tìm ra hướng của chuyển động đó. W.Herschel cũng nghiên cứu về cấu trúc của Ngân Hà và kết luận rằng nó có dạng ?ođĩa?.
    Đầu thế kỷ 19, khi Piazzi, Olbers, ... liên tiếp tìm ra những thiên thể mới chuyển động trong vùng không gian giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, W.Herschel đã đề nghị gọi chúng là asteroid (có nghĩa là ?ogiống như các ngôi sao?), Ông chỉ ra rằng xét đến cùng ngay cả trong kính viễn vọng, chúng cũng xuất hiện giống như ngôi sao và chỉ là các điểm sáng, do kích thước nhỏ bé của chúng. Piazzi đã phản đối ý kiến trên, đề nghị gọi là các "planetoid" (có nghĩa là "giống hành tinh"). Cả hai tên đó đều được sử dụng. Ngày nay, các tài liệu tiếng Anh hay gọi chúng là các "minor planet". Còn trong các tài liệu tiếng Việt, các thiên thể kiểu này được gọi là các "tiểu hành tinh".
    W. Herschel là người đầu tiên khám phá ra sự tồn tại của tia hồng ngoại khi ông cho ánh sáng đi qua 1 lăng kính và đặt nhiệt kế vào sát ngay bên ngoài vạch đỏ. Ông tiếp tục tiến hành các nghiên cứu và đi đến kết luận rằng còn nhiều dạng sóng không nhìn thấy được tồn tại bên ngoài dải sóng khả kiến.
    Con trai ông: John Herschel (07/03/1792 ?" 11/05/1871) cũng là một nhà thiên văn rất nổi tiếng trong thế kỷ XIX. Một số người cháu của ông (con trai của John Herschel) cũng tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thiên văn.
    [​IMG]
    Ảnh: Bức ảnh tổng hợp chuyển động của bầu trời sao và kính thiên văn William Herschel tại La Palma ​
    W. Herschel được đánh giá là một trong những nhà thiên văn lỗi lạc nhất của nhân loại. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một crater trên vệ tinh Mimas của Sao Thổ, một tiểu hành tinh (Asteroid 2000 Herschel), một ngôi sao khổng lồ trong chòm Cepheus, một kính viễn vọng đặt tại La Palma, một đài thiên văn không gian của ESA dự định sẽ được phóng vào năm 2008 và rất nhiều trường học, học viện, địa danh trên Thế giới.
    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình đài thiên văn không gian Herschel của ESA​
    ====
    Tổng hợp từ Wikipedia và 1 số tài liệu khác
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 27/08/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/08
    Ngày sinh nhà toán học, vật lý học và thiên văn học người Đức Johann Heinrich Lambert (26/08/1728 ?" 25/09/1777) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Johann Heinrich Lambert (26/08/1728 ?" 25/09/1777)​
    Lambert sinh ra ở Mülhausen (nay thuộc Pháp) trong một gia đình nghèo và đông anh chị em. Ông phải vừa đi học, vừa đi làm để có thể trang trải học phí. Ban đầu, Lambert làm thư ký trong một xưởng sản xuất đồ sắt, sau đó ông chuyển sang làm việc trong một tòa soạn báo đồng thời làm gia sư cho gia đình người chủ bút. Năm 1748, ông chuyển đến làm gia sư cho 2 người cháu của bá tước Peter von Salis. Nhờ công việc này, ông có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu các cuốn sách kinh điển trong thư viện gia đình bá tước. Lambert tự học các môn toán, vật lý, thiên văn và triết học [2]
    Lambert đã sớm chứng tỏ được tài năng của mình và được giới khoa học coi trọng. Ông được bầu làm thành viên Hội khoa học Thụy Sĩ. Năm 1756, cùng với 2 học trò của mình (2 người cháu của bá tước von Salis), Lambert thực hiện một chuyến đi dài ngày đến nhiều nước châu Âu, ghé thăm và trao đổi với nhiều nhà khoa học nổi tiếng đương thời. Năm 1760, Lambert được giao nhiệm vụ thiết lập viện Hàn lâm khoa học Barvarian tại Munich. Tại đây, ông đã hoàn thành tác phẩm Cosmologische Briefe (Cosmological letters on the arrangement of the world structure, tạm dịch: Các ký tự vũ trụ trong sự sắp xếp của kiến trúc Thế giới). Đây được coi là tác phẩm khoa học đầu tiên mô tả kiến trúc của vũ trụ như một tập hợp của các thiên hà [2].
    Sau hai năm làm việc ở viện Hàn lâm khoa học Barvarin, Lambert rời khỏi Munich. Năm 1764, ông chuyển đến Berlin theo lời mời của Euler và gia nhập viện Hàn lâm Khoa học Phổ. Từ đó cho đến khi qua đời, ông nhận được sự bảo trợ của vua Frederik II để tiếp tục theo đuổi các công trình nghiên cứu khoa học.
    Lambert đặc biệt nổi tiếng trong lĩnh vực toán học với rất nhiều công trình, tác phẩm. Ông cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển vật lý học (nhất là lĩnh vực quang hình) và triết học trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII. [2]
    Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_26.htm
    [2]JOC/EFR © , June 2004 . Johann Heinrich Lambert, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Lambert.html
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/08
    Ngày 27/08/1962, NASA phóng thành công tàu vũ trụ Mariner-2 [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Mariner-2 khảo sát Sao Kim (ảnh minh họa)​
    Mariner 2 là tàu vũ trụ không người lái được thiết kế với nhiệm vụ chủ yếu là thăm dò Sao Kim. Trước đó, ngày 22/07/1962, NASA đã phóng Mariner-1 nhưng gặp thất bại. Tên lửa đẩy của Mariner1 gặp lỗi, tàu thăm dò bị phá huỷ (Mariner-1 và Mariner-2 có cấu tạo và nhiệm vụ giống hệt nhau). Mariner-2 là tàu vũ trụ đầu tiên trong dự án Mariner được phóng thành công [2]
    Sau khoảng 3 tháng rưỡi bay trong vũ trụ, Mariner-2 tiếp cận Sao Kim. Trên đường đi, tàu thăm dò đã thực hiện quá trình đo gió Mặt Trời (lần đầu tiên), khảo sát bụi giữa các hành tinh, thăm dò các tia vũ trụ. Trong thời gian bay qua Sao Kim (14/12/1962), Mariner-22 đã khảo sát bề mặt hành tinh này với máy quét vi sóng và hồng ngoại. Mariner-2 xác định Sao Kim có một đám mây dày đặc bao quanh và bề mặt cực nóng. Do Sao Kim có một lớp mây dày bao quanh nên Mariner-2 không trang bị camera để chụp ảnh. Lần cuối cùng các nhà khoa học bắt được tín hiệu của Mariner-2 là vào ngày 03/01/1963 [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_26.htm
    [2]Mark Wade , 1997 - 2007 . Encyclopedia Astronautica, Mariner, http://www.astronautix.com/project/mariner.htm
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/08
    Ngày 28/08/1993, trên đường tiến đến Sao Mộc, tàu vũ trụ không người lái Galileo đã tiến hành chụp ảnh tiểu hành tinh Ida (asteroid 243 Ida) từ khoảng cách 2400 km. Ngày 17/02/1994, trong quá trình phân tích những bức ảnh này, một thành viên của dự án Galileo là Ann Harch đã phát hiện ra một thiên thể rất nhỏ chuyển động xung quanh Ida. Đây được coi là lần đầu tiên xác định được «vệ tinh» của «tiểu hành tinh» [1]
    Vệ tinh của Ida đã được đặt tên là Dactyl. Thiên thể này có đường kính khoảng 1.4 km, chuyển động xung quanh Ida với chu kỳ khoảng 1.54 ngày Trái đất. Hiện nay có 2 giả thiết chính về nguồn gốc của Dactyl: (1) Ida và Dactyl được hình thành đồng thời hoặc (2) Dactyl vốn là một phần của Ida, bị văng ra khỏi tiểu hành tinh mẹ sau một vụ va chạm [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Ida và Dactyl (tàu Galileo chụp)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 28 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_28.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. 243 Ida, http://en.wikipedia.org/wiki/243_Ida
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    29/08
    Ngày 29/08/1965, tàu vũ trụ Gemini-5 đã trở về Trái Đất, kết thúc nhiệm vụ kéo dài 7 ngày 22 giờ 55 phút 14 giây, lập lên một kỷ lục mới về thời gian làm việc của con người ngoài không gian [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn Gemini-5: Pete Conrad (trái) và Gordon Cooper (bên phải)​
    Gemini-5 được phóng lên vào ngày 21/08/1965, bay tổng cộng 120 vòng quanh Trái Đất. Phi hành đoàn của Gemini-5 gồm 2 người: Gordon Cooper (chỉ huy) và Pete Conrad. Gemini-5 đã đặt một số cột mốc trong lịch sử hàng không vũ trụ:
    + Là tàu vũ trụ có người điều khiển đầu tiên được lên kế hoạch hoạt động trong khoảng thời gian 8 ngày (thời gian dự kiến cho một chuyến bay lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất trong dự án Apollo). Do một số trục trặc, Gemini-5 còn thiếu hơn 1 tiếng để vượt qua mốc 8 ngày, nhưng dù sao, Gemini-5 cũng đã thiết lập một kỷ lục mới về thời gian làm việc của các tàu có điều khiển ngoài không gian.
    + Là tàu đầu tiên thực hiện việc kết nối với một vật thể ngoài không gian: trong ngày làm việc đầu tiên, Gemini-5 đã phóng ra ngoài không gian một thiết bị gọi là «Rendezvous Evaluation Pod» (REP) và thực hiện quá trình kết nối lại với nó. Tuy nhiên, sự cố với nguồn năng lượng chính đã xảy ra ngay sau khi phóng và Gemini-5 đã không thực hiện thành công quá trình kết nối với REP. Sự cố này đã lập tức được khắc phục, nhưng REP đã bay mất. Sau đó, Gemini-5 đã thực hiện một kết nối giả tưởng (phantom rendezvous) với một «điểm» xác định ngoài không gian.
    + Gordon Cooper trở thành phi công vũ trụ đầu tiên có 2 chuyến bay. Trước đó, ngày 15/05/1963, Cooper đã lái phi thuyền Faith-7 thuộc dự án Mercury bay hơn 34 giờ ngoài không gian.
    [​IMG]
    Ảnh: minh họa REP bay ngoài không gian (nhìn từ Gemini-5)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Wikipedia, 08/2007. Gemini-5, http://en.wikipedia.org/wiki/Gemini_5
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 29/08/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/08
    Ngày mất nhà thiên văn học Anh Francis Baily (28/04/1774 ?" 30/08/1844) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Francis Baily (28/04/1774 ?" 30/08/1844)​
    Francis Baily là con trai một chủ nhà băng ở ở Newbury, Berkshire, phía nam nước Anh. Khi còn thanh niên, Baily rất đam mê phiêu lưu, thám hiểm. Tháng 10/1796, ông đã có chuyến viễn du qua các vùng đất chưa được khai phá ở Bắc Mỹ. Chuyến đi kéo dài hơn 1 năm, đến tháng 3/1798, Baily quay trở lại Newbury. Năm 1799, ông được thuê để thực hiện chuyến thám hiểm Niger, Tây Phi. Tuy nhiên, do các khó khăn về tài chính, chuyến đi đã bị hủy bỏ. Từ năm 1799, Baily bắt đầu tham gia thị trường chứng khóa London. Ông đã gây dựng được một sản nghiệp rất lớn nhờ vào tài năng của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Baily còn là tác giả của một số tác phẩm về kinh tế, xã hội rất nổi tiếng xuất bản trong những năm đầu thế kỷ 19 [2]
    Trong những năm 1810, Baily tiến hành việc biên soạn một tác phẩm về lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã chú ý đến các đoạn viết về nhật thực, nguyệt thực. Ông cũng đã tiến hành tính toán, kiểm tra lại thời gian xảy ra các hiện tượng được ghi trong sách sử. Sau đó, ông tiếp tục tiến hành các quan sát và nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn. Năm 1820, ông là một trong những thành viên sáng lập của hội Thiên văn Hoàng gia (Royal Astronomical Society). Năm 1925, ông quyết định dứt hẳn ra khỏi các hoạt động kinh doanh để tập trung cho thiên văn học [2]
    Năm 1827, Baily đã hoàn thành bản danh mục bao gồm 2881 ngôi sao cho hội Thiên văn Hoàng gia. Năm 1829, ông góp phần quan trọng vào việc cải tiến niên giám hàng hải. Từ năm 1857, ông tham gia vào việc tinh chỉnh các danh mục sao của Joseph de Lalande và Nicolas de Lacaille với hơn 57 nghìn ngôi sao. Ông là người điều hành việc biên soạn danh mục bao gồm 8377 ngôi sao cho Hội đồng Anh (British Association). Baily còn là người tham gia kiểm duyệt, phản biện hoặc tinh chỉnh các danh mục sao của Ptolemy, Tycho Brahe, Edmund Halley, Hevelius, Ulugh Beg, Tobias Mayer [3]
    Trong quá trình quan sát nhật thực hình khuyên ngày 15/5/1836, ông đã mô tả sự xuất hiện của ?ochuỗi ngọc Baily? (Baily?Ts Beads). Đó là sự xuất hiện của những ?ođốm sáng? ở vùng biên Mặt Trăng đang chuẩn bị tiếp xúc với biên của Mặt Trời hoặc vừa rời khỏi biên Mặt Trời sau khi tiếp xúc. Baily đã giải thích chính xác nguyên nhân của hiện tượng này là do địa hình không bằng phẳng của Mặt Trăng. Ánh sáng đã dọi qua các khe núi, các thung lũng, ... của Mặt Trăng, tạo ra các điểm sáng nổi bật trên nền đen khi Mặt Trời bị che khuất [3]
    Tên ông được đặt tên cho một crater trên Mặt Trăng [3]
    [​IMG]
    Ảnh: Chuỗi ngọc Baily​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 30 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_30.htm
    [2]Nash Ford Publishing, 2003 Berkshire History, Francis Baily, http://www.berkshirehistory.com/bios/fbaily.html
    [3]Wikipedia, 05/2007. Francis Baily, http://en.wikipedia.org/wiki/Francis_Baily
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    31/08
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh Robert Hanbury Brown (31/08/1916 ?" 16/01/2002) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Robert Hanbury Brown (31/08/1916 ?" 16/01/2002)​
    Brown tốt nghiệp đại học London chuyên ngành kỹ sư điện, sau đó ông tiếp tục học cao học chuyên ngành viễn thông. Từ năm 1936 đến năm 1942, ông làm việc cho bộ Hàng không (Air Ministry) với nhiệm vụ phát triển các hệ thống radar. Trong 3 năm cuối Thế chiến II, Brown tham gia nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ, Washington, D.C [2]
    Sau chiến tranh, ông quay về Anh và làm việc trong văn phòng tư vấn do Sir Robert Waston Watt (người phát minh ra radar) thành lập chuyên nghiên cứu áp dụng các công nghệ trong chiến tranh vào mục đích dân sự. Năm 1949, Brown gia nhập nhóm thiên văn vô tuyến tại đài thiên văn Jodrell Bank, đại học Manchester. Tại đây, ông đã tham gia nghiên cứu, chế tạo những thiết bị thiên văn vô tuyến đầu tiên. Cùng với nhà toán học Richard Q. Twiss, Brown đã phát minh ra các hệ thống giao thoa hoạt động ở bước sóng vô tuyến và khả kiến. Sử dụng các thiết bị này, Brown là người đầu tiên đo được đường kính góc của sao Sirius (Thiên Lang) [2].
    Năm 1962, ông chuyển đến New South Wales, Australia để giám sát việc xây dựng các hệ thống kính thiên văn giao thoa tại Narrabri (Narrabri Stellar Intensity Interferometer, NSII). Trong hơn 10 năm hoạt động, NSII đã đo được đường kính góc của 32 ngôi sao cơ bản tại bước sóng khả kiến. Sau đó, Brown tiếp tục làm việc tại Sydney, thiết kế và đặt nền móng cho việc xây dựng một hệ thống kính thiên văn giao thoa khác : Sydney University Stellar Interformeter (SUSI) [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Narrabri Stellar Intensity Interferometer (NSII)​
    Brown đã được trao tặng nhiều huy chương cao quý như: huy chương Eddington, huy chương Hughes. Từ năm 1982 đến cuối năm 1985, ông là chủ tịch Hiệp hội Thiên văn quốc tế. [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. August 31 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/8/8_31.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Robert Hanbury Brown, http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_Hanbury_Brown
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Hà Lan Dirk Brouwer (01/09/1902 ?" 31/01/1966) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Dirk Brouwer (01/09/1902 ?" 31/01/1966)​
    Dirk Brouwer sinh ra ở Rotterdam, thành phố phía nam Hà Lan. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1927 tại đại học Leiden, Brouwer chuyển đến làm việc tại đại học Yale. Lĩnh vực chủ yếu của Brouwer là cơ học thiên thể. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã tính toán được khối lượng của Titan dựa trên những nhiễu động của nó đối với các vệ tinh khác của Sao Thổ. Ông tập trung vào việc áp dụng tích phân tính toán quỹ đạo thiên thể. Từ năm 1941 đến năm 1966, ông là giám đốc đài thiên văn Yale và là tổng biên tập tạp trí Astronomical Journal [2]
    Brouwer là một trong những người đi tiên phong trong việc áp dụng các máy tính hiện đại vào lĩnh vực thiên văn. Ông đã tính toán quỹ đạo của những vệ tinh nhân tạo đầu tiên, từ đó xác định thêm được nhiều đặc điểm của bề mặt Trái Đất [2]
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng (cùng với nhà toán học Luitzen Egbertus Jan Brouwer), một tiểu hành tinh (Asteroid 1746 Brouwer) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 1 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_01.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Dirk Brouwer , http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Brouwer/index.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 01/09/2007
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/09
    Ngày sinh nữ giáo viên, nữ du hành vũ trụ Sharon Christa McAuliffe (02/09/1948 ?" 28/01/1986) [1]

    Ảnh: Sharon Christa McAuliffe (02/09/1948 ?" 28/01/1986)​
    Sharon Christa Corrigan (McAuliffe là họ của chồng bà) sinh ra tại Boston, Massachusetts. Năm 1966, bà tốt nghiệp trường cao đẳng Marian. Năm 1970, bà kết hôn với luật sư Steven J. McAuliffe và chuyển đến Washington, DC. McAuliffe giảng dạy ở cấp phổ thông cơ sở các môn lịch sử, xã hội, luật, kinh tế và một môn học do bà tự xây dựng: «Phụ nữ Hoa Kỳ».Trong thời gian này, bà đã hoàn thành chương trình thạc sĩ tại đại học Bowie. Năm 1978, bà cùng chồng chuyển đến New Hampshire và tham gia giảng dạy tại trường trung học Concord [2]
    Năm 1984, NASA bắt đầu thực hiện dự án: «Giáo viên trong không gian» (Teacher in Space) nhằm tôn vinh các nhà giáo, khuyến khích sinh viên, học sinh tìm hiểu về khoa học và công nghệ vũ trụ. McAuliffe đã đăng ký tham gia và được lựa chọn vào ngày 19/07/1985. Theo kế hoạch, McAuliffe sẽ bay lên không gian trên tàu con thoi Challenger, đảm trách nhiệm vụ chuyên viên kỹ thuật và sẽ tiến hành một số bài giảng cho sinh viên dưới mặt đất [2]
    Ngày 28/01/1986, chỉ 73 giây sau khi phóng, tàu con thoi Challenger đã nổ tung. 7 nhà du hành vũ trụ đã hi sinh, trong đó có Christa McAuliffe. Đó là chuyến bay vào không gian đầu tiên và mãi mãi của bà [2]
    Tên bà đã được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (Asteroid 3352 McAuliffe), một số công trình, đường phố và rất nhiều trường học trên khắp nước Mỹ [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 2 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_02.htm
    [2]Wikipedia, 08/2007. Christa McAuliffe, http://en.wikipedia.org/wiki/Christa_McAuliffe
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 03/09/2007

Chia sẻ trang này