1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/09
    Ngày 03/09/1976, module Lander (đổ bộ) của tàu Viking-2 đã hạ cánh thành công xuống bề mặt Sao Hỏa [1]
    [​IMG]
    Module Lander của Viking-2​
    Được phóng đi từ ngày 09/09/1975, tàu Viking-2 đã mất tổng cộng 333 ngày để bay đến Sao Hỏa. Đây là 1 trong hai tàu vũ trụ thuộc chương trình Viking thăm dò Sao Hỏa của NASA. Mỗi tàu Viking bao gồm 2 thành phần chính:
    - Module Lander (đổ bộ): hạ cánh xuống Sao Hỏa, tiến hành các thí nghiệm sinh, hóa, ... chụp ảnh và nghiên cứu các đặc điểm về bề mặt, khí hậu, địa chấn, từ trường, ...
    - Module Orbiter : có nhiệm vụ chở module Lander đến Sao Hỏa, tiếp tục chuyển động và tiến hành các khảo sát trên quỹ đạo xung quanh hành tinh, đóng vai trò trạm trung chuyển tín hiệu từ module Lander về Trái Đất.
    Sau khi rời khỏi Orbiter, Lander sử dụng dù và tên lửa hãm để đổ bộ xuống bề mặt Sao Hỏa. Tổng cộng Lander của Viking-2 đã hoạt động được 1281 ngày Sao Hỏa. Ngày 11/04/1980, Lander đã chấm dứt hoạt động do hệ thống pin bị hỏng. Trước đó, Orbiter cũng đã chấm dứt hoạt động vào ngày 25/07/1978 do hệ thống tên lửa đẩy hết nhiên liệu.[2]
    [​IMG]
    Tàu vũ trụ Viking-2 (bao gồm module Lander gắn vào phía dưới của module Orbiter)​
    [​IMG]
    Hoạt động của các tàu Viking​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 3 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_03.htm
    [2]Wikipedia, 08/2007. Viking 2, http://en.wikipedia.org/wiki/Viking_2
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/09
    Ngày mất nhà thiên văn học, địa lý học người Pháp César-François Cassini de Thury (17/06/1714 ?" 04/09/1784) [1]
    [​IMG]
    César-François Cassini de Thury (17/06/1714 ?" 04/09/1784)​
    César-François, con trai của Jacques Cassini, cháu nội của Giovanni Domenico Cassini, là đại diện cho thế hệ thứ 3 của dòng họ Cassini nhiều đời nghiên cứu về thiên văn học và xây dựng bản đồ nước Pháp. Mặc dù đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Paris trong từ năm 1756 cho đến khi qua đời nhưng các công trình về thiên văn học của César-François Cassini không nổi bật bằng những thành quả đạt được trong lĩnh vực địa lý. Ông đã tham gia vào dự án vẽ bản đồ nước Pháp do cha ông chỉ đạo từ khi còn rất trẻ và thu được các kết quả rất xuất sắc. Năm 19 tuổi, César-François Cassini đã là thành viên của viện Hàn lâm Khoa học [2]
    Những công trình về địa lý của César-François góp phần khẳng định những tiên đoán của Newton về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực. Ông được coi là người đã hoàn thành cơ bản dự án lập bản đồ lãnh thổ nước Pháp đã được bắt đầu từ những năm 1670 bởi Giovanni Domenico Cassini. César-François đã kế tục và hoàn thành 180 trang bản đồ với tỷ lệ 1:86400. Sau này, con ông là Dominique Cassini đã hoàn thành nốt 2 trang còn lại, kết thúc dự án kéo dài hơn 100 năm, thực hiện bởi 4 thế hệ trong gia tộc [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 4 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_04.htm
    [2]JOC/EFR, 04/2003. César-François Cassini de Thury, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Cassini_de_Thury.html
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    05/09
    Ngày sinh phi công vũ trụ Liên Xô Andrian Grigoryevich Nikolayev (05/09/1929 ?" 03/07/2004)
    [​IMG]
    Ảnh: Andrian Grigoryevich Nikolayev (05/09/1929 ?" 03/07/2004)​
    Andrian Nikolayev sinh ra ở Shorshely, Chuvashia, liên bang Nga. Ban đầu, Nikolayev làm kiểm lâm tại Karelia cho đến năm 1950 thì gia nhập Hồng quân. Năm 1954, ông hoàn thành khóa huấn luyện phi công và biên chế vào lực lượng không quân đóng ở Moscow. Năm 1960, ông được lựa chọn và trở thành một trong 20 phi công vũ trụ đầu tiên của Liên Xô.
    Ngày 11/08/1962, Nikolayev đã bay lên không gian trên tàu Vostok-3. Ông đã lập kỷ lục mới về thời gian làm việc của con người trong không gian với 3 ngày 22 giờ 22 phút. Ngày 03/11/1963, ông đã kết hôn với Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay lên vũ trụ. Tuy nhiên, họ đã ly dị vào năm 1982. Năm 1970, cùng với Vitali Sevastyanov, Nikolayev đã bay lên không gian lần thứ 2 trên tàu Soyuz-9. Nhiệm vụ chính của chuyến bay này là kiểm tra khả năng làm việc dài hạn của các nhà du hành vũ trụ, chuẩn bị cho việc đưa vào vận hành các trạm không gian. Chuyến bay kéo dài 17 ngày 15 giờ 58 phút và 1 kỷ lục mới về thời gian làm việc ngoài không gian của con người đã lại được thiết lập bởi Nikolayev.
    [​IMG]
    Ảnh: Nikolayev, Tereshkova và con gái​
    Từ năm 1968 đến năm 1974, Nikolayev là quyền giám đốc đào tạo của trung tâm Phi công Vũ trụ Yuri Gagarin. Sau đó ông được bổ nhiệm làm giám đốc đào tạo và đảm nhiệm chức vụ này cho đến năm 1982. Quân hàm cao nhất của ông trong quân đội Xô Viết là thiếu tướng không quân.
    Nikolayev 2 lần được phong tặng danh hiệu «Anh hùng Liên Xô», được trao tặng rất nhiều huân, huy chương, trong đó có huân chương Lenin, huân chương Sao Đỏ. Ông cũng đã được 1 số nước khác như: Việt Nam, Bulgari, Mông Cổ phong danh hiệu «anh hùng». Ông là tác giả của 2 tác phẩm: Vstretimsya na orbite (Gặp nhau trên quỹ đạo) và Kosmos - doroga byez kontsa (Không gian ?" Con đường bất tận). Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade , 1997 - 2007 . Encyclopedia Astronautica, Nikolayev, http://www.astronautix.com/astros/niklayev.htm
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 05/09/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    06/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Phần Lan Yrjö Väisälä (06/09/1891 - 21/07/1971)
    [​IMG]
    Yrjö Väisälä (06/09/1891 - 21/07/1971)​
    Yrjö Väisälä sinh ra ở Kontiolahti, phía đông Phần Lan. Năm 1922, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Năm 1925, ông bắt đầu làm việc tại khoa Trắc địa trường đại học Turku. Lĩnh vực nghiên cứu của Väisälä rất rộng, bao gồm quang học, trắc địa và thiên văn. Ông đã có nhiều công trình quan trọng trong việc chế tạo và kiểm tra chất lượng các thiết bị quang học.
    Väisälä được đánh giá là ?ocha đẻ của ngành khoa học không gian Phần Lan?. Ông đã có rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc sử dụng các thiết bị không gian vào nghiên cứu khoa học. Trong cuộc họp năm 1946 tại viện Hàn lâm Phần Lan, Väisälä đã đề xuất việc sử dụng tên lửa hoặc bóng thám không vào công tác trắc địa, đồng thời đưa ra các tiên đoán về việc sử dụng các vệ tinh nhân tạo trong việc nghiên cứu Trái Đất và vũ trụ. Väisälä cũng đã tiến hành 1 số thí nghiệm đối với các tên lửa cỡ nhỏ.
    Tại đại học Turku, Väisälä đã thiết kế và chế tạo một kính thiên văn cỡ lớn, chuyên dùng để nghiên cứu tiểu hành tinh và sao chổi. Trong hơn 20 năm làm việc, nhóm nghiên cứu của ông đã tìm ra 7 sao chổi và 807 tiểu hành tinh. Trong đó, Väisälä được công nhận là đã tìm ra 128 tiểu hành tinh.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (Asteroid 1573 Väisälä)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 6 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_06.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Yrjö Väisälä, http://en.wikipedia.org/wiki/Yrjo_Vaisala
    [3]Rami Rekola, last updated 02/06/2006 . History of Tuorla Observatory, http://www.astro.utu.fi/info/history.shtml
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    07/09
    Ngày sinh James Alfred Van Allen (07/09/1914 - 09/08/2006), một trong những nhà khoa học không gian hàng đầu của Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Ảnh: James Alfred Van Allen (07/09/1914 - 09/08/2006)​
    James Van Allen sinh ra ở thành phố Mount Pleasant, bang Iowa. Năm 1935, ông tốt nghiệp trường cao đẳng Iowa Wesleyan và tiếp tục quá trình học sau đại học. Năm 1936, ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành vật lý chất rắn, đại học Iowa. Năm 1939, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành vật lý hạt nhân. Từ năm 1940, ông làm việc tại học viện Camegie, Washington, D.C với nhiệm vụ chính là nghiên cứu, phát triển các ngòi nổ quang điện và vô tuyến cho bom, tên lửa, ... Năm 1942, Van Allen chuyển đến phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng tại đại học Johns Hopkins, sau đó, ông gia nhập hải quân và phục vụ tại hạm đội Thái Bình Dương.

    Năm 1946, Van Allen giải ngũ và tiếp tục làm việc tại phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng. Ông đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu chuyên tiến hành các thí nghiệm trên tầng cao của bầu khí quyển dựa vào các tên lửa V-2 thu được của Đức quốc xã. Nhóm nghiên cứu của ông cũng đã thiết kế và chế tạo 1 số loại tên lửa, bóng thám không phục vụ cho việc nghiên cứu bầu khí quyển và các tia vũ trụ.
    Năm 1951, Van Allen đảm nhận chức vụ trưởng khoa Vật lý đại học Iowa. Sử dụng bóng thám không kết hợp với tên lửa (rockoon), ông đã đưa được các thiết bị đo đạc lên đến độ cao tầm 60 km. Năm 1953, các thiết bị đo đạc của Van Allen đã cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của một vành đai các hạt mang điện bao quanh Trái Đất.
    Tham gia vào các hoạt động của Năm quốc tế về Vật lý địa cầu (International Geophysical Year, IGY, 01/07/1957 ?" 31/12/1958), ngày 26/09/1957, Van Allen và J. Cahill đã chỉ đạo việc phóng 36 rockoon tại nhiều điểm thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Liên Xô đã ?odẫn trước? người Mỹ trong Năm quốc tế về Vật lý địa cầu bằng việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên (Sputnik-1) ngày 04/10/1957. Ngày 31/01/1958, Hoa Kỳ cũng đã lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (Explorer-1). Các số liệu do Explorer-1 và Explorer-3 (phóng ngày 26/03/1958) đã khẳng định sự tồn tại của vành đai các hạt mang điện bao quanh Trái Đất. Mặc dù trước đó, Liên Xô đã phóng thành công Sputnik-1 và 2 nhưng chưa khẳng định được sự tồn tại của vành đai này.
    [​IMG]
    Ảnh: W.H. Pickering, Van Allen và Von Braun nâng mô hình vệ tinh Explorer-1​
    Ngày 06/12/1958, Hoa Kỳ phóng tàu thăm dò Pioneer-3 với mục đích thám hiểm Mặt Trăng nhưng gặp thất bại. Tuy nhiên, Pioneer-3 cũng đã bay ra khỏi Trái Đất khoảng 63 nghìn dặm. Các số liệu của Pioneer-3 đã khẳng định sự tồn tại của một vành đai các hạt mang điện khác ở phía ngoài vành đai đã được phát hiện trước đó.
    Từ năm 1960, Van Allen tiếp tục nghiên cứu, chế tạo những thiết bị khoa học chuyên dùng khảo sát các hạt mang điện, các tia vũ trụ trong không gian. Các thiết bị này đã được triển khai trên nhiều vệ tinh nhân tạo và những tàu vũ trụ thuộc các chương trình Pioneer, Mariner, Voyager, Galileo.
    Ông đã nhận được nhiều huy chương, phần thưởng cao quý, là 1 trong 15 nhà khoa học được tạp trí Time bình chọn danh hiệu ?oMan of the year? cho năm 1960. Tên của ông đã được đặt cho các vành đai hạt mang điện bao quanh Trái Đất (Van Allen radiation belts)
    [​IMG]
    Ảnh: Vành đai Van Allen​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 7 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_07.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. James Van Allen, http://en.wikipedia.org/wiki/James_Van_Allen
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    08/09
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 08/09. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    09/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ William Cranch Bond (09/09/1789 - 29/01/1859)
    [​IMG]
    Ảnh: William Cranch Bond (09/09/1789 - 29/01/1859)​
    William Cranch Bond sinh ra ở Portland, Maine, đông bắc nước Mỹ. Do hoàn cảnh khó khăn, ông đã phải bỏ học từ năm 10 tuổi để giúp đỡ cha, một người thợ chế tạo đồng hồ. Niềm say mê thiên văn học của William Bond đã được khơi dậy khi ông quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1806 tại Boston. Không có tiền để mua sách và dụng cụ, William Bond đã tự tìm tòi chế tạo các thiết bị thiên văn và rèn luyện khả năng quan sát. Ông là người châu Mỹ đầu tiên phát hiện ra C/1811 F1 (sao chổi rất lớn xuất hiện trong năm 1811, có thể quan sát bằng mắt thường trong khoảng 260 ngày).
    Tài năng của William Bond đã được giới khoa học Hoa Kỳ chú ý đến. Năm 1815, ông đã được cử đi khảo sát một số đài thiên văn châu Âu nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đài thiên văn đại học Harvard. Trong chuyến đi của mình, William Bond đã đến thăm đài thiên văn của Sir William Herschel, được Caroline Lucretia Herschel chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng đài thiên văn và tiến hành quan sát. Chuyến viếng thăm của William Bond đã xây dựng lên mối quan hệ rất tốt đẹp giữa gia đình Herschel và đài thiên văn Harvard.
    Sau 1 thời gian dài chuẩn bị, đến năm 1839, đài thiên văn Harvard chính thức được quyết định xây dựng. Năm 1847, đài thiên văn đã được trang bị 1 chiếc kính thiên văn khúc xạ đường kính 15 inch. William Bond trở thành giám đốc đầu tiên của đài thiên văn Harvard. Cùng với những người phụ tá, ông đã tiến hành các quan sát rất chi tiết và có hệ thống đối với các hành tinh, sao chổi, một số tinh vân, cụm sao, thiên hà (hồi đó được gọi chung là nebula ?" tinh vân), các vết đen trên Mặt Trời, vị trí các ngôi sao.
    Con trai ông, George Phillips Bond (20/05/1825 - 17/02/1865) cũng là một nhà thiên văn nổi tiếng. George Bond là phụ tá của cha từ rất sớm và sau này trở thành giám đốc thứ 2 của đài thiên văn Harvard. Hai cha con ông đã khám phá ra vệ tinh Hyperion của Sao Thổ vào năm 1848 (độc lập với nhà thiên văn William Lassell), vành đai C của Sao Thổ vào năm 1850 (độc lập với nhà thiên văn William Dawes). Cha con ông là những nhà thiên văn Hoa Kỳ đầu tiên áp dụng kỹ thuật chụp ảnh vào việc quan sát thiên văn.
    Tên của cha con ông được dùng để đặt cho 2 crater trên Mặt Trăng, một vùng trên bề mặt vệ tinh Hyperion (Bond-Lassel Dorsum) và một tiểu hành tinh (Asteroid 767 Bondia)
    [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn khúc xạ đường kính 15 inch, đài thiên văn Harvard​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 9 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_09.htm
    [2]Eric Jamison, 2007. The Bonds: Pioneers of American Astronomy, http://members.leapmail.net/~ericj/bond.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:18 ngày 11/09/2007
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ James Edward Keeler (10/09/1857 ?" 12/08/1900)
    [​IMG]
    Ảnh: James Edward Keeler (10/09/1857 ?" 12/08/1900)​
    James Keeler sinh ra ở thành phố LaSalle, bang Illinois. Đam mê thiên văn từ nhỏ, năm 21 tuổi, Keeler đã theo đoàn các nhà khoa học tại đài thiên văn Hải quân đến Colorador quan sát nhật thực. Năm 1880, ông gia nhập đoàn nghiên cứu của đài thiên văn Allegheny, đại học Pittsburgh do Samuel Pierpont Langley dẫn đầu. Đoàn nghiên cứu đã làm việc tại vùng núi Whitney với mục đích khảo sát sự hấp thụ ánh sáng Mặt Trời của bầu khí quyển. Năm 24 tuổi, Keeler bắt đầu làm việc tại đài thiên văn Allegheny. Năm 1888, ông chuyển đến đài thiên văn Lick. Sau đó, Keeler lần lượt được bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn Allegheny (1891 ?" 1898) và giám đốc đài thiên văn Lick (từ năm 1898 cho đến khi ông qua đời đột ngột vào năm 1900).
    Bằng cách phân tích quang phổ, Keeler đã chứng minh được rằng vành đai của Sao Thổ được hình thành từ những thiên thể nhỏ hơn. Năm 1895, Keeler cùng với Goerge Hale sáng lập ra tạp trí Astrophysical. Sử dụng chiếc kính thiên văn phản xạ 36 inch tại đài thiên văn Lick, Keeler đã tiến hành chụp ảnh và phân tích quang phổ rất nhiều thiên hà, tinh vân, cụm sao. Trong hai năm 1899, 1900, Keeler đã khám phá ra hai tiểu hành tinh.
    Tên ông được đặt cho một khoảng trống ở trong vành đai Sao Thổ (Keeler gap), một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một tiểu hành tinh (asteroid 2261 Keeler)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 10 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_10.htm
    [2]Wikipedia, 08/2007. James Edward Keeler, http://en.wikipedia.org/wiki/James_Keeler
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 11/09/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Mary Watson Whitney (11/09/1847 ?" 20/01/1921)
    [​IMG]
    Ảnh: Đài thiên văn Vassar, Mary Whitney đang đứng tựa vào chiếc thang, Maria Michell đang ngồi trên ghế​
    Mary Watson Whitney sinh ra ở thành phố Waltham, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Vassar năm 1868, Whitney quay về Massachusetts để chăm sóc mẹ già và làm giáo viên tại một trường học ở Auburndale. Trong thời gian học tại Vassar, Whitney đã chịu khá nhiều ảnh hưởng từ Maria Mitchell (nhà nữ thiên văn đầu tiên của Hoa Kỳ). Năm 1869, bà đã đi đến Burlington, bang Iowa để quan sát hiện tượng nhật thực với một chiếc kính thiên văn 3 inch. Trong 2 năm từ 1869, 1870, bà được nhà toán học Benjamin Peirce mời tham dự một số khóa học thuộc lĩnh vực cơ học thiên thể. Năm 1872, bà tốt nghiệp thạc sĩ. Sau đó, bà tiếp tục theo học các ngành toán và cơ học thiên thể tại đại học Zurich từ năm 1873 đến năm 1876.
    Trở về Hoa Kỳ, Whitney làm hiệu trưởng của một trường cấp 3 tại Waltham. Năm 1881, Whiney chuyển đến làm phụ tá cho Maria Mitchell tại trường cao đẳng Vassar. Năm 1888, bà kế thừa chức vụ giáo sư thiên văn và giám đốc đài thiên văn Vassar của Mitchell. Lĩnh vực nghiên cứu của Whitney tập trung vào các sao đôi, sao biến quang, tiểu hành tinh, sao chổi và các đo đạc chính xác trên những bức ảnh chụp.
    Whitney đã có nhiều công lao trong việc đào tạo các nữ khoa học gia. Năm 1899, bà là một trong những thành viên sáng lập ra hội Thiên văn Hoa Kỳ. Bà đảm nhiệm các chức vụ tại trường cao đẳng Vassar cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1910 vì các lý do sức khỏe.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 11 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_11.htm
    [2]Wikipedia, 02/2007. Mary Watson Whitney, http://en.wikipedia.org/wiki/Mary_Watson_Whitney
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 12/09/2007
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Đức Georg Friedrich ****** Arthur von Auwers (12/09/1838 ?" 24/01/1915)
    [​IMG]
    Ảnh: Georg Friedrich ****** Arthur von Auwers (12/09/1838 ?" 24/01/1915)​
    Arthur Auwers sinh ra ở thành phố Göttingen, Hanover, Đức. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ thiên văn tại đại học Königsberg năm 1862, Auwers làm việc tại đài thiên văn Gotha. Từ năm 1866, ông trở thành nhà thiên văn của viện Hàn lâm Khoa học Berlin.
    Auwers đã chế tạo ra các dụng cụ rất chính xác để đo đạc vị trí và chuyển động cảu các thiên thể. Ông đã dự đoán được sự tồn tại những ngôi sao đồng hành của sao Sirius và sao Procyon trước khi chúng được quan sát bởi các kính thiên văn quang học. Dựa trên sự đi qua Mặt Trời của Sao Kim và những lần tiếp cận Trái Đất của các tiểu hành tinh, Auwers đã nhiều lần đo đạc và hiệu chỉnh khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
    Auwers biên soạn và xuất bản nhiều danh mục rất chính xác về vị trí và chuyển động của các ngôi sao. Ông đã hoàn thành bản tinh chỉnh rút gọn cho các kết quả quan sát của James Bradley tại đài thiên văn Greenwich trong thế kỷ 18. Ông đã đặt nền móng cho một dự án thực hiện việc tinh chỉnh rút gọn tất cả những danh mục sao trên thế giới có từ năm 1750. Dự án này đã kéo dài cho đến tận năm 1966.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 12 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_12.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Georg Friedrich ****** Arthur von Auwers, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Auwers/index.html
    [3]Wikipedia, 06/2007. Arthur Auwers, http://en.wikipedia.org/wiki/Arthur_von_Auwers

Chia sẻ trang này