1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Horace Welcome Bab**** (13/09/1912 ?" 19/08/2003)
    http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Bab****HW/bab****-hw.jpg
    Ảnh: Horace Welcome Bab**** (13/09/1912 ?" 19/08/2003)​
    Horace Welcome Bab**** sinh ra ở Pasadena, California, Hoa Kỳ. Năm 1934, H.Bab**** tốt nghiệp học viện Kỹ thuật California. Năm 1939, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học California, Berkeley.
    Từ năm 1939 đến năm 1941, H.Bab**** tham gia nghiên cứu tại đài thiên văn Yerkes và đài thiên văn McDonald. Tháng 9/1941, ông gia nhập nhóm nghiên cứu phát triển radar tại học viện MIT. Năm 1944, ông tham gia dự án phát triển tên lửa học viện Kỹ thuật California. Thế chiến thứ 2 kết thúc, năm 1946, H.Bab**** chuyển đến đài thiên văn Mt. Wilson (sau này đổi tên thành đài thiên văn Mt. Wilson và Palomar). Tại đây, ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu cùng với cha mình (nhà thiên văn Harold Delos Bab****). Năm 1951, hai cha con ông đã phát minh ra từ ký Mặt Trời (solar magnetograph). Thiết bị đo này không chỉ cho phép ông thu được những kết quả rất chính xác về sự phân bố của từ trường trên Mặt Trời mà còn giúp phát hiện ra sự biến đổi từ trường của những ngôi sao khác trong vũ trụ. H.Bab**** còn phát minh ra nhiều thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thiên văn học hiện đại. Năm 1961, ông đã xây dựng lên mô hình giải thích sự xuất hiện các vết đen trên bề mặt Mặt Trời: Bab**** model (*)
    Từ năm 1964 đến năm 1978, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thien văn Mt.Wilson và Palomar. Trong thời gian này, ông đã tham gia việc xây dựng đài thiên văn Las Campanas tại Chile.
    Tiểu hành tinh thứ 3167 (asteroid 3167) đã được đặt tên là Bab**** để vinh danh cha con ông.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 13 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_13.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Horace Welcome Bab****, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Bab****HW/index.html
    (*): Trong bài viết tương ứng với ngày 24/01 về tiểu sử nhà thiên văn Harold D. Bab****, dựa trên thông tin trong tài liệu «What is up 2007, 365 days of skywatching? của Tammy Plotner, tôi đã viết ?oNăm 1961, ông (tức Harold. D. Bab****) đã giải thích sự xuất hiện của các vết đen là bắt nguồn từ chuyển động vi sai và sự biến thiên từ trường của Mặt Trời? .
    Tuy nhiên, dựa trên những tài liệu viết về Horace W. Bab****, đặc biệt là so sánh tiểu sử tóm tắt của hai cha con ông trên website của Khoa Vật lý và Thiên văn, đại học Somona (giới thiệu những nhà thiên văn được trao tặng huy chương Bruce), có thể khẳng định rằng tác giả Tammy Plotner đã có nhầm lẫn. Người đưa mô hình giải thích sự xuất hiện các vết đen Mặt Trời năm 1961 là Horace W. Bab****
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/09
    Ngày 14/09/1959, tàu vũ trụ Luna-2 của Liên Xô đã đâm xuống bề mặt Mặt Trăng. Đây là tàu vũ trụ đầu tiên đến được Mặt Trăng.
    [​IMG]
    Ảnh: Luna-2​
    Luna-2 được phóng đi từ ngày 12/09/1959 (theo giờ Mat-xcơ-va thì là ngày 13/09). Trong hành trình bay đến Mặt Trăng, Luna-2 đã phát hiện ra những bằng chứng đầu tiên về gió Mặt Trời. Tàu thăm dò cũng đã phát hiện sự biến thiên của các luồng electron, góp phần khẳng định sự tồn tại của vành đai Van Allen bao quanh Trái Đất.
    Sau 33.5 tiếng hành trình, Luna-2 đã đâm xuống Mặt Trăng, kết thúc thành công nhiệm vụ theo kế hoạch đặt ra. Các kết quả đo đạc của Luna-2 cho thấy từ trường của Mặt Trăng rất yếu và không có vành đai các hạt mang điện bao quanh vệ tinh này.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 14 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_14.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Luna 2, http://en.wikipedia.org/wiki/Luna_2
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 14/09/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Pháp Jean Sylvain Bailly (15/09/1736 ?" 12/11/1793)
    [​IMG]
    Ảnh: Jean Sylvain Bailly (15/09/1736 ?" 12/11/1793)​
    Jean Syslvain Bailly sinh ra ở Paris, con trai của một họa sĩ hoàng gia. Ban đầu, ông cũng nối nghiệp cha trở thành một họa sĩ, đồng thời là một nhà viết kịch. Niềm đam mê khoa học của ông đã được khơi dậy bởi Nicolas de Lacaille. Bailly đã tiến hành tính toán lại qũy đạo của sao chổi Halley trong lần xuất hiện vào năm 1759. Ông tinh chỉnh và rút gọn danh mục bao gồm 515 ngôi sao hoàng đạo của de Lacaille. Bailly đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vệ tinh Sao Mộc. Ông cũng là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc lĩnh vực lịch sử khoa học như: Histoire de l''astronomie ancienne (Lịch sử Thiên văn học cổ, xuất bản năm 1775); Histoire de l''astronomie moderne (Lịch sử Thiên văn học hiện đại, 3 tập, xuất bản trong giai đoạn 1779 - 1782); Traite de l''astronomie indienne et orientale (Chuyên luận về thiên văn học Ấn Độ và Phương Đông, xuất bản năm 1787), ....
    Cách mạng Pháp nổ ra, Bailly được bầu làm chủ tịch của Đảng phái thứ 3 (đảng của những người không thuộc tầng lớp quý tộc hay tăng lữ, đại diện cho giai cấp tư sản, nông dân và công nhân). Sau sự kiện phá ngục Bastille ngày 14/07/1789, Bailly được bầu làm thị trưởng đầu tiên của Paris. Ngày 17/07/1791, đám đông tập trung ở quảng trường Champ de Mars để tiến hành lấy chữ ký cho bản kiến nghị đòi phế truất vua Louis XVI. Xung đột đã nổ ra dẫn tới việc vệ binh quốc gia bắn thẳng vào đám đông. Sau sự kiện này, Bailly đã không còn được ủng hộ như trước. Ông đã từ chức thị trưởng vào ngày 18/11/1791, lui về sống ở Nantes. Tuy nhiên, đến tháng 10/1793, trong 1 giai đoạn mà sau này lịch sử ghi lại là ?oReign of Terror? (giai đoạn thống trị kinh hoàng) ông bị bắt và bị đưa về Paris xét xử. Ngày 12/11/1793, Bailly đã bị đưa lên máy chém.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_15.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Jeans Sylvain Bailly, http://en.wikipedia.org/wiki/Jean-Sylvain_Bailly
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/09
    Ngày mất nhà vật lý học, thiên văn học, toán học người Anh Sir James Hopwood Jeans (11/09/1877 - 16/09/1946)
    [​IMG]
    Ảnh: Sir James Hopwood Jeans (11/09/1877 - 16/09/1946)​
    James Jeans sinh ra ở Lancashire, tây bắc nước Anh. Năm 1898, ông tốt nghiệp đại học Cambridge và ở lại trường tham gia công tác giảng dạy. Năm 1904, ông chuyển đến đại học Princeton, Hoa Kỳ giảng dạy môn toán ứng dụng. Năm 1910, ông quay trở lại trường Cambridge.
    Dựa trên những nghiên cứu về vật thể quay, James Jeans đã phủ nhận học thuyết của Laplace về sự hình thành của hệ Mặt Trời từ đám mây khí và bụi. Ông cho rằng, các hành tinh đã được hình thành từ sự cô đọng các vật chất bắn ra từ Mặt Trời do ảnh hưởng của một ngôi sao chuyển động ngang qua. Hiện nay, lý thuyết này của James Jeans đã không còn được chấp nhận. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra giả thiết về một vũ trụ ổn định, dựa trên giả thuyết về sự sinh ra liên tục của vật chất. Tuy nhiên, giả thiết này đã bị bác bỏ bởi sự khám phá ra bức xạ phông vũ trụ (cosmic microwave background) năm 1965.
    James Jeans đã tìm ra công thức tính bán kính tới hạn của các đám mây khí và bụi trong vũ trụ dựa trên nhiệt độ, mật độ và khối lượng của các hạt vật chất. Bán kính này được gọi là ?oJeans length? (độ dài Jeans). Nếu một đám mây khí và bụi có bán kính nhỏ hơn ?oJeans length?, quá trình hình thành sao sẽ không thể xảy ra (và ngược lại)
    James Jeans là tác giả của rất nhiều tác phẩm chuyên khảo hoặc phổ biến kiến thức như: The Stars in Their Courses (Những ngôi sao trong quá trình phát triển, xuất bản năm 1931), The New Background of Science (Những nền tảng của khoa học hiện đại, xuất bản năm 1933); The Universe Around Us (Vũ trụ quanh ta, xuất bản năm 1934), Through Space and Time (Xuyên qua không gian và thời gian, xuất bản năm 1934), The Mysterious Universe (Vũ trụ bí ẩn), Physic and Philosophy (Vật lý và Triết học), ...
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 16 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_16.htm
    [2]Wikipedia, 08/2007. James Hopwood Jeans, http://en.wikipedia.org/wiki/Sir_James_Jeans
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/09
    Ngày sinh nhà khoa học không gian Liên Xô Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky (17/09/1857 ?" 19/09/1935). Tsiolkovsky cùng với Hermann ****** Oberth và Robert Hutchings Goddard được thế giới vinh danh là "cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ".
    [​IMG]
    Ảnh: Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky (17/09/1857 ?" 19/09/1935)​
    Tsiolkovsky sinh ra ở làng Ijevskoe, tỉnh Ryasan, thuộc phía tây liên bang Nga. Cha ông, Edward Ciolkowski, là một người Ba Lan nhập cư; mẹ ông, Maria Yumasheva, là một người Nga. Năm 10 tuổi, Tsiolkovsky bị sốt phát ban và suy giảm nghiêm trọng thính lực. Vì lý do đó, ông đã không được chấp nhận đến trường phổ thông và phải tự học ở nhà. Ông đã đọc mọi cuốn sách trong thư viện gia đình và luôn nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình, vượt qua sự thiệt thòi mà bản thân phải chịu đựng.
    Trong thời gian từ năm 1873 đến 1876, Tsiolkovsky sống ở Mat-xcơ-va. Ông thường xuyên đến đọc sách tại thư viện chính của thành phố. Tại đây, ông đã được triết gia nổi tiếng Nikolai Fedorovitch Fedorov hướng dẫn và chỉ dạy. Fedorov cũng đã tìm cho Tsiolkovsky một việc làm ở thư viện, tạo điều kiện cho ông được nghiên cứu, tự học những bài giảng của trường đại học. Ở vào tuổi 17, trong tâm trí Tsiolkovsky đã bắt đầu nảy sinh những ý tưởng đầu tiên về các chuyến bay chinh phục không gian, về việc đưa con người ra sống và làm việc ngoài vũ trụ. Năm 1876, Tsiolkovsky trở về quê nhà và thi lấy chứng chỉ giáo viên. Ông dạy toán tại một trường trung học ở Borovsk, tỉnh Kaluga. Tại đây, ông đã bắt đầu những nghiên cứu khoa học đầu tiên thuộc về nhiều lĩnh vực như: chế tạo khinh khí cầu, sống và làm việc ngoài không gian, hàng không vũ trụ và triết học. Năm 1892, ông chuyển đến làm việc tại thành phố Kaluga. Tại đây, ông đã viết và xuất bản các học thuyết về hàng không vũ trụ. Năm 1919, ông được bầu làm thành viên viện Hàn lâm Khoa học Xô Viết. Từ năm 1920, chính phủ Xô Viết đã trợ cấp cho các hoạt động khoa học của Tsiolkovsky.
    Tsiolkovsky đã có những ý tưởng vượt tầm thời đại. Trong tác phẩm ?oThe Cosmic Philosoply? (?oTriết học Vũ trụ?, xuất bản năm 1932) ông đã trình bày về một ?oniềm hạnh phúc toàn vũ trụ? (universal happiness). Niềm hạnh phúc đó không chỉ của riêng con người trên Trái Đất mà của toàn thể cư dân vũ trụ. Để đạt được ?oniềm hạnh phúc? đó, một trong những việc chính con người cần thực hiện là ?otìm ra các quy luật chi phối vận động của vũ trụ?. Do đó, cần phải bay ra ngoài không gian, học tập và rèn luyện cách sống ngoài không gian để có thể nghiên cứu sâu hơn về vũ trụ. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thiết kế những tàu vũ trụ có người điều khiển. Những chuyến bay đưa người lên không gian chính là bước đi đầu tiên của nhân loại trong một thời kỳ dài lâu, góp phần xây dựng lên một ?onền văn minh vũ trụ? (cosmic civilization). Năm 1926, ông đã đề xuất ?oKế hoạch chinh phục không gian? bao gồm 16 bước, từ việc chế tạo các máy bay phản lực đến quá trình di dân đến những hệ mặt trời khác khi mà Mặt Trời lụi tàn.
    Tsiolkovsky đã dùng toán học để chứng minh sự khả thi của các chuyến bay vào không gian. Ông đã thiết kế mô hình của các tên lửa, động cơ tên lửa, tên lửa nhiều tầng, trạm không gian, ... Ông đã tính toán được những ảnh hưởng đối với con người trong quá trình làm việc ngoài không gian, đồng thời đề ra những giải pháp và đưa ra quy trình làm việc của những nhà du hành.
    Với hơn 500 công trình và một số tác phẩm kinh điển, Tsiolkovsky đã được cả thế giới biết đến và được công nhận là một trong những người khai sinh ra ngành hàng không vũ trụ. Mặc dù ông không tự chế tạo ra các tên lửa, nhưng các công trình của ông đã là nền tảng, là động lực rất lớn thúc đẩy sự nghiên cứu, sáng tạo của một thế hệ các nhà khoa học không gian Xô Viết kế cận mà tiêu biểu là tổng công trình sư Sergey Korolev.
    Tên ông được đặt cho phương trình cơ bản nhất sử dụng để tính toán sự tăng vận tốc của tên lửa, một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1590 Tsiolkovskaja). Phòng trưng bày của bảo tàng Không gian NASA được bắt đầu bằng chân dung của Tsiolkovsky.
    [​IMG]
    Ảnh: Minh họa các nhà du hành làm việc trong trạng thái không trọng lực (vẽ năm 1932)​
    [​IMG]
    Ảnh: Quy trình rời tàu vũ trụ làm việc ngoài không gian (vẽ năm 1932)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_17.htm
    [2]Konstantin E. Tsiolkovsky State Museum of the History of Cosmonautics, The life of Konstantin Eduardovitch Tsiolkovsky, http://www.informatics.org/museum/tsiol.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 18/09/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/09
    Ngày 18/09/2006, Nga phóng thành công tàu Soyuz TMA-9. Anousheh Ansari đã trở thành nữ du khách vũ trụ đầu tiên.
    [​IMG]
    Ảnh: Anousheh Ansari​
    Anousheh Ansari sinh ngày 12/09/1966 tại thành phố Mashhad, đông bắc Iran. Năm 1984, gia đình bà di cư sang Hoa Kỳ. Bà theo học chuyên ngành điện tử và khoa học máy tính tại đại học George Manson, sau đó tiếp tục lấy bằng thạc sĩ tại đại học George Washington. Hiện nay, bà đang là chủ tịch tập đoàn công nghệ Proda.
    Ngày 18/09/2006, Ansari đã bay lên trạm ISS trên cùng với Mikhail Tyurin và Michael Lopez-Alegria. Trên trạm ISS, Ansari đã tiến hành 4 thí nghiệm thuộc lĩnh vực sinh học với tư cách là cộng tác viên của cơ quan Không gian Châu Âu (ESA). Bà cũng là người đầu tiên viết blog từ trạm ISS. Tổng cộng, Ansari đã ở ngoài không gian trong 10 ngày 21 giờ 4 phút, trong đó có gần 8 ngày trên trạm ISS.
    Trả lời phỏng vấn của phóng viên space.com trước chuyến bay vào không gian, Ansari đã nói:
    «I hope to inspire everyone?"especially young people, women, and young girls all over the world, and in Middle Eastern countries that do not provide women with the same opportunities as men?"to not give up their dreams and to pursue them.
    It may seem impossible to them at times. But I believe they can realize their dreams if they keep it in their hearts, nurture it, and look for opportunities and make those opportunities happen. ...?

    (Tạm dịch: «Tôi mong rằng chuyến bay của mình sẽ truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ, phụ nữ và những em gái trên khắp thế giới, nhất là ở các nước Trung đông, nơi mà phụ nữ chưa được bình đẳng với nam giới.
    Có lẽ rằng, tại thời điểm này, những dự định to lớn đó là bất khả thi. Nhưng tôi tin rằng ước mơ sẽ được biến thành hiện thực nếu như ước mơ đó luôn được họ ấp ủ trong tim, luôn được họ nuôi dưỡng, sẵn sàng cho mọi cơ hội, và thậm chí là chính họ có thể tự tạo ra cho mình những cơ hội ...»

    [​IMG]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Wikipedia, 09/2007. Anousheh Ansari, http://en.wikipedia.org/wiki/Anousheh_Ansari
    [2]Sara Goudarzi, Space.com, 15/09/2006. Interview with Anousheh Ansari, the First Female Space Tourist , http://www.space.com/missionlaunches/060915_ansari_qna.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 19/09/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học, toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Delambre (19/09/1749 ?" 19/08/1822)
    [​IMG]
    Ảnh: Jean Baptiste Joseph Delambre (19/09/1749 ?" 19/08/1822)​
    Delambre sinh ra ở thành phố Amiens, bắc nước Pháp. Sau 1 trận ốm từ ngày còn nhỏ, ông đã bị suy giảm thị giác. Do nghĩ rằng mình sẽ bị mù và sẽ không còn đọc được nữa, ông đã ?ođọc ngốn ngấu? rất nhiều sách và tự rèn luyện để có thể nhớ lâu. Delambre có khả năng nhớ lại chính xác nguyên văn nội dung của các cuốn sách mà ông đã đọc trước đó nhiều tuần lễ. Ông sử dụng rất tốt 3 ngoại ngữ là tiếng Italy, tiếng Anh và tiếng Đức. Ông là tác giả của cuốn sách Règles et méthodes faciles pour apprendre la langue anglaise (Những quy tắc và phương pháp đơn giản học tiếng Anh).
    Niềm đam mê thiên văn của Delambre đã được nhà thiên văn nổi tiếng đương thời là Joseph-Jérôme Lefrançais de Lalande phát hiện và bồi dưỡng. Năm 1789, ông được viện Hàn lâm Khoa học trao giải thưởng ?oGrand Prix? vì những tính toán chính xác quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Năm 1792, ông xuất bản tác phẩm ?oTables du Soleil, de Jupiter, de Saturne, d''Uranus et des satellites de Jupiter? (Bảng danh mục vị trí Mặt Trời, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và các vệ tinh của Sao Mộc). Cũng trong năm này, ông được viện Hàn lâm Khoa học trao giải thưởng ?oGrand Prix? lần thứ 2 và được bầu làm thành viên của viện.
    Trong những năm 1790, viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã đảm nhận nhiệm vụ định nghĩa ra các đơn vị đo mới, có thể được chấp nhận trên toàn thế giới. Viện Hàn lâm đã quyết định chọn đơn vị đo độ dài mới là ?omét?, bằng 1 phần 10 triệu độ dài đường kinh tuyến từ Bắc cực xuống Xích đạo. Delambre đã dẫn đầu đoàn khoa học làm nhiệm vụ đo độ dài đoạn kinh tuyến từ Dunkirk đến Rodez (hai địa danh thuộc Pháp). Pierre Méchain dẫn đầu 1 đoàn khác làm nhiệm vụ đo độ dài đoạn kinh tuyến từ Barcelona (Tây Ban Nha) đến Rodez. Delambre đã hoàn thành nhiệm vụ đo đạc của đoàn mình vào năm 1798. Tháng 2 năm 1799, các kết quả này đã được công bố. Méchain cũng đã công bố những kết quả của đoàn mình vào tháng 6 cùng năm. Những kết quả của 2 đoàn khoa học đã cho phép chế tạo thước mét chuẩn đầu tiên (bằng platin).
    Năm 1801, Dalambre được Napoléon bổ nhiệm là thư ký thường trực tại viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Năm 1804, Delambre đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Paris. Năm 1807, Lalande qua đời, Delambre kế thừa chức vụ giáo sư thiên văn của thầy tại trường cao đẳng Paris.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_19.htm
    [2]MacTutor History of Mathematics archive, JOC/EFR © April 2003 Jean Baptiste Joseph Delambre, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Delambre.html
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/09
    Ngày mất phi công vũ trụ Liên Xô Gherman Stepanovich Titov (11/09/1935 ?" 20/09/2000)
    [​IMG]
    Ảnh: Gherman Stepanovich Titov (11/09/1935 ?" 20/09/2000)​
    Gherman Titov sinh ra ở Verhnee Zhilino, phía nam liên bang Nga. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo phi công năm 1957, Titov biên chế trong một đơn vị không quân đóng ở Leningrad. Năm 1960, ông là một trong 20 người Liên Xô đầu tiên được chọn để huấn luyện trở thành phi công vũ trụ. Ngày 06/08/1961, Titov đã bay lên không gian trên tàu vũ trụ Vostok-2. Chuyến bay kéo dài 1 ngày 1 giờ 18 phút, bay quanh Trái Đất hơn 17 vòng. Titov là người thứ 4 bay lên vũ trụ (sau Gagarin, Shepard và Grissom).
    [​IMG]
    Titov chỉ bay lên vũ trụ 1 lần duy nhất vào năm 1961. Sau đó, ông đảm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành. Ông nghỉ hưu vào năm 1992 với quân hàm đại tướng. Năm 1995, ông được bầu làm thành viên của Duma quốc gia Nga, đại diện cho đảng Cộng Sản.
    Gherman Titov được phong tặng danh hiệu «Anh hùng Liên Xô», được trao nhiều phần thưởng và huân chương cao quý, trong đó có huân chương Lenin. Ông cũng được một số nước khác như: Việt Nam, Bulgari, Mông Cổ phong tặng danh hiệu «anh hùng». Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một hòn đảo tại vịnh Hạ Long, Việt Nam.
    Titov là tác giả của một số cuốn sách như: «Một triệu dặm trên quỹ đạo» (xuất bản năm 1961),» Hành tinh xanh của tôi» (xuất bản năm 1977), «Đối thoại với các phi hành gia liên bang Xô Viết» (xuất bản năm 1983), ...
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_20.htm
    [2]Wikipedia, 00/2007. Gherman Titov, http://en.wikipedia.org/wiki/Gherman_Titov
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/09
    Ngày mất nhà vật lý thiên văn người Anh Edward Arthur Milne (14/02/1896 ?" 21/09/1950)
    [​IMG]
    Ảnh: Edward Arthur Milne (14/02/1896 ?" 21/09/1950)​
    Arthur Milne sinh ra ở thành phố Hull, Yorkshire, thuộc phía đông nước Anh. Năm 1914, ông theo học chuyên ngành toán và khoa học tự nhiên tại trường Cambridge. Chiến tranh thứ nhất xảy ra, ông gác lại việc học tập của mình, tham gia nhóm nghiên cứu về đạn đạo trong lĩnh vực phòng không. Năm 1919, Milne quay trở lại Cambridge. Mặc dù chưa hoàn thành khóa học nhưng với những thành tích đã đạt được, ông được bầu trực tiếp vào ban giám đốc của trường cao đẳng Trinity, đại học Cambridge. Năm 1920, ông đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc đài quan sát Vật lý Mặt Trời của trường. Trong thời gian này, ông tập trung nghiên cứu các vấn đề về khí quyển sao. Các nghiên cứu của ông tập trung vào việc khảo sát một số đặc điểm của các ngôi sao dựa trên quang phổ của chúng.
    Năm 1925, Milne được bầu làm giáo sư Beyer về toán ứng dụng của trường đại học Victoria, Manchester. Năm 1926, ông được bầu là thành viên hội Hoàng gia. Năm 1928, ông chuyển sang đảm nhiệm chức vụ giáo sư Rouse Ball tại đại học Oxford. Trong thời gian này, Milne tập trung vào việc tìm ra mô hình toán học mô tả cấu trúc các ngôi sao. Ông cũng đã đề ra một học thuyết có tên là «Động học tương đối», trái ngược với thuyết Tương đối của Albert Einstein. Tuy nhiên, học thuyết này của Milne đã không còn được chấp nhận. Trong thời gian từ năm 1943 đến 1945, ông đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội Thiên văn Hoàng gia.
    Milne là tác giả của một số tác phẩm như: «Nhiệt động lực học sao», «Tính tương tối, Sự hấp dẫn và Cấu trúc thế giới», «Động học tương đối», ... Đây là những cuốn sách mang tính hàn lâm rất cao.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_21.htm
    [2]MacTutor History of Mathematics archive, JOC/EFR © April 2003 Edward Arthur Milne, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Milne.html
    [3]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Edward Arthur Milne, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Milne/index.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 10:00 ngày 24/09/2007
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/09
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 22/09. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.

Chia sẻ trang này