1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/09
    Ngày 23/09/1846, dựa trên những tính toán của Le Verrier, Johann Galle đã xác định được vị trí của Sao Hải Vương (Neptune)
    [​IMG]
    Ảnh: Sao Hải Vương​
    Năm 1821, nhà thiên văn học người Pháp Alexis Bouvard đã biên soạn bảng danh mục các vị trí của Sao Thiên Vương. Tuy nhiên, các quan sát sau này đã phát hiện ra những sai khác trong quỹ đạo biểu kiến của Sao Thiên Vương so với quỹ đạo theo tính toán. Bouvard đã đưa ra giả thiết là có một hành tinh nằm ngoài quỹ đạo của Sao Thiên Vương, lực hấp dẫn của hành tinh này gây lên những sai khác trên.
    Độc lập với nhau, John Couch Adams và Le Verrier đã tính toán quỹ đạo của hành tinh thứ 8 này. Adams hoàn thành những tính toán của mình vào năm 1843 và gửi cho George Airy của đài thiên văn Hoàng gia, Airy yêu cầu Adams giải thích một số vấn đề, Adams đã viết nháp những câu trả lời, tuy nhiên lại không gửi đi. Hoàn thành công trình muộn hơn (năm 1846), nhưng Le Verrier đã rất chủ động thúc đẩy quá trình quan sát để tìm ra hành tinh thứ 8. Ngày 23/09/1846, nhà thiên văn người Đức Johann Gottfried Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương, cách 1 độ so với tính toán của Le Verrier, 10 độ so với tính toán của Adams. Hành tinh này được đặt tên là Neptune, dựa theo tên thần biển cả trong thần thoại La Mã (tương ứng với thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp).
    Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17.147 lần Trái Đất, có bán kính từ tâm ra xích đạo gấp 3.883 lần Trái Đất, bán kính từ tâm đến 2 cực gấp 3.829 lần Trái Đất. Sao Hải Vương chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 165 năm Trái Đất, điểm viễn nhật cách Mặt Trời 30.44 AU, điểm cận nhật cách Mặt Trời 29.76 AU. Một ngày trên Sao Hải Vương bằng 0.6713 ngày Trái Đất (16 giờ 6 phút)
    ?oHãy cứ hình dung đến việc đi tìm kiếm một hành tinh khổng lồ mới mà chỉ do quan sát những khác thường nhỏ bé ở chuyển động của một hành tinh khác, cả hai hành tinh đều ở cách xa chúng ta hơn hai tỷ kilômét. Một nhà toán học ngồi ở bàn viết của mình, tính toán, và bảo : ?oHãy nhìn vào điểm như thế này, bạn sẽ tìm thấy một hành tinh đấy?. Một nhà thiên văn nhìn vào điểm đó, và tìm thấy thật.
    Đây là một trong những chiến thắng có ấn tượng lớn lao nhất của trí tuệ con người?

    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 23 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_23.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Neptune, http://en.wikipedia.org/wiki/Neptune
    [3]Issac Asimov, Hệ Mặt Trời, Người dịch Đắc Lê. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1980
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/09
    Ngày sinh phi công vũ trụ Hoa Kỳ John Watts Young (24/09/1930)
    [​IMG]
    Ảnh: John Watts Young​
    John Young sinh ra ở San Francisco, California, phía tây Hoa Kỳ. Năm 1952, ông tốt nghiệp học viện Công nghệ Georgia chuyên ngành kỹ sư hàng không. Sau 1 thời gian ngắn làm việc khu trục hạm USS Laws, Young chuyển sang làm phi công lái máy bay tiêm kích. Năm 1962, John Young gia nhập NASA.
    Sự nghiệp của John Young được đánh dấu bởi những sự kiện chính sau:
    + Tháng 3 năm 1965, ông có chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ trên tàu Gemini-3. Đây cũng là phi thuyền có người lái đầu tiên thuộc dự án Gemini
    + Tháng 7 năm 1966, ông là chỉ huy phi thuyền Gemini-10
    + Tháng 5 năm 1969, ông là thành viên phi hành đoàn Apollo-10 với vai trò phi công điều khiển Command/Service Module (tàu mẹ bay trên quỹ đạo trong khi Lunar Module đổ bộ xuống Mặt Trăng). Apollo-10 là phi thuyền thực hiện những thử nghiệm cuối cùng trước khi người Mỹ tiến hành đổ bộ xuống Mặt Trăng.
    + Tháng 4 năm 1972, ông đã đổ bộ xuống Mặt Trăng trong nhiệm vụ thứ 16 của chương trình Apollo. Cùng với Charles Duke Jr, Young đã ở trên Mặt Trăng trong vòng 71 giờ, 2 phút.
    + Tháng 4 năm 1981, ông là chỉ huy tàu Columbia. Đây là chuyến bay vào không gian đầu tiên của các tàu con thoi.
    + Tháng 11 năm 1983, ông tiếp tục bay lên không gian với nhiệm vụ chỉ huy tàu con thoi Columbia. Đây cũng là lần đầu tiên người Mỹ vận hành phòng thí nghiệm không gian (space lab) trên các tàu con thoi.
    Tổng cộng John Young đã ở ngoài không gian trong 34 ngày 19 giờ 39 phút. Ông là người đầu tiên có 6 chuyến bay vào không gian (trong đó có 2 chuyến bay đến Mặt Trăng) với 4 loại phi thuyền khác nhau: Gemini, Apollo Command/Service Module, Apollo Lunar Module và tàu con thoi. Có thể nói, John Young là một trong những phi hành gia lỗi lạc nhất trong lịch sử chinh phục không gian của loài người.
    Ngày 31/12/2004, John Young đã chính thức nghỉ hưu sau 42 năm làm việc cho NASA. Ông đã được trao nhiều huy chương, giải thưởng cao quý. Tên ông đã được đặt cho một xa lộ ở bang Florida.
    [​IMG]
    Ảnh: John Young chào cờ trên Mặt Trăng (bức ảnh chụp lúc ông đang nhảy lên)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 24 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_24.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. John Young (astronaut), http://en.wikipedia.org/wiki/John_Watts_Young
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:07 ngày 24/09/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Đan Mạch Ole Christensen Rømer (25/09/1644 ?" 19/09/1710)
    [​IMG]
    Ảnh: Ole Christensen Rømer (25/09/1644 ?" 19/09/1710)​
    Ole Rømer sinh ra tại thành phố Aarhus trong một gia đình thương nhân. Năm 1662, ông ghi danh vào đại học Copenhagen. Rømer tập trung vào các môn toán và thiên văn , sử dụng các phương pháp quan sát của Tycho Brahe. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại đài thiên văn Uraniborg. Cùng với Jean Picard, Rømer đã tiến hành quan sát khoảng 140 lần Sao Mộc che khuất vệ tinh Io. Tại Paris, Giovanni Domenico Cassini cũng tiến hành những công việc tương tự. Dựa trên các kết quả quan sát này, sự chênh lệch nhau về kinh độ giữa hai đài thiên văn đã được xác định.
    Trong quá trình quan sát các vệ tinh Sao Mộc ở Paris từ năm 1666 đến năm 1668, Giovanni D. Cassini đã nhận ra các sai khác khi Sao Mộc và Trái Đất ở cùng phía hoặc khác phía so với Mặt Trời. Năm 1672, Rømer đến Paris làm phụ tá cho Cassini. Các kết quả quan sát tiếp theo của Rømer đã khẳng định những sai khác do Cassini phát hiện ra. Năm 1675, Cassini đã công bố nghi vấn về việc ánh sáng có vận tốc hữu hạn. Tuy nhiên, sau đó Cassini không còn quan tâm nhiều đến hiện tượng này nữa.
    Rømer đã tiếp tục nghiên cứu, giải thích hiện tượng trên. Ông được coi là người đầu tiên tính toán ra được vận tốc của ánh sáng:
    ?oRômơ thấy rằng khi Trái Đất ở cùng một phía Mặt Trời với Sao Mộc, mỗi vệ tinh đi qua phía sau Sao Mộc sớm một chút hơn người ta tưởng. Khi Trái Đất và Sao Mộc ở các phía đối diện với nhau qua Mặt Trời, những vệ tinh đi qua phía sau Sao Mộc chậm hơn một chút. Mỗi vệ tinh thể hiện cùng «lầm lẫn» như vậy trong cả hai trường hợp, và Rômơ không thể đưa toán học ra sửa chữa chúng được.
    Năm 1675, Rômơ quả quyết những «lầm lẫn» đó hẳn phải có nguyên nhân là ánh sáng mất một số thời gian để truyền đi. Khi Trái Đất và Sao Mộc ở hai phía đối diện với nhau qua Mặt Trời, ánh sáng phải mất thêm một khoảng thời gian để vượt ngang qua quĩ đạo của Trái Đất (khoảng thời gian đó là 16 phút). Các vệ tinh không bị che khuất muộn hay sớm, mà chính là ánh sáng đã «đưa tin» tới con mắt của nhà thiên văn muộn hoặc sớm đấy.
    Sử dụng khoảng cách cắt ngang quỹ đọa của Trái Đất và số thời gian chậm lại trong hiện tượng che khuất của các vệ tinh Sao Mộc, Rômơ có thể công bố được con số của ông về tốc độ ánh sáng. Ông tính được con số rất sát với con số ngày nay chúng ta thừa nhận. Vào khi đó, xác định con số này có thể không có vẻ quan trọng lắm, nhưng tốc độ của ánh sáng trở thành mấu chốt đối với vật lý học hiện đại. Bởi vậy Rômơ đạt được thành tựu hơn là ông tưởng».[3]

    Năm 1681, Ole Rømer trở lại Đan Mạch, đảm nhiệm chức vụ giáo sư thiên văn tại đại học Copenhagen. Tháng 5 năm 1683, ông đã đề ra hệ thống đo lường quốc gia đầu tiên của Đan Mạch. Năm 1700, ông đã thuyết phục được nhà vua sử dụng lịch Gregorian tại Đan Mạch và Na Uy (điều mà cách đó khoảng 100 năm, Tycho Brahe đã không làm được). Rømer cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển hệ thống an ninh và dân sinh tại Copenhagen trong những năm đầu thế kỷ XVIII.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 25 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_25.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Ole Rømer, http://en.wikipedia.org/wiki/Ole_R%C3%B8mer
    [3]Issac Asimov, Hệ Mặt Trời, Người dịch Đắc Lê. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1980
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học, vật lý học người Na Uy Christopher Hansteen (26/09/1784 ?" 11/04/1873)
    [​IMG]
    Ảnh: Christopher Hansteen (26/09/1784 ?" 11/04/1873)​
    Christopher Hansteen sinh ra ở Christinania, nay là Oslo, thủ đô Na Uy. Ông học luật và toán học tại trường đại học Copenhagen. Từ năm 1806, ông là giáo viên toán tại trường trung học Frederiksborg. Không chỉ giảng dạy, ông còn nghiên cứu, khảo sát từ trường Trái Đất. Năm 1810, ông được nhận giải thưởng của viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Đan Mạch vì những kết quả nghiên cứu đối với trục từ trường.
    Năm 1814, ông được bổ nhiệm làm giáo sư thiên văn và toán ứng dụng tại đại học Christiania. Ông tiếp tục tập trung vào nghiên cứu từ trường Trái Đất. Hansteen đã tiến hành khảo sát, đo đạc tại nhiều địa điểm khác nhau thuộc Na Uy, Phần Lan và vùng Siberi của Nga. Mặc dù không hoàn thành được mục tiêu lớn nhất là xác định số lượng cũng như vị trí các cực từ của Trái Đất, những kết quả của Hansteen đã góp phần thiết lập bản đồ phân bố từ trường, về độ lớn cũng như hướng của chúng.
    Năm 1833, Hansteen được bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn mới thành lập tại Christiania, tuy nhiên, công việc chủ yếu của ông vẫn là khảo sát từ trường Trái Đất. Từ năm 1837, ông tham gia điều hành các khảo sát về địa lý và địa hình của Na Uy.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_26.htm
    [2]Wikipedia, 06/2007. Christopher Hansteen, http://en.wikipedia.org/wiki/Christopher_Hansteen
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 27/09/2007
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/09
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Benjamin Apthorp Gould (27/09/1824 ?" 26/11/1896)
    [​IMG]
    Ảnh: Benjamin Apthorp Gould (27/09/1824 ?" 26/11/1896)​
    Benjamin Gould sinh ra ở Boston, bang Massachusetts, đông bắc Hoa Kỳ, Năm 1844, sau khi tốt nghiệp trường đại học Harvard, ông theo học toán và thiên văn học dưới sự hướng dẫn của C.F. Gauss tại Göttingen, Đức. Trong thời gian này, ông đã có khoảng 20 bài viết về quan sát các sao chổi và tiểu hành tinh. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (ông là người Mỹ đầu tiên nhận được học vị tiến sĩ thiên văn), Gould đi đến tham quan nhiều đài thiên văn châu Âu với mục đích học hỏi kinh nghiệm chuẩn bị cho việc phát triển thiên văn chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ.
    Năm 1848, Gould quay trở lại Hoa Kỳ. Năm 1849, ông bắt đầu xuất bản «tạp trí Thiên văn» (Astronomical Journal, tạp trí vẫn còn tiếp tục được phát hành cho đến ngày nay). Trong thời gian từ năm 1852 đến 1867, ông tham gia các công việc việc tại «nha Kinh tuyến học» (longitude department) thuộc Cơ quan Nghiên cứu Bờ biển Hoa Kỳ. Ồng là một trong những người đầu tiên sử dụng các phương tiện điện báo để xác định kinh độ, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đường cáp tín hiệu xuyên Đại Tây Dương, kết nối châu Âu và châu Mỹ. Từ năm 1855 đến năm 1859, Gould đảm nhận nhiệm vụ giám đốc đài thiên văn Dudley. Năm 1861, ông đã đặt nền móng cho việc xuất bản các kết quả quan sát của đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1850. Ông cũng đã xây dựng một đài thiên văn riêng tại Cambridge, Massachusetts.
    Năm 1868, Gould đã giúp chính phủ Argentine xây dựng đài thiên văn quốc gia tại Córdoba. Ông cũng là giám đốc đầu tiên của đài thiên văn này. Trong thời gian làm việc ở Argentine (1968 - 1885), ông đã tiến hành lập bản đồ sao Bán thiên cầu nam. Trong thời gian từ năm 1870 đến 1874, ông cùng với 4 người phụ tá hoàn thành danh mục sao «Uranometria Argentina». Ông cũng đã cùng các đồng nghiệp Argentine xây dựng Trung tâm dự báo thời tiết quốc gia (trung tâm dự báo thời tiết đầu tiên ở Nam Mỹ). Trong 2 năm 1884 và 1885, ông hoàn thành hai cuốn danh mục với hàng chục nghìn ngôi sao. Ông được coi là một trong những người đi tiên phong trong việc ứng dụng kỹ thuật chụp ảnh vào các đo đạc thiên văn chính xác. Năm 1885, ông quay về Cambridge, Massachusetts. Từ năm 1877, Gould gia nhóm vật lý thiên văn khảo sát các đặc điểm của Ngân Hà.
    Tên ông được đặt cho một vành đai các sao trẻ (chủ yếu có kiểu O và B) trong Ngân Hà (Gould Belt), một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 27 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_27.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Benjamin Apthorp Gould, http://en.wikipedia.org/wiki/Benjamin_Apthorp_Gould
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:58 ngày 27/09/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/09
    Ngày mất nhà thiên văn Hoa Kỳ Edwin Powell Hubble (20/11/1889 ?" 28/09/1953)
    [​IMG]
    Ảnh: Edwin Powell Hubble (20/11/1889 ?" 28/09/1953)​
    Edwin Hubble sinh ra tại thành phố Marshfield, bang Missouri, Hoa Kỳ. Năm 1898, gia đình ông chuyển đến sống tại thành phố Wheaton, bang Illinois. Hubble cũng rất có năng khiếu về thể thao, khi còn là học sinh trung học, ông đã từng phá kỷ lục về nhảy cao của bang Illinois. Năm 1910, ông tốt nghiệp đại học Chicago chuyên ngành toán và thiên văn. Sau đó, ông nhận được học bổng để học sau đại học tại trường Oxford. Tại đây, ông không tiếp tục theo đuổi thiên văn mà chuyển sang học luật. Năm 1913, ông quay trở lại Hoa Kỳ, làm giáo viên và huấn luyện viên bóng rổ tại trường trung học New Albany, bang Indiana. Ông cũng đồng thời là thành viên của hội luật sư Kentucky.
    Tuy nhiên, niềm đam mê thiên văn học tiếp tục thôi thúc Hubble. Ông đã quay trở lại làm nghiên cứu sinh tại đài thiên văn Yerkes. Năm 1917, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: "Photographic Investigations of Faint Nebulae" (Nghiên cứu các tinh vân mờ dựa trên ảnh chụp) (lưu ý rằng tại thời điểm đó, khái niệm «nebula» bao gồm cả các thiên hà, đám sao và tinh vân).
    Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Hubble tham gia thế chiến thứ nhất. Năm 1919, sau khi giải ngũ với quân hàm thiếu tá, ông làm việc tại đài thiên văn Mount Wilson, bang California. Trong giai đoạn từ năm 1923 ?" 1925, Hubble đã sử dụng chiếc kính thiên văn khổng lồ 100 inch Hooker tìm ra các biến tinh Cepheid trong các «tinh vân» NGC-6822, M-31 («tinh vân» Andromeda) và M-33. Dựa trên các kết quả đo khoảng cách dựa trên biến tinh Cepheid, Hubble đã chứng minh những «tinh vân» trên thật sự nằm ngoài Ngân Hà của chúng ta, chấm dứt sự tranh cãi về «quy mô vũ trụ» đầu thế kỷ XX. Hubble cũng đã đưa ra hệ thống phân loại các thiên hà dựa trên hình dạng của chúng (thiên hà ellipse, thiên hà xoắn ốc và thiên hà không định hình).
    Trong quá trình quan sát các thiên hà, Hubble đã nhận thấy rằng các thiên hà đang dịch chuyển ra xa nhau và vận tốc dịch chuyển tỉ lệ với khoảng cách. Năm 1929, ông đã khái quát hóa điều này thành «định luật Hubble» nổi tiếng. Phát hiện của Hubble đã khiến cho Einstein từ bỏ suy nghĩ vũ trụ là một hệ tĩnh. Năm 1931, Einstein đã đến thăm và cảm ơn Hubble.
    [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn phản xạ 100 inch Hooker​
    Thế chiến thứ 2 nổ ra, từ năm 1942, Hubble phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ với vai trò cố vấn khoa học. Chiến tranh kết thúc, ông quay trở lại các công việc nghiên cứu tại đài thiên văn Mount Wilson. Ông đã tiếp tục xúc tiến quá trình xây dựng kính thiên văn phản xạ Hale của đài thiên văn Mount Palomar. Năm 1948, kính thiên văn Hale hoàn thành, Hubble là người đầu tiên sử dụng chiếc kính 200 inch này.
    Hubble được tôn vinh là «cha đẻ của ngành Vũ trụ học quan sát» (father of observational cosmology). Những công trình của Hubble đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Thiên văn học. Quy mô của ?ovũ trụ? không còn bị bó hẹp trong dải Ngân Hà của chúng ta, trong vũ trụ có vô vàn những thiên hà tương tự như vậy. Các thiên hà đang chuyển động ra xa nhau, vũ trụ đang giãn nở, ... Định luật Hubble là một trong những tiền đề cho sự ra đời của thuyết Bigbang.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 2069), một tinh vân (NGC-2261, "Hubble''s Variable Nebula"), định luật biểu diễn mối tương quan giữa vận tốc lùi xa của các thiên hà và khoảng cách từ chúng đến người quan sát. Ngày 24/04/1990, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã được phóng vào không gian. Đây cũng là kính thiên văn đầu tiên trong hệ thống «NASA Great Space Observatories» bao gồm 4 kính thiên văn/đài thiên văn không gian : Hubble (quan sát chủ yếu tại bước sóng khả kiến), Compton (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia gamma), Chandra (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia X) và Spitzer (quan sát chủ yếu tại bước sóng hồng ngoại). Trải qua hơn 17 năm hoạt động, kính thiên văn Hubble giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thiên văn học hiện đại và phổ biến Thiên văn học đối với cộng đồng.
    [​IMG]
    Ảnh: Kính Hubble ngoài không gian (tàu Discovery chụp tháng 2 năm 1997)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 28 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_28.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Edwin Powell Hubble, http://en.wikipedia.org/wiki/Edwin_Hubble
    [3]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Edwin Powell Hubble, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Hubble/index.html
    [4]EdwinHubble.com, Last modified: March 25, 2003. Edwin Powell Hubble, Biography, http://www.edwinhubble.com/hubble_bio_001.htm
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    29/09
    Ngày 29/09/1988, NASA đã phóng thành công tàu con thoi Discovery (nhiệm vụ STS-26). Đây là chuyến bay đánh dấu sự trở lại của đội tàu con thoi Hoa Kỳ sau gần 3 năm tạm ngừng hoạt động bởi thảm họa nổ tàu Challenger tháng 1 năm 1986.
    [​IMG]
    Ảnh: Logo của STS-26​
    STS-26 là chuyến bay vào không gian lần thứ 7 của tàu Discovery (lần thứ 26 của toàn bộ các tàu con thoi NASA). Phi hành đoàn bao gồm 5 người:
    Frederick H. Hauck: chỉ huy
    Richard O. Covey: phi công
    John M. Lounge: chuyên viên kỹ thuật
    George D. Nelson: chuyên viên kỹ thuật
    David C. Hilmers: chuyên viên kỹ thuật
    Nhiệm vụ chính của STS-26 là triển khai 1 vệ tinh thông tin (TDRC-C) lên quỹ đạo. Ngoài ra, phi hành đoàn còn thực hiện thêm 11 thí nghiệm khoa học kỹ thuật. STS-26 kéo dài trong 4 ngày 1 tiếng, tổng cộng tàu Discovery đã bay được quãng đường dài 2 triệu 703 nghìn km.
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn STS-26​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. September 29 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/9/9_29.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. STS-26, http://en.wikipedia.org/wiki/STS-26
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/09
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 30/09. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/10
    Ngày sinh nhà vật lý và khoa học không gian Hoa Kỳ George Robert Carruthers (01/10/1939)
    [​IMG]
    Ảnh: George Robert Carruthers​
    George Carruthers sinh ra ở thành phố Cincinnati, bang Ohio, Hoa Kỳ. Sau khi cha ông mất, gia đình ông rời đến Chicago, bang Illinois. Sau khi tốt nghiệp đại học Illinois chuyên ngành kỹ sư hàng không năm 1961, Carruthers chuyển sang học thạc sĩ chuyên ngành vật lý hạt nhân. Từ năm 1962, ông quay lại làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực hàng không và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
    Năm 1964, Carruthers bắt đầu làm việc tại phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ. Lĩnh vực nghiên cứu của ông tập trung chủ yếu vào các quan sát thiên văn tại dải sóng tử ngoại. Năm 1970, ông đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về phân tử hydro trong vũ trụ. Carruthers đã phát minh ra nhiều thiết bị quan sát dùng trong khoa học không gian. Năm 1972, ông chế tạo ra thiết bị quan sát và chụp ảnh quang phổ tử ngoại để phi hành đoàn Apollo-16 mang theo và vận hành trên Mặt Trăng. Năm 1986, ông đã sáng chế ra thiết bị ghi lại những bức ảnh tử ngoại của sao chổi Halley.
    Carruthers còn có nhiều đóng góp trong việc quảng bá khoa học cho thế hệ trẻ. Trong những năm 1980, ông đã xây dựng một chương trình giáo dục cho phép các học sinh trung học có thể đến làm việc cùng các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Hải quân trong dịp nghỉ hè. Ông đã tham gia việc biên soạn các cuốn băng video về khoa học Trái Đất và Không gian.
    Với những cống hiến và phát minh của mình, Carruthers đã nhận được nhiều giải thưởng của NASA, của hội Thiên văn Hoa Kỳ, ... Ông là thành viên của nhiều hiệp hội, tổ chức khoa học danh tiếng. Hiện nay, ông vẫn làm việc tại phòng thí nghiệm Hải quân, đồng thời tham gia giảng dạy tại khoa Vật lý và Thiên văn trường đại học Howard.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 01 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_01.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. George Robert Carruthers, http://en.wikipedia.org/wiki/George_r._carruthers
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/10
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Thụy Sĩ Robert ****** Trumpler (02/10/1886 ?" 10/09/1956)
    [​IMG]
    Ảnh: Robert ****** Trumpler (02/10/1886 ?" 10/09/1956)​
    Robert Trumpler sinh ra ở Zürich, Thụy Sĩ. Sau 2 năm học chuyên ngành toán, thiên văn và vật lý tại đại học Zurich, ông chuyển đến học tại Gottingen (Đức) và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khi mới 24 tuổi (năm 1910). Thế chiến thứ nhất nổ ra, năm 1915, ông di cư đến Hoa Kỳ và làm việc tại đài thiên văn Allegheny. Sau đó, ông chuyển đến đài thiên văn Lick.
    Năm 1922, Trumpler cùng với giám đốc đài thiên văn Lick là W. W. Campell đã tiến hành quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần tại Wallal, tây Australia. Campell và Trumpler đã thu được giá trị về độ lệch giữa vị trí thực tế và vị trí biểu kiến của một ngôi sao là : 1.75 +/- 0.09 giây. (Giá trị tính được theo thuyết Tương Đối Tổng Quát của Einstein là 1.75 giây. Năm 1919, độ lệch đo được của đoàn quan sát do Eddington dẫn đầu là 1.61 +/- 0.3 giây).
    Lĩnh vực nghiên cứu của Trumpler tập trung chủ yếu vào các cụm sao hình cầu (globular cluster). Ông đã nhận thấy rằng độ sáng quan sát được của các cụm sao hình cầu nhỏ hơn các giá trị tính toán được. Trumpler đã đưa ra lời giải thích chính xác cho hiện tượng này, đó là ánh sáng của các ngôi sao đó đã bị các đám bụi trong Ngân Hà hấp thụ một phần (độc lập với Trumpler, nhà vật lý thiên văn Liên Xô Boris Vorontsov Velyaminov cũng đã phát hiện ra hiện tượng này).
    Năm 1918, Harlow Shapley đã ước lượng khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm Ngân Hà vào khoảng 50 nghìn năm ánh sáng. Các nghiên cứu về cụm sao hình cầu của Trumpler đã cho phép hiệu chỉnh lại giá trị trên chỉ còn khoảng 30 nghìn năm ánh sáng (khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm Ngân Hà hiện nay được ước lượng vào khoảng 26 nghìn năm ánh sáng). Trumpler cũng đã đưa ra phương pháp phân loại các cụm sao mở (open cluster) dựa trên đặc điểm phân bố, khoảng biến đổi về độ trưng và số lượng của các ngôi sao thành viên.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 02 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_02.htm
    [2]Wikipedia, 08/2007. Robert ****** Trumpler, http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_******_Trumpler

Chia sẻ trang này