1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/10
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 16/10. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/10
    Ngày mất nhà thiên văn Canada John Stanley Plaskett (17/11/1865 ?" 17/10/1941)
    [​IMG]
    Ảnh: John Stanley Plaskett (17/11/1865 ?" 17/10/1941)​
    John Plaskett xuất thân là một người thợ cơ khí, làm việc cho khoa Vật lý trường đại học Toronto. Nhiệm vụ của ông là chế tạo các dụng cụ giảng dạy và phụ giúp cho giảng viên trong các tiết học. Khi đã bước sang tuổi 30, Plaskett tiếp tục quá trình học tập của mình. Năm 1899, ông tốt nghiệp chuyên ngành vật lý và toán học. Ông tiếp tục làm việc tại trường Toronto cho đến năm 1903, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu kỹ thuật chụp ảnh màu.
    Năm 1903, Plaskett chuyển đến làm việc tại đài thiên văn Dominion, Ottawa. Ông thiết kế quang phổ ký có độ chính xác rất cao cho chiếc kính khúc xạ 15 inch của đài thiên văn. Plaskett đã tiến hành đo đạc vận tốc xuyên tâm và tính toán quỹ đạo của các cặp sao đôi quang phổ. Ông đã giành nhiều công sức cho việc vận động xây dựng đài thiên văn vật lý Dominion với chiếc kính phản xạ đường kính 72 inch. Năm 1917, Plaskett được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của đài thiên văn mới này. Tại đây, ông tiếp tục đi sâu tìm hiểu các cặp sao đôi quang phổ, nghiên cứu phổ của các sao loại O và loại B.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 2905 Plaskett), một hệ sao đôi (Plaskett ''s Star, một trong những hệ sao đôi có khối lượng lớn nhất mà các nhà khoa học từng biết tới) và chiếc kính thiên văn 1.8 mét của đài thiên văn vật lý Dominion.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_17.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, John Stanley Plaskett, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Plaskett/index.html
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/10
    Ngày 18/10/1989, NASA đã phóng thành công tàu thám hiểm Sao Mộc Galileo.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu Galileo (ảnh minh họa)​
    Galileo là tàu vũ trụ không người lái thực hiện nhiệm vụ thám hiểm Sao Mộc và các vệ tinh của nó. Tàu vũ trụ được đặt theo tên của nhà bác học vĩ đại Galileo Galilei (15/02/1564 ?" 08/01/1642). Tổng trọng lượng của tàu vũ trụ là 2.38 tấn, hoạt động bằng năng lượng hạt nhân (Plutonium).
    Tàu Galileo được đưa lên quỹ đạo Trái Đất nhờ tàu con thoi Atlantis (nhiệm vụ STS-34). Sau khi được phóng khỏi Atlantis, tàu Galileo đã bay qua Sao Kim (10/02/1990), quay trở lại bay qua Trái Đất 2 lần (08/12/1990 và 08/12/1992) với mục đích gia tốc nhờ vào lực hấp dẫn của các hành tinh này. Giữa hai lần bay qua Trái Đất, ngày 29/10/1991, tàu Galileo đã tiếp cận tiểu hành tinh Gaspra. Trên đường hướng tới Sao Mộc, ngày 28/08/1993, tàu Galileo đã bay qua tiểu hành tinh Ida. Tàu Galileo đã phát hiện ra vệ tinh Dactyl của tiểu hành tinh này. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra vệ tinh của tiểu hành tinh. Tháng 7 năm 1994, tàu Galileo đã quan sát sự kiện sao chổi Shoemaker-Levy 9 va chạm với Sao Mộc.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu Galileo trong giai đoạn lắp ráp​
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu con thoi Atlantis phóng tàu thăm dò Galileo​
    Ngày 12/07/1995 (5 tháng trước khi tiếp cận Sao Mộc), tàu Galileo đã phóng thiết bị thăm dò khí quyển vào hành tinh này. Ngày 07/12/1995, thiết bị thám hiểm đã thâm nhập tầng khí quyển của Sao Mộc và hoạt động được tổng cộng 58 phút. Dữ liệu được trung chuyển qua tàu mẹ để phát về Trái Đất. Cũng trong ngày 07/12/1995, tàu Galileo đã tiếp cận Sao Mộc và bắt đầu chuyển động xung quanh hành tinh này. Tàu Galileo bay quanh Sao Mộc trên một quỹ đạo ellipse có tâm sai rất lớn với chu kỳ khoảng 2 tháng. Sau 2 năm, nhiệm vụ chính của dự án là nghiên cứu Sao Mộc kết thúc, ngày 07/12/1997, tàu Galileo bắt đầu thực hiện phần mở rộng của dự án. Trong giai đoạn này, tàu Galileo đã tiếp cận, nghiên cứu hai vệ tinh Europa và Io.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu Galileo phóng thiết bị thăm dò khí quyển (ảnh minh họa)​
    Trong gần 8 năm thực hiện nhiệm vụ chính và nhiệm vụ mở rộng, tàu Galileo đã bay được tổng cộng 35 vòng quanh Sao Mộc. Dự án Galileo đã có những đóng góp vô cùng quan trọng vào quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của con người đối với hành tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời. Dưới đây là một số kết quả tiêu biểu của dự án Galileo:
    + Khảo sát chi tiết từ trường của Sao Mộc
    + Khảo sát chi tiết các vành đai của Sao Mộc
    + Lần đầu tiên tiến hành các khảo sát những đám mây khí amôniắc trong bầu khí quyển của một hành tinh khác.
    + Khẳng định các quan sát của các tàu Voyager về các hoạt động phun trào trên bề mặt của vệ tinh Io. Những núi lửa trên vệ tinh này hoạt động rất mạnh và liên tục, tương tự như giai đoạn ban đầu của Trái Đất
    + Phát hiện sự tồn tại những dòng điện cường độ rất lớn trong bầu khí quyển của vệ tinh Io. Những dòng điện này sinh ra do sự tương tác của các hạt vật chất ở trạng thái plasma.
    + Khẳng định giả thiết về sự tồn tại của các đại dương nước mặn dưới bề mặt băng giá của vệ tinh Europa.
    + Tìm ra những bằng chứng đầu tiên cho phép dự đoán sự tồn tại của nước mặn dưới dạng lỏng dưới bề mặt các vệ tinh Ganymede và Callisto.
    + Lần đầu tiên phát hiện sự tồn tại từ trường của vệ tinh Ganymede
    + Tìm ra những bằng chứng về sự tồn tại của bầu khí quyển rất loãng của các vệ tinh Europa, Ganymede và Callisto
    Ngày 21/12/2003, hơn 14 năm sau ngày phóng, tàu Galileo đã được điều khiển để lao vào bầu khí quyển Sao Mộc với vận tốc gần 50 km/s. Các nhà khoa học đã quyết định phá hủy hoàn toàn tàu Galileo trong bầu khí quyển Sao Mộc nhằm tránh trường hợp các vi khuẩn Trái Đất có thể «được vô tình reo rắc» vào hành tinh này hay các vệ tinh của nó.
    [​IMG]
    Ảnh: Hoạt động phun trào trên bề mặt Io​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_18.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Galileo (spacecraft), http://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_%28spacecraft%29
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 19/10/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/10
    Ngày sinh nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ gốc Ấn Độ Subrahmanyan Chandrasekhar (19/10/1910 ?" 21/08/1995)
    [​IMG]
    Ảnh: Subrahmanyan Chandrasekhar (19/10/1910 ?" 21/08/1995)​
    Subrahmanyan Chandrasekhar sinh ra ở Lahore trong thời gian Ấn Độ là thuộc địa của Anh (nay thành phố này thuộc Pakistan). Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Presidency chuyên ngành vật lý, Chandrasekhar nhận được học bổng của chính phủ Ấn Độ tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại đại học Cambridge. Năm 1933, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tiếp tục làm việc tại đại học Cambridge. Tháng 1 năm 1937, Chandrasekhar chuyển đến làm việc tại đại học Chicago. Trong thời gian thế chiến thứ II, ông tham gia nhóm nghiên cứu về đạn đạo.
    Chandrasekhar đã có nhiều đóng góp quan trọng cho vật lý thiên văn thế kỷ XX. Ông có nhiều công trình và là tác giả của nhiều cuốn sách kinh điển về cấu tạo và quá trình phát triển của các ngôi sao; khảo sát các đặc điểm động lực học của những cụm sao, thiên hà; khảo sát sự bức xạ và truyền năng lượng; xây dựng mô hình toán cho các hố đen, v.v ... Chandrasekhar là biên tập viên tạp trí Astrophysical trong gần 20 năm, ông là đồng tác giả của cuốn sách : «Newton''s Principia for the Common Reader» (Các nguyên lý của Newton dành cho người đọc phổ thông»). Cuốn sách đã trình bày lại tác phẩm kinh điển của Sir Issac Newton: «Philosophiae Naturalis Principia Methamatica» («Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên») một cách dễ hiểu, sử dụng các công cụ toán học đơn giản.
    Chandrasekhar đã tìm ra giới hạn trên về khối lượng để một ngôi sao có thể kết thúc cuộc đời dưới dạng một ngôi sao lùn trắng (tương đương với giới hạn dưới về khối lượng để một ngôi sao có thể kết thúc cuộc đời dưới dạng một vụ nổ sao supernova hoặc hố đen). Khối lượng này được gọi là «Giới hạn Chandrasekhar», có giá trị vào khoảng 1.44 lần khối lượng Mặt Trời. Năm 1983, ông được trao giải thưởng Nobel vật lý. Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 1958 Chandra). Ngày 23/07/1999, NASA đã phóng thành công đài thiên văn tia X Chandra (Chandra X-ray Observatory) lên không gian. Đây là đài thiên văn không gian thứ 3 thuộc dự án «NASA ''s Great Observatories» (1)
    [​IMG]
    Ảnh: Đài thiên văn Chandra hoạt động ngoài không gian (ảnh minh họa)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_19.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Subrahmanyan Chandrasekhar, http://en.wikipedia.org/wiki/Subrahmanyan_Chandrasekhar
    =====
    Ghi chú
    (1) Hệ thống «NASA ''s Great Space Observatories» bao gồm 4 kính thiên văn/đài thiên văn không gian : Hubble (quan sát chủ yếu tại bước sóng khả kiến), Compton (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia gamma), Chandra (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia X) và Spitzer (quan sát chủ yếu tại bước sóng hồng ngoại). Do một con quay hồi chuyển bị trục trặc, đài thiên văn Compton không thể hoạt động bình thường được nữa và được phá hủy trong bầu khí quyển Trái Đất vào tháng 4/2000. Những mảnh vỡ của đài thiên văn này rơi xuống Thái Bình Dương.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/10
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Harlow Shapley (02/11/1885 ?" 20/10/1972)
    [​IMG]
    Ảnh: Harlow Shapley (02/11/1885 ?" 20/10/1972)​
    Harlow Shapley sinh ra trong 1 nông trại ở bang Missouri, miền trung Hoa Kỳ. Ông đã phải nghỉ học từ rất sớm và làm việc cho một tờ báo. Sau đó, ông tiếp tục theo học chương trình phổ thông và đã hoàn thành chương trình trung học (gồm 6 năm học) chỉ trong 2 năm. Năm 22 tuổi, Shapley đăng ký học chuyên ngành báo chí đại học Missouri. Tuy nhiên, năm đó đại học Missouri chưa chuẩn bị kịp nên đã phải hoãn việc giảng dạy chuyên ngành mới này. Shapley đã chuyển sang thiên văn học.
    Sau khi tốt nghiệp đại học Missouri, Shapley tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại đại học Princeton. Ông là học trò của nhà thiên văn nổi tiếng Henry Norris Russel. Sau đó ông làm việc tại đài thiên văn Mount Wilson dưới sự chỉ đạo của George Ellery Hale. Từ năm 1921 đến năm 1952, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Harvard. Shapley là thành viên của nhiều hội đồng, tổ chức khoa học Hoa Kỳ và Thế giới. Ông là người ?ođưa chữ S (Science) vào tên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) của Liên hợp quốc.
    Shapley đã sử dụng các sao biến quang Cephied để đo khoảng cách đến những cụm sao hình cầu. Ông đã phát hiện ra quy mô của Ngân Hà lớn hơn rất nhiều so với những tính toán trước đó, đồng thời Mặt Trời không nằm ở trung tâm Ngân Hà. Shapley đã đưa ra cấu trúc tổng quát khá chính xác của Ngân Hà (có dạng đĩa dẹt, phần tâm nằm ở hướng chòm sao Sagittarius, ..), tuy nhiên các số liệu về kích thước lại không đúng. Ông đã không tính đến chuyện ánh sáng từ các ngôi sao, cụm sao đã bị các đám khí và bụi hấp thụ một phần cho nên những số liệu về kích thước tính ra được đều lớn hơn thực tế. Ngày 26/04/1920, Shapley đã tham gia ?oCuộc tranh cãi lớn? (Great Debate) với Heber D. Curtis về quy mô của vũ trụ. Shapley đã phản đối luận điểm Mặt Trời ở trung tâm Ngân Hà, đồng thời cho rằng các cụm sao hình cầu và những ?otinh vân xoắn ốc? đều thuộc Ngân Hà (1). Sau khi Edwin Hubble chứng minh những ?otinh vân xoắn ốc? thực sự là những hệ sao độc lập với Ngân Hà, Shapley đã tập trung nghiên cứu nhóm những thiên thể mới được phân loại lại này (các ?othiên hà?). Năm 1932, cùng với Adelaide Ames, ông đã xuất bản danh mục khoảng 1249 thiên hà.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1123 Shapleya) và một nhóm thiên hà (Shapley Supercluster)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_20.htm
    [2]Wikipedia, 07/2007. Harlow Shapley, http://en.wikipedia.org/wiki/Harlow_Shapley
    [3]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Harlow Shapley, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Shapley/index.html
    =====
    Ghi chú
    (1) Trong «Cuộc tranh cãi lớn», Shapley đã đúng khi khẳng định Mặt Trời không ở tâm ở Ngân Hà (một số tài liệu đã so sánh sự kiện này với việc Copernicus bác bỏ thuyết Địa Tâm). Tuy nhiên, do các số liệu về kích thước thu được lớn hơn thực tế nên Shapley đã sai khi kết luận những «tinh vân xoắn ốc» (spiral nebula, thực chất là các thiên hà xoắn ốc) cũng nằm trong Ngân Hà và do đó, chúng không phải là những hệ sao độc lập. Curtis đã đúng khi kết luận «tinh vân Andromeda» (chính xác là thiên hà Andromeda) là một hệ sao độc lập nằm ngoài Ngân Hà. Cuối năm 1924, Edwin Hubble đã chứng minh luận điểm trên của Curtis. Tuy nhiên, khoảng cách từ Trái Đất đến thiên hà Andromeda là vào khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng, gấp 5 lần so với tính toán của Curtis.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 21/10/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/10
    Ngày sinh tiến sĩ vật lý, nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ Ronald Erwin McNair (21/10/1950 ?" 28/01/1986)
    [​IMG]
    Ảnh: Ronald Erwin McNair (21/10/1950 ?" 28/01/1986)​
    McNair sinh ra ở bang South Carolina, đông nam Hoa Kỳ. Năm 1971, ông tốt nghiệp cử nhân vật lý đại học AT&T bang North Carolina. 6 năm sau, ông bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ tại học viện Công nghệ bang Massachusetts (MIT). McNair làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý Hughes bang California, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu tia laser. Năm 1978, ông được chọn vào làm chuyên gia kỹ thuật trong chương trình không gian của NASA.
    Năm 1984, McNair có chuyến bay đầu tiên lên không gian trên tàu con thoi Challenger (nhiệm vụ STS-41B). Năm 1986, ông là một trong 7 thành viên phi hành đoàn tàu Challenger trong nhiệm vụ STS-51L. Chỉ 73 giây sau khi phóng, vết hàn ở khoang nhiên liệu của tên lửa đẩy bên phải bị thủng khiến cho tàu con thoi nổ tung. McNair đã hy sinh trên bầu trời mũi Canaveral bang Florida .
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một đại lộ ở bang South California và nhiều trường học, tòa nhà trên khắp nước Mỹ.
    [​IMG]
    Ảnh: Đài tưởng niệm Ronald E. McNair tại quê hương​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_21.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Ronald McNair, http://en.wikipedia.org/wiki/Ronald_E._McNair
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 24/10/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/10
    Ngày sinh nhà vật lý học Hoa Kỳ Karl Guthe Jansky (22/10/1905 ?" 14/02/1950).
    [​IMG]
    Ảnh: Karl Guthe Jansky (22/10/1905 ?" 14/02/1950)​
    Karl Jansky sinh ra ở bang Oklahoma, miền trung Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành vật lý đại học Wincosin-Madison năm 1927, Jansky làm việc tại phòng thí nghiệm Bell tại New Jersey. Trong thời gian đó, phòng thí nghiệm Bell đang thực hiện một dự án dùng sóng ngắn (bước sóng từ 10-20 mét) để truyền tin radio vượt Đại Tây Dương. Jansky được giao nhiệm vụ tìm hiểu các nguồn phát sóng tự nhiên có thể gây nhiễu cho quá trình truyền. Jansky đã xây dựng một ăngten hoạt động tại tần số 20.5 MHz (tương ứng với bước sóng 14.6 mét). Ăngten có đường kính khoảng 33 mét, cao khoảng 6 mét, có khả năng quay để thu sóng tại mọi hướng. Sau một vài tháng thu thập dữ liệu, Jansky đã phân loại các nguồn phát sóng vô tuyến tự nhiên thành 3 nhóm: từ những cơn dông ở gần, từ những cơn dông ở xa và từ một nguồn chưa thể xác định. Ông tiếp tục nghiên cứu trong hơn 1 năm và nhận thấy sự biến đổi cường độ của sóng radio thu được từ «nguồn không xác định» có chu kỳ vào khoảng 23 giờ 56 phút (bằng đúng chu kỳ chuyển động của thiên cầu). So sánh với các bản đồ thiên văn, Jansky đã kết luận nguồn phát sóng vô tuyến «bí ẩn» đó chính là Ngân Hà và cường độ sóng thu được lớn nhất khi ăngten hướng về phía tâm Ngân Hà trong chòm sao Sagittarius. Jansky muốn tiếp tục theo đuổi vấn đề này và đã trình lên phòng thí nghiệm Bell một dự án xây dựng một ăngten mới nhậy hơn, chuyên dùng để nghiên cứu nguồn bức xạ vô tuyến của Ngân Hà. Tuy nhiên, dự án không được duyệt với lý do nguồn bức xạ vô tuyến này không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình truyền tin vượt Đại Tây Dương. Jansky được phân công những nhiệm vụ khác và từ đó cho đến khi qua đời, ông không làm thêm 1 công việc nào có liên quan đến thiên văn học.
    Đã có nhiều ý kiến cho rằng phát hiện của Jansky hoàn toàn xứng đáng để trao giải thưởng Nobel vật lý (tiếc thay, ông đã đột ngột qua đời ở tuổi 44). Jansky được tôn vinh là một trong những người khai sinh ra ngành thiên văn vô tuyến. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, cho đơn vị đo mật độ bức xạ vô tuyến dùng trong thiên văn học (Jy).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 22 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_22.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Karl Guthe Jansky, http://en.wikipedia.org/wiki/Karl_Jansky
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:36 ngày 24/10/2007
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/10
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Estonia Ernst ****** -pik (23/10/1893 ?" 10/091985)
    [​IMG]
    Ảnh: Ernst ****** -pik (23/10/1893 ?" 10/091985)​
    ****** -pik sinh ra ở Kunda, bắc Estonia. Ông theo học thiên văn tại đại học Moscow, tập trung vào nghiên cứu các thiên thể nhỏ như tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch, ... Năm 1921, ông quay trở lại Estonia, bảo vệ luận án tiến sĩ tại đại học Tartu. Từ sau Thế chiến thứ hai, ông chuyển đến làm việc tại đài thiên văn Armagh, bắc Ailen.
    -pik đã đặt nền móng cho việc xây dựng các lý thuyết vật lý về thiên thạch và phát triển các phương pháp thống kê để nghiên cứu thiên thể nhỏ. Năm 1932, ông đã đề ra giả thiết về sự tồn tại một vành đai vật chất có quỹ đạo nằm ngoài Sao Diêm Vương, từ đó các sao chổi được sinh ra (1). Ông đã đưa ra những dự đoán về đặc điểm bề mặt của Sao Hỏa và Sao Kim (2). -pik cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc và sự tiến hóa của các ngôi sao, dự đoán các «tinh vân xoắn ốc» là những hệ thống sao thật sự (3)
    Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 2099 Opik)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_20.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, ****** -pik, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Opik/index.html
    ====
    Ghi chú
    (1) Năm 1950, nhà thiên văn Hà Lan Jan Hendrik Oort đã xây dựng mô hình và giải thích sự hình thành các sao chổi từ một đám vật chất bao quanh hệ Mặt Trời, có bán kính khoảng 50000 AU. Vì vậy, ngoài tên gọi phổ biến là «đám mây Oort», một số tài liệu còn gọi cái nôi của các sao chổi với cái tên đầy đủ hơn: «đám mây Oort- -pik»
    (2) -pik đã dự đoán chính xác sự phân bố các crater trên bề mặt Sao Hỏa trước khi chúng được quan sát bởi các tàu vũ trụ.
    (3) Nhiều công trình của -pik chỉ được biết đến khi một số nhà thiên văn khác tìm ra và công bố những kết quả tương tự
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/10
    Ngày 24/10/1851, nhà thiên văn học người Anh William Lassell đã phát hiện ra 2 vệ tinh của Sao Thiên Vương: Ariel và Umbriel. Khác với cách đặt tên dựa vào thần thoại Hy Lạp được áp dụng đối với đa số hành tinh trong hệ Mặt Trời, các vệ tinh của Sao Thiên Vương được đặt tên dựa vào tên nhân vật trong các tác phẩm văn học. Ariel và Umbriel là tên của 2 nhân vật trong vở tác phẩm thơ «The Rape Of The Lock» (Đánh cắp món tóc) của Alexander Pope. Umbriel cũng đồng thời là tên của một nhân vật trong vở kịch «The Tempest» (Cơn bão) của William Shakespeare.
    [​IMG]
    Ảnh: Sao Thiên Vương và 5 vệ tinh lớn nhất (ảnh minh họa)​
    Ariel có bán kính trung bình 578.9 km, chuyển động quanh Sao Thiên Vương trên quỹ đạo có bán kính trung bình 190945 km. Chu kỳ tự quay và chu kỳ quay quanh hành tinh mẹ của Ariel bằng nhau (synchronous) và bằng 2.52 ngày Trái Đất. Thành phần của Ariel bao gồm 70% băng nước, khí carbonic và mêtan ở dạng băng, 30% còn lại là đá silicat. Đây là vệ tinh có kích thước lớn thứ 4 và có độ phản xạ bề mặt cao nhất trong số các vệ tinh của Sao Thiên Vương.
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Ariel (tàu Voyager-2 chụp năm 1986)​
    Umbriel có bán kính trung bình 584.5 km, chuyển động quanh Sao Thiên Vương trên quỹ đạo có bán kính trung bình 265998 km. Chu kỳ tự quay và chu kỳ quay quanh hành tinh mẹ của Umbriel bằng nhau (synchronous) và bằng 4.144 ngày Trái Đất. Đây là vệ tinh có kích thước lớn thứ 3 và có độ phản xạ bề mặt thấp nhất trong số các vệ tinh của Sao Thiên Vương.
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Umbriel (tàu Voyager-2 chụp năm 1986)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 24 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_24.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Ariel (moon), http://en.wikipedia.org/wiki/Ariel_%28moon%29
    [3]Wikipedia, 10/2007. Umbriel (moon), http://en.wikipedia.org/wiki/Umbriel_%28moon%29
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/10
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Henri Norris Russell (25/10/1877 ?" 18/02/1957)
    [​IMG]
    Ảnh: Henri Norris Russell (25/10/1877 ?" 18/02/1957)​
    Henry Norris Russell sinh ra ở bang NewYork, đông bắc Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp đại học Princeton chuyên ngành toán học năm 1897 (khi mới chỉ 19 tuổi). Năm 1900, ông bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ thiên văn. Russell đã giành toàn bộ thời gian (6 thập kỷ) làm việc tại Princeton với cương vị giáo sư và giám đốc đài thiên văn của trường. Năm 1913, độc lập với nhà thiên văn Enjnar Hertzsprung, ông đã hoàn thiện biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố: cấp sao tuyệt đối, độ trưng, loại và nhiệt độ bề mặt của các ngôi sao. Biểu đồ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu sự tiến hóa của các ngôi sao và đã được đặt theo tên 2 tác giả. (1).
    Russell được đánh giá là một trong những nhà thiên văn học có ảnh hưởng lớn nhất của Hoa Kỳ trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Một số tài liệu đã tôn vinh ông là «Dean of American astronomer» (Chủ nhiệm của các nhà thiên văn Hoa Kỳ). Cùng với học trò hoặc các trợ lý, đồng nghiệp, Russell đã hoàn thành nhiều công trình quan trọng, chủ yếu tập trung vào đặc điểm và sự tiến hóa của các ngôi sao như:
    + Cùng với học trò là Harlow Shapley, Russell đã phân tích ánh sáng từ những cặp sao đôi che khuất để tính khối lượng của chúng.
    + Cùng với trợ tá là Charlotte Sitterly, Russell đã tiến hành việc phân tích khối lượng hàng ngàn hệ sao đôi bằng các phép thống kê.
    + Cùng với Walter S.Adams, Russell đã áp dụng lý thuyết về sự ion hóa để nghiên cứu khí quyển sao, khẳng định phát hiện của Gecilia Gaposchkin về thành phần chủ yếu của các ngôi sao là khí hydro.
    + ...
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một tiểu hành tinh (asteroid 1762 Russell).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 25 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_25.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Henri Norris Russell, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Russell/index.html
    ====
    Ghi chú
    (1) Trong viết ngày 08/10 về nhà thiên văn Enjnar Hertzsprung, tôi đã viết «Trong giai đoạn từ năm 1911 đến 1913, cùng với nhà thiên văn học Hoa Kỳ Henry Norris Russell, Hertzsprung đã xây dựng và hoàn thiện biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố: cấp sao tuyệt đối, độ trưng, loại và nhiệt độ bề mặt của các ngôi sao» . Qua việc tìm hiểu thêm 1 số tài liệu về Russell, có thể kết luận rằng, ông và Hertzsprung đã độc lập xây dựng biểu đồ này.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 26/10/2007

Chia sẻ trang này