1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/10
    Ngày sinh nhà thiên văn Hoa Kỳ Lewis Boss (26/10/1846 ?" 12/10/1912)
    [​IMG]
    Ảnh: Lewis Boss (26/10/1846 ?" 12/10/1912)​
    Lewis Boss sinh ra ở đảo Rhode, đông bắc Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng Dartmouth năm 1870, ông làm thư ký trong văn phòng chính phủ tại Washington, D.C đồng thời là trợ lý về thiên văn cho đoàn thám hiểm khảo sát biên giới Hoa Kỳ ?" Canada. Năm 1876, ông được bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn Dudley (New York). Trong thời gian đầu làm việc tại đài thiên văn, Boss đã tham gia vào dự án quốc tế lập bản đồ bán thiên cầu Bắc, tính toán quỹ đạo của các sao chổi và dẫn đầu đoàn khoa học đến Santiago, Chile để quan sát hiện tượng Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời năm 1882. Năm 1887, Boss bắt đầu dự án lập danh mục vị trí và chuyển động riêng của các ngôi sao. Ông đã chỉ đạo các quan sát New York và ở San Luis, Argentina. Năm 1910, ông xuất bản tác phẩm : «Preliminary General Catalogue of 6188 Stars for the Epoch 1900» (Danh mục chính tổng quan về 6188 ngôi sao giai đoạn 1900). Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, đây được xem như là danh mục đầy đủ nhất về chuyển động riêng của các ngôi sao(1). Với những số liệu thu được, Boss đã tính ra được điểm hội tụ của các thành viên trong đám sao Hyades.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_26.htm
    [2]Dudley Observatory, Copyright © 2007. Lewis Boss, http://www.dudleyobservatory.org/History/history_boss_lewis.htm
    ====
    Ghi chú:
    (1) Con trai ông, Benjamin Boss, tiếp tục công việc của cha và đã xuất bản tác phẩm : «General Catalogue of 33342 Stars for the Epoch 1950» năm 1937.
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/10
    Ngày mất Ulugh Beg (22/03/1393 ?" 27/10/1449) (1), vua vùng Timurid (nay là các nước hồi giáo Trung Đông và một phần nhỏ Đông Âu), nhà toán học và nhà thiên văn học.
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng Ulug Beg tại thủ đô Riga, Latvia​
    Ulugh Beg tên thật là Mīrzā Mohammad Taragai bin Shāhrukh (2). Ông được trao vương quyền vào năm 1411, khi mới 18 tuổi. Trong giai đoạn từ năm 1417 đến 1420, ông đã xây dựng một trường đại học ở Samarkand (nay thuộc Uzbekistan) và mời rất nhiều nhà thiên văn, nhà toán học Hồi giáo đến giảng dậy. Năm 1428, Ulugh Beg xây dựng một đài thiên văn rất lớn tên là Gurkhani Zij. Đài thiên văn này được trang bị một thước ***tant rất lớn với bán kính gần 36 mét, cho phép đo đạc vị trí các thiên thể với độ chính xác rất cao (thời đó chưa có kính thiên văn). Năm 1437, ông hoàn thành danh mục Zij-i Sultani bao gồm 994 ngôi sao (3). Ông cũng đã phát hiện ra và hiệu chỉnh rất nhiều lỗi trong các bản danh mục sao của các nhà thiên văn Ả-rập tiền bối. Cũng trong năm 1437, ông tính toán được độ dài của 1 năm Mặt Trời là 365.2570370 ngày (lớn giá trị đang được sử dụng 58 giây). Trong lĩnh vực toán học, Ulugh Beg đã biên soạn các bảng lượng giác giá trị của các hàm sin và tan với độ chính xác đến 8 số thập phân.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    [​IMG]
    Ảnh: Di tích đài thiên văn Gurkhani Zij (Smarkand, nay thuộc Uzbekistan)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 27 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_27.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Ulug Beg, http://en.wikipedia.org/wiki/Ulugh_Beg
    ====
    Ghi chú:
    (1) Wikipedia tiếng Anh ghi năm sinh của ông là 1393 hoặc 1394
    (2) Ulugh Beg có nghĩa là «vị vua vĩ đại»
    (3) Zij-i Sultani được đánh giá là sánh ngang với các danh mục sao của Ptolemy hoặc của Tycho Brahe
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/10
    Ngày 28/10/1971, Anh phóng thành công vệ tinh nhân tạo Prospero lên quỹ đạo xung quanh Trái Đất. Với sự kiện này, Anh trở thành nước thứ 6 trên Thế giới có khả năng chế tạo tên lửa đẩy đưa vật thể ra ngoài không gian (sau Nga, Mỹ, Pháp, Nhật và Trung Hoa).
    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình vệ tinh Prespero​
    Prospero có khối lượng 66 kg, được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy dòng Black Arrow. Mục đích chính của Prospero là thử nghiệm các thiết bị không gian nhằm chuẩn bị cho những thế hệ vệ tinh tiếp theo. Tuy nhiên, Anh đã không thực hiện thêm bất kỳ cuộc phóng tàu vũ trụ nào nữa. Cho đến thời điểm hiện tại, Prespero vẫn là vệ tinh đầu tiên và duy nhất được đưa vào không gian bằng tên lửa đẩy do Anh chế tạo.
    [​IMG]
    Ảnh: Tên lửa đẩy dòng Black Arrow​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 28 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_28.htm
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    29/10
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Robert Grant Aitken (31/12/1864 ?" 29/10/1951)
    [​IMG]
    Ảnh: Robert Grant Aitken (31/12/1864 ?" 29/10/1951)​
    Robert Aitken sinh ra ở bang California, tây nam Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Williams bang Massachusetts, ông quay trở lại California làm công tác giảng dạy. Từ năm 1895 đến năm 1935, ông làm việc tại đài thiên văn Lick, trong đó có 5 năm đảm nhận cương vị giám đốc. Aitken đã khám phá, đo đạc vị trí và tính toán quỹ đạo của hàng ngàn hệ thống sao đôi. Ông là tác giả của tác phẩm «New General Catalogue of Double Stars within 120 degrees of the North Pole» (Danh mục tổng quan mới về các hệ thống sao đôi trong vùng 120 độ quanh thiên cực Bắc). Aitken còn thực hiện nhiều khảo sát, tính toán đối với quỹ đạo của các sao chổi, vệ tinh.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 3070 Aitken)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 29 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_29.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Robert Grant Aitken, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Aitken/index.html
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/10
    Ngày 30/10/1937, tiểu hành tinh 69230 Hermes đã tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách 0.005 AU (bằng 1.9 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng). Trong vòng gần 52 năm sau, đây là khoảng cách gần nhất một tiểu hành tinh tiếp cận Trái Đất mà các nhà thiên văn đã phát hiện được (1).
    [​IMG]
    Ảnh: Quỹ đạo của 69230 Hermes và vị trí của tiểu hành tinh này ngày 31/10/2007​
    69230 Hermes được nhà thiên văn người Đức Karl Wilhelm Reinmuth phát hiện vào ngày 28/10/1937. Tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 400 m, khối lượng cỡ 6.7 x 10^10 kg. Trong năm 1937, các nhà thiên văn học chỉ quan sát được tiểu hành tinh này trong vòng 5 ngày và không thể tính toán được quỹ đạo của nó. Vì vậy, tiểu hành tinh này được coi là «biến mất» và không được đánh số. Tuy nhiên Reinmuth đã dùng tên của thần Hermes trong thần thoại Hy Lạp (2) để đặt tên cho tiểu hành tinh này. Trong thời gian tiếp cận Trái Đất, độ trưng của Hermes lúc cao nhất tương đương với sao cấp 8, chuyển động mỗi giờ được 5 độ trên Thiên cầu.
    Ngày 15/10/2003, nhà thiên văn Brian A. Skiff ở đài thiên văn Lowell đã phát hiện lại được Hermes, đồng thời tính toán được quỹ đạo của tiểu hành tinh. Các nhà thiên văn đã đánh số tiểu hành tinh này là 69230. Các tính toán quỹ đạo cho thấy vào năm 1942, Hermes đã bay qua Trái Đất với khoảng cách còn gần hơn năm 1937 (khoảng 1.7 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng). Theo các quan sát tại bước sóng vô tuyến, Hermes là một tiểu hành tinh đôi (binary asteroid) với hai phần chuyển động cách nhau khoảng 1200 mét.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 30 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_30.htm
    [2]Wikipedia, 6/2007. 69230 Hermes, http://en.wikipedia.org/wiki/69230_Hermes
    Ghi chú:
    (1) Tháng 3 năm 1987, tiểu hành tinh 4581 Asclepius đã tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách khoảng 600000 km (~ 1.65 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng)
    (2) Thần Hermes tương ứng với thần Mercury trong thần thoại La Mã. Tên thần Mercury đã được dùng để đặt cho hành tinh thứ nhất của hệ Mặt Trời (Sao Thủy)
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    31/10
    Ngày sinh phi công vũ trụ Hoa Kỳ Michael Collins (31/10/1930)
    [​IMG]
    Ảnh: Michael Collins​
    Michael Collins sinh ra ở Rome, thủ đô nước Ý (bố ông là quân nhân). Ông đã theo cha đi nhiều nước và trở về sống tại Washington D.C sau Thế chiến thứ hai. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng St. Alban, Collins gia nhập không lực Hoa Kỳ. Ông đã từng lái máy bay tiêm kích F-86 rồi trở thành phi công lái máy bay thử nghiệm. Tháng 10 năm 1963, Collins là một trong 14 người trúng tuyển vào nhóm phi công vũ trụ thứ 3 của NASA.
    Tháng 7 năm 1966, Michael Collins đã bay lên không gian cùng với John Young trên phi thuyền Gemini 10. Đây là chuyến bay đầu tiên thực hiện liên tiếp 2 lần kết nối giữa tàu Gemini và tên lửa đẩy Agena trên quỹ đạo. Tháng 7 năm 1969, Collins đã cùng với Armstrong và Aldrin thực hiện chuyến bay lịch sử Apollo-11. Trong khi Armstrong và Aldrin đổ bộ xuống Mặt Trăng, Collins điều khiển tàu mẹ (Command Service Module) bay quanh thiên thể này.
    Sau Apollo-11, Collins không có thêm chuyến bay vào không gian nào nữa. Năm 1970, ông được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của Bảo tàng quốc gia Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ. Năm 1978, ông nghỉ hưu với quân hàm thiếu tướng.
    Năm 1974, Collins hoàn thành cuốn tự chuyện: «Carrying the Fire: An Astronaut''''''''s Journeys» (Mang theo ngọn lửa : Những chuyến đi của các nhà du hành). Ông còn là tác giả của 1 số tác phẩm như: «Liftoff: The Story of America''''''''s Adventure in Space» (Cất cánh, câu chuyện về cuộc phiêu lưu vào không gian của Hoa Kỳ, xuất bản năm 1988), «Mission to Mars» (Nhiệm vụ đến Sao Hỏa», chuyện viễn tưởng, xuất bản năm 1990), «Flying to the Moon : An Astronaut''''''''s Story» (Bay lên Mặt Trăng, Câu chuyện của nhà du hành, tác phẩm dành cho thiếu nhi, xuất bản năm 1994).
    Collins đã được trao tặng nhiều huy chương, phần thưởng cao quý của Hoa Kỳ. Tên ông đã được IAU đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 6471 Collins).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. October 30 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/10/10_30.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Michael Collins (astronaut), http://en.wikipedia.org/wiki/Michael_Collins_%28astronaut%29
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:35 ngày 31/10/2007
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 15/11/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    01/11
    Ngày sinh nhà toán học, nhà vũ trụ học người Anh gốc Áo Hermann Bondi (01/11/1919 ?" 10/09/2005)
    [​IMG]
    Ảnh: Hermann Bondi (01/11/1919 ?" 10/09/2005)​
    Hermann Bondi sinh ra tại Vienna, thủ đô nước Áo. Ông đã chứng tỏ những khả năng vượt trội của mình về toán học khi còn học phổ thông và được nhà vật lý thiên văn Arthur Stanley Eddington khuyến khích đến Anh học tại trường Cambridge. Năm 1938, Áo xáp nhập vào với Đức Quốc xã, vì vậy Bondi bị chính phủ Anh cách ly và bị di dời đến một hòn đảo ở Canada. Tại đây, ông đã làm quen với người bạn đồng cảnh ngộ là nhà vật lý thiên văn Thomas Gold. Năm 1941, sau khi được trả tự do, Bondi và Gold làm việc trong nhóm nghiên cứu về Radar của Fred Hoyle. Năm 1946, Bondi nhập quốc tịch Anh.
    Năm 1948, cùng với Hoyle và Gold, Bondi đã đưa ra học thiết về sự phát triển đều của vũ trụ (Steady State). Nội dung chủ yếu của học thuyết này là vũ trụ giãn nở liên tục, đồng thời vật chất mới liên tục được sinh ra để giữ nguyên mật độ trung bình toàn vũ trụ. Trong giai đoạn những năm 1950, 1960, học thuyết này được nhiều người ủng hộ. Nhưng từ cuối những năm 1960, học thuyết này đã gần như bị bác bỏ do sự phát hiện bức xạ nền của vũ trụ. Bondi cũng có rất nhiều đóng góp cho việc phát triển Thuyết tương đối của Albert Einstein. Ông là người đầu tiên đưa ra những đánh giá đúng về bản chất tự nhiên của sóng hấp dẫn (gravitational radiation hoặc gravitational wave). Ông cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình hình thành các ngôi sao hoặc các hố đen.
    Bondi đã được trao tặng nhiều huy chương vì những thành tích trong lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Ông đã đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong nhiều cơ quan, hiệp hội, tổ chức của Anh và Châu Âu như: thư ký hội Thiên văn Hoàng gia, trưởng ban cố vấn khoa học bộ Năng Lượng, bộ Quốc Phòng, giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Không gian Châu Âu (ESRO, tiền thân của ESA), ...
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 1 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_01.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Hermann Bondi, http://en.wikipedia.org/wiki/Hermann_Bondi
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 02/11/2007
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/11
    Ngày 02/11/2000, những công dân Trái Đất đầu tiên đã lên làm việc tại trạm vũ trụ quốc tế ISS.
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn đầu tiên lên làm việc tại ISS, từ trái qua phải: Krikalev, Shepherd, Gidzenko​
    Sau 2 năm xây dựng cơ bản ISS từ những module chuyển lên không gian bằng những tên lửa đẩy không người lái, ngày 31/10/2000, tàu vũ trụ Soyuz TM-31 chở theo 3 nhà du hành đã được phóng lên từ sân bay Baikonur, Kazakhstan (chuyến bay Expe***ion-1). Phi hành đoàn bao gồm:
    + William Shepherd, quốc tịch Hoa Kỳ, chỉ huy
    + Sergei K. Kirkalev, quốc tịch Nga, kỹ sư hàng không
    + Yuri Gidzenko, quốc tịch Nga, chỉ huy tàu Soyuz.
    Ngày 02/11/2002, tàu Soyuz TM-31 đã kết nối với ISS. 3 nhà du hành đã khởi động, kiểm tra và vận hành các trang thiết bị trên ISS, ghép nối thêm phòng thí nghiệm Destiny vào trạm không gian. Tổng cộng 3 nhà du hành đã ở trên ISS trong 136 ngày. Ngày 21/03/2001, họ rời khỏi ISS và trở về Trái Đất trên tàu con thoi Discovery (nhiệm vụ STS-102).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 2 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_02.htm
    [2]Wikipedia, 09/2007. Expe***ion 1, http://en.wikipedia.org/wiki/Expe***ion_1
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 02/11/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/11
    Ngày mất nhà thiên văn học người Anh Harold Spencer Jones (29/03/1890 ?" 03/11/1960)
    [​IMG]
    Ảnh: Harold Spencer Jones (29/03/1890 ?" 03/11/1960)​
    Spencer Jones sinh ra tại London, thủ đô nước Anh. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Cambridge, ông bắt đầu làm việc tại đài thiên văn hoàng gia Greenwich. Sau một thời gian chuyển tới làm việc tại mũi Hảo Vọng, năm 1933, ông được bổ nhiệm là nhà thiên văn hoàng gia, giám đốc đài thiên văn Greenwich. Trong thời gian từ năm 1943 đến năm 1948, Spencer Jones là chủ tịch Hiệp hội Thiên văn quốc tế.
    Các công trình của Spencer Jones tập trung vào việc đo đạc thiên văn. Trong thời gian tại mũi Hảo Vọng, ông tiến hành việc xác định chuyển động riêng và thị sai của các ngôi sao, biên tập những kết quả thu được thành danh mục. Trong những năm 1930, 1931, nhân sự kiện tiểu hành tinh Eros tiếp cận Trái Đất, Spencer Jones đã dùng phương pháp tam giác đạc để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Tiến hành những quan sát, đo đạc tỉ mỉ, ông đã chỉ ra sự quay không đều của Trái Đất.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một tiểu hành tinh (asteroid 3282 Spencer Jones)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 3 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_03.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Harold Spencer Jones, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/SpencerJones/index.html
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/11
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 04/11. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ sung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 06/11/2007

Chia sẻ trang này