1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    05/11
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Fred Lawrence Whipple (05/11/1906 ?" 30/08/2004)
    [​IMG]
    Ảnh: Fred Lawrence Whipple (05/11/1906 ?" 30/08/2004)​
    Fred Whipple sinh ra trong 1 trang trại tại bang Iowa, bắc Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp trường đại học California, Los Angeles, Whipple tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại trường California, Berkeley. Tại đây, ông đã tham gia tính toán quỹ đạo của thiên thể mới được tìm ra : Sao Diêm Vương. Từ năm 1931 đến năm 1977, Whipple làm việc tại đại học Harvard. Ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài vật lý thiên văn của học viện Smithsonia trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1973. Sau đó, đài vật lý thiên văn này đã sáp nhập với đài thiên văn trường Harvard tạo thành Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian.
    Trong những năm 1930, Whipple đã áp dụng một phương pháp chụp ảnh mới để nghiên cứu các sao băng. Ông nhận thấy rằng đa số sao băng được cấu tạo từ vật chất vỡ ra từ các sao chổi. Các nghiên cứu của Whipple trong thời gian này đã giúp hiểu rõ hơn về cấu tạo của tầng ngoài cùng của bầu khí quyển. Phương pháp của Whipple sau này còn được áp dụng để định vị các vệ tinh nhân tạo. Trong thế chiến II, Whipple tham gia nghiên cứu biện pháp gây nhiễu để bảo vệ các máy bay chiến đấu. Năm 1950, ông đưa ra mô hình «quả cầu tuyết bẩn» (dirty snowball) để mô tả cấu tạo của các sao chổi. Theo mô hình này, sao chổi có một lõi băng được bao phủ bên ngoài bởi các tầng bụi. Sự đúng đắn của mô hình đã được khẳng định vào năm 1986 khi các tàu vũ trụ không người lái tiến hành khảo sát sao chổi Halley ở khoảng cách gần. Whipple được công nhận là đã phát hiện 6 sao chổi, 1 tiểu hành tinh. Ông là người phát minh ra «Whipple shield», thiết bị bảo vệ tàu vũ trụ khỏi tác động của các hạt vật chất rất nhỏ nhưng chuyển động với vận tốc rất lớn ngoài không gian.
    Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 1940 Whipple).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 5 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_05.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Fred Lawrence Whipple, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Whipple/index.html
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    06/11
    Ngày sinh nhà toán học, nhà thiên văn học người Scotland James Gregory (06/11/1638 ?" tháng 10/1675)
    [​IMG]
    Ảnh: James Gregory (06/11/1638 ?" tháng 10/1675)​
    James Gregory sinh ra tại Drumoak, đông Scotland. Tài năng của ông đã được bộc lộ từ rất sớm, năm 1663, ông đã hoàn thành và xuất bản tác phẩm «Optica Promota» (Quang học nâng cao). Trong tác phẩm này, Gregory đã trình bày 5 tiên đề, 37 định nghĩa và chứng minh 59 định lý về sự phản xạ, khúc xạ ánh sáng. Ông cũng đã mô tả một mô hình kính thiên văn phản xạ (kính thiên văn Gregorian). Mô hình kính thiên văn của Gregory đã thu hút sự quan tâm của những nhà khoa học hàng đầu nước Anh thời bấy giờ, trong đó có nhà bác học Isaac Newton, người cũng đang quan tâm đến việc chế tạo kính thiên văn phản xạ. Trong hơn 1 thế kỷ sau, mô hình kính thiên văn của Gregory được coi là một trong những «chuẩn» trong việc chế tạo thiết bị quan sát. Tuy nhiên, sau này, nó đã bị thay thế bởi những mô hình khác tiên tiến hơn (như mô hình kính thiên văn Cassegrain)
    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình kính thiên văn của Gregory​
    Cũng trong tác phẩm ?oOptica Promota?, Gregory đã mô tả phương pháp đo khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời dựa trên hiện tượng đi ngang qua của Sao Kim. Phương pháp này sau đó đã được Edmund Halley áp dụng để đo được khoảng cách đến Mặt Trời với độ chính xác khá cao, làm nền tảng cho việc định nghĩa ra ?oĐơn vị Thiên văn? (Astronomical Unit). Gregory và Isaac Newton đã trở thành bạn bè và thường xuyên trao đổi các kết quả nghiên cứu với nhau. Gregory còn có rất nhiều công trình quan trọng trong lĩnh vực toán học. Ông đã đảm nhận cương vị giáo sư trường đại học St Andrew, sau đó trở thành Chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn Toán học trường đại học Endinburgh. Trong một lần hướng dẫn sinh viên quan sát thiên văn, ông bị đột quỵ và qua đời khi còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 36 tuổi.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 6 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_06.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. James Gregory (), http://en.wikipedia.org/wiki/James_Gregory_%28astronomer_and_mathematician%29
    [3]MacTutor History of Mathematics archive, JOC/EFR © April 2003 James Gregory (astronomer and mathematician), http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Gregory.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 07/11/2007
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 08/11/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    07/11
    Ngày 07/11/1996, NASA đã phóng thành công tàu thăm dò Sao Hỏa Mars Global Surveyor (MGS). Sau 20 năm tạm ngừng kể từ khi phóng 2 tàu Viking, Hoa Kỳ tiếp tục quá trình chinh phục Sao Hỏa bằng các tàu vũ trụ không người lái.
    [​IMG]
    Ảnh: Mars Global Surveyor khảo sát Sao Hỏa (ảnh minh họa, cre***: Courtesy NASA/JPL-Caltech)​
    Mars Global Surveyor (MGS) do hãng Lockheed Martin sản xuất. Tàu vũ trụ có dạng hình hộp chữ nhật, hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời. Tổng khối lượng của MGS sau khi triển khai đầy đủ thiết bị và nhiên liệu là 1.06 tấn. Nhiệm vụ chủ yếu của MGS là quan sát tổng quát toàn bộ bề mặt Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Ảnh: Mars Global Surveyor rời bệ phóng (cre***: Courtesy NASA/JPL-Caltech)​
    MGS được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Delta II. Trong khoảng 300 ngày, tàu thăm dò đã vượt qua quãng đường gần 750 triệu km và tiếp cận Sao Hỏa ngày 11/09/1997. Sau khi khởi động tên lửa đẩy để chuyển động xung quanh Sao Hỏa, MGS đã dùng kỹ thuật «phanh không khí» (aerobraking) để điều chỉnh độ cao. Tàu thăm dò đã tiến hành khảo sát bề mặt Sao Hỏa với khoảng cách dao động trong khoảng từ 110 đến 450 km. MGS đã chụp hàng chục ngàn bức ảnh bề mặt Sao Hỏa, lần đầu tiên lập được bản đồ 3 chiều vùng cực bắc, theo dõi sự phát triển của các cơn bão bụi, tìm ra những bằng chứng về sự tồn tại của nước ở dạng lỏng. Thời gian trung bình để tàu thăm dò chuyển động 1 vòng quanh Sao Hỏa là 117.65 phút. MGS còn đóng vai trò là trạm trung chuyển tín hiệu cho các xe tự hành của NASA hoạt động trên Sao Hỏa.
    Tháng 1/2001, MGS đã kết thúc nhiệm vụ chính và chuyển sang nhiệm vụ mở rộng. Ngày 02/11/2006, trạm điều khiển mặt đất mất liên lạc với tàu vũ trụ. 3 ngày sau, MGS truyền về những tín hiệu cuối cùng, rất yếu. Những nỗ lực thiết lập lại liên lạc đều vô hiệu. Tháng 1/2007, NASA chính thức kết thúc dự án Mars Global Surveyor.
    [​IMG]
    Ảnh: Bức ảnh cho phép dự đoán sự tồn tại nước ở dạng lỏng trên Sao Hỏa (ảnh đã qua xử lý, cre***: Courtesy NASA/JPL-Caltech)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 7 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_07.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Mars Global Surveyor, http://en.wikipedia.org/wiki/Mars_Global_Surveyor
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:17 ngày 08/11/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    08/11
    Ngày sinh nhà thiên văn học, toán học, địa lý học, khí tượng học và vật lý học người Anh Edmond Halley (08/11/1656 ?" 14/01/1742) (1)
    [​IMG]
    Ảnh: Edmond Halley (08/11/1656 ?" 14/01/1742)​
    Edmond Halley sinh ra tại London, thủ đô nước Anh. Cha ông là một chủ xưởng sản xuất xà phòng rất giàu có. Trong thời gian học tại Oxford (1673 ?" 1676), Halley đã có những công trình nghiên cứu về hệ Mặt Trời và những vết đen Mặt Trời. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã giành hơn 2 năm làm việc việc tại đảo St. Helena (nam Đại Tây Dương) để quan sát Bán thiên cầu nam. Halley đã kiểm chứng và hiệu chỉnh danh mục sao do Johannes Hevelius hoàn thành trước đó. Năm 1678, Halley xuất bản tác phẩm «Catalogus Stellarum Astralium» (Danh mục sao phương nam) trong đó trình bày chi tiết thông tin về 341 ngôi sao Bán thiên cầu nam. Với những công trình của mình, Halley đã được bầu làm thành viên Hội Hoàng gia Anh. Năm 1686, Halley đã công bố nốt những kết quả nghiên cứu tại đại đảo St. Helena bao gồm những số liệu, bản đồ về gió mậu dịch và gió mùa. Halley đã tìm ra mối quan hệ giữa áp suất và độ cao so với mực nước biển.
    Halley rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến trọng lực và tìm cách chứng minh các định luật Kepler. Tháng 8/1684, ông đã đến Cambridge để trao đổi kết quả nghiên cứu với Isaac Newton. Halley là người đầu tiên biết được Newton đã chứng minh thành công các định luật của Kepler. Halley đã khuyến khích Newton công bố những kết quả này trong tác phẩm «Principia Mathematica Philosophia Naturalis» (Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên). Do những tranh cãi giữa Newton và Robert Hooke, Hội Hoàng gia đã trì hoãn việc xuất bản tác phẩm này. Halley đã giúp Newton xuất bản cuốn sách bằng tiền riêng của ông.
    Năm 1698, Halley được bổ nhiệm là thuyền trưởng tàu HMS Paramore với nhiệm vụ khảo sát chi tiết từ trường Trái Đất. Nhiệm vụ này kéo dài 2 năm, đo đạc từ trường trên bề mặt Đại Tây Dương, trải dài từ 52 độ vĩ bắc xuống 52 độ vĩ nam. Các kết quả thu được trong chuyến đi được công bố vào năm 1701 trong tác phẩm ?oGeneral Chart of the Variation of the Compass? (Biểu đồ tổng quát về sự thay đổi của địa bàn). Từ tháng 11 năm 1703, Halley đảm nhiệm chức vụ giáo sư Savilian về Địa lý tại đại học Oxford.
    Năm 1705, dựa trên việc nghiên cứu những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, Halley đã chỉ ra rằng, sao chổi xuất hiện trong những năm 1456, 1531, 1607, 1682 là một. Ông đã dự đoán sao chổi này sẽ quay trở lại Trái Đất vào năm 1758. Ngày nay, sao chổi này đã được mang tên ông: sao chổi Halley (1).
    Năm 1716, Halley đã áp dụng phương pháp do James Greogry đề xuất để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời dựa vào sự đi ngang qua của Sao Kim. Kết quả thu được có độ chính xác khá cao, làm nền tảng cho việc định nghĩa ra ?oĐơn vị Thiên văn? (Astronomical Unit). Năm 1718, Halley đã tìm ra chuyển động riêng của một số ngôi sao, dựa trên việc so sánh kết quả quan sát của ông với những kết quả quan sát của các nhà thiên văn Hy Lạp. Năm 1720, Halley được bổ nhiệm chức vụ ?oNhà thiên văn Hoàng gia?, kế nhiệm John Flamsteed.
    Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được đặt cho một sao chổi, một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng Edmond Halley, bảo tàng đài thiên văn Hoàng gia Greenwich​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 8 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_08.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Edmond Halley, http://en.wikipedia.org/wiki/Edmund_Halley
    ====
    Ghi chú:
    (1) Một số tài liệu ghi tên ông là Edmund Halley
    (2) Gần hết năm 1758, sao chổi Halley vẫn chưa xuất hiện như dự đoán. Một số nhà thiên văn đã tính toán lại và thấy rằng nó sẽ tiếp cận Trái Đất chậm 1 chút do ảnh hưởng của Sao Mộc. Noel năm 1758, một nhà thiên văn nghiệp dư Đức đã quan sát thấy sao chổi này. Trong những tháng đầu tiên năm 1759, sao chổi Halley đã trở lại và tỏa sáng trên bầu trời Trái Đất.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    09/11
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Carl Edward Sagan (09/11/1934 ?" 20/12/1996)
    [​IMG]
    Ảnh: Carl Edward Sagan (09/11/1934 ?" 20/12/1996)​
    Carl Sagan sinh ra ở Brooklyn, NewYork. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Chicago năm 1951, ông tiếp tục học sau đại học và tốt nghiệp thạc sĩ vật lý năm 1956, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vật lý thiên văn năm 1960. Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1968, Sagan làm việc tại trường Harvard. Năm 1971, ông trở thành giáo sư trường Cornell và chỉ đạo phòng nghiên cứu về hành tinh của trường. Từ năm 1972 đến năm 1981, Sagan đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Trung tâm Vật lý vô tuyến và Nghiên cứu không gian trường Cornell.
    Sagan giữ vai trò chủ chốt trong các chương trình không gian của Hoa Kỳ. Ông làm nhiệm vụ tư vấn khoa học cho các nhà du hành thuộc chương trình Apollo trước khi họ đặt chân lên Mặt Trăng, đồng thời tham gia vào hầu hết các chương trình thám hiểm không gian tự động khảo sát hệ Mặt Trời. Cùng với tiến sĩ Frank Drake, Sagan đã thiết kế bức thông điệp gắn trên tàu Pioneer-10 và Pioneer-11. Sau đó, ông chỉ đạo nhóm biên soạn nội dung chiếc đĩa ghi lại âm thanh và hình ảnh về sự sống trên Trái Đất gắn trên các tàu Voyager-1 và 2.
    Sagan đặc biệt tập trung vào việc nghiên cứu sự sống ngoài Trái Đất. Ông đã cổ động cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất dựa trên việc phân tích các kết quả thu được tại bước sóng vô tuyến. Ông là một trong những người đi tiên phong trong việc thành lập và quảng bá phong trào SETI (Search for Extra-Terrestrial Intelligence). Năm 1974, Sagan đã giúp Drake viết bức thông điệp nổi tiếng phát đi từ đài thiên văn Arecibo về phía cụm sao M-13 với mục đích giao tiếp với những nền văn minh khác trong vũ trụ.
    Dựa trên việc phân tích những kết quả quan sát từ Trái Đất, Sagan đã đưa ra nhiều dự đoán về đặc điểm của tầng khí quyển Sao Kim, về sự tồn tại của đại dương trên các vệ tinh Titan và Europa. Sự chính xác của những dự đoán này sau đó đã được các tàu thám hiểm tự động khẳng định. Trong những năm cuối đời, Sagan đã góp phần sáng lập tổ chức chuyên tìm kiếm các thiên thể có khả năng va chạm với Trái Đất. Ông là tác giả của nhiều chương trình truyền hình, tác phẩm khoa học, văn học góp phần phổ biến kiến thức về không gian, vũ trụ cho cộng đồng.
    Sagan đã được trao tặng rất nhiều huy chương, phần thưởng cao quý trong và ngoài nước, không chỉ thuộc lĩnh vực khoa học mà còn cả giải thưởng Pulitzer về văn học. Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 2709 Sagan), cho khu vực đổ bộ của tàu thám hiểm Sao Hỏa Mars Pathfinder.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 9 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_09.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Carl Sagan, http://en.wikipedia.org/wiki/Carl_Sagan
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/11
    Ngày sinh nhà thiên văn học Nam Phi gốc Scotland Robert Thorburn Ayton Innes (10/11/1861 ?" 13/03/1933)
    [​IMG]
    Ảnh: Robert Thorburn Ayton Innes (10/11/1861 ?" 13/03/1933)​
    Robert Innes sinh ra tại Edinburgh, thủ đô Scotland. Ông xuất thân là một nhà buôn rượu, kinh doanh tại Sydney, Australia. Innes đã tự học thiên văn từ rất trẻ và thực hành quan sát với một kính thiên văn cỡ nhỏ. Ông đã phát hiện ra một số hệ sao đôi, đồng thời công bố 1 số nghiên cứu về sự nhiễu loạn của quỹ đạo Sao Hỏa và Sao Kim. Năm 1894, nhà thiên văn David Gill đã mời Innes đến làm việc tại mũi Hảo Vọng, Nam Phi. Năm 1903, ông được bổ nhiệm là giám đốc đài quan sát khí tượng mới được xây dựng tại Johannesburg. Ông đã có rất nhiều công lao trong việc vận động các trường học, tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu thiên văn tại Nam Phi, nơi có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc quan sát.
    Innes đã phát hiện ra khoảng 1600 hệ sao đôi. Ông là người tìm ra Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất. Ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu đối với chuyển động riêng của các ngôi sao và hệ thống vệ tinh của Sao Mộc.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1658 Innes)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 10 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_10.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Robert T.A Innes, http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_Innes
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:47 ngày 13/11/2007
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/11
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Vesto Melvin Slipher (11/11/1875 ?" 08/11/1969)
    [​IMG]
    Ảnh: Vesto Melvin Slipher (11/11/1875 ?" 08/11/1969)​
    Vesto Slipher sinh ra tại thành phố Mulberry, bang Indiana. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1901, Slipher làm việc tại đài thiên văn Lowell. Ông đã làm việc tại đài thiên văn này cho đến khi nghỉ hưu, trong đó có 36 năm đảm nhiệm chức vụ giám đốc (1916 -1952). Slipher đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu các tinh vân, thiên hà giai đoạn đầu thế kỷ XX (khi mà những vật thể trên được gọi với 1 tên chung duy nhất : các tinh vân):
    + Chứng minh sự tồn tại của các đám khí và bụi trong vũ trụ.
    + Phát hiện ra 1 lớp các tinh vân tỏa sáng nhờ sự phản xạ ánh sáng từ những ngôi sao bên trong hoặc lân cận. Slipher đã gọi chúng là các tinh vân phản xạ (reflection nebula)
    + Phát hiện ra vận tốc chuyển động xuyên tâm rất lớn của các «tinh vân xoắn ốc» (thực chất là các thiên hà xoắn ốc) dựa trên việc đo đạc sự dịch chuyển về phía đỏ của quang phổ. Các kết quả này sau đó đã được Edwin Hubble sử dụng, mở rộng và khái quát hóa thành định luật biểu diễn mối tương quan giữa vận tốc lùi xa của các thiên hà và khoảng cách từ chúng đến người quan sát.
    + Phát hiện và đo đạc chuyển động quay của các «tinh vân xoắn ốc»
    Slipher còn thực hiện việc đo chu kỳ quay của các hành tinh, phát hiện sự tồn tại của các phân tử trong khí quyển 1 số hành tinh dựa trên việc phân tích quan phổ tại bước sóng khả kiến và hồng ngoại. Ông cũng là người tiếp tục chỉ đạo quá trình tìm kiếm hành tinh thứ 9 do Percival Lowell đề ra. Slipher là người đã nhận Clyde Tombaugh vào làm việc tại đài thiên văn năm 1929. Ngày 18/02/1930, Tombaugh đã phát hiện ra Sao Diêm Vương.
    Tên của ông và em trai (nhà thiên văn Earl Charles Slipher) đã được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một tiểu hành tinh (asteroid 1766 Slipher)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 11 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_11.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Vesto Melvin Slipher, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Slipher/index.html
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/11
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ Percival Lawrence Lowell (13/03/1855 ?" 12/11/1916)
    [​IMG]
    Ảnh: Percival Lawrence Lowell (13/03/1855 ?" 12/11/1916)​
    Percival Lowell sinh ra trong 1 gia đình thượng lưu tại Boston, bang Massachusetts, đông bắc Hoa Kỳ. Năm 1876, ông tốt nghiệp chuyên ngành toán, đại học Harvard. Trong những năm đầu 1880, Lowell đã tiến hành nhiều chuyến thám hiểm đến miền viễn tây Hoa Kỳ. Năm 1883, ông đảm nhiệm chức vụ thư ký và cố vấn cho đoàn ngoại giao Hàn Quốc khi họ đến thăm Hoa Kỳ. Sau đó, Lowell đến làm việc 1 thời gian tại Nhật Bản. Ông đã viết 1 số quyển sách về tôn giáo, tâm lý và lối sống của người Nhật.
    Năm 1893, Lowell đầu tư xây dựng một đài thiên văn tại thành phố Flagstaff, bang Arizona. Đây là khu vực có độ cao khoảng 2300 mét với điều kiện quan sát rất lý tưởng. Năm 1894, đài thiên văn hoàn thành. Trong khoảng 15 năm tiếp theo, Lowell đã tiến hành quan sát Sao Hỏa rất tỉ mỉ. Do sự ngộ nhận thị giác, Lowell đã kết luận trên Sao Hỏa tồn tại các kênh đào (1). Ông đã cho rằng trên Sao Hỏa có một nền văn minh rất phát triển. Lowell là tác giả của 3 tác phẩm: Mars (Sao Hỏa, xuất bản năm 1895), Mars and Its Canals (Sao Hỏa và các sông đào của nó, xuất bản năm 1906), and Mars As the Abode of Life (Sao Hỏa, nơi cư trú của sự sống, xuất bản năm 1908).
    Trong 8 năm cuối đời, Lowell tập trung vào việc tìm hành tinh nằm ngoài Sao Hải Vương. Dựa trên những nhiễu động đối với quỹ đạo của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, Lowell đã giả thiết tồn tại ?ohành tinh thứ 9?. Ông gọi đó là ?ohành tinh X? (Planet X), tính toán quỹ đạo của nó và tiến hành tìm kiếm nó trên bầu trời. Lowell qua đời khi chưa xác định được ?ohành tinh X?. Tuy nhiên, công việc của ông đã được những người kế tục duy trì. Ngày 18/02/1930, dựa trên việc so sánh các bức ảnh chụp bởi chiếc kính phản xạ 13 inch của đài thiên văn Lowell, Clyde Tombaugh đã phát hiện ra ?ohành tinh X?. Thiên thể này đã được đặt tên là Pluto (Sao Diêm Vương) với chữ ?oP? nhằm tôn vinh Percival Lowell.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, một tiểu hành tinh (asteroid 1886 Lowell).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 12 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_12.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Percival Lowell, http://en.wikipedia.org/wiki/Percival_Lowell
    ====
    Ghi chú:
    (1) Năm 1911, nhà thiên văn Hoa Kỳ Edward Emerson Barnard sử dụng kính viễn vọng lớn nhất Thế Giới, quan sát Sao Hỏa trong suốt 1 tháng trời nhưng không phát hiện thấy các kênh đào. Barnard cho rằng các kênh đào trên Sao Hỏa là một sản phẩm của sự ngộ nhận thị giác. Khi người cố chăm chú nhìn vào một vật thể khó thấy rõ, thì thường hay nhận nhầm nhiều điểm tối rải rác, lung tung dính liền lại thành từng đường thẳng một. Câu trả lời KHÔNG cho việc xuất hiện các kênh đào trên Sao Hỏa chỉ thực sự kết thúc vào những năm 1960, khi mà các tàu thăm dò Mariner 6 và Mariner 7 tiếp cận và chụp được những bức ảnh chi tiết về bề mặt Sao Hỏa. Những kênh đào trên Sao Hỏa mà Lowell (và 1 số nhà thiên văn khác như Schiaparelli, Perrotin, Thollon, ...) quan sát được qua kính thiên văn chỉ là những dãy núi hình vòng xếp một cách ngẫu nhiên thành tuyến.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 14/11/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/11
    Ngày 13/11/1971, tàu vũ trụ Mariner-9 đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Ảnh: Mariner-9​
    Mariner-9 là tàu vũ trụ thứ 6 được phóng thành công trong chương trình thám hiểm không gian Mariner của NASA. Nhiệm vụ của chương trình Mariner là sử dụng các tàu vũ trụ không người lái khảo sát Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Thủy. Mariner-9 có khối lượng tổng cộng 997.9 kg, trong đó có 439.1 kg là động cơ và nhiên liệu tên lửa dùng để hiệu chỉnh quỹ đạo bay quanh Sao Hỏa.
    Được phóng lên không gian vào ngày 30/05/1971 bằng hệ thống tên lửa Atlas-Centaur, Mariner-9 mất gần 5 tháng rưỡi để bay đến hành tinh đỏ. Ngày 13/11/1971, Mariner-9 bắt đầu quá trình bay quanh Sao Hỏa. Mariner-9 không chỉ vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Hỏa mà còn là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của một hành tinh khác ngoài Trái Đất. Khi bắt đầu quá trình quan sát, Mariner-9 phát hiện thấy một cơn bão bụi lớn đang bao phủ hầu hết bề mặt hành tinh. Tàu vũ trụ đã phải chờ cho đến khi cơn bão tan để chụp những bức ảnh rất rõ nét về bề mặt Sao Hỏa. Mariner-9 cũng đã chụp những bức hình cận cảnh đầu tiên về hai vệ tinh Phobos và Deimos.
    Sau khi nhiên liệu của hệ thống tên lửa hiệu chỉnh độ cao của cạn kiệt, ngày 27/10/1972, NASA đã phát lệnh kết thúc quá trình hoạt động của Mariner-9. Tuy nhiên, tàu vũ trụ vẫn đang chuyển động xung quanh Sao Hỏa và dự đoán sẽ bị phá hủy trong bầu khí quyển của hành tinh này sau năm 2022.
    [​IMG]
    Ảnh: Mariner-9 được phóng lên không gian​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 13 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_13.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Mariner 9, http://en.wikipedia.org/wiki/Mariner_9
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/11
    Ngày sinh phi công vũ trụ Hoa Kỳ Edward Higgins White, II (14/11/1930 ?" 27/01/1967)
    [​IMG]
    Ảnh: Edward Higgins White, II (14/11/1930 ?" 27/01/1967)​
    Edward White sinh ra tại thành phố San Antonio, bang Texas, tây nam Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại học viện Kỹ thuật quân sự, ông tiếp tục học lấy bằng thạc sĩ Kỹ thuật Hàng không trường đại học Michigan. White phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ với quân hàm cao nhất là trung tá không quân.
    Tháng 9 năm 1962, White là 1 trong 9 người trúng tuyển vào nhóm phi công vũ trụ thứ 2 của NASA. Ngày 03/06/1965, trong nhiệm vụ Gemini-4, ông đã trở thành người Mỹ đầu tiên thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA). Được nối với tàu mẹ bằng 1 sợi dây, tự điều khiển các chuyển động bằng một khẩu súng bắn khí nitơ nén, White đã ở ngoài không gian trong khoảng 22 phút. Ông trở thành người thứ 2 thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền, sau Alexey Leonov của Liên Xô (ngày 18/03/1965).
    [​IMG]
    Ảnh: Edward White ngoài không gian​
    Ngày 27/01/1967, hỏa hoạn đã xảy ra trong khoang điều khiển (Command Module) khi hệ thống Apollo/Sarturn 204 (AS ?" 204) đang được vận hành thử nghiệm. White và 2 phi công vũ trụ khác là Virgil I. Grissom và Roger B. Chaffee đã hi sinh. Theo kế hoạch, AS ?" 204 và 3 phi công vũ trụ sẽ bay vào không gian, thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của chương trình Apollo thám hiểm Mặt Trăng. Sau tai nạn trên, NASA đã quyết định truy tặng danh hiệu «Apollo 1» cho hệ thống và phi hành đoàn.
    White đã được truy tặng một số huy chương, danh hiệu của nhà nước Hoa Kỳ. Tên ông được đặt cho một số địa danh, trường học, học viện, trung tâm, bệnh viện trên khắp nước Mỹ, một crater trên Mặt Trăng và một quả đồi trên Sao Hỏa.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 14 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_14.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Edward Higgins White, http://en.wikipedia.org/wiki/Edward_Higgins_White
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:16 ngày 16/11/2007

Chia sẻ trang này