1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/11
    Ngày 15/11/1988, Liên Xô đã phóng thành công tàu con thoi Buran.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu con thoi Buran được phóng lên không gian​
    Vào lúc 3h00 UTC, tên lửa đẩy dòng Energia đã khởi động, đưa tàu con thoi Buran lên không gian. Đây là tàu con thoi duy nhất được chế tạo hoàn chỉnh thuộc dự án Buran (Bão Tuyết). Tổng cộng, tàu con thoi Buran đã ở ngoài không gian trong vòng 3 giờ, bay xung quanh Trái Đất 2 lần trước khi hạ cánh thành công xuống sân bay vũ trụ Baikonur. Trên tàu con thoi không có phi hành đoàn, toàn bộ quá trình vận hành của tàu con thoi được thực hiện một cách tự động và thông qua những tín hiệu từ mặt đất.
    Khác với các tàu con thoi của Hoa Kỳ, dự án Buran chế tạo các tàu con thoi nghiêng mạnh theo hướng quân sự. Theo như thiết kế, nhiệm vụ chính của tàu con thoi Buran là mang vũ khí hạt nhân, thực hiện việc tấn công và phòng thủ từ ngoài không gian. Việc chở theo các nhà du hành chỉ là mục đích thứ yếu, do đó trong phiên bản đầu tiên, tàu con thoi được điều khiển một cách tự động.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu con thoi Buran được chuyên chở bởi máy bay vận tải AN-225​
    Được bắt đầu từ những năm đầu 1970, Buran có tổng chi phí cao nhất trong số các chương trình không gian của Liên Xô. Sau chuyến bay đầu tiên, do thiếu kinh phí cũng như những khủng hoảng chính trị, dự án Buran đã bị ngừng lại và sau đó bị chính thức cắt bỏ vào ngày 30/06/1993 bởi tổng thống Boris Yeltsin. Tàu con thoi Buran không còn được cất cánh thêm 1 lần nào nữa. Nó được bảo quản tại sân bay Baikonur. Ngày 12/05/2002, khu nhà kho đã đổ sập, phá hủy hoàn toàn tàu con thoi Buran.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàn tích của tàu con thoi Buran​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_15.htm
    [2]Vassili Petrovitch, Copyright © 2006-2007. 'f?ан, http://www.buran-energia.com/
    [3]Wikipedia, 11/2007. Buran Spacecraft, http://en.wikipedia.org/wiki/Buran_%28spacecraft%29
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/11
    Ngày 16/11/1973, NASA đã phóng thành công trạm không gian Skylab-4 (1)
    [​IMG]
    Ảnh: Skylab-4 bay vào không gian​
    Skylab-4 là trạm không gian cuối cùng trong chương trình Skylab của Hoa Kỳ. Phi hành đoàn bao gồm 3 thành viên:
    + Gerald Carr : chỉ huy
    + William Pogue : phi công
    + Edward Gibson : chuyên viên khoa học.
    Skylab-4 đã hoạt động trong vòng 84 ngày 1 giờ 16 phút. Trong thời gian này, trạm không gian đã bay được 1214 vòng quanh Trái Đất, tổng quãng đường di chuyển là 55 triệu 5 trăm nghìn km. Phi hành đoàn đã tiến hành các thí ngiệm y học, quan sát Mặt Trời, Trái Đất và sao chổi Kohoutek, trong đó có 4 lần thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA). Sau khi 3 nhà du hành dùng module đổ bộ quay trở lại Trái Đất, Skylab 4 vẫn ở trên quỹ đạo cho đến khi rơi vào bầu khí quyển (ngày 11/07/1979).
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn Skylab-4​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 16 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_16.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Skylab 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Skylab_4
    Ghi chú:
    (1) Trang web tương ứng với ngày 16/11 của website Today in Science History đã ghi nhầm Skylab4 thành Skylab3. Tuy nhiên, nội dung và hình ảnh của bài viết hoàn toàn tương ứng với Skylab4.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 16/11/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/11
    Ngày 17/11/1967, tàu Surveyor-6 của NASA đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên khởi động thành công tên lửa đẩy ở trên bề mặt một thiên thể khác ngoài Trái Đất: Mặt Trăng.
    [​IMG]
    Ảnh: Lần «cất cánh thứ 2» của Surveyor-6​
    Surveyor-6 là tàu thám hiểm kiểu đổ bộ, thực hiện việc «hạ cánh mềm» (soft landing) xuống Mặt Trăng, quay phim, chụp ảnh và tiến hành một số phân tích hóa học. Tàu vũ trụ có trọng lượng 299.6 kg, hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Được phóng đi từ ngày 07/11/1967 bằng hệ thống tên lửa Atlas-Centaur, Surveyor-6 mất gần 3 ngày để bay đến Mặt Trăng. Ngày 10/11, tàu vũ trụ đã hạ cánh mềm thành công xuống khu vực «Vịnh Trung Tâm» (Sinus Medii) ở nửa quay về phía Trái Đất của Mặt Trăng.
    Sau 10 ngày tiến hành khảo sát Mặt Trăng, ngày 17/11, động cơ tên lửa trên Surveyor-6 đã hoạt động trong vòng 2.5 giây, tàu vũ trụ bay lên độ cao khoảng gần 4 mét, sau đó «hạ cánh mềm» lần thứ 2 xuống vị trí cách đó khoảng 2.4 mét. Mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, lần cất cánh thứ 2 này đã giúp các nhà khoa học kiểm tra được quá trình hoạt động của tên lửa đẩy trên bề mặt Mặt Trăng (chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm có người lái thuộc chương trình Apollo). Surveyor-6 còn tiếp tục hoạt động hiệu quả trên Mặt Trăng cho đến ngày 24/11. Tín hiệu cuối cùng mặt đất còn nhận được từ Surveyor-6 là vào lúc 19 giờ 14 UT ngày 14/12/1967.
    [​IMG]
    Ảnh: Surveyor-6 được phóng lên không gian​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_17.htm
    [2]National Space Science Data Center (NSSDC), 13/11/2007. Surveyor 6, http://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/masterCatalog.do?sc=1967-112A
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 20/11/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/11
    Ngày sinh phi công vũ trụ Hoa Kỳ Alan Barlett Shepard, Jr (18/11/1923 ?" 21/07/1998). Người châu Mỹ đầu tiên bay lên vũ trụ, người thứ 5 đặt chân lên Mặt Trăng.
    [​IMG]
    Ảnh: Alan Barlett Shepard, Jr (18/11/1923 ?" 21/07/1998)​
    Alan Shepard sinh ra tại thành phố Derry, bang New Hampshire, đông bắc Hoa Kỳ. Năm 1944, ông tốt nghiệp học viện Hải quân Hoa Kỳ. Sau đó, ông tham gia Thế chiến thứ II, biên chế trên khu trục hạm USS Cogswell tại mặt trận Thái Bình Dương. Chiến tranh kết thúc, Shepard tiếp tục tham gia và hoàn thành các chương trình đào tạo phi công lái máy bay thử nghiệm của hải quân. Ông đã bay thử nhiều loại máy bay như: F3H, F8U, F4D, F11F, F5D, ... Tổng cộng, Shepard đã có khoảng 3700 giờ bay trên các loại máy bay phản lực
    Tháng 4 năm 1959, Shepard trở thành 1 trong 7 người được chọn vào nhóm phi công vũ trụ thứ nhất của NASA. Tháng 1 năm 1961, ông được lựa chọn để thực hiện chuyến bay lên vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ. Vào lúc 9h34 GMT ngày 05/05/1961, tên lửa đẩy RedStone 3 đã khởi động, đưa Alan Shepard lên độ cao khoảng 187 km. Tổng thời gian của toàn bộ chuyến bay là 15 phút, Shepard đã chịu trạng thái không trọng lượng trong khoảng 5 phút. Toàn bộ quỹ đạo bay của Freedom 7 giống như một quả tên lửa đạn đạo, chưa thực hiện được việc bay có điều khiển trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Freedom 7 đã hạ cánh xuống Đại Tây Dương, tại địa điểm cách khu vực phóng 489 km. Alan Shepard đã trở thành châu Mỹ đầu tiên và người thứ hai trên Trái Đất bay vào không gian (sau Yuri Gagarin).
    [​IMG]
    Ảnh: Alan Shepard trong khoang của phi thuyền Freedom-7​
    Sau thành công của chuyến bay đầu tiên vào không gian, Shepard tiếp tục tham gia dự án Gemini. Ông được chỉ định làm chỉ huy của chuyến bay có người lái đầu tiên thuộc dự án này (Gemini-3). Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe, đội bay của Shepard đã được thay thế bởi Gus Grissom và John Young. Shepard đã phục hồi khả năng bay vào tháng 5 năm 1969 sau 1 ca phẫu thuật. Ngày 05/02/1971, ông đã cùng với Edga Michell đổ bộ thành công xuống Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo-14. Hai nhà du hành đã ở trên Mặt Trăng trong 33.5 tiếng, thực hiện 2 lần các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA) với thời gian tổng cộng là 17 tiếng. Trước khi rời khỏi Mặt Trăng, Shepard đã thực hiện 6 lần đánh golf, trong đó có 1 cú thành công, bóng bay vào 1 crater cách đó 10 mét, Mitchell cũng ném 1 cây lao « tự chế ».
    [​IMG]
    Ảnh: Alan Shepard cắm cờ trên Mặt Trăng​
    Sau Apollo-14, Shepard không thực hiện thêm 1 chuyến bay nào vào không gian nữa. Ông làm các công tác quản lý tại NASA. Năm 1962, Shepard được trường cao đẳng Dartmouth trao học vị thạc sĩ danh dự. Trong các năm 1971, 1972, ông được trường đại học Miami và trường cao đẳng Pierce College trao tặng học vị tiến sĩ danh dự. Năm 1974, ông nghỉ hưu với quân hàm cao nhất là chuẩn đô đốc hải quân.
    Shepard được trao tặng rất nhiều phần thưởng, huy chương của Hoa Kỳ. Tên ông được đặt cho nhiều trường học, đường, đại lộ trên khắp nước Mỹ.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_18.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Alan Shepard, http://en.wikipedia.org/wiki/Alan_Shepard
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/11
    Ngày sinh nữ phi công vũ trụ Hoa Kỳ Eileen Marie Collins (19/11/1956)
    [​IMG]
    Ảnh: Eileen Marie Collins​
    Eileen Collins sinh ra tại thành phố Elmira, bang NewYork, đông bắc Hoa Kỳ. Bà tốt nghiệp học viện Elmira Free năm 1974 và trường cao đẳng Coming Community năm 1976. Bà đã tốt nghiệp thạc sĩ của trường Stanford (1986) và Webster (1989).
    Eileen Collins là phi công thử nghiệm của không lực Hoa Kỳ. Tháng 1 năm 1990, bà là 1 trong 20 người được chọn vào nhóm phi hành gia thứ 13 của NASA. Tổng cộng bà đã có 38 ngày 08 giờ ngoài không gian, thực hiện 4 chuyến bay trên các tàu con thoi:
    + Năm 1995, bà là phi công của tàu con thoi Discovery trong nhiệm vụ STS-63. Eileen Collins đã trở thành nữ phi công đầu tiên lái tàu con thoi.
    + Năm 1997, bà là phi công của tàu con thoi Atlantis trong nhiệm vụ STS-84
    + Năm 1999, bà chỉ huy tàu con thoi Columbia trong nhiệm vụ STS-93 : triển khai đài quan sát tia X Chandra lên quỹ đạo. Eileen Collin đã trở thành nữ chỉ huy đầu tiên của tàu con thoi.
    + Năm 2005, bà là chỉ huy tàu con thoi Discovery trong nhiệm vụ STS-114. Đây là chuyến bay đánh dấu sự trở lại không gian của các tàu con thoi Hoa Kỳ sau thảm họa nổ tàu Columbia ngày 01/02/2003
    Năm 2006, Eileen Collins đã xin nghỉ hưu để giành thời gian cho gia đình và theo đuổi các sở thích cá nhân. Quân hàm cao nhất của bà là đại tá không quân.
    Eileen Collin được trao tặng nhiều huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý của Hoa Kỳ và 1 số nước khác. Bà đã được trường cao đẳng Elmira và trường đại học cao đẳng Dublin trao tặng học vị tiến sĩ khoa học danh dự. Bách khoa toàn thư Britannica bình chọn Eileen Collins là 1 trong 300 người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nhân loại.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_19.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Ellien Collins, http://en.wikipedia.org/wiki/Eileen_Marie_Collins
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 23/11/2007
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/11
    Ngày mất bác sĩ, nhà thiên văn Hoa Kỳ Henry Draper (07/03/1837 ?" 20/11/1882)
    [​IMG]
    Ảnh: Henry Draper (07/03/1837 ?" 20/11/1882)​
    Henry Draper sinh ra tại bang Virginia, đông Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp đại học New York khi mới chỉ 20 tuổi. Ban đầu, Draper làm việc tại bệnh viện Bellevue, sau đó ông đảm nhiệm chức vụ giáo sư, trưởng khoa y tại đại học New York. Năm 1867, Draper kết hôn với Anna Mary Palmer, một phụ nữ giàu có và giao thiệp rộng.
    Mặc dù chỉ là một nhà thiên văn nghiệp dư, Henry Draper là một trong những người đi tiên phong trong việc ứng dụng kỹ thuật chụp ảnh vào quan sát thiên văn (1). Ông là người đầu tiên chụp được ảnh quan phổ vạch hấp thụ của các ngôi sao (1872). Năm 1874, ông dẫn đầu đoàn nghiên cứu tiến hành chụp ảnh quá trình Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời. Ngày 30/09/1880, Draper là người đầu tiên chụp ảnh thành công tinh vân Orion với chiếc kính khúc xạ 11 inch, phơi sáng trong thời gian 50 phút. Draper đã được trao tặng nhiều phần thưởng và được bầu làm thành viên của nhiều tổ chức khoa học có uy tín.
    Draper qua đời khi còn rất trẻ bởi bệnh viêm màng phổi. Sau khi ông mất, vợ ông đã sáng lập ra huy chương Henry Draper, trao tặng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Bà cũng là người tài trợ cho đài thiên văn Harvard hoàn thành bản danh mục gồm hàng trăm nghìn ngôi sao (Henry Draper Catalogue). Đây cũng là bản danh mục đầu tiên phân loại các ngôi sao dựa trên kiểu phổ một cách có hệ thống (tiêu chuẩn xếp loại sao dựa trên kiểu phổ O, B, A, F, G, K, M do Annie J. Cannon đề xuất).
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_20.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Henry Draper, http://en.wikipedia.org/wiki/Henry_Draper
    Ghi chú:
    (1) Cha ông John William Draper là một nhà khoa học nổi tiếng, người đầu tiên chụp ảnh thành công Mặt Trăng qua kính thiên văn (năm 1840)
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/11
    Ngày mất nhà vật lý học Hoa Kỳ gốc Italia Bruno Benedetto Rossi (13/04/1905 ?" 21/11/1993). Ông là một trong những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu thiên văn tia X.
    [​IMG]
    Ảnh: Bruno Benedetto Rossi (13/04/1905 ?" 21/11/1993).​
    Bruno Rossi sinh ra tại Venice, Italia. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Bologna, ông đến làm trợ lý tại khoa Vật Lý trường đại học Florence. Tại đây, ông đã có những phát hiện đầu tiên liên quan đến nguồn gốc của các tia vũ trụ. Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý thực nghiệm tại trường đại học Padua. Rossi và vợ đều là người Do Thái, vì vậy, ông bị chính phủ phát xít kỳ thị. Năm 1938, ông và vợ đã rời Italia sang định cư tại Hoa Kỳ.
    Tháng 6 năm 1939, Rossi bắt đầu làm trợ lý nghiên cứu tại trường đại học Chicago. Các thí nghiệm của ông trong thời gian làm việc tại đây đã đặt tiền đề cho việc chứng minh sự phân rã của các hạt cơ bản. Từ năm 1942, ông được bổ nhiệm làm giáo sư tại đại học Cornell. Trong Thế chiến thứ 2, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu radar và phát triển một số dụng cụ phục vụ cho việc chế tạo bom nguyên tử. Chiến tranh kết thúc, ông chuyển đến làm việc tại MIT. Tại đây, ông đã tham gia thành lập nhóm nghiên cứu các tia vũ trụ. Nhóm của ông thực hiện việc tìm hiểu nguồn gốc của các tia vũ trụ cũng như đặc điểm của những hạt sinh ra khi các tia vũ trụ tương tác với vật chất. Ông cũng là người đầu tiên tiến hành việc khảo sát trực tiếp các đặc tính của plasma trong môi trường liên hành tinh bằng cách gắn các thiết bị đo đạc lên tên lửa đẩy. Năm 1962, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra nguồn bức xạ tia X ngoài hệ Mặt Trời đầu tiên : Scorpius-X1. Nếu không tính đến Mặt Trời thì đây là nguồn bức xạ tia X mạnh nhất mà con người đã từng phát hiện được.
    Tên ông được đặt cho một vệ tinh nghiên cứu tia X của NASA (RXTE, Rossi X-ray Timing Explorer, hoạt động từ năm 1995 đến nay), một giải thưởng thường niên trao tặng cho các nhà thiên văn vật lý của hội Thiên văn Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Ảnh: Rossi X-ray Timing Explorer (ảnh minh họa)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_21.htm
    [2]Wikipedia, 10/2007. Bruno Rossi, http://en.wikipedia.org/wiki/Bruno_Rossi
    [3]The Rossi X-ray Timing Explorer Learning Center, last modified 16-Dec-2002. Who is Bruno Rossi?, http://heasarc.gsfc.nasa.gov/docs/xte/learning_center/name.html
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/11
    Ngày mất nhà vật lý thiên văn người Anh Arthur Stanley Eddington (28/12/1882 ?" 22/11/1944)
    [​IMG]
    Ảnh: Arthur Stanley Eddington (28/12/1882 ?" 22/11/1944)​
    Arthur Eddington sinh ra tại thành phố Kendal, miền trung nước Anh. Năm 1902, ông tốt nghiệp cử nhân trường cao đẳng Owens, Manchester. Sau khi đạt được học vị thạc sĩ của trường đại học Cambridge vào năm 1905, Eddington đến làm việc tại đài thiên văn hoàng gia Greenwich. Năm 1913, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Pluminan Thiên văn đại học Cambridge. Từ năm 1914, ông đảm nhận thêm cương vị giám đốc đài thiên văn của trường. Eddington còn là thành viên của hội Hoàng gia Anh.
    Trong thời gian làm việc tại đài thiên văn Greenwich, Eddington đã tiến hành những phân tích chi tiết về thị sai của tiểu hành tinh 443 Eros dựa trên những bức ảnh chụp từ năm 1900. Sau đó, ông tập trung vào nghiên cứu động lực học sao (stellar dynamics), sự phát xạ năng lượng, mối liên quan giữa khối lượng và độ trưng của các ngôi sao, sự biến đổi của các sao biến quang kiểu Cepheid, mật độ của các sao lùn trắng, các đám khí giữa những vì sao, ... Các kết quả nghiên cứu của ông đã cung cấp bằng chứng cho việc khẳng định các «tinh vân xoắn ốc» (spiral nebula) là những thiên hà riêng biệt. Eddington là một trong những người đầu tiên cho rằng nguồn gốc sinh ra năng lượng của các vì sao là các phản ứng hạt nhân.
    Eddington đã có nhiều nỗ lực góp phần quảng bá Thuyết Tương Đối của Einsteins. Đặc biệt, năm 1919, ông và Frank Waston Dyson đã dẫn đầu hai đoàn nghiên cứu của hội Thiên văn Hoàng gia Anh tiến hành quan sát, chụp ảnh hiện tượng nhật thực toàn phần ngày 29/05. Eddington chỉ đạo việc quan sát tại Tây Phi, Dyson chỉ đạo việc quan sát tại Brazil. Các kết quả quan sát đã cho thấy ánh sáng từ các ngôi sao khi đi qua gần Mặt Trời đã bị bẻ cong đúng như các kết quả dự đoán của Einstein. Đây là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên chứng minh sự chính xác của Thuyết Tương Đối Tổng Quát.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 2761 Eddington)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 22 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_22.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Arthur Stanley Eddington, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Eddington/index.html
    [3]Wikipedia, 11/2007. Arthur Stanley Eddington, http://en.wikipedia.org/wiki/Arthur_Stanley_Eddington
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:01 ngày 26/11/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/11
    Ngày sinh phi công vũ trụ Liên Xô Vladislav Nikolayevich Volkov (23/11/1935 ?" 30/06/1971)
    [​IMG]
    Ảnh: Vladislav Nikolayevich Volkov (23/11/1935 ?" 30/06/1971)​
    Vladislav Volkov sinh ra tại Matxcơva, thủ đô Liên Xô cũ. Sau khi tốt nghiệp học viện Không quân Matxcơva năm 1959, Volkov làm việc tại cục thiết kế Korolev. Tại đây, ông đã tham gia vào việc thiết kế và phát triển các thế hệ tàu vũ trụ Vostok và Voskhod. Tháng 5 năm 1966, ông là 1 trong 6 người được lựa chọn vao nhóm «kỹ sư ?" phi hành gia» đầu tiên của Liên Xô.
    Ngày 12/10/1969, Volkov đã có chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ trên phi thuyền Soyuz-7. Đây là chuyến bay thực hiện việc kết nối ngoài không gian giữa 2 tàu Soyuz, nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đưa người đến Mặt Trăng của Liên Xô. Tuy nhiên, quá trình kết nối đã không thực hiện được do các trục trặc về thiết bị. Kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng của Liên Xô sau đó 1 thời gian cũng đã bị hủy bỏ. Trong nhiệm vụ này, Volkov đã ở ngoài không gian gần 5 ngày, bay được tổng cộng 80 vòng quanh Trái Đất.
    Ngày 06/06 năm 1971, cùng với Georgi Dobrovolski và Viktor Patsayev, Volkov đã có chuyến bay thứ 2 lên không gian trên phi thuyền Soyuz-11. Ngày 07/06/1971, Soyuz 11 đã kết nối thành công với trạm không gian Salyut 1. Đây cũng là lần đầu tiên tàu vũ trụ có người lái kết nối thành công với một trạm không gian. Ba nhà du hành đã làm việc trên Salyut 1 trong tổng cộng 22 ngày. Ngày 30/06/1971, 3 nhà du hành đã rời khỏi Salyut 1 trở về Trái Đất. Tuy nhiên, một chiếc van điều áp đã bị hỏng khiến cho không khí trong tàu Soyuz 11 thoát hết ra ngoài không gian. Tàu Soyuz 11 đã trở về Trái Đất đúng như kế hoạch, nhưng cả 3 nhà du hành đều đã hi sinh.
    Volkov đã được trao tặng huân chương Lê Nin, 2 lần được phong tặng danh hiệu «Anh hùng Liên Xô» (lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ 2 là truy tặng vào ngày 30/06/1971). Tro của ông được an táng trong bức tường điện Kremlin. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 23 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_23.htm
    [2]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, Volkov, http://www.astronautix.com/astros/volkov.htm
    [3]Wikipedia, 11/2007. Vladislav Volkov, http://en.wikipedia.org/wiki/Vladislav_Volkov
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/11
    Ngày 24/11/1639, lần đầu tiên hiện tượng Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời được quan sát một cách khoa học.
    [​IMG]
    Ảnh: Jeremiah Horrocks quan sát Sao Kim đi qua Mặt Trời​
    Một trong những mục đích quan sát hiện tượng Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời là để xác định khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi bởi các nhà thiên văn châu Âu cận đại. Năm 1631, Johannes Kepler đã dự đoán sai thời điểm đi qua Mặt Trời của Sao Kim nên các nhà thiên văn châu Âu đã quan sát không thành công. Nhà thiên văn người Anh Jeremiah Horrocks đã tinh chỉnh các tính toán của Kepler và dự đoán Sao Kim sẽ đi ngang qua Mặt Trời vào khoảng 3 giờ chiều ngày 24/11/1639. Ông đã hứng ảnh Mặt Trời qua kính viễn vọng lên một tấm màn để quan sát. Horrocks đã dự đoán đúng và quan sát được hiện tượng thiên văn này. Tuy nhiên, thời gian quan sát rất ngắn do ảnh hưởng của mây. Cùng lúc đó, một người bạn của ông là William Crabtree cũng đã tiến hành quan sát tại một thành phố khác. Horrocks và Crabtree được xem là 2 người đầu tiên quan sát thành công hiện tượng Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời bằng kính viễn vọng. Kết quả quan sát cho phép ước lượng kích thước Sao Kim cũng như khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Mặc dù theo tính toán của Horrocks, khoảng cách này chỉ vào khoảng 0.639 AU, kém hơn rất nhiều so với các số đo hiện đại, nhưng đó cũng là một bước tiến lớn nếu so sánh với những kết quả đã có từ trước.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. November 23 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/11/11_23.htm
    [2]Wikipedia, 11/2007. Transit of Venus, http://en.wikipedia.org/wiki/Transit_of_Venus

Chia sẻ trang này