1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/01
    Ngày sinh của nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ Robert Woodrow Wilson (10/01/1936)
    [​IMG]
    Ảnh: Robert Woodrow Wilson​
    Robert Woodrow Wilson sinh ra tại thành phố Houston, bang Texas, nam Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành vật lý đại học Rice, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại học viện Kỹ thuật California về thiên văn vô tuyến. Từ năm 1963, Wilson làm việc tại phòng thí nghiệm Bell tại đồi Crawford, bang New Jersey. Năm 1965, Wilson và Arno Allan Penzias đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ. Năm 1978, hai nhà vật lý thiên văn đã được trao nửa giải Nobel Vật lý vì phát hiện này.
    « Sự phát hiện tình cờ ra bức xạ phông Vũ trụ bởi hai nhà vật lý thiên văn vô tuyến Mỹ, Pendiat (Penzias) và Uynxơn (Wilson) năm 1965 là một yếu tố quyết định cho thuyết Vụ nổ lớn. Hồi đó hai ông đang thử máy thu tín hiệu trên bước sóng 3 xentimet (sóng vô tuyến). Dụng cụ gồm có một máy thu tín hiệu rất nhậy và một ăngten dài hình kèn, dùng để liên lạc với các vệ tinh nhân tạo. Họ thu được vào máy một tín hiệu rất yếu, và thoạt đầu tưởng là bức xạ vô tuyến này là nhiễu xạ phát ra bởi những thiết bị nhân tạo như rađa. Sau khi lau chùi ăngten cẩn thận (vì chim làm tổ trong ăngten cũng có thể phát ra nhiễu xạ !) và kiểm tra tỉ mỉ, họ phải khẳng định là bức xạ phát ra đồng đều từ tứ phía trong không trung. Nguồn bức xạ phải ở ngoài Trái đất, phát từ Vũ trụ. Trước đó, năm 1948, Gamôp (Gamov), một nhà vật lý học người Mỹ đã có lí thuyết cho rằng vết tích của bức xạ Vũ trụ nguyên thủy lúc đầu nóng ít nhất hàng triệu tỉ độ, ngày càng nguội dần vì Vũ trụ giãn nở. Ông tiên đoán rằng nhiệt độ hiện nay của bức xạ chỉ còn khoảng 10 độ Kelvin, độ tuyệt đối K trong thang Kenvin (Kelvin), tức là 263 độ dưới không độ (-263 độ C) trong thang bách phân Xenxiusơ (Celsius). Ta dùng thông thường thang Xenxiusơ để đo nhiệt độ gọi là độ C. Trong ngành vật lí thiên văn, thang độ tuyệt đối Kenvin thường được dùng và viết tắt là K. Nhiệt độ của bức xạ thu được trong máy của Pendiat và Uynxơn khoảng 3 K. Hai nhà vật lí thiên văn nhận thức rằng họ đã tìm thấy một kết quả quan sát vô cùng quan trọng, vì chính nó là vết tích của Vụ nổ nguyên thủy tiên đoán bởi Gamốp và tạo ra Vũ trụ cách đây khoảng 15 tỉ năm. Nhờ sự quan sát trên nhiều bước sóng, từ bước sóng xentimet tới bước sóng milimet, nhiệt độ của bức xạ Vũ trụ hiện nay đo được rất chính xác là 2,735 K. Tuy nhà lí thuyết Gamôp tiên đoán nhiệt độ không hoàn toàn chính xác, nhưng cảm nhận trực giác của ông đã hướng dẫn tới sự phát hiện ra bức xạ phông Vũ trụ. Bức xạ này đẳng hướng phát ra đồng đều từ tứ phía và có đặc tính của một « bức xạ nhiệt », cũng được gọi là bức xạ « vật đen ». Vật đen là một khái niệm dùng trong ngành vật lí để chỉ một vật phát xạ khi được hun nóng như một cục than hồng. Hành tinh cũng như Trái đất hấp thụ bức xạ của Mặt trời nên cũng phát ra bức xạ nhiệt »
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    [2]. Nguyễn Quang Riệu. Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại, NXB Giáo Dục, 1995.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 13/01/2008
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/01
    Ngày 11/01 năm 1787, William Herschel đã khám phá ra hai vệ tinh của Sao Thiên Vương: Titania và Oberon.
    [​IMG]
    Ảnh: Sao Thiên Vương và 1 số vệ tinh (ảnh minh họa)​
    + Titania (Uranus III) là vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương, là vệ tinh lớn thứ 8 trong hệ Mặt Trời. Titania có bán kính xích đạo 788.9 km (1), khối lượng 3.526x10^21 kg. Titania chuyển động cách Sao Thiên Vương trung bình 435840 km. Chu kỳ quay quanh Sao Thiên Vương bằng với chu kỳ tự quay quanh trục của Titania và bằng 8.7 ngày Trái Đất
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Titania (tàu Voyager 2 chụp)​
    + Oberon (Uranus IV) là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Thiên Vương, là vệ tinh lớn thứ 10 trong hệ Mặt Trời. Oberon có bán kính xích đạo 761.4 km (1), khối lượng 3.014x10^21 kg. Oberon chuyển độngcách Sao Thiên Vương trung bình 582600 km. Chu kỳ quay quanh Sao Thiên Vương bằng với chu kỳ tự quay quanh trục của Oberon và bằng 13.463 ngày Trái Đất
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Oberon (tàu Voyager 2 chụp)​
    Tên của hai vệ tinh đều do William Herschel đặt. Đây là một trong những thiên thể đầu tiên được đặt tên ngoài lĩnh vực thần thoại Hy Lạp và La Mã. Titania và Oberon là hoàng hậu và vua của các tiên trong vở kịch « A Midsummer Night ?~s Dream » (Giấc mộng đêm hè) của William Shakespeare. Herschel đã mở đầu cho « truyền thống » sử dụng tên những nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare đặt tên cho các vệ tinh của Sao Thiên Vương.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    [2]. Calvin J. Hamilton, 1997-2001. Titania, Uranus III, http://www.solarviews.com/eng/titania.htm
    [3]. Calvin J. Hamilton, 1997-2001. Onberon, Uranus IV, http://www.solarviews.com/eng/oberon.htm
    ====
    Ghi chú
    (1) Trong bài viết post ngày 11/01/2007, tôi đã viết nhầm «bán kính» thành «đường kính».
  3. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Ngoài ra , Stephen Hawking còn là một con người hóm hỉnh . Sau một buổi diễn thuyết vào tháng 6 năm 2006 ở Hồng Kông , ông nói đùa rằng nếu ông có một máy phát âm mới theo giọng Pháp thì vợ ông sẽ li dị ông. Và trong lời tri ân khi lần đầu tiên xuất bản cuốn A Brief History of Time , Hawking viết : " Có người nào đó nói với tôi rằng , mỗi một phương trình tôi đưa vào cuốn sách sẽ làm giảm số lượng bán đi một nửa . Do đó , tôi quyết định sẽ không dùng đến một phương trình nào. Tuy nhiên , rốt cuộc tôi đành phải đưa vào một phương trình , đó là một phương trình nổi tiếng của Einstein E= mc2 . Tôi hy vọng nó sẽ không làm cho các độc giả tiềm năng của tôi phải hoảng sợ ".
    Được buidanhquy sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 14/01/2008
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/01
    Ngày sinh tổng công trình sư Liên Xô Sergey Pavlovich Korolyov (Sergei Korolev) (12/01/1907 ?" 14/01/1966)
    [​IMG]
    Ảnh: Sergey Pavlovich Korolyov (12/01/1907 ?" 14/01/1966)​
    Sergey Pavlovich Korolyov sinh ra tại tỉnh Zhytomyr, nay thuộc miền tây Ukraina. Do hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ Korolyov li hôn khi ông chỉ mới 3 tuổi. Korolyov chủ yếu sống cùng ông bà ngoại tại thành phố Nizhyn (bắc Ukraina). Năm 1916, mẹ ông kết hôn lần thứ 2 và cả gia đình chuyển đến sống tại Odessa vào năm 1917. Khi còn là thiếu niên, Korolyov đã tỏ ra yêu thích hàng không và tham gia sinh hoạt trong một câu lạc bộ của Uckraina. Năm 1923, mô hình tàu lượn do ông tự thiết kế đã được câu lạc bộ công nhận và đưa vào chế tạo. Năm 1924, Korolyov đăng ký học chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không của học viện Kỹ thuật Kiev. Ông sống tại nhà người chú ruột và đi làm thêm để đóng học phí.
    Sau năm thứ nhất, Korolyov được lựa chọn vào nhóm thiết kế tàu lượn. Hết năm thứ 2, ông được chuyển lên học tại trường đại học Kỹ thuật Bauman Mat-xcơ-va. Bên cạnh chương trình học ở trường, Korolyov còn có điều kiện được bay trên các loại tàu lượn và máy bay. Năm 1929, Korolyov tốt nghiệp đại học với luận án do Andrei Tupolev hướng dẫn.
    Korolyov bắt đầu làm việc tại cục thiết kế hàng không số 4 (OPO-4). Năm 1930, ông trở thành kỹ sư trưởng của nhóm chế tạo máy bay ném bom hạng nặng TB-3. Cũng trong năm này, ông bắt đầu quan tâm đến các động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng và ứng dụng của chúng trong việc chế tạo máy bay. Năm 1931, Korolyov cùng với Friedrich Zander đã thành lập «Nhóm nghiên cứu về chuyển động phản lực», một trong những tổ chức đầu tiên của Liên Xô nghiên cứu về tên lửa được tài trợ của chính phủ. Năm 1932, Korolyov đảm nhiệm chức vụ trưởng nhóm nghiên cứu. Sau 1 số thành công, nhóm của ông đã nhận được sự tài trợ của quân đội. Năm 1933, nhóm nghiên cứu đã phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên (GIRD-09). Cũng trong năm này, chính phủ Liên Xô quyết định kết hợp nhóm của Korolyov với phòng thí nghiệm khí động lực học tại Leningrad thành viện Nghiên cứu Chuyển động phản lực. Korolyov đảm trách chức vụ phó giám đốc viện nghiên cứu, tập trung vào phát triển các tên lửa hành trình và các tàu lượn động cơ phản lực có người lái. Năm 1934, Korolyov xuất bản cuốn sách «Bay lên tầng bình lưu bằng tên lửa».
    Năm 1938, Korolyov và các cộng sự đã bị cuốn vào cuộc thanh trừng chính trị của Stalin. Ông bị lưu đầy đến làm việc trong trại lao động tại Siberi. 5 tháng sau, Korolyov được xét xử lại và được xếp vào nhóm «các nhà khoa học, kỹ sư chịu sự quản thúc» (sharashka). Trong thời gian thế chiến thứ II, Korolyov đã tham gia chế tạo các loại máy bay ném bom Tu-2, Pe-2 và nghiên cứu phát triển các thế hệ máy bay phản lực. Tháng 6 năm 1944, Korolyov được chính phủ đặc xá.
    Với những công lao trong việc phát triển các động cơ phản lực và máy bay quân sự, năm 1945, Korolyov được phong hàm đại tá Hồng quân. Cùng với các nhà khoa học Liên Xô, ông đã đến Đức để thu thập và tiếp quản kỹ thuật chế tạo tên lửa V-2. Korolyov sau đó được bổ nhiệm làm tổng công trình sư phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm xa. Sau hàng loạt nghiên cứu và cải tiến, tháng 8 năm 1957, nhóm của Korolyov đã phóng thử nghiệm thành công R-7, tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên Thế giới.
    Trong quá trình phát triển các thế hệ tên lửa đạn đạo, Korolyov cũng quan tâm đến việc sử dụng tên lửa cho các chuyến bay ra ngoài không gian. Từ năm 1953, ông đã đưa ra những kiến nghị về việc sử dụng R-7 vào việc phóng các vệ tinh. Năm 1957, năm Vật lý Địa cầu quốc tế, đã chứng kiến những cột mốc đầu tiên trong chuỗi thành công rực rỡ của Korolyov trong vai trò «Kiến trúc sư trưởng» của chương trình không gian Liên Xô.
    Trong cuộc chạy đua phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên với Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu của Korolyov cải tiến mục đích sử dụng của tên lửa R-7 cũng như chế tạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong vòng chưa đầy 3 tháng. Ngày 04/10/1957, Sputnik-1 đã được phóng thành công, chính thức mở ra con đường khám phá không gian vũ trụ của loài người. Chưa đầy 1 tháng sau, Sputnik-2 đã đưa sinh vật đầu tiên, chó Laika, vào vũ trụ.
    Sau chương trình Sputnik, Korolyov hướng tới Mặt Trăng. Tháng 1 năm 1959, Luna-1 đã trở thành tàu vũ trụ không người lái đầu tiên «bay lướt» qua Mặt Trăng. Đến tháng 10 cùng năm, tàu Luna-3 đã cho phép con người lần đầu tiên nhìn thấy bề mặt bị che khuất của vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
    Từ năm 1958, Korolyov đã bắt đầu triển khai kế hoạch đưa con người ra ngoài khoảng không. Ngày 12/04/1961, tàu Vostok-1 đã đưa Gagarin bay lên chinh phục không gian. Sau 6 lần phóng thành công của các tàu Vostok, Korolyov và cộng sự đã chế tạo thành công các tàu Voskhod, cho phép chở theo nhiều nhà du hành. Tháng 3 năm 1965, Alexei Leonov trở thành người đầu tiên thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA) trên tàu Voskhod-2.
    [​IMG]
    Ảnh: Korolyov và Yuri Gagarin​
    Có thể thấy rằng, Korolyov đóng vai trò chủ chốt đối với những thành công rực rỡ của Liên Xô trong nửa đầu của cuộc chạy đua lên không gian với Hoa Kỳ. Liên Xô liên tiếp đặt những « cột mốc đầu tiên » trong quá trình vươn ra khoảng không vũ trụ. Trong nỗ lực đưa người lên Mặt Trăng, Korolyov đã bắt đầu nghiên cứu các tên lửa N-1, các tàu Soyuz cũng như những thiết bị đổ bộ. Rất tiếc rằng ông đã qua đời khi chưa kịp đi sâu thực hiện các ý tưởng của mình, nếu không, có lẽ Hoa Kỳ sẽ khó có thể vượt qua Liên Xô trong nửa sau của cuộc đua này.
    Công lao của Korolyov đã được ghi nhận bằng rất nhiều huy chương, danh hiệu cao quý của Liên bang Xô Viết. Sau khi qua đời, tên ông được đặt cho một thành phố và nhiều công trình trên đất nước Nga. Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một tiểu hành tinh (asteroid 1855 Korolyov).
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng Korolyov tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan​
    Tài liệu tham khảo:
    [1].Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    [2].Wikipedia, 01/2008. Sergey Korolyov, http://en.wikipedia.org/wiki/Sergei_Pavlovich_Korolev
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/01
    Ngày 18/01/1969, tàu Soyuz-5 đã hạ cánh thành công sau khi gặp trục trặc trên quỹ đạo
    [​IMG]
    Ảnh: Phù hiệu Soyuz-5​
    Tàu Soyuz-5 được phóng lên không gian ngày 15/01/1969 với nhiệm vụ chính là thực hiện kết nối với tàu Soyuz-4 trên quỹ đạo. Phi hành đoàn Soyuz-5 bao gồm 3 người:
    + Boris Volynov
    + Aleksei Yeliseyev
    + Yevgeny Khrunov
    Tàu Soyuz-4 đã được phóng trước đó vào ngày 14/01, trên phi thuyền chỉ có duy nhất 1 phi công : Vladimir Shatalov. Ngày 16/01, hai tàu vũ trụ đã kết nối thành công với nhau. Sau đó, Yeliseyev và Khrunov rời khỏi phi thuyền, bay ra ngoài không gian với vật ràng buộc duy nhất với tàu mẹ là những sợi dây. Được sự hỗ trợ của Shatalov, hai nhà du hành đã di chuyển vào trong Soyuz-4. Yeliseyev và Khrunov đã mang sang Soyuz-4 một số tờ báo, thư từ, điện tín được phát hành sau khi tàu vũ trụ này được phóng lên với mục đích chứng minh quá trình chuyển giao phi hành đoàn giữa hai tàu vũ trụ. Hai tàu vũ trụ đã kết nối và bay cùng nhau 4h35 phút.
    Soyuz-4 và Soyuz-5 đã trở thành 2 tàu vũ trụ có người lái đầu tiên kết nối với nhau trên quỹ đạo (1). Sau khi tách khỏi Soyuz-5, Soyuz-4 đã đưa 3 phi công : Shalatov, Yeliseyev và Khrunov hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan. Volynov tiếp tục bay trên quỹ đạo thêm 1 ngày nữa. Trong quá trình quay trở lại Trái Đất, Soyuz-5 đã không thể tách Instrument/Propulsion module ra khỏi module đổ bộ (descent module). Soyuz-5 đã lao vào bầu khí quyển với phần nắp của module đổ bộ hướng ra phía trước (ngược với thứ tự thông thường). Phần đáy của module này, nơi có lá chắn cách nhiệt vẫn dính vào Instrument/Propulsion module. Nhiệt độ cao đã khiến cho những miếng đệm quanh nắp bốc cháy. Volynov có xu hướng bị đẩy về phía trước, thay vì bị ép chặt vào ghế.
    Rất may, khi nhiệt độ và áp suất trong phi thuyền đang tăng lên thì các khớp nối giữa hai module đã bị phá vỡ. Ngay lập tức, module đổ bộ đã đảo chiều, quay phần lá chắn cách nhiệt về phía trước và xuyên qua bầu khí quyển an toàn. Tuy nhiên, lúc hạ cánh, dây dù của module đổ bộ đã hơi bị xoắn lại, đồng thời tên lửa hãm đã không hoạt động. Module đổ bộ đã va chạm mạnh xuống đất, rất may, Volynov chỉ bị gẫy răng, không bị chấn thương nào nghiêm trọng. Do trục trặc kỹ thuật, Volynov đã đổ bộ xuống vùng núi Ural, khá xa địa điểm dự định. Dưới cái lạnh -38 độ C, Volynov đã rời khỏi module, đi bộ vài km đến trú trong một trang trại. 7 năm sau, Volynov mới có chuyến bay thứ hai trên phi thuyền Soyuz-21.
    [​IMG]
    Ảnh: Các module cơ bản của tàu Soyuz​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, January 18, http://astronautix.com/thisday/janary18.htm
    [2]Wikipedia, 12/2007. Soyuz 5, http://en.wikipedia.org/wiki/Soyuz_5
    [3]Wikipedia, 12/2007. Soyuz 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Soyuz_4
    ====
    Ghi chú
    (1)Sau đó gần 2 tháng, Hoa Kỳ cũng đã thực hiện thành công quá trình kết nối 2 tàu vũ trụ có người lái trên quỹ đạo. Khác với Liên Xô, Hoa Kỳ thực hiện kết nối giữa Lunar module và Command/Service module của tàu Apollo.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 20/01/2008
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/01
    Ngày sinh nhà thiên văn Hoa Kỳ Harold Delos Bab**** (24/01/1882 ?" 08/04/1968).
    http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Bab****HD/bab****-hd.jpg
    Ảnh: Harold Delos Bab**** (24/01/1882 ?" 08/04/1968)​
    Harold Delos Bab**** sinh ra tại thành phố Edgerton, bang Wisconsin, bắc Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp đại học California, ông làm việc tại đài thiên văn Mt. Wilson. Harold Bab**** là một trong những thành viên đầu tiên và đã gắn bó với đài thiên văn từ năm 1909 đến năm 1948.
    Các nghiên cứu của ông tập trung vào quang phổ và từ trường của Mặt Trời. Cùng với Charles E.St. John, ông tiến hành đo đạc với độ chính xác rất cao khoảng 22 nghìn vạch trong quang phổ Mặt Trời. Năm 1951, Harold Bab**** cùng với con trai là Horace W. Bab**** (1) đã phát minh ra từ ký Mặt Trời (solar magnetograph). Thiết bị đo này không chỉ cho phép cha con ông có được những kết quả rất chính xác về sự phân bố của từ trường trên Mặt Trời mà còn giúp phát hiện ra sự biến đổi từ trường của những ngôi sao khác trong vũ trụ. Năm 1959, ông phát hiện ra sự chuyển đổi theo chu kỳ của các cực từ Mặt Trời. Thực hiện các đo đạc phổ nguyên tử trong phòng thí nghiệm, Harold Bab**** đã phát hiện ra một đồng vị rất hiếm của oxy.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng. Tiều hành tinh 3167 cũng đã được đặt tên là Bab**** để vinh danh 2 cha con ông.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 24 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_24.htm
    [2]JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Harold Delos Bab****, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Bab****HD/index.html
    ====
    Ghi chú
    (1) Xem thêm bài viết ngày 13/09 về nhà thiên văn Horace Welcome Bab**** tại trang 27 cùng topic
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/Ngay-nay-Nam-xua/874812/trang-27.ttvn
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:49 ngày 24/01/2008
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay là một ngày buồn trong lịch sử khám phá vũ trụ của con người
    28/1- Cả thế giới tưởng niệm tai nạn của tàu con thoi Challenger http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/Ngay-nay-Nam-xua/874812/trang-3.ttvn
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Những ngày cuối tháng 1 này, nước Mỹ không chỉ tưởng niệm một vụ thảm họa Challenger mà có tới 3 thảm họa !
    1) Ngày 27/1/1967, ba trong số những phi công vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ là Gus Grissom, Edward White và Roger Chaffee đã hy sinh trong một cuộc thử nghiệm dưới mặt đất nhằm chuẩn bị cho chương trình Apollo, đó chính là Apollo 1. Các phi hành gia đã tử nạn khi một tai nạn tia lửa điện đã làm cháy khoang khí áp của tầu Apollo. Đây là tai nạn đầu tiên của Nasa có liên quan tới sự mất mát về sinh mạng.
    2)Ngày 28/1/1986 tầu Con thoi Challenger đã nổ tung chỉ sau có hơn một phút sau khi rời khỏi bệ phóng giết chết toàn bộ 7 nhà du hành vũ trụ. Thật đáng tiếc là vụ phóng tầu đã được truyền hinh trực tiếp trên toàn nước Mỹ, trong đó có rất nhiều khán giả là các em học sinh.
    Theo kết quả điều tra, một chiếc gioăng trong tên lửa đẩy bên phải đã bị hỏng dưới thời tiết quá lạnh và sau đó làm cho quả tên lửa này bị vỡ và nổ tung. Bẩy nhà du hành vũ trụ trong chuyến bay định mệnh Challenger bao gồm : Mc Auliffe, Francis Scobee, Ron Mc Nair, Mike Smith, Ellison Onizuka, Judy Resnik và Greg Jarvis.
    3) Mười bẩy năm sau vụ Challenger, Nasa một lần nữa lại chịu một thảm họa tương tự. Ngày 1/2/2003, tầu Con thoi Columbia đã bị nổ tung trên lộ trình quay lại mặt đất sau 16 ngày hoạt động trên quỹ đạo. Toàn bộ phi hành đoàn đã bị thiệt mạng, trong đó bao gồm : các phi công vũ trụ Mỹ : Rick, Husband, Willie Mc Cool, Michael Anderson, Kalpana Chawla, David Brown, Lauren Clark, và một nhà du hành vũ trụ Israel Iian Ramon.
    Theo Nasa, một tấm chắn trên cánh trái của tầu Con thoi đã bị quá nhiệt khi con tầu lao vào khí quyển Trái đất.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    01/02/2003 - Thảm họa tàu con thoi Columbia."As they passed from us to glory, Riding fire in the sky"
    [​IMG]
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/Ngay-nay-Nam-xua/874812/trang-4.ttvn
    Jordin Kare, Kristoph Klover. Fire in the sky, http://www.prometheus-music.com/audio/fireinthesky.mp3
    Fire in the sky
    Lyrics:
    Prometheus, they say, brought God''s fire down to man.
    And we''ve caught it, tamed it, trained it since our history began.
    Now we''re going back to heaven just to look him in the eye,
    and there''s a thunder ''cross the land, and a fire in the sky.
    Gagarin was the first, back in nineteen sixty-one,
    When like Icarus, undaunted, he climbed to reach the sun.
    And he knew he might not make it, for it''s never hard to die.
    But he lifted off the pad and rode a fire in the sky.
    Yet a higher goal was calling, and we vowed we''d reach it soon.
    And we gave ourselves a decade to put fire on the moon.
    And Apollo told the world, we can do it if we try:
    And there was one small step, and a fire in the sky.
    I dreamed last night of a little boy''s first spaceflight,
    Turned into me, watching a black and white TV.
    There was a fire in the sky, I''ll remember until I die.
    A fire in the sky...a fire in the sky!
    Then two decades from Gagarin, twenty years to the day.
    Came a shuttle named Columbia, to open up the way.
    And they said she''s just a truck, but she''s a truck that''s aiming high.
    See her big jets burning, see her fire in the sky.
    Yet the Gods do not give lightly of the powers they have made.
    And with Challenger and seven, once again the price is paid.
    Though a nation watched her falling, yet a world could only cry.
    As they passed from us to glory, riding fire in the sky.
    Now, the rest is up to us, and there''s a future to be won.
    We must turn our faces outward, we will do what must be done.
    For no cradle lasts forever, every bird must learn to fly ---
    And we''re going to the stars, see our fire in the sky.
    Yes, we''re going to the stars, see our fire in the sky!
    There''s a fire in the sky, I''ll remember until I die.
    A fire in the sky, a fire in the sky!

  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Clyde William Tombaugh (04/02/190 6 ?" 17/01/1997)
    [​IMG]
    Ảnh: Clyde William Tombaugh (4/2/1906 ?" 17/1/1997) ​
    Clyde William Tombaugh sinh ra tại tỉnh LaSalle, bang Illinois, bắc Hoa Kỳ. Vì nhà nghèo, Tombaugh không có điều kiện đi học đại học. Tuy nhiên, ông đã bị thiên văn học cuốn hút và đã tự chế tạo một chiếc kính thiên văn phản xạ 9 inch bằng các thiết bị máy móc cũ rải rác trong trang trại của gia đình. Ông đã tiến hành quan sát Sao Hỏa, Sao Mộc và gửi các kết quả đến đài thiên văn Lowell.
    [​IMG]
    Ảnh: Tombaugh và chiếc kính thiên văn tự chế ​
    Năm 1929, ông được nhận vào làm việc tại đài thiên văn với nhiệm vụ tìm kiếm «hành tinh X» có quỹ đạo nằm ngoài Sao Hải Vương dựa trên những tính toán của Percival Lowell. Sau gần 1 năm kiên trì làm việc, ngày 18/02/1930, Tombaugh đã phát hiện ra «hành tinh X». Sau khi được kiểm tra lại trong gần 1 tháng, ngày 13/03 cùng năm, phát hiện này đã được công bố. Thiên thể mới được phát hiện được đặt tên là Pluto (Sao Diêm Vương). Trong hơn 70 năm, Sao Diêm Vương được coi là 1 trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời. Sau cuộc họp của IAU tháng 8 năm 2006, thiên thể này được xếp vào lớp các «hành tinh lùn»
    Tombaugh tiếp tục làm việc tại đài thiên văn Lowell cho đến năm 1945. Ngoài việc tìm ra Sao Diêm Vương, ông còn phát hiện được 14 tiểu hành tinh, 1 sao chổi, một số cụm sao và một cụm thiên hà. Từ năm 1946, ông tham gia nhóm nghiên cứu phát triển những thiết bị định vị quang học cho các chương trình không gian sơ khai của Hoa Kỳ. Tombaugh đặc biệt quan tâm đến những vật thể bay không xác định (UFO). Ông tin vào khả năng một số UFO là sản phẩm của các nền văn minh ngoài Trái Đất. Tombaugh cũng đã tiến hành tìm kiếm những vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, khác Mặt Trăng. Tuy nhiên, sau này ông đã thừa nhận quá trình tìm kiếm của mình không đem lại thành công
    Sau khi nghỉ hưu năm 1973, Tombaugh vẫn tiếp tục làm việc với cương vị một giáo sư thiên văn học. Trong thời gian từ năm 1985 đến 1990, ông đã tham gia giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới với mục đích gây quỹ cho 1 chương trình học bổng tại đại học bang New Mexico.
    Tên ông được đặt cho một crater trên Sao Hỏa, một tiểu hành tinh (asteroid 1604 Tombaugh). Ngày 19/01/2006, tàu New Horizons của NASA đã lên đường với nhiệm vụ chủ yếu là thám hiểm Sao Diêm Vương. Trên New Horizons có mang theo một chút tro của Clyde Tombaugh.
    [​IMG]
    Ảnh: New Horizon khám phá Sao Diêm Vương và Charon (ảnh minh họa) ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 4 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_04.htm
    [2] VIC WINTER-JEN DUDLEY-ICSTARS ASTRONOMY, INC.. Clyde W. Tombaugh 1906 ?" 1997, http://www.icstars.com/HTML/icstars/graphics/clyde.htm
    [3] Wikipedia, 1/2008. Clyde Tombaugh, http://en.wikipedia.org/wiki/Clyde_Tombaugh
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 04/02/2008

Chia sẻ trang này