1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    09/02
    Ngày mất nhà thiên văn học Hoa Kỳ James Melville Gilliss (06/09/1811 ?" 09/02/1865)
    [​IMG]
    Ảnh: James Melville Gilliss (06/09/1811 ?" 09/02/1865) ​
    James Melville Gilliss sinh ra tại Georgetown, Washington D. C. Ông gia nhập hải quân Hoa Kỳ khi mới chỉ 15 tuổi. Sau một thời gian làm việc trên các chiến hạm, năm 1831, Gilliss tiếp tục quá trình học tập tại trường đại học Virgina và tại Paris. Năm 1836, ông được bổ nhiệm làm trợ tá tại kho bản đồ và dụng cụ của hải quân. Năm 1837, Gilliss tham gia vào chuyến thám hiểm do thuyền trưởng Charles Wilkes chỉ huy. Trong chuyến đi này, ông đảm nhận việc đo đạc kinh độ dựa vào vị trí của Mặt Trăng, khảo sát thời tiết và nghiên cứu từ trường. Ông là nhà thiên văn Hoa Kỳ đầu tiên xuất bản các kết quả quan sát và xây dựng bản đồ sao. Năm 1838, Gilliss được phong hàm đại úy hải quân.
    Tháng 8 năm 1842, quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định nâng cấp kho bản đồ và dụng cụ của hải quân thành đài thiên văn quốc gia và Gilliss được ủy nhiệm là trưởng dự án. Ông đã tham khảo ý kiến của các nhà thiên văn Hoa Kỳ đồng thời có một chuyến công tác sang châu Âu để thu thập sách vở, mua và học cách sử dụng các thiết bị thiên văn. 18 tháng sau khi Gilliss quay trở lại Hoa Kỳ, quá trình xây dựng và trang bị cho đài thiên văn cùng với thư viện của nó đã được hoàn thành. Với những đóng góp trên, Gilliss được tôn vinh là người sáng lập ra đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ.
    Nhiệm vụ quản lý đài thiên văn sau đó được trao cho Matthew F. Maury, Gilliss tiếp tục thực hiện quá trình khảo sát bờ biển Hoa Kỳ và hiệu chỉnh lại các bảng vị trí Mặt Trăng của ông đã được công bố trước đó. Từ năm 1848 đến năm 1861, Gilliss đã tiến hành rất nhiều các quan sát, đo đạc thiên văn không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở 1 số nước khác như Chi Lê, Peru. Ông tham gia vào quá trình xây dựng đài thiên văn quốc gia Chi Lê.
    Từ năm 1861, Gilliss quay trở lại với công tác quản lý đài thiên văn Hải quân. Dưới sự lãnh đạo của ông, đài thiên văn Hải quân đã phát triển trở thành một trong những đài thiên văn hiện đại nhất thời bấy giờ. Gilliss cũng là một trong những thành viên đầu tiên của viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 9 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_04.htm
    [2] Evisum Inc, Copyright© 2000. Virtual American Biographies, James Melville Gilliss, http://www.famousamericans.net/jamesmelvillegilliss/
    [3] Wikipedia, 1/2008. James Melville Gilliss, http://en.wikipedia.org/wiki/James_Melville_Gilliss
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/02
    Ngày sinh nhà bác học vĩ đại người Italia Galileo Galilei (15/02/1564 ?" 08/01/1642)
    [​IMG]
    Ảnh: Galileo Galilei (15/02/1564 ?" 08/01/1642)​
    Galileo sinh ra tại thành phố Pisa, vùng Tuscany, nay thuộc miền trung nước Italy. Cha ông là một nhạc sĩ nổi tiếng. Khi còn thiếu niên, Galileo đã có những công trình xuất sắc trong lĩnh vực vật lý. Quan sát chùm đèn treo của nhà thờ Pisa khi đang tham dự một buổi lễ, ông đã khám phá ra nguyên lý hoạt động của con lắc. Theo ý muốn của cha, ban đầu Galileo đăng ký học chuyên ngành dược tại đại học Pisa. Tuy nhiên, ông đã bỏ dở chương trình học và chuyển sang học toán. Năm 1589, ông được bổ nhiệm làm giáo sư toán học của trường. Từ năm 1592 đến năm 1610, Galileo chuyển đến và làm việc tại đại học Padua, giảng dạy các môn địa lý, cơ học và thiên văn học.
    Trong khoảng thời gian tại đại học Padua, Galileo đã nghiên cứu và có nhiều phát minh trong lĩnh vực cơ học. Ông đã làm thí nghiệm chứng minh tốc độ rơi không phục thuộc vào trọng lượng của vật và được tôn vinh là « cha đẻ của nền khoa học thực nghiệm ». Sau khi nghe tin về « chiếc ống làm cho các vật ở xa hiện lại gần » của Hans Lippershey (năm 1608), « ông bắt đầu những thí nghiệm về các thấu kính của riêng ông và trong vòng sáu tháng đã chế tạo được một chiếc ống còn tốt hơn chiếc ống của Lippershey. Chiếc ống này là kính viễn vọng, có nghĩa là một dụng cụ để nhìn xa ».
    « Ông thực hiện một việc lớn lao với kính viễn vọng của ông. Ông không chú ý đến nó về phương diện là một vũ khí chiến tranh hoặc về phương diện buôn bán kiếm lời. Ông hướng nó lên trời! »
    [​IMG]
    Ảnh: Một trong những chiếc kính thiên văn của Galileo​
    Với chiếc kính này, Galileo đã tìm ra 4 vệ tinh của Sao Mộc; quan sát các pha của Sao Kim; phát hiện các ngọn núi và các crater trên Mặt Trăng; chứng minh dải Ngân Hà bao gồm hàng triệu ngôi sao không thể đếm được, rất nhiều và ở rất xa; quan sát Sao Thổ (Galileo đã thấy Sao Thổ có ?ohai cái bướu? nhô lên nhưng chiếc kính của ông không đủ mạnh để có thể nhận ra vành đai Sao Thổ); quan sát các vết đen của Mặt Trời. Galileo đã xuất bản tờ báo « Tín sứ của các ngôi sao » (Sidereus Nuncius), trong đó ông công bố những phát hiện của mình.
    Năm 1611, Galileo đến Roma, gia nhập viện hàm lâm Lincei. Galileo là người ủng hộ và góp phần quan trọng trong việc phổ biến thuyết Nhật Tâm của Copernicus. Năm 1612, cuộc chiến chống lại thuyết Nhật Tâm của Copernicus do nhà thờ phát động đã bùng nổ. Galileo đã phải chịu nhiều chỉ trích cũng như tố cáo từ giới tu sĩ. Tuy nhiên, Galileo vẫn giữ vững những quan điểm của mình và tiếp tục viết nhiều tác phẩm phủ nhận thuyết Địa Tâm. Năm 1632, Galileo cho xuất bản một tác phẩm lớn của ông, tên là « Đối thoại về hai hệ thống chính của vũ trụ » (Dialogo sopra i due massimi sistemi del mondo), trong đó có 3 nhân vật thảo luận về vũ trụ. Một người đưa ra câu hỏi, tìm kiếm kiến thức. Hai người còn lại, một người theo Ptolemy, một người theo Copernicus, người nào cũng trình bày các lý lẽ của mình. Tất nhiên Galileo để cho người theo Copernicus thắng thế ». Cuốn sách đã gây ra « một cuộc bùng nổ giận dữ » ở La Mã, kẻ thù của Galileo thuyết phục giáo hoàng hành động, thế là Galileo bị gọi ra tòa án dị giáo. Ngày 22/06/1633, ông già đó (đã 69 tuổi) bắt buộc phải quỳ gối và phủ nhận thuyết Copernicus là đúng, tức là phủ nhận Trái Đất chuyển động. Rồi Galileo được về nhà (vùng Arcetri, Florence), sống lặng lẽ trong hơn 8 năm cuối cùng, không gây chuyện rắc rối, hoặc không bị mắc vào chuyện rắc rối. Ông qua đời ngày 8 tháng một năm 1642. Hiện nay, ông được an táng tại nhà thờ Basilica di Santa Croce, Florence.
    Có một giai thoại nói rằng khi Galileo ra trước tòa án dị giáo, ông giậm chân xuống đất và lẩm bẩm « Nhưng dù sao Trái Đất vẫn chuyển động ». Mặc dù đó chỉ là một giai thoại, không thể khẳng định là chính xác hay không, nhưng chắc chắn những lời đó đã được hầu hết các nhà thiên văn và học giả châu Âu thét to lên.
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng Galileo tại Florence​
    ====
    Bài viết được tổng hợp từ một số tài liệu trên Internet, có trích dẫn một số đoạn trong cuốn sách: Hệ Mặt Trời của tác giả Isaac Asimov, dịch giả Đắc Lê, do NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội xuất bản năm 1980.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 15/02/2008
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 17/02/2008
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    15/02
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ William Henry Pickering (15/02/1858 ?" 17/01/1938).
    [​IMG]
    Ảnh: William Henry Pickering (15/02/1858 ?" 17/01/1938)​
    William Henry Pickering sinh ra tại thành phố Boston, bang Massachusetts, đông bắc Hoa Kỳ. Ông là em ruột của nhà thiên văn Edward Charles Pickering (1). Năm 1891, W.H.Pickering theo anh đến Peru để thiết lập trụ sở của đài thiên văn Harward. Hai năm sau, ông quay trở lại Hoa Kỳ và tham gia quá trình xây dựng đài thiên văn tại Texas của Percival Lowell (nơi Clyde Tombaugh đã tìm ra Sao Diêm Vương). Năm 1899, Pickering phát hiện Phoebe, vệ tinh thứ 9 của Sao Thổ. Đây là vệ tinh đầu tiên được phát hiện dựa vào việc phân tích dữ liệu trên các bức ảnh chụp. 6 năm sau, W.H.Pickering tiếp tục công bố sự tồn tại của 1 vệ tinh khác của Sao Thổ và đặt tên là Themis. Tuy nhiên, sau đó, các nhà thiên văn đã xác nhận W.H.Pickering đã nhầm lẫn, vệ tinh này không hề tồn tại.
    W.H.Pickering đã tham gia chỉ đạo nhiều chuyến quan sát nhật thực. Ông cũng tập trung nghiên cứu các crater của Mặt Trăng. Quan sát sự thay đổi của crater Eratosthenes, ông đưa ra giả thiết trên Mặt Trăng có côn trùng. W.H.Pickering còn khẳng định sự tồn tại thực vật trên Mặt Trăng (tất nhiên, ngày nay ta biết rằng những giả thiết và khẳng định trên của ông là không đúng). Ông cũng đã dành rất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm « hành tinh X » dựa trên những nhiễu động trong quỹ đạo Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương nhưng không thu được thành công. Năm 1903, W.H.Pickering xuất bản cuốn atlas Mặt Trăng bằng ảnh chụp (The Moon : A Summary of the Existing Knowledge of our Satellite).Trong những năm cuối đời, ông sống và làm việc chủ yếu ở Jamaica, tại một đài thiên văn do ông xây dựng.
    Tên của ông và anh trai (Edward Charles Pickering) được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_15.htm
    [2]Wikipedia, 12/2006. William Henry Pickering, http://en.wikipedia.org/wiki/William_Henry_Pickering
    ====
    (1) Xem thêm bài viết ngày 19/07 về nhà thiên văn E. C. Pickering
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-21.ttvn
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 15/02/2008
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/02
    Ngày 16/02/1948, Gerard Kuiper phát hiện ra vệ tinh Miranda của Sao Thiên Vương.
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Miranda​
    Miranda (Uranus V) là một vệ tinh có kích thước trung bình với bán kính khoảng 235.4 km, khối lượng khoảng 6.59x10^19 kg. Miranda chuyển động cách Sao Thiên Vương trung bình 129872 km. Chu kỳ quay quanh Sao Thiên Vương bằng với chu kỳ tự quay quanh trục của Miranda và bằng 1.413 ngày Trái Đất. Kuiper đặt tên vệ tinh này dựa theo tên một nhân vật nữ trong vở kịch «Cơn bão» (The Tempest) của William Shakespeare.
    Kể từ khi được khám phá cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ tiếp cận Miranda được một lần duy nhất bằng tàu thám hiểm Voyager-2 tháng 1 năm 1986. Trong lúc bay lướt qua Sao Thiên Vương, Voyager-2 cũng mới chỉ khảo sát được bán cầu nam của Miranda. Các kết quả quan sát của Voyager-2 cho thấy bề mặt của Miranda chủ yếu là nước ở dạng băng với rất nhiều crater và đứt gẫy địa lý (có thung lũng sâu tới 12 km). Phần lõi của Miranda có tỉ trọng rất nhỏ, được dự đoán có thành phần chủ yếu là đá silicate và các hợp chất hữu cơ.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, January 6, http://astronautix.com/thisday/febary16.htm
    [2]Wikipedia, 2/2008. Miranda (Moon), http://en.wikipedia.org/wiki/Miranda_%28moon%29
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/02
    Ngày mất triết gia vĩ đại người Italia thời kỳ Phục Hưng Giordano Bruno (1548 ?" 17/02/1600).
    [​IMG]
    Giordano Bruno (1548 ?" 17/02/1600)​
    Giordano Bruno sinh ra tại thành phố Nola, vùng Campania, miền nam Italy. Tên lúc nhỏ của Bruno là Filippo. Khi 15 tuổi, Bruno gia nhập dòng tu Dominic và được thầy giáo đổi tên thành Giordano. Bruno trở thành thầy tu vào năm 1572.
    Bruno là một trong những người đầu tiên chịu ảnh hưởng và ủng hộ mạnh mẽ thuyết Nhật Tâm của Copernicus. Các tư tưởng triết học, vũ trụ quan của Bruno đi trước thời đại hàng trăm năm, ông là người đầu tiên phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của các thiên cầu, đưa ra ý kiến là vũ trụ rộng vô biên, có các hành tinh chưa được khám phá, trên đó có các sinh vật, v.v ... Từ năm 1576, để tránh bị đưa ra tòa án dị giáo, Bruno đã rời khỏi Rome và từ bỏ dòng tu Dominic. Sau 1 thời gian sống tại Geneva (nay thuộc Thụy Sĩ), Bruno chuyển đến Pháp. Vua Henri III đã rất ngưỡng mộ tài năng và học vấn của Bruno và đã trở thành người bảo trợ của ông.
    Năm 1585, vì lý do chính trị và tôn giáo, Bruno rời khỏi Pháp. Trong những năm sau đó, ông đến Đức và Czech. Có lẽ Bruno đã nghĩ rằng tòa án dị giáo của Rome không còn chú ý nhiều đến trường hợp của mình nên đã quay lại Italy. Tháng 3 năm 1592, Bruno đến Venice làm gia sư cho một dòng họ quý tộc. Tuy nhiên, ông đã bị bắt giữ vào ngày 22/05/1592. Ông bị giam cầm ở Rome 8 năm, chịu nhiều lần xét xử. Bruno đã dũng cảm bảo vệ các quan điểm của mình đến cùng. Ngày 17/02/1600, ông đã hi sinh trên giàn hỏa thiêu tại Roma trong cuộc đấu tranh cho những tư tưởng tiến bộ trong lĩnh vực Triết học, Thiên văn học.
    Bruno được người đời sau xưng tụng như một tấm gương tiêu biểu cho sự hi sinh vì khoa học, vì chân lý. Trong lĩnh vực thiên văn, tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    [​IMG]
    Tượng Bruno đặt tại Roma, nơi ông bị hành hình (Campo dei Fiori)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_17.htm
    [2]Wikipedia, 02/2008. Giordano Bruno, http://en.wikipedia.org/wiki/Giordano_Bruno
    [3] (Isaac Asimov, 1966. Hệ Mặt Trời, trang 62, người dịch Đắc Lê, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1980)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 17/02/2008
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/02
    Ngày sinh nhà thiên văn người Đức Tobias Mayer (17/02/1723 ?" 20/02/1762)
    [​IMG]
    Ảnh: Tobias Mayer (17/02/1723 ?" 20/02/1762)​
    Tobias Mayer sinh ra tại thị trấn Marbach, vùng Württemberg, nay thuộc tây nam nước Đức. Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, ông đã tự học tập, nghiên cứu và trở thành một nhà toán học. Năm 1746, ông đến Nuremberg và làm việc trong một cơ sở vẽ bản đồ do nhà địa lý nổi tiếng đương thời là Johann Baptist Homann chỉ đạo. Tại đây, ông đã đề ra nhiều giải pháp mới cải tiến kỹ thuật vẽ và xây dựng bản đồ. Năm 1751, ông được bầu làm giáo sư kinh tế học và toán học trường đại học Göttingen. Từ năm 1754 cho đến cuối đời, ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn của trường.
    Mayer rất nổi tiếng trong lĩnh vực quan sát và nghiên cứu Mặt Trăng. Trong thời gian từ 1753 đến 1755, ông hoàn thành bản danh mục vị trí Mặt Trăng cho chính phủ Anh. Bản danh mục này cho phép xác định kinh độ trên biển chính xác đến nửa độ. Phương pháp xác định kinh độ kèm theo các công thức loại trừ sai số sinh ra do sự nhiễu động của khí quyển của Mayer được xuất bản vào năm 1770 (sau khi ông qua đời). Ông cũng là người phát hiện ra sự rung lắc của trục quay Mặt Trăng.
    Tên của ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_17.htm
    [2].JOC/EFR, 12/1996. Tobias Mayer, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Mayer_Tobias.html
    [3]Wikipedia, 12/2007. Tobias Mayer, http://en.wikipedia.org/wiki/Tobias_Mayer
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/02
    Ngày 20/02/1962, Hoa Kỳ phóng thành công tàu vũ trụ Friendship-7 (Mercury-Atlas-6)
    [​IMG]
    Phù hiệu Friendship-7​
    Friendship-7 là tàu vũ trụ có người điều khiển thứ 3 thuộc dự án Mercury với nhiệm vụ chính là thực hiện trọn vẹn đường bay trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất. Trước đó, Alan Shepard và Virgil Grissom đã lần lượt bay lên không gian bằng các tàu Freedom-7 và Liberty Bell 7 nhưng họ chỉ mới bay được những khoảng ngắn chưa thể so sánh được với các chuyến bay của Yuri Gagarin và Gherman Titov.
    Được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Atlas, phi công vũ trụ John Glenn đã điều khiển Friendship-7 bay được 3 vòng xung quanh Trái Đất với quãng đường tổng cộng 121794 km. Sau khoảng 4 giờ 55 phút, Friendship-7 đã hạ cánh thành công xuống Đại Tây Dương. Hiện nay, khoang điều khiển của Friendship-7 đang được trưng bày tại bảo tàng Quốc gia về Không Gian tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Ảnh: John Glenn và khoang điều khiển của Friendship 7​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 20 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_20.htm
    [2]Wikipedia, 02/2008. Mercury-Atlas 6, http://en.wikipedia.org/wiki/Friendship_7
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/02
    Ngày 25/021960, Liên Xô lựa chọn nhóm phi hành gia đầu tiên.
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành gia Liên Xô​
    Nhóm phi hành gia đầu tiên của Liên Xô được lựa chọn để thực hiện chương trình Vostok, lần đầu tiên đưa người ra ngoài không gian. Các ứng cử viên có tuổi đời dưới 30, chiều cao không quá 1 mét 70, nặng không quá 70 kg. Trong khi Hoa Kỳ lựa chọn phi hành gia từ những phi công đã dày dặn kinh nghiệm, Liên Xô lại tập trung vào việc đào tạo các phi công trẻ.
    Bắt đầu tiến hành từ tháng 8 năm 1959, đã có hơn 3000 phi công tham gia phỏng vấn và kiểm tra sức khỏe, 102 người đã lọt vào vòng kiểm tra thể chất và tâm lý. Kết quả cuối cùng đã có 8 phi công đã được lựa chọn. Tuy nhiên, sau đó tổng công trình sư Korolyov đã quyết định tuyển thêm và cuối cùng nhóm phi hành gia đầu tiên của Liên Xô bao gồm 20 người (gần gấp 3 lần nhóm phi hành gia đầu tiên của Hoa Kỳ).
    Trong số 20 người đựa lựa chọn, 12 người đã bay lên không gian (trên các tàu Vostok, Voskhod và Soyuz), 1 hy sinh trong quá trình luyện tập (Valentin Bondarenko), 3 người bị kỷ luật và 4 người bị trấn thương. Những phi hành gia nhóm 1 đã đặt nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình chinh phục không gian của nhân loại như : Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào không gian), Aleksei Leonov ?" người đầu tiên thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, February 24, http://astronautix.com/thisday/febary25.htm
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/02
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Anh John Evershed (26/02/1864 ?" 17/11/1956)
    [​IMG]
    Ảnh: John Evershed (26/02/1864 ?" 17/11/1956)​
    John Evershed sinh ra tại tỉnh Surrey, đông bắc nước Anh. Năm 1906, ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc đài thiên văn Kodaikanal và Madras tại Ấn Độ (sau này, Evershed trở thành giám đốc đài thiên văn). Năm 1909, Evershed nghiên cứu quang phổ của các vết đen Mặt Trời và thấy rằng chúng có độ dịch chuyển về phía đỏ. Theo hiệu ứng Doppler, ông chứng minh được sự dịch chuyển của các nguồn phát ra khí trong các vết đen Mặt Trời. Hiện tượng này sau đó được đặt tên là «hiệu ứng Evershed». Ông cũng phát minh ra một số loại quang phổ kế, quang phổ kế Mặt Trời.
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_26.htm
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    28/02
    Ngày 28/02/2002, ESA phóng thành công vệ tinh Envisat
    [​IMG]
    Ảnh: Envisat trên quỹ đạo (ảnh minh họa)​
    Envisat (Environmental Satellite) có khối lượng tổng cộng khoảng 8.211 tấn, được đưa lên không gian bằng tên lửa đẩy Ariane-5. Envisat chuyển động một vòng quanh Trái Đất hết 101 phút với độ cao trung bình là 790 km. Envisat được chế tạo với sự tham gia của hơn 50 công ty. Trên vệ tinh này triển khai hơn 10 thiết bị để quan sát, theo dõi mặt đất, đại dương, khí quyển, các mỏm băng, phục vụ mục đích dân sinh. Vệ tinh này sẽ giúp nghiên cứu kỹ hơn về sự thay đổi của khí hậu, kiểm soát lỗ thủng tầng ozone, kiểm soát các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, theo dõi hiện tượng El Nino, quan sát trạng thái của những dải rừng nguyên sinh, theo dõi sự tan chảy của các mỏm băng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 22/02/2005. Today in space history ?" 28 February, http://www.esa.int/esaSC/SEM6LLYEM4E_index_2.html
    [2]SpaceRef Interactive Inc, 22/02/2002. ESA''''''''s Envisat satellite ready for lift-off, http://www.spaceref.com/news/viewpr.html?pid=7506
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 28/02/2008

Chia sẻ trang này