1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/04
    Ngày 12/04/1961, Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian.
    [​IMG]
    Ảnh: Vostok-1 rời bệ phóng​
    6 giờ 07 phút ngày 12/04/1961, động cơ của tàu Vostok-1 (Phương Đông 1) đã khởi động, đưa Gagarin bay vào không gian. Như vậy là chỉ 4 năm sau khi phóng vệ tinh đầu tiên (Sputnik, 04/10/1957), Liên Xô lại tiếp tục thành công trong việc đưa người đầu tiên lên vũ trụ. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của Liên Bang Xô Viết, đồng thời cũng là bước đột phá trong quá trình chinh phục không gian của nhân loại.
    Các tàu Vostok được thiết kế dưới sự chỉ đạo, điều hành của tổng công trình sư Sergey Korolyov. Đây là các tàu vũ trụ 1 người lái, được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy 8K72K (phiên bản chuyển đổi của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7). Tàu vũ trụ bao gồm 2 module chính : module điều khiển và module thiết bị. Tổng trọng lượng tàu Vostok lúc phóng vào khoảng 4.73 tấn.
    Gagarin đã bay tổng cộng 108 phút, thực hiện gần trọn một vòng bay quanh Trái Đất. 7 giờ 55 phút cùng ngày, module đổ bộ của Vostok-1 đã hạ xuống độ cao 7 km, Gagarin rời khỏi module và tiếp đất bằng dù xuống bang Saratov, Tây Nam Liên Xô.
    [​IMG]
    Ảnh: Đường bay của Vostok 1​
    [​IMG]
    Ảnh: Gagarin bên trong Vostok-1​
    [​IMG]
    Ảnh: Module điều khiển của Vostok-1 (bảo tàng RKK Energiya, thành phố Korolyov, Mat-xcơ-va​
    Vào thời điểm đó, những thành công liên tục của Liên Xô cũng đồng thời là thách thức khiến Hoa Kỳ bước nhanh hơn trong cuộc đua chinh phục không gian. 23 ngày sau, 05/05/1961, tàu Freedom-7 đưa Alan Shepard lên không gian, ngày 25/05/1961, tổng thống Hoa Kỳ Kenedy đã tuyên bố quyết tâm đưa người lên chinh phục Mặt Trăng trong thập kỷ 60 (ngày 20/07/1969, Apollo-11 đã thực hiện được điều này).
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 12 April, http://www.esa.int/esaSC/SEMZ2267ESD_index_0.html
    [2]Wikipedia, 3/2007. Yuri Gagarin, http://en.wikipedia.org/wiki/Yuri_Gagarin
    [3]Wikipedia, 4/2008. Vostok 1, http://en.wikipedia.org/wiki/Vostok_1
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 15/04/2008
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/04
    Ngày sinh nhà thiên văn người Nga gốc Đức Friedrich Georg Wilhelm von Struve (15/04/1793 ?" 23/11/1864).
    [​IMG]
    Ảnh: Friedrich Georg Wilhelm von Struve (15/04/1793 - 23/11/1864)​
    Friedrich von Struve sinh ra tại Altona (vùng đất thuộc Đan Mạch, nay thuộc Đức), sau đó, ông theo gia đình di cư sang Nga. Ông tốt nghiệp đại học Tartu chuyên ngành Triết học, nhưng sau đó ông chuyển sang Thiên văn học. Từ năm 1813 đến năm 1820, ông dạy ở trường đại học và tham gia quan sát tại đài thiên văn Dorpat, Tartu. Năm 1920, ông trở thành giàm đốc đài thiên văn Dorpat. Năm 1939, ông được bổ nhiệm làm giám đốc đài thiên văn Pulkovo, gần St. Peterburg.
    Lĩnh vực nghiên cứu của Friedrich Struve tập trung vào các hệ sao đôi. Ông đã nghiên cứu khoảng 3112 cặp sao đôi (trong đó có hơn 2000 cặp do ông phát hiện ra). Năm 1827, ông xuất bản danh mục sao đôi với tên gọi «Catalogus novus stellarum duplicium». Trong thời gian từ năm 1824 đến năm 1837, ông đã đo sự thay đổi vị trí gây ra do sự chuyển động xung quanh khối tâm chung của các ngôi sao trong hơn 2714 hệ sao và xuất bản các kết quả trong tác phẩm «Stellarum duplicum et multiplicium mensurae micrometricae»).
    Cùng với Friedrich Bessel, Thomas Henderson, Friedrich Struve là một trong những nhà thiên văn đầu tiên đo được thị sai của các ngôi sao (Bessel đo thị sai của sao 61 Cygni, Henderson đo thị sai của sao Alpha Centauri, Struve đo thị sai của sao Vega). Ông cũng là một trong những nhà thiên văn đầu tiên ước lượng sự suy giảm của độ trưng các ngôi sao trong môi trường vũ trụ (do ảnh hưởng của các đám bụi khí) : giảm 1 cấp sao trên một kiloparsec. Con số mà Friedrich Struve đưa ra rất gần với các con số có được do các đo đạc, tính toán hiện đại (0.7 ?" 1.0 cấp sao trên một kiloparsec). Tuy nhiên, Friedrich Struve không giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này.
    Friedrich được coi là thuộc thế hệ thứ 2 của 5 thế hệ liên tiếp nghiên cứu Thiên văn học trong dòng họ von Struve. Ngoài Friedrich von Struve, Otto Wilhelm von Struve, Otto Struve và Hermann Struve đều là những nhà thiên văn nổi tiêng. Dòng họ Struve đã được dùng để đặt tên cho một crater trên Mặt Trăng, tiểu hành tinh (asteroid 768 Struveana)
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_15.htm
    [2]Wikipedia, 3/2007. Friedrich Georg Wilhelm von Struve,
    http://en.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Georg_Wilhelm_Struve
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/04
    Ngày 16/04/1972 ?" NASA phóng thành công tàu Apollo-16
    [​IMG]
    Ảnh:Phù hiệu Apollo-16​
    Apollo-16 là tàu vũ trụ thứ 5 đưa con người đổ bộ xuống Mặt Trăng. Phi hành đoàn bao gồm:
    + John W. Young : chỉ huy
    + T. Kenneth Mattingly Jr : phi công CSM (command service module)
    + Charles M. Duke Jr : phi công LM (lunar module)
    Được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Saturn V, Apollo-16 mất khoảng 3 ngày để tiếp cận Mặt Trăng. Ngay khi CSM và LM vừa tách khỏi nhau thì phát hiện trục trặc tại hệ thống tên lửa đẩy của CSM. Quá trình đổ bộ bị tạm hoãn, CSM và LM tiếp tục bay gần nhau trên quỹ đạo. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thì vẫn còn khả năng tiến hành đổ bộ xuống Mặt Trăng. Young và Duke đã điều khiển LM hạ cánh an toàn xuống cao nguyên Descartes an toàn vào lúc 21h23 pm (EST) ngày 20/04/1972. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất (tính đến nay) con người đặt chân lên một vùng cao nguyên của Mặt Trăng.

    Trong thời gian ở trên Mặt Trăng, Young và Duke đã 3 lần rời khỏi LM, thực hiện các công việc nghiên cứu, khảo sát, thu thập mẫu vật với sự trợ giúp của một chiếc xe nhỏ (lunar rover). 2 nhà du hành đã mang về Trái Đất 94.7 kg đất đá. 20h26 (EST), LM đã rời khỏi Mặt Trăng bay lên kết nối thành công với CMS. Young và Duke chuyển sang CMS an toàn.
    Ngày 24/04, CSM đã phóng một vệ tinh nhỏ (nặng 36 kg) với mục đích khảo sát từ trường Mặt Trăng và các hạt trong gió Mặt Trời. Vệ tinh này bay quanh Mặt Trăng và hoạt động được khoảng 34 ngày. Ngày 25/04, Mattingly cũng đã rời khỏi phi thuyền trong khoảng 1 giờ 23 phút để thu hồi phim đặt trên máy quay ngoài phi thuyền và tiến hành thí nghiệm khả năng sống sót của vi khuẩn. 14h44 (EST) ngày 27/04/1972, phi hành đoàn Apollo-16 đã đổ bộ an toàn xuống phía đông Thái Bình Dương.
    [​IMG]s
    Ảnh: Phi hành đoàn Apollo-16, từ trái sang phải : Mattingly, Young và Duke​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, April 10, http://astronautix.com/thisday/april16.htm
    [2]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, Apollo 16, http://astronautix.com/flights/apollo16.htm
    [3]Wikipedia, 4/2008. Apollo 16, http://en.wikipedia.org/wiki/Apollo_16
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/04
    Ngày sinh nhà thiên văn học Italia Giovanni Battista Riccioli (17/04/1598 ?" 25/06/1671)
    Giovanni Battista Riccioli sinh ra tại thành phố Ferrara, bắc Italy. Ông là một thầy tu dòng Tên (Jesuit). Năm 1651, cùng với Francesco Maria Grimaldi, Riccioli đã hoàn thành bản đồ Mặt Trăng với tên gọi Almagestum Novum. Trong tác phẩm này, 2 ông đã đưa ra cách đặt tên cho những vùng, miền trên Mặt Trăng mà cho đến nay vẫn được sử dụng trong thiên văn học hiện đại. Hai ông đã dùng tên của các nhà khoa học nổi tiếng đặt cho các núi, các crater, ... (crater Copernicus, crater Tycho, ...) những vùng tối, rộng được gọi là biển hoặc đại dương (biển Tĩnh Lặng, đại dương Giông Tố, ...). Mặc dù là người phản đối hệ Nhật Tâm, nhưng Riccioli đã lấy tên Copernicus đặt cho một crater rất lớn trên Mặt Trăng. Ngoài ra, ông cũng vinh danh những nhà thiên văn ủng hộ và phát triển hệ Nhật Tâm như Kepler, Galileo, ...
    Ông là nhà thiên văn đầu tiên khẳng định Mizar (ζ UMa) là một sao đôi (Mizar và Alcor). Ông cũng đã quan sát được bóng của các vệ tinh in trên bề mặt Sao Thổ. Riccioli là tác giả của nhiều cuốn sách Thiên văn học. Cùng với Grimaldi, ông cũng tiến hành nhiều nghiên cứu về Trái Đất.
    Tên ông và Grimaldi cũng đã được dùng để đặt cho 2 crater trên Mặt Trăng.
    [​IMG]
    Ảnh: Một phần bản đồ Mặt Trăng trong tác phẩm Almagestum Novum​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_17.htm
    [2]Wikipedia, 2/2008. Giovanni Battista Riccioli, http://en.wikipedia.org/wiki/Giovanni_Battista_Riccioli
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/04
    Ngày 24/04/1990, kính thiên văn vũ trụ Hubble được phóng vào không gian.
    [​IMG]
    Ảnh: Kính Hubble ngoài không gian (tàu Discovery chụp tháng 2 năm 1997) ​
    Kính thiên văn vũ trụ Hubble là sản phẩm hợp tác của 2 cơ quan không gian NASA và ESA. Tên của kính được đặt để vinh danh nhà thiên văn Edwin Powell Hubble (20/11/1889 - 28/09/1853). Đây cũng là kính quan sát không gian đầu tiên trong hệ thống «NASA Great Space Observatories» (1). Trải qua 18 năm hoạt động, kính thiên văn Hubble giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thiên văn học hiện đại, đồng thời cũng góp phần phổ biến thiên văn học đối với cộng đồng.
    Được đưa lên vũ trụ bằng tàu con thoi Discovery, kính Hubble hoạt động ở quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 600 km, chuyển động 1 vòng quanh Trái Đất trong khoảng 96 ?" 97 phút. Gương phản xạ chính của kính Hubble có đường kính 2.4 m. Do không bị ảnh hưởng bởi khí quyển, kính Hubble có khả năng cho ảnh sắc nét gấp 5 lần so với chiếc kính thiên văn quang học hiện đại nhất đặt trên mặt đất. Mặc dù mục đích chính là quan sát tại bước sóng khả kiến, tuy nhiên, kính Hubble được triển khai thêm các thiết bị để có thể quan sát thêm ở cả bước sóng hồng ngoại và tử ngoại. Năng lượng cung cấp cho toàn bộ các thiết bị được lấy từ 2 tấm pin mặt trời có kích thước 2.6m x7.1m. Một phần năng lượng được dự trữ trong 6 khối pin để sử dụng trong 25 phút kính Hubble chuyển động vào phần bóng tối của Trái Đất trong mỗi chu kỳ.
    Sau khi phóng được một tuần, các kết quả quan sát truyền về cho thấy đã có một lỗi nhỏ trong quá trình chế tạo tấm gương chính. Mặc dù lỗi này rất nhỏ, tuy nhiên, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả quan sát đối với các thiên thể xa và mờ. Lỗi này đã được một nhóm chuyên gia của NASA sửa chữa vào tháng 12/1993 (STS-61, tàu con thoi Endeavour). Đợt sửa chữa này còn triển khai thêm 1 số thiết bị và nâng cấp máy tính chính của kính Hubble. Từ đó đến nay, kính Hubble còn được nâng cấp thêm 3 lần nữa (Tháng 2 năm 1997 và tháng 12 năm 1999 do phi hành đoàn của tàu Discovery, tháng 3 năm 2002 do phi hành đoàn của tàu Columbia).
    Sau tai nạn của tàu Columbia tháng 2 năm 2003, kính Hubble chưa được nâng cấp thêm 1 lần nào nữa. Gương Ngày 30/01/2007, camera chính đã ngừng hoạt động, kính Hubble chỉ còn làm việc tại vùng sóng tử ngoại. Năm 2008, kính Hubble sẽ được sửa chữa và nâng cấp thêm 1 lần cuối cùng. Nhiệm vụ này sẽ do phi hành đoàn tàu Atlantis thực hiện (nhiệm vụ STS-125). Dự kiến tàu con thoi sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 28/08/2008, toàn bộ nhiệm vụ kéo dài trong 11 ngày. Do đặc điểm của quỹ đạo bay, trong trường hợp gặp sự cố, STS-125 sẽ không thể dùng ISS làm trạm cứu nạn. Để sẵn sàng ứng cứu, 1 tàu con thoi khác (dự kiến là Endeavour) sẽ được đưa ra bãi phóng trong khi Atlantis đang ở trên không gian (nhiệm vụ STS-400). Nếu cần thiết, Endeavour sẽ bay lên giải cứu phi hành đoàn Atlantis.
    Theo kế hoạch, phi hành đoàn Atlantis sẽ thực hiện 5 lần các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA), thay toàn bộ các con quay hồi chuyển, thay pin và gắn thêm 2 thiết bị quan sát mới : Wide Field Camera 3 (WFC-3) và Cosmic Origins Spectrograph (COS). Nếu lần nâng cấp thứ 5 thành công, kính Hubble sẽ có thể hoạt động ít nhất là đến năm 2013.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàu con thoi Discovery mang theo kính Hubble được phóng lên không gian​
    [​IMG]
    Ảnh: Dải sóng làm việc của kính Hubble ​
    [​IMG]
    Ảnh: Sơ đồ trao đổi dữ liệu giữa kính Hubble và mặt đất​
    [​IMG]
    Ảnh: Hai bức ảnh kính Hubble chụp thiên hà M100 trước và sau khi nâng cấp ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history ?" 24 April,
    http://www.esa.int/esaSC/SEMQ4E2PGQD_index_0.html
    [2] European Space Agency, 2000 - 2007. Hubble Overview,
    http://www.esa.int/esaSC/SEM106WO4HD_index_0_m.html
    [3]Wikipedia, 4/2008. Hubble Space Telescope,
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hubble_Space_Telescope
    ====
    Ghi chú :
    (1) Hệ thống «NASA ''s Great Space Observatories» bao gồm 4 kính thiên văn/đài thiên văn không gian : Hubble (quan sát chủ yếu tại bước sóng khả kiến), Compton (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia gamma), Chandra (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia X) và Spitzer (quan sát chủ yếu tại bước sóng hồng ngoại). Ngoài đài quan sát tia gamma Compton đã rơi trở lại Trái Đất vào năm 2000, các kính thiên văn Hubble, Spitzer và đài quan sát Chandra vẫn đang hoạt động trên không gian (tính đến tháng 4 năm 2008)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 24/04/2008
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/04
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Pháp Gérard Henri de Vaucouleurs (25/04/1918 ?" 07/10/1995)
    [​IMG]
    Ảnh: Gérard Henri de Vaucouleurs (25/04/1918 ?" 07/10/1995) ​
    Gérard Henri de Vaucouleurs sinh ra tại Paris, thủ đô nước Pháp. Ông yêu thích thiên văn và đã có những quan sát, tìm hiểu ngay từ khi còn ít tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học Paris, de Vaucouleurs làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý Sorbone và tiếp tục quá trình học sau đại học. Mặc dù chuyên ngành học là vật lý nhưng Vaucouleurs vẫn theo đuổi đam mê thiên văn. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ năm 1949, ông sang Anh làm việc tại đài thiên văn Hill, đại học London. Một thời gian sau, de Vaucouleurs đến Australia để làm nghiên cứu sinh và làm việc tại đài thiên văn núi Stromlo. Năm 1957, ông đến Mỹ làm việc và đến năm 1962 thì nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
    Lĩnh vực nghiên cứu của de Vaucouleurs là tuổi và quy mô của vũ trụ. Đối tượng quan sát chủ yếu của ông là thiên hà và các đám thiên hà. Trong 3 năm 1964, 1976 và 1991, ông đã biên soạn 3 cuốn danh mục thiên hà (Reference Catalogue) dựa trên dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Đây thật sự là những cơ sở dữ liệu rất hữu ích trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Trong vòng 50 năm, ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 360 nghiên cứu, 20 cuốn sách và hơn 100 bài báo phổ biến kiến thức. Ông đã tìm ra các tham số chuẩn mô tả sự phân bố độ sáng của các thiên hà chung chung và định luật để mô tả sự phân bố độ sáng của các thiên hà elipse, ...
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 25 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_25.htm
    [1]UNjobs Association of Geneva,In Memoriam, http://www.utexas.edu/faculty/council/1998-1999/memorials/Devaucouleurs/devaucouleurs.pdf
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    25/4
    ngày mất của Ander Celsius
    Anders Celsius sinh ngày 27/11/1701 ở Uppsala Thuỵ điển, và mất ngày 25/4/1744 thọ 43 tuổi. Ông là một giáo sư thiên văn học giảng dạy tại trường ĐHTH Uppsala từ năm 1730 lúc mới 29 tuổi. Trong các năm từ 1732 tới 1735, ông đã tới thăm và làm việc tại các đài thiên văn có tiếng hồi bấy giờ ở Đức, Ý và Pháp.
    Năm 1733, ở Nuremberg (Đức), ông đã cho xuất bản một tuyển tập gồm 316 các quan sát về hiện tượng cực quang do chính ông và một số người thực hiện trong các năm từ 1716 ?" 1732. Tại Paris, ông đã ủng hộ việc đo đường kinh tuyến ở vùng Lapland (Thụy điển), và năm 1936, ông đã tham gia vào chuyến thám hiểm vì mục đích này do Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tổ chức dưới sự dẫn dắt của nhà toán học Pháp Pierre Louis Maupetuis.
    Celsius đã thành lập ra Đài thiên văn Uppsala vào năm 1741 và sang năm 1742, ông đã đề xuất thang nhiệt độ Celsius trong một bản báo cáo gửi Viện Khoa học Hoàng gia Thụy điển. Thang nhiệt độ của Celsius lúc bấy giờ lấy nhiệt độ băng tan là 100 độ và nhiệt độ sôi của nước là 0 độ. Sau đó vào năm 1745, Carolus Linnaeus, một nhà bác học Thụy điển khác, đã đổi ngược lại thang trên, và chúng ta có thang độ Celsius ngày nay.
    Anders Celsius là người đầu tiên thực hiện và công bố cẩn thận các thí nghiệm nhằm xác định một thang độ chung mang tính quốc tế trên cơ sở khoa học. Ông đã cho công bố nhiệt độ đóng băng của nước không phụ thuộc vào vĩ tuyến (và tất nhiên là áp suất khí quyển). Ông cũng xác định được sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của nước vào áp suất khí quyển (các kết quả rất phù hợp với các số liệu ngày nay). Sau đó Celsius còn đưa ra công thức tính toán nhiệt độ sôi của nước trong trường hợp áp suất khí quyển thay đổi so với giá trị chuẩn.
    Celsius mất ngày 25/4/1744 ở quê huơng Uppsala vì bệnh lao và được chôn ở nhà thờ Old Uppsala.
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt trăng.
    Theo Wikipedia
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 07:11 ngày 26/04/2008
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/04
    Ngày sinh nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ Arno Allan Penzias (26/04/1933).
    [​IMG]
    Ảnh: Arno Allan Penzias​
    Arno Allan Penzias sinh ra tại Munich, nay thuộc miền nam nước Đức. Năm lên sáu tuổi, ông là 1 trong những trẻ em Do Thái được đưa sang nước Anh tránh sự phân biệt đối xử của Đức Quốc Xã (kế hoạch giải cứu Kindertransport). Sau đó ít lâu, cha mẹ ông cũng đã sang Hoa Kỳ tị nạn và họ sống tại thành phố New York. Năm 1946, Penzias nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
    Năm 1954, Penzias tốt nghiệp cử nhân; 4 năm sau, ông tốt nghiệp thạc sĩ và đến năm 1962 thì bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đại học Columbia. Sau đó, ông làm việc tại phòng thí nghiệm Bell, New Jersey. Tại đây, năm 1965, Penzias và Robert Woodrow Wilson đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ (Cosmic Microwave Background Radiation). Năm 1978, hai nhà vật lý thiên văn đã được trao nửa giải Nobel Vật lý vì phát hiện này.
    « Sự phát hiện tình cờ ra bức xạ phông Vũ trụ bởi hai nhà vật lý thiên văn vô tuyến Mỹ, Pendiat (Penzias) và Uynxơn (Wilson) năm 1965 là một yếu tố quyết định cho thuyết Vụ nổ lớn. Hồi đó hai ông đang thử máy thu tín hiệu trên bước sóng 3 xentimet (sóng vô tuyến). Dụng cụ gồm có một máy thu tín hiệu rất nhậy và một ăngten dài hình kèn, dùng để liên lạc với các vệ tinh nhân tạo. Họ thu được vào máy một tín hiệu rất yếu, và thoạt đầu tưởng là bức xạ vô tuyến này là nhiễu xạ phát ra bởi những thiết bị nhân tạo như rađa. Sau khi lau chùi ăngten cẩn thận (vì chim làm tổ trong ăngten cũng có thể phát ra nhiễu xạ !) và kiểm tra tỉ mỉ, họ phải khẳng định là bức xạ phát ra đồng đều từ tứ phía trong không trung. Nguồn bức xạ phải ở ngoài Trái đất, phát từ Vũ trụ. Trước đó, năm 1948, Gamôp (Gamov), một nhà vật lý học người Mỹ đã có lí thuyết cho rằng vết tích của bức xạ Vũ trụ nguyên thủy lúc đầu nóng ít nhất hàng triệu tỉ độ, ngày càng nguội dần vì Vũ trụ giãn nở. Ông tiên đoán rằng nhiệt độ hiện nay của bức xạ chỉ còn khoảng 10 độ Kelvin, độ tuyệt đối K trong thang Kenvin (Kelvin), tức là 263 độ dưới không độ (-263 độ C) trong thang bách phân Xenxiusơ (Celsius). Ta dùng thông thường thang Xenxiusơ để đo nhiệt độ gọi là độ C. Trong ngành vật lí thiên văn, thang độ tuyệt đối Kenvin thường được dùng và viết tắt là K. Nhiệt độ của bức xạ thu được trong máy của Pendiat và Uynxơn khoảng 3 K. Hai nhà vật lí thiên văn nhận thức rằng họ đã tìm thấy một kết quả quan sát vô cùng quan trọng, vì chính nó là vết tích của Vụ nổ nguyên thủy tiên đoán bởi Gamốp và tạo ra Vũ trụ cách đây khoảng 15 tỉ năm. Nhờ sự quan sát trên nhiều bước sóng, từ bước sóng xentimet tới bước sóng milimet, nhiệt độ của bức xạ Vũ trụ hiện nay đo được rất chính xác là 2,735 K. Tuy nhà lí thuyết Gamôp tiên đoán nhiệt độ không hoàn toàn chính xác, nhưng cảm nhận trực giác của ông đã hướng dẫn tới sự phát hiện ra bức xạ phông Vũ trụ. Bức xạ này đẳng hướng phát ra đồng đều từ tứ phía và có đặc tính của một « bức xạ nhiệt », cũng được gọi là bức xạ « vật đen ». Vật đen là một khái niệm dùng trong ngành vật lí để chỉ một vật phát xạ khi được hun nóng như một cục than hồng. Hành tinh cũng như Trái đất hấp thụ bức xạ của Mặt trời nên cũng phát ra bức xạ nhiệt »
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. April 26 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/4/4_26.htm
    [2]Nguyễn Quang Riệu, Vũ Trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại, NXB Giáo Dục, 1995
    [3]Wikipedia, 4/2008. Arno Allan Penzias,
    http://en.wikipedia.org/wiki/Arno_Allan_Penzias
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/04
    27/04/1961 ?" NASA phóng thành công vệ tinh Explorer-11
    [​IMG]
    Ảnh: Explorer-11 hoạt động trên quỹ đạo (ảnh minh hoạ)​
    Explorer-11 là vệ tinh đầu tiên được triển khai các thiết bị quan sát tia gamma. Đây được coi là đài quan sát tia gamma không gian đầu tiên của thế giới. Explorer-11 nặng tổng cộng 82 pound, trong đó đầu dò tia gamma chiếm 32 pound. Vệ tinh được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Juno-II, hoạt động trên một quỹ đạo mà điểm gần nhất cách bề mặt Trái Đất 300 dặm, điểm xa nhất cách bề mặt Trái Đất 1100 dặm. Explorer-11 không hướng vào một mục tiêu cụ thể nào cả mà cố gắng thực hiện việc khảo sát ở mức « thô » các nguồn bức xạ gamma từ mọi hướng. Explorer-11 hoạt động ổn định cho đến khi cạn kiệt năng lượng vào đầu tháng 9 cùng năm.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, January 6, http://astronautix.com/thisday/april27.htm
    [2]NASA ''s High Energy Astrophysics Science Archive Research Center, last modified : 26/06/2003 Explorer 11, http://heasarc.gsfc.nasa.gov/docs/heasarc/missions/explorer11.html
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    03/05
    Ngày 03/05/1998, tàu Columbia đã hạ cánh thành công, kết thúc nhiệm vụ STS-90.
    [​IMG]
    Ảnh: Phù hiệu STS-90​
    STS-90 là nhiệm vụ kết hợp của NASA với 6 đơn vị nghiên cứu của Hoa Kỳ, cơ quan không gian của các nước Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản và ESA. Các nhà khoa học từ 9 nước khác nhau cùng với phi hành đoàn thực hiện 31 thí nghiệm trong môi trường không trọng lượng với các mục đích chính :
    + Tìm hiểu sự thích nghi của hệ thống tiền đình đối với các hoạt động trong không gian
    + Nghiên cứu sự thích ứng của hệ thống thần kinh trung ương trong quá trình điều khiển các cảm giác về vị trí trong điều kiện không trọng lương.
    + Khảo sát sự ảnh hưởng của tình trạng không trọng lượng đối với sự phát triển hệ thống thần kinh
    Trong đó, 26 thí nghiệm được tiến hành trên cơ thể các phi hành gia, các thí nghiệm còn lại thực hiện đối với một số loài động vật khác : chuật, ốc sên, dế và cá.
    Được phóng lên không gian vào ngày 17/04/1998, tàu Columbia chở theo phòng thí nghiệm Neurolab. Tổng cộng phi hành đoàn đã ở trên không gian 15 ngày 21 tiếng, thực hiện đầy đủ các thí nghiệm trong kế hoạch. Sau STS-90, tàu Columbia còn hoàn thành thêm 2 nhiệm vụ nữa (STS-93 và STS-109) trước khi bị nổ tung trong quá trình hạ cánh thuộc nhiệm vụ STS-107.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, May 3, http://astronautix.com/thisday/may03.htm
    [2]Wikipedia, 3/2008. STS 90,
    http://en.wikipedia.org/wiki/STS_90

Chia sẻ trang này