1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    06/10
    Ngày 06/10/1990, tàu con thoi Discovery phóng thành công tàu thám hiểm Mặt Trời Ulysses
    [​IMG]
    Tàu vũ trụ Ulysses​
    Ulysses là tàu vũ trụ được NASA và ESA hợp tác chế tạo với mục đích là thám hiểm Mặt Trời ở những vùng có vĩ độ cao. Trước Ulysses, các tàu vũ trụ đều chỉ chuyển động gần mặt phẳng Hoàng đạo, do đó các quan sát từ Trái Đất cũng như của các tàu thám hiểm đều chỉ được tiến hành với góc nhìn (đối với Mặt Trời) từ vị trí có vĩ độ thấp. Nếu trực tiếp phóng tàu vũ trụ từ Trái Đất thì tên lửa đẩy sẽ phải rất khổng lồ mới có thể khiến tàu vũ trụ có độ nghiêng lớn so với mặt phẳng Hoàng đạo. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đạt được với sự gia tốc nhờ trọng trường của Sao Mộc.
    Ngày 06/10, tàu con thoi Discovery được phóng lên không gian (nhiệm vụ STS-41). Sau khi lên đến quỹ đạo dự kiến, phi hành đoàn đã phóng Ulysses về phía Sao Mộc. Tàu vũ trụ tiếp tục được gia tốc thêm bởi các tên lửa nhỏ hơn và tiếp cận Sao Mộc trên một quỹ đạo quanh Mặt Trời có độ nghiêng nhỏ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Ngày 08/02/1992, Ulysses bay lướt qua hành tinh khí lớn nhất trong hệ Mặt Trời, đường bay của tàu vũ trụ bị bẻ cong xuống phía nam mặt phẳng Hoàng đạo. Kết quả là quỹ đạo mới của Ulysses có điểm cận nhật 1 AU, điểm viễn nhật 5 AU, nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo một góc 80.2 độ.
    Ulysses tập trung quan sát vùng cực của Mặt Trời trong 2 giai đoạn: 1994 ?" 1995 và 2000-2001. Ngoài ra, tàu vũ trụ đã khảo sát các sai chổi Hyakutake (1996), McNaught-Hartley (2004), McNaught (2007). Trong các năm 2003-2004, Ulysses cũng đã tiến hành quan sát Sao Mộc. Với đường bay đặc biệt của mình, Ulysses đã cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều kết quả, khám phá mới, không chỉ về Mặt Trời mà còn về khoảng không gian liên hành tinh.
    Ngày 01/07/2008, NASA và ESA chính thức kết thúc nhiệm vụ Ulysses. Tổng cộng thời gian vận hành, sử dụng của tàu vũ trụ là 17 năm 9 tháng, dài gấp 4 lần so với thiết kế ban đầu.
    [​IMG]
    Quỹ đạo bay của Ulysses sau khi gia tốc nhờ Sao Mộc​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, October 06, http://astronautix.com/thisday/octber06.htm
    [2]Wikipedia, 09/2008. Ulysses (spacecraft), http://en.wikipedia.org/wiki/Ulysses_(spacecraft)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 06/10/2008
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/10
    Ngày 16/10/1976, tàu Soyuz-23 gặp nạn trong quá trình hạ cánh, phi hành đoàn được giải cứu an toàn
    [​IMG]
    Phi hành đoàn Soyuz-23, từ trái qua phải: Zudov, Rozhdestvenski​
    Soyuz-23 là chuyến bay thứ 2 đưa người lên làm việc tại trạm không gian Salyut-5. Soyuz-23 được phóng lên không gian ngày 14/10/1976, mang theo hai nhà du hành Vyacheslav Zudov và Valeri Rozhdestvenski. Vào phút cuối cùng trước khi tiến hành kết nối, trạm điều khiển dưới mặt đất nhận thấy rằng các thông số do thiết bị đo của Soyuz-23 gửi về khác so với thực tế. Vận tốc của tàu vũ trụ hơi lớn hơn và góc tiếp cận trạm không gian cũng bị chệch 1 chút so với kế hoạch. Khi chỉ còn cách Salyut-5 có 40 mét, quá trình kết nối tự động bị hoãn lại. Do sự hoạt động sai của các cảm biến nên lượng nhiên liệu dành cho việc hiệu chỉnh quỹ đạo khi kết nối đã bị tiêu thụ nhiều hơn dự kiến, phi hành đoàn cũng không thể thực hiện việc kết nối 1 cách « thủ công » mà phải quay về mặt đất.
    Trong quá trình đổ bộ, Soyuz-23 tiếp tục gặp trục trặc trong quá trình định vị. Các động cơ của tàu đã được bật hơi ít hơn 1 chút so với yêu cầu, do đó, Soyuz-23 đã hạ xuống cách địa điểm dự kiến khoảng 150 km. Module đổ bộ rơi vào một cơn bão tuyết và đáp xuống bề mặt hồ Tengiz, Kazakhstan. Chiếc dù nhanh chóng bị thấm nước và kéo chìm một phần của module đổ bộ xuống dưới nước. Chiếc van điều áp bị ngập và bị bịt lại để tránh nước tràn vào. Điều này cũng có nghĩa là không khí trong module chỉ được duy trì bằng hệ thống lọc. Zudov và Rozhdestvenski không thể mở nắp module vì như vậy thì nước sẽ tràn vào và họ sẽ nhanh chóng bị chết cóng với cái lạnh -22 độ C.
    Do các điều kiện thời tiết và địa hình, các hoạt động cứu hộ diễn ra rất vất vả với nhiều nỗ lực và phương án không thành công. Trong suốt thời gian đó, toàn bộ nguồn điện còn lại trong module được sử dụng chỉ cho hệ thống lọc khí. Hai nhà du hành cũng phải liên tục bật/tắt hệ thống lọc để tiết kiệm tối đa năng lượng. Module đổ bộ hạ cánh vào khoảng gần nửa đêm ngày 16/10 và phải đến sáng hôm sau, thợ lặn mới có thể móc dây cáp của máy bay trực thăng vào moduel đổ bộ. Module được máy bay cẩu vào bờ, phi hành đoàn được giải cứu thành công.
    Sau Soyuz-23, cả Vyacheslav Zudov và Valeri Rozhdestvenski đều không bay lên không gian thêm 1 lần nào nữa. Đây là chuyến bay vũ trụ đầu tiên và duy nhất của cả hai người.
    [​IMG]
    Trực thăng giải cứu phi hành đoàn Soyuz-23​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2008. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, October 16, http://astronautix.com/thisday/octber16.htm
    [2]Videocosmos Co., © 2001-2007Soyuz-23, Lands On A Frozen Lake., http://www.videocosmos.com/soyuz23.shtm
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/11
    Ngày 04/11/1981, Liên Xô phóng thành công tàu Venera-14
    [​IMG] [​IMG]
    Module Orbiter (trái) và Module Lander phải, Venera-13 (Venera-13 và Venera-14 giống hệt nhau)​
    Trong các ngày 30/10 và 04/11 năm 1981, Liên Xô phóng liên tiếp hai tàu thăm dò Venera-13 và Venera-14 về phía Sao Kim. Hai tàu có cấu tạo giống hệt nhau, bao gồm 2 phần chính :
    Lander : module này sẽ xâm nhập vào bầu khí quyển Sao Kim, hạ cánh bằng dù. Trên module này triển khai các thiết bị chụp ảnh, phân tích đất đá, địa chất của Sao Kim.
    Orbiter : Khi tiếp cận Sao Kim và tách khỏi module đổ bộ, Orbiter sẽ bay lướt qua Sao Kim và tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Trong khoảng thời gian ngắn sau khi phóng Lander, Orbiter đóng vai trò trạm trung chuyển dữ liệu từ module đổ bộ về Trái Đất. Trên Orbiter còn có các thiết bị dùng để khảo sát vùng không gian liên hành tinh.
    4 tháng sau khi rời mặt đất, ngày 05/03/1982, Venera-14 tiếp cận Sao Kim. 2 module Lander và Orbiter tách khỏi nhau. Module Lander dùng dù đổ bộ thành công xuống bề mặt Sao Kim, . Lander đã tiến hành thành công việc chụp ảnh bề mặt Sao Kim và khoan xuống dưói bề mặt để lấy mẫu và phân tích. Tuy nhiên, module này cũng đã thất bại trong việc lấy mẫu đất đá trên bề mặt hành tinh. Module đổ bộ hoạt động tổng cộng 57 phút trong nhiệt độ 465 độ C, áp suất 94 atm (nhiều hơn 25 phút so với dự kiến).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2008. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, November 04, http://www.astronautix.com/thisday/novber04.htm
    [2]Wikipedia, 09/2008. Venera 14, http://en.wikipedia.org/wiki/Venera_14
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 04/11/2008
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cách đây 1 năm, do chưa tìm hiểu kỹ nên tôi đã nhầm khi tưởng Skylab-4 là một trạm không gian. Nay xin được chỉnh lại, đó chỉ là một trong số các nhiệm vụ đưa phi hành đoàn lên làm việc tại trạm không gian Skylab của Hoa Kỳ.
    Các thông tin liên quan đến trạm Skylab có thể xem thêm tại topic "Các trạm không gian"
    http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/988995/trang-2.ttvn#13533436
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/12
    10/12/2006, NASA phóng thành công tàu con thoi Discovery (nhiệm vụ STS-116)
    [​IMG]
    Phù hiệu STS-116​
    Là chuyến bay lên không gian thứ 10 của tàu con thoi Discovery, phi hành đoàn STS-16 bao gồm 7 người :
    + Mark Polansky : chỉ huy
    + William Oefelein : phi công
    + Nicholas Patrick : chuyên viên
    + Robert Curbeam : chuyên viên
    + Christer Fuglesang : chuyên viên, người Thuỵ Điển đầu tiên bay vào không gian
    + Joan Higginbotham : chuyên viên
    + Sunita "Suni" Williams : chuyên viên
    Các nhiệm vụ chính của STS-116 bao gồm:
    + Vận chuyển và lắp thêm vào ISS một đoạn khung (P5 Truss, dài 3.37 mét, nặng 1.818 tấn)
    + Phóng 4 vệ tinh mini
    + Chuyển giao phi hành đoàn, Sunita Williams sẽ ở lại làm việc trên ISS thay cho Thomas Rieter.
    + Chở theo một số trang thiết bị, nước, thực phẩm cho trạm không gian.
    Sau 1 lần bị hoãn vì lý do thời tiết, ngày 10/12 (1), tàu con thoi đã được phóng lên quỹ đạo và sau đó kết nối thành công với ISS (11/12). Các nhà du hành đã thực hiện 4 chyển đi bộ ngoài không gian, lắp đặt phần khung mang theo vào trạm, đồng thời thực hiện việc chỉnh lại hệ thống dây điện của toàn bộ ISS với mục đích đưa vào hoạt động hệ thống pin mặt trời mới được mang lên vào tháng 9/2006 (STS-115).
    [​IMG]
    Curbeam và Fuglesang trong lần đi bộ ngoài không gian thứ nhất​
    Ngày 19/12, tàu con thoi gỡ bỏ kết nối với trạm không gian. Trong 2 ngày tiếp theo, phi hành đoàn lần lượt phóng thành công 4 vệ tinh mang theo. Tàu con thoi đã hạ cánh thành công tại Trung tâm Không gian Kenedy ngày 22/12. Sau STS-116, Discovery được bảo dưỡng trong hơn nửa năm và tiếp tục có chuyến bay tiếp theo vào ngày 23/10/2007 (STS-120).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2008. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, December 10, http://www.astronautix.com/thisday/decber10.htm
    [2]Wikipedia, 11/2008. STS-116, http://en.wikipedia.org/wiki/STS-116
    ====
    Ghi chú :
    (1) Một số tài liệu sử dụng giờ EST nên ngày phóng của tàu Discovery trong nhiệm vụ STSS-116 là 20h47 ngày 09/12/2006, bài viết dựa theo giờ UTC (01h47 UTC ngày 10/12/2006)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 10/12/2008
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/12
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Annie Jump Cannon (11/12/1863 ?" 13/04/1941)
    [​IMG]
    Annie Jump Cannon (11/12/1863 ?" 13/04/1941)​
    Annie Jump Cannon sinh ra tại thành phố Dover, bang Delaware, phía đông nước Mỹ. Năm 1880, bà đến học tại trường cao đẳng Wellesey bang Massachusettes, một trong những trường hàng đầu giành riêng cho phụ nữ của Hoa Kỳ. Trong thời gian này, Cannon đã bị bệnh sốt phát ban mà hậu quả là bà bị suy giảm thính lực nghiêm trọng, gần như điếc hoàn toàn. 4 năm sau, bà tốt nghiệp chuyên ngành vật lý. Do sự bất bình đẳng giới trong xã hội thời điểm đó, Cannon đã không tìm được công việc phù hợp với mình tại Dover và cũng khó thích nghi với cuộc sống xung quanh mặc dù bà có học vấn cao.
    Năm 1893, mẹ của bà qua đời, cuộc sống gia đình trở nên khó khăn hơn. Cannon đã liên hệ lại với thầy giáo cũ, giáo sư Vật lý và Thiên văn Sarah Frances Whiting, tại trường Wellesley để tìm việc. Whiting đã nhận Cannon làm trợ lý, đồng thời cho phép bà vừa làm vừa học thêm chuyên ngành thiên văn. Năm 1896, Cannon được nhà thiên văn Edward C. Pickering nhận vào làm việc tại đại thiên văn Harvard.
    Cannon tham gia việc biên soạn bảng danh mục sao của đài thiên văn Harward. Kế thừa và tinh chỉnh các kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, đặc biệt là dựa vào quy tắc phân loại sao dựa trên đặc điểm của các vạch hydro trong quang phổ sao của Williamina Fleming, Cannon đã đưa ra cách phân loại sao đơn giản hơn với các nhóm chính : O, B, F, G, K, M. Phương pháp phân loại này của Cannon đã trở lên phổ biến và được áp dụng cho đến ngày nay.
    Cannon có khả năng phân loại sao dựa trên các bức ảnh quang phổ của chúng rất nhanh. Trong thời gian từ năm 1911 đến 1915, trung bình trong một tháng bà phân loại được 5000 ngôi sao. Cho đến năm 1915, bà đã phân loại được 225300 ngôi sao, hoàn thành cơ bản bảng danh mục Henry Draper của đài thiên văn Harvard.
    Annie Cannon được trao tặng rất nhiều giải thưởng, danh hiệu vinh dự. Năm 1923, bà được bầu là một trong 12 người phụ nữ tiêu biểu của Hoa Kỳ. Tên bà được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 1120 Cannonia).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2008. December 11 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/12/12_11.htm
    [2]Logan Hennessey ''00, ASTR 210, Last modified: 2006 Jul 23. Annie Jump Cannon Homepage at Wellesley College, http://www.wellesley.edu/Astronomy/Annie/index.html
    [3]Wikipedia, 12/2008. Annie Jump Cannon, http://en.wikipedia.org/wiki/Annie_Jump_Cannon
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/12
    Ngày mất phi công vũ trụ Hoa Kỳ Stuart Allen Roosa (16/081933 ?" 12/12/1994)
    [​IMG]
    Stuart Allen Roosa (16/081933 ?" 12/12/1994)​
    Stuart Allen Roosa sinh ra tại bang Colorado, miền trung Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp 2 trường đại học tại các bang Oklahoma và Arizona, ban đầu, Roosa làm lính cứu hỏa, chuyên thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ và cứu hộ tại các khu vực địa hình phức tạp, tại sở Lâm nghiệp Hoa Kỳ. Năm 1953, ông gia nhập lực lượng không quân và trở thành phi công thử nghiệm vào đầu những năm 1960.
    Năm 1966, Roosa là một trong 19 người được chọn vào nhóm phi công vũ trụ thứ 5 của NASA. Ngày 31/01/1971, ông có chuyến bay đầu tiên lên không gian trên tàu Apollo-14. Cùng với Alan B. Shepard và Edgard D. Mitchell, Roosa thực hiện chuyến bay thứ 4 đưa con người đổ bộ xuống Mặt Trăng trong lịch sử hàng không vũ trụ. Ông là người lái Command Service Module bay trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng trong khi Shepard và Mitchell đổ bộ và thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA). Roosar đã mang theo trong chuyến bay đến Mặt Trăng hàng trăm hạt giống cây trồng. Sau này, những hạt cây đã được gieo và trồng trên nhiều vùng của nước Mỹ, cũng như ở một số nước khác (Nhật, Bản, Braxin, ?) với mục đích quảng bá hàng không vũ trụ ra cộng đồng. Chúng được gọi là các ?ocây mặt trăng? (moon tree).
    Sau thành công của Apollo-14, Roosa tiếp tục được chỉ định vào nhóm phi công dự bị cho các nhiệm vụ Apollo-16, Apollo-17 và vị trí chỉ huy trong nhiệm vụ Apollo-21. Tuy nhiên, chương trình Apollo đã chấm dứt sau Apollo-17. Roosa chuyển sang làm việc trong chương trình Tàu con thoi của NASA cho đến khi về hưu năm 1976.
    Roosa chỉ bay lên không gian 1 lần duy nhất với Apollo-14. Cho đến thời điểm này, ông là một trong 24 người đã từng bay đến Mặt Trăng. Sau khi rời NASA và không quân, ông tiếp tục thu được rất nhiều thành công trong các hoạt động kinh doanh. Roosa qua đời tại Washington D.C vì bệnh viêm tụy.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2008. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, December 12, http://www.astronautix.com/thisday/decber12.htm
    [2]Wikipedia, 12/2008. Stuart Roosa, http://en.wikipedia.org/wiki/Stuart_Roosa
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 12/12/2008
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/12
    Ngày 13/12/1967, NASA phóng thành công tàu Pioneer-8
    [​IMG]
    Pioneer-8 (ảnh minh hoạ chung sử dụng cho các tàu Pioneer-6, 7, 8, 9)​
    Pioneer-8 là tàu vũ trụ không người lái thuộc chương trình Pioneer thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm vùng không gian liên hành tinh. Đây là một trong nhóm 4 tàu Pioneer (từ Pioneer-6 đến Pioneer-10) tập trung vào việc nghiên cứu gió mặt trời, từ trường mặt trời và các tia vũ trụ trong vùng không gian lân cận quỹ đạo Trái Đất.
    Cấu tạo cơ bản của các tàu Pioneer-6, 7, 8, 9 là giống nhau. Chúng có khối lượng khoảng 146 kg, được phóng bằng tên lửa đẩy Delta-E. Pioneer-8 hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình ~ 1.1 AU.

    Kết quả thu thập từ 4 tàu Pioneer giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các hoạt động cơ bản của sao, của các luồng gió mặt trời. Chúng cũng tạo thành một mạng lưới đầu tiên cho phép theo dõi một số biến đổi của Mặt Trời, đặc biệt là các ?ocơn bão mặt trời? (solar storm) có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống liên lạc và năng lượng ở Trái Đất.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2008. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, December 13, http://astronautix.com/thisday/decber13.htm
    [2]Wikipedia, 11/2008. Pioneer 6, 7, 8, and 9, http://en.wikipedia.org/wiki/Pioneer_8
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 13/12/2008
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    14/12 : ngày sinh của Tycho Brahe.
    Tycho Brahe, sinh ngày 14 tháng 12 năm 1546 và mất ngày 24 tháng 10 năm 1601. Ông là một nhà quý tộc Đan Mạch, rất nổi tiếng về những quan sát thiên văn chính xác và mang tính học thuật của mình. Xuất thân từ xứ Scania thuộc Đan Mạch thời đó, nay là một phần của Thụy Điển, Tycho đã được biêt tới như một nhà thiên văn học và một nhà giả kim thuật nổi tiếng.
    Tycho được thừa hưởng một khu đất trên đẩo Hven và được tài trợ để xây dụng một học viện mang tên Uraniborg. Nơi đây, ông đã xây dựng những thiết bị thiiên văn lớn và thực hiện nhiều phép đo thiên văn rất cẩn thận và chi tiết của mình.
    Sau khi có những bất đồng với nhà vua mới vào năm 1597, ông được vua Tiệp và Hoàng đế La Mã mời tới Praha với chức vị Nhà thiên văn của Đế chế. Ở Tiệp, ông đã xây một đài quan sát thiên văn mới tại Benatky nad Jezerou. Tại vị trí mới, từ năm 1600 tới 1601, ông được sự ủng hộ và giúp đỡ rất nhiều của Johannes Kepler. Bản thân Kepler cũng đã sử dụng rât nhiều các kết quả quan sát của Tycho để phát triển các học thuyết về thiên văn học rất nổi tiếng của mình.
    Với tư cách là một nhà thiên văn học, Tycho đã tìm cách kết hợp những điều, mà theo ông là những lợi ích từ lý thuyết của Copenic với hệ thống lý thuyết của Ptoleme thành một học thuyết của chính mình được gọi là hệ thống Tycho (Tychonic system).
    Vào thời đó, Tycho rất nổi tiếng bởi những quan sát thiên văn chính xác của mình. Chưa có ai trước ông lại có nhiều quan sát tỷ mỷ như vậy. Ông thực hiện những quan sát mà những nhà thiên văn đương thời không thể làm được hoặc họ không muốn làm. Từ những quan sát , ông đã lập ra các bản catalogue về các hành tinh và ngôi sao với độ chính xác cần đủ để nhận định xem hệ thống của Ptoleme hay Copecnic phù hợp trong việc giải thích những hiện tượng trên bầu trời.
    Quan sát supernova vào năm 1572
    Vào ngày 11 tháng 11 năm 1572, Tycho đã quan sát được một ngôi sao rất sáng trong chòm sao Casiopedia. Ngôi sao này hiện nay có tên là SN 1572 (SN : Supernova). Ở thời đó, nguời ta quan niêm rằng khoảng không bên ngoài quỹ đạo Mặt trăng là vĩnh viễn không thay đổi (các thiên thể cố dịnh chính là một tiên đề trong học thuyết của Aristos) nên các nhà quan sát thiên văn thời đó cho rằng hiện tượng đó là một cái gì đó xẩy ra ở khoảng cách còn gần hơn cả Mặt trăng. Tuy nhiên, ngay từ đầu tiên, Tycho đã nhận thấy ngôi sao mới này không hề di chuyển trong nền trời sao. Điều đó chứng tỏ, nó phải xa ít ra là hơn Mặt trăng và xa hơn cả những hành tinh bỏi vì những hành tinh vẫn thể hiện sự di chuyển của mình trên nền trời sao.
    Càng quan sát, ông càng thấy đốm sáng lạ không hề có di chuyển thị sai trong khoảng thời gian kéo dài tới vài tháng, đìều mà những hành tinh xa nhất vẫn phải thể hiện. Do vậy ông cho rằng đó thậm chí không phải là một hành tinh, mà phải là một ngôi sao nằm bên ngoài vùng của những hành tinh. Ông xuất bản một cuốn sách nhỏ mang tên De Stella Nova (1573), từ ?~nova?T có nghĩa là sao mới. Sau này chúng ta biết đó là một vụ nổ supernova ở cách Trái đất tới 7500 năm ánh sáng. Phát hiện to lớn này rất có tính quyết định trong cuộc đời của Tycho khi ông chuyển hẳn sang nghiệp của một nhà thiên văn học.
    Tycho chỉ trích mạnh những nguời không coi sự quan sát thiên văn là quan trọng. Ông đã viết trong lời tựa của cuốn sách De Stella Nova :?Ồ, những người thông minh. Ồ, những người mù quan sát bầu trời?.
    Di sản
    Mặc dầu sau này, hệ thống mô hình hành tinh của ông đã bị loại bỏ, nhưng những quan sát thiên văn học của Tycho đã đóng góp không nhỏ vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thời bấy giờ. Tycho đưa ra phong cách quan sát tỷ mỷ, chính xác theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa và từ đó ông đã đặt ra những chuẩn mực cho các phép đo thiên văn chính xác sau này.
    Mặc dầu ông không đi cùng cộng đồng nghiên cứu ở Uraniborg cho tới cùng, nhưng trong quãng thời gian ở đó, ông đã giúp nơi đây trở thành một trung tâm nghiên cứu và một trung tâm giáo dục quan trọng với tư cách là một trường đại học của Đan Mạch thời bấy giờ cũng như cho các sinh viên nước ngoài học về thiên văn cũng như y học.
    Tên của ông được đặt cho một crater rất nổi tiếng trên Mặt trăng : crater Tycho và một crater trên sao hỏa, crater Tycho Brahe.
    Theo wikepedia.
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng vừa viết song bài viết về Tycho Brahe, chủ yếu dựa trên nội dung tương ứng tại website
    MacTutor History of Mathematics
    http://turnbull.dcs.st-and.ac.uk/~history/Biographies/Brahe.html
    ====
    14/12
    Ngày sinh nhà thiên văn học người Đan Mạch Tycho Brahe (14/12/1546 ?" 24/10/1601)
    [​IMG]
    Tycho Brahe (14/12/1546 ?" 24/10/1601)​
    Tycho Brahe sinh ra tại vùng Scania, trước thuộc Đan Mạch, nay thuộc Thuỵ Điển trong 1 gia đình quý tộc. Tên khai sinh của ông là Tyge Ottesen Brahe (1). Năm 1559, Tycho đến học ngành luật tại đại học Copenhagen. Ông cũng đồng thời học thêm nhiều môn khác và từ đó yêu thích thiên văn. Tycho bị cuốn hút mạnh bởi nhật thực ngày 21/08/1560, một dịp nhật thực đã được dự đoán chính xác, và bắt đầu tự học thiên văn với sự chỉ dạy của một số giáo sư. Năm 1562, ông chuyển đến đại học Leipzig học một số chuyên ngành về ngôn ngữ và văn hoá.
    Tycho tiếp tục tự học thiên văn và bắt đầu ghi chép lại các quan sát của mình. Năm 1563, Tycho quan sát sự giao hội của Sao Thổ và Sao Mộc. Ông nhận thấy sự sai khác đáng kể của kết quả thực tế quan sát đối với những kết quả tính toán trong những cuốn lịch thiên văn đương thời (2). Ông giành nhiều thời gian hơn cho thiên văn học và đã nhận thấy vai trò quan trọng của sự chính xác của các dụng cụ khi tiến hành quan sát. Trong khoảng thời gian từ năm 1565 đến 1567, ông tiếp tục du học tại 1 số trường đại học ở Wittenberg và Rostok (nay thuộc Đức). Sau khi quay về gia đình 1 thời gian ngắn, Tycho tiếp tục thực hiện các chuyến đi đến 1 số thành phố của châu Âu (các thành phố nay thuộc Thuỵ Sỹ và Đức). Ông tập trung vào việc cải tiến và thiết kế các dụng cụ quan sát thiên văn. Tại Augsburg, Tycho đã thuyết phục được người đứng đầu thành phố tài trợ việc chế tạo một số dụng cụ thiên văn có kích thước lớn với độ chính xác rất cao.
    Năm 1570, Tycho quay trở lại Scania. Được sự giúp đỡ của một người chú, Tycho xây dựng một đài quan sát và một phòng thí nghiệm giả kim thuật tại tu viện Harrevard. Ngày 11/11/1572, Tycho nhận thấy 1 ?ongôi sao mới? xuất hiện trong chòm Cassiopeia (3). Tycho tập trung nghiên cứu tỷ mỉ ?ongôi sao mới? này và đã viết 1 cuốn sách về nó De Nova Stella (Về Ngôi Sao Mới). Từ đó trở đi, các nhà thiên văn gọi ?onhững ngôi sao mới? là ?onova?.
    Dưới sự bảo trợ của vua Đan Mạch Frederick II, năm 1576, Tycho bắt đầu xây dựng đài thiên văn Uraniborg (Lâu đài của Bầu Trời) tại đảo Hven (nay thuộc Thuỵ Điển). Uraniborg được đánh giá là đài thiên văn lớn nhất vào thời điểm đó. Đến năm 1584, ông lại xây dựng tiếp cạnh Uraniborg đài thiên văn thứ 2 tên là Stjerneborg (Lâu đài của Các Ngôi Sao). Tại hai đài thiên văn này, với các dụng cụ quan sát tốt nhất, Tycho đã ?otiến hành những quan sát tốt nhất về các thiên thể mà trước kia chưa hề được thực hiện?.
    [​IMG]
    Bản đồ đài thiên văn Uraniborg​
    Năm 1577, một sao chổi xuất hiện trên trời. Bằng phương pháp thị sai, Tycho đã kết luận sao chổi này nằm xa Trái Đất hơn Mặt Trăng. Đây là một kết luận quan trọng chỉ ra 1 số sai lầm trong mô hình vũ trụ của Aristotle : sao chổi không phải là thành phần của bầu khí quyển Trái Đất, đồng thời sự bất biến của các thiên cầu cũng bị nghi vấn (vì nếu chúng bất biến thì sao chổi không thể xuyên qua chúng được).
    Tycho cũng đã nỗ lực để đo thị sai của các ngôi sao nhưng ông không thu được kết quả. Trái Đất có vẻ như là đứng yên và thiên cầu gắn những vì sao cố định xoay quanh trục Trái Đất. Ngày nay, chúng ta đều biết rằng do khoảng cách từ Trái Đất đến các ngôi sao là rất lớn nên thị sai của chúng đo được bằng cách so sánh kết quả quan sát tại những thời điểm khác nhau trong năm là rất nhỏ, những dụng cụ của Tycho không thể đo được.
    Tin tưởng vào những giá trị đo của mình, Tycho đã phủ nhận mô hình Nhật Tâm của Copernicus. Ông đã xây dựng một mô hình vũ trụ (Tychonic system) với các đặc điểm cơ bản sau:
    + Trái Đất cố định ở trung tâm,
    + Mặt Trăng, Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
    + Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ chuyển động quanh Mặt Trời
    + Thiên cầu chứa những vì sao chuyển động xung quanh Trái Đất.
    Ngày nay, ta đều biết rằng mô hình vũ trụ trên của Tycho là không đúng, tuy nhiên, nó cũng đã được áp dụng phổ biến và được nhiều nhà thiên văn đương thời công nhận. Đặc biệt, sau sự kiện Galileo phải ra tòa án dị giáo và mô hình Nhật tâm của Copernicus bị nhà thờ Thiên chúa giáo phủ nhận, hệ Tycho nhận được sự ủng hộ vì nó chính xác hơn hệ địa tâm của Ptolemy, đồng thời giữ nguyên luận điểm Trái Đất cố định ở trung tâm vũ trụ.
    [​IMG]
    Mô hình vũ trụ của Tycho Brahe​
    Năm 1588, vua Frederick-II qua đời, vua Christian-IV kế vị. Càng về già, Tycho càng trở nên khó gần và kiêu ngạo. Năm 1597, Tycho bị vua Christian cắt các nguồn trợ cấp. Ông mang theo các thiết bị của mình rời khỏi Đan Mạch.
    Năm 1599, Tycho nhận được sự bảo trợ của hoàng đế La Mã Rudolph-II. Ông đến làm việc tại Prague. Tại đây, ông đã nhận Johannes Kepler làm trợ tá. Tuy nhiên, Tycho cũng chỉ sống và làm việc thêm được 2 năm nữa. Trong thời gian này, dựa trên những kết quả quan sát tích luỹ trong hơn 38 năm của mình, Tycho và Kepler bắt đầu việc biên soạn các lịch thiên văn với độ chính xác rất cao và đặt tên là ?oCác bảng Rudolph? (Rudolphine Tables) (4).
    Tycho được đánh giá là nhà thiên văn quan trọng nhất trong thế hệ các nhà thiên văn kế tiếp Copernicus và trước Galileo, Kepler. Ông là người có những quan sát thiên văn chính xác nhất trước khi kính viễn vọng ra đời. Những kết quả quan sát tỉ mỉ về vị trí các hành tinh của ông đã giúp cho Kepler tìm ra 3 định luật nổi tiếng về sự chuyển động của các hành tinh. Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hoả, một tiểu hành tinh (asteroid 1677 Tycho Brahe).
    ====
    Lược dịch từ bài viết
    MacTutor History of Mathematics, Tycho Brahe JOC/EFR, 11/2002, http://turnbull.dcs.st-and.ac.uk/~history/Biographies/Brahe.html
    Tham khảo và tra cứu thêm 1 số tài liệu khác.
    ====
    Ghi chú:
    (1) Tycho là tên viết theo tiếng Latin của ông.
    (2) Tycho nhận thấy sự sai khác cỡ vài ngày đối với các lịch thiên văn dựa trên mô hình của Copernicus, gần 1 tháng dối với lịch thiên văn dựa trên mô hình của Ptolemy. Tycho, khi đó mới chỉ 17 tuổi, đã nghĩ rằng ông sẽ sửa chữa được những sai sót trên.
    (3) ?oNgôi sao mới? Tycho quan sát năm 1572 là một vụ nổ supernova cách Trái Đất 7500 năm ánh sáng. Tàn tích của vụ nổ (SN-1572) đã được xác định và tiếp tục quan sát trong thiên văn học hiện đại.
    (4) Kepler hoàn thành việc biên soạn ?oCác bảng Rudolph? vào năm 1627.

Chia sẻ trang này