1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/12
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Charles Augustus Young (15/12/1834 ?" 03/01/1908)
    [​IMG]
    Charles Augustus Young (15/12/1834 ?" 03/01/1908)​
    Charles Augustus Young sinh ra tại Hanover, bang New Hampshire trong một gia đình nhà giáo. Khi chỉ mới 14 tuổi, ông đã đủ khả năng học tại trường cao đẳng Dartmouth và tốt nghiệp sau đó 4 năm với vị trí đứng đầu lớp. Là một người sùng đạo, sau khi tốt nghiệp, Young làm nhà truyền giáo trong 1 thời gian ngắn. Năm 1856, ông đến làm việc tại trường cao đẳng Tây Reserve, bang Ohio. Young là giáo sư giảng dạy các môn toán, triết học và thiên văn. Năm 1866, ông chuyển về trường Dartmouth và đến năm 1877 thì trở thành giáo sư thiên văn tại đại học Princeton.
    Young là một trong những nhà thiên văn hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Mặt Trời. Năm 1870, Young đã lần đầu tiên chụp được ảnh tai lửa Mặt Trời. Năm 1873, ông trở thành người đầu tiên sử dụng thành công cách tử nhiễu xạ (diffraction grating) vào mục đích thiên văn và áp dụng nó để đo tốc độ quay của Mặt Trời thông qua việc xác định sự dịch chuyển của các vạch phổ theo hiệu ứng Doppler. Ông tham gia nhiều chuyến viễn du quan sát nhật thực tại nhiều địa điểm khác nhau trên Thế giới và đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu vùng ngoài của khí quyển Mặt Trời.
    Năm 1869, cùng với William Harkness, Young phát hiện ra một vạch mới trong quang phổ của vành nhật hoa. Hai người đã cho rằng đó là dấu hiệu của một nguyên tố hoá học mới chưa được phát hiện trên Trái Đất và đặt tên nó là Coronium. Phải 60 năm sau các nhà khoa học mới phát hiện vạch phổ đó ứng với trạng thái bị ion hoá rất cao của vật chất, trên cơ sở đó dự đoán được nhiệt độ cực cao, đến hàng triệu độ của vành nhật hoa.
    Không chỉ là một giáo sư, một nhà nghiên cứu có uy tín, Young là một người rất tích cực trong việc phổ biến khoa học, đặc biệt là thiên văn học ra cộng đồng. Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 2165 Young).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2008. December 15 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/12/15_12.htm
    [2]HAO (High Altitude Observatory) Education Page , 12/2000. Charles A. Young, http://www.astro.umontreal.ca/~paulchar/sp/images/young.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 23/12/2008
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/12
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ Edward Emerson Barnard (16/12/1857 ?" 06/02/1923)
    [​IMG]
    Edward Emerson Barnard (16/12/1857 ?" 06/02/1923)​
    Edward Emerson Barnard sinh ra tại Nashville, bang Tennessee, phía nam Hoa Kỳ. Cha ông qua đời trước khi ông sinh ra, Barnard lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và phải đi làm từ khi mới 9 tuổi, không có nhiều điều kiện học tập. Ngoài công việc chính là thợ nhiếp ảnh, Barnard còn nghiên cứu thiên văn một cách nghiệp dư. Trong giai đoạn đầu những năm 1880, Barnard đã tìm ra 8 sao chổi và trở nên rất nổi tiếng trong giới thiên văn nghiệp dư ở Nashville. Số tiền được thưởng vì những phát hiện của mình đủ để Barnard xây được 1 ngôi nhà cho ông và người vợ trẻ. Năm 1887, ông tham gia công tác quản lý tại đài thiên văn Lick.
    Năm 1892, Barnard phát hiện ra sự phát khí của của các tàn dư nova, từ đó kết luận rằng chúng thực chất là các vụ nổ sao. Cũng trong năm đó, ông phát hiện ra Amathea, vệ tinh thứ 5 của Sao Mộc. Đây thật sự là một phát hiện ấn tượng vì gần 300 năm sau phát hiện năm 1610 của Galileo, các nhà thiên văn mới tiếp tục phát hiện thêm vệ tinh của hành tinh này. Amalthea cũng là vệ tinh tự nhiên cuối cùng được tìm ra bằng các quan sát trực tiếp (không phải dựa trên việc phân tích các ảnh chụp từ các kính thiên văn hoặc các tàu vũ trụ).
    Năm 1895, Barnard được bổ nhiệm làm giáo sư thiên văn tại đại học Chicago. Năm 1916, ông phát hiện ra ngôi sao có chuyển động riêng nhanh nhất trên thiên cầu (1). Barnard đã quan sát và vẽ lại rất chi tiết bản đồ Sao Hoả, từ đó bác bỏ các giả thiết về sự tồn tại kênh đào trên hành tinh đỏ. Barnard tìm ra phương pháp chụp ảnh trường rộng để khảo sát cấu trúc của Ngân Hà. Cùng với Max Wolf, ông khám phá ra ?ovùng tối? của Ngân Hà đối với người quan sát từ Trái Đất thực chất là do các đám khí bụi che ánh sáng từ những ngôi sao phía sau. Ông còn là tác giả của danh mục tinh vân tối (dark nebula) (2)
    Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hoả, một tiểu hành tinh (asteroid 819 Barnardiana), một khu vực trên vệ tinh Ganymede (Barnard Regio), một ngôi sao (Barnard?Ts star).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2008. December 16 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/12/16_12.htm
    [2]Wikipedia, 12/2008. Edward Emerson Barnard, http://en.wikipedia.org/wiki/Edward_Emerson_Barnard
    [3]JST, 2008-12-08. The Bruce Medalists, Edward Emerson Barnard, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Barnard/index.html
    ====
    Ghi chú
    (1) Banard?Ts star, sao lùn đỏ thuộc chòm Ophiuchus, cách Trái Đất khoảng 6 năm ánh sáng. Vận tốc riêng trên thiên cầu của Banard?Ts star khoảng 10.2 arcseconds/năm.
    (2) Tinh vân tối (dark nebula) là các đám khí và bụi dày đặc, che kín ánh sáng phát ra từ tinh vân hoặc các ngôi sao phía sau. Danh mục của Barnard bao gồm 366 tinh vân tối (Barnard-1 đến Barnard-366).
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 23/12/2008
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/12
    Ngày mất nhà vật lý thiên văn Hoa Kỳ Charles Greeley Abbot (31/05/1872 ?" 17/12/1973)
    [​IMG]
    Ảnh : Charles Greeley Abbot​
    Charles Greeley Abbot sinh ra tại thành phố Wilton, bang New Hampshire, đông bắc Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Abbot đến làm phụ tá cho Samuel Pierpont Langley tại đài vật lý thiên văn Smithsonian (SAO). Mặc dù chuyên ngành học ban đầu không liên quan đến thiên văn nhưng Abbot được tuyển dụng do Langley đánh giá rất cao những kỹ năng thực hành thí nghiệm của ông. Abbot đã chứng minh được khả năng cuả mình trong việc thiết kế, chế tạo và chuẩn hoá các thiết bị đo sự bức xạ cuả Mặt Trời. Do Langley ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu chế tạo máy bay (1) nên trong những năm sau đó, Abbot đã đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong các nghiên cứu Mặt Trời cuả đài thiên văn.
    Abbot đã thu được những kết qủa quan trọng trong việc đo hằng số Mặt Trời (solar constant), xác định các bước sóng cơ bản trong vùng hồng ngoại cuả Mặt Trời và nghiên cứu vành nhật hoa. Cùng với Langley, Abbot cho rằng quá trình bức xạ của Mặt Trời có sự thay đổi và sự thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết trên Trái Đất. Ông đã đặt ra giả thiết về sự biến đổi cuả hằng số Mặt Trời và tiến hành các nghiên cứu tỉ mỉ để kiểm chứng. Abbot kỳ vọng rằng việc xác định chính xác sự biến đổi này sẽ giúp cho việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Theo các kết quả nghiên cứu cuả Abbot, sự thay đổi của hằng số Mặt Trời vào khoảng 3% đến 10%. Tuy nhiên, với các thiết bị đo đạc hiện đại, ngày nay các nhà khoa học đã kết luận về sự ổn định cuả hằng số Mặt Trời (ngoại trừ một số thay đổi không đáng kể gây ra bởi các vết đen hoặc vết trắng).
    Abbot trở thành giám đốc đài vật lý thiên văn Smithsonian từ năm 1907, tổng thư ký viện Smithsonian từ năm 1928. Ông đảm nhiệm cả hai chức vụ này cho đến khi về hưu năm 1944.
    Tên ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Today in Science History, 1999 ?" 2009. DECEMBER 17 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/12/12_17.htm
    [2] The National Academies Press, © 2009. Charles Greeley Abbot, http://www.nap.edu/readingroom.php?book=biomems&page=cabbot.html
    ====
    Ghi chú:
    (1) Xem thêm bài viết về Samuel Pierpont Langley:
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-24.ttvn?v=ngtenewl0f698nowvphc#10526947
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 06:15 ngày 17/12/2009
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/012
    18/12/1934: Ngày sinh phi công vũ trụ Liên Xô Boris Valentinovich Volynov
    [​IMG]
    Ảnh: Boris Valentinovich Volynov ​
    Boris Valentinovich Volynov sinh ra tại thành phố Irkutsk, phía nam nước Nga. Năm 1955, ông tốt nghiệp trường huấn luyện và trở thành phi công của không quân Liên Xô. Năm 1960, Volynov là một trong 20 người được chọn vào nhóm phi hành gia đầu tiên trong chương trình đưa người lên không gian của liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, do mẹ ông là người Do Thái nên cho đến tận năm 1969, Volynov không được ưu tiên lựa chọn cho các nhiệm vụ mà thường được chỉ định là phi công trong phi hành đoàn dự bị (backup crew).
    Ngày 15/01/1969, Volynov có chuyến bay đầu tiên lên không gian trên tàu Soyuz-5 với vai trò chỉ huy. Cùng bay với ông là Aleksei Yeliseyev và Yevgeny Khrunov. Nhiệm vụ của phi hành đoàn Soyuz-5 là tiến hành kết nối với tàu Soyuz-4 đã được phóng lên không gian một ngày trước đó. Ngày 16/01, hai tàu vũ trụ đã kết nối thành công với nhau, Yeliseyev và Khrunov rời khỏi phi thuyền di chuyển vào trong Soyuz-4. Đây là lần đầu tiên 2 tàu vũ trụ có người lái kết nối với nhau trên quỹ đạo. Sau khi gỡ bỏ kết nối, Soyuz-4 đã hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan, còn Volynov tiếp tục một mình điều khiển Soyuz-5 bay trên quỹ đạo thêm 1 ngày nữa. Trong quá trình quay trở lại Trái Đất, Soyuz-5 đã gặp trục trặc khi module đổ bộ không thể tách khỏi module kỹ thuật. Tàu vũ trụ lao vào bầu khí quyển với phần nắp của module đổ bộ hướng về phía trước (ngược lại với thứ tự thông thường), tấm khiên cách nhiệt dính vào module kỹ thuật ở phía sau. Nhiệt độ cao do ma sát đã bắt đầu bào mòn và gây cháy những miếng đệm ở phần nắp không được bảo vệ, thảm họa đã gần như là không thể tránh khỏi. Rất may, trong những giây cuối cùng, khớp nối giữa hai module đã bị phá vỡ, ngay lập tức module đổ bộ đảo chiều, quay phần khiên cách nhiệt về phía trước, tiếp tục lao vào bầu khí quyển một cách an toàn. Lúc hạ cánh, dây dù của module đổ bộ đã hơi bị xoắn lại, đồng thời tên lửa hãm cũng không hoạt động. Module đổ bộ đã va chạm mạnh xuống đất nhưng Volynov chỉ bị gẫy răng, không bị chấn thương nào nghiêm trọng. Do trục trặc kỹ thuật, Volynov đã đổ bộ xuống vùng núi Ural, khá xa địa điểm dự định. Dưới cái lạnh -38 độ C, Volynov đã rời khỏi module, đi bộ vài km đến trú trong một trang trại (1). Sau đó, Volynov đã được phong tặng danh hiệu "anh hùng Liên Xô" và huân chương Lê Nin. Với chuyến bay này, Volynov cũng đã trở thành người gốc Do Thái đầu tiên bay vào không gian.
    7 năm sau, Volynov mới có chuyến bay thứ hai trên phi thuyền Soyuz-21. Đây là phi hành đoàn đầu tiên lên làm việc tại trạm không gian Salyut-5 (Chào Mừng 5). Mục đích chính của nhiệm vụ là thử nghiệm khả năng giám sát các hoạt động quân sự từ ngoài không gian. Bên cạnh nhiệm vụ chính, hai nhà du hành cũng đã thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học khác như quan sát Mặt Trời, theo dõi sự hoạt động của cá trong môi trường không trọng lượng, nói chuyện qua cầu truyền hình với học sinh,... Do các thiết bị của trạm gặp trục trặc nên điều kiện sống của các nhà du hành trở nên khó khăn và họ gặp các vấn đề về sức khoẻ, tâm lý. Ngày 24/08/1976, họ đã quay trở về Trái Đất sau hơn 49 ngày làm việc (2).
    Sau Soyuz-21, Volynov không có thêm chuyến bay lên không gian nào nữa. Từ năm 1982, ông là giám đốc đào tạo của trung tâm Phi công Vũ trụ Yuri Gagarin. Ông đảm nhiệm chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu năm 1990.
    Tài liệu tham khảo:
    [2]Wikipedia, 12/2009. On this day, December 18, http://en.wikipedia.org/wiki/December_18
    [1]Mark Wade,, 1997-2009. Volynov, http://www.astronautix.com/astros/volynov.htm
    [3]Wikipedia, 11/2009. Boris Volynov, http://en.wikipedia.org/wiki/Boris_Volynov
    ====
    Ghi chú:
    (1) Xem thêm bài viết về nhiệm vụ Soyuz-5
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-38.ttvn#11847980
    (2) Xem thêm bài viết về trạm không gian Salyut-5
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/988995/trang-2.ttvn#13583953
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/12
    Ngày 19/12/1999, NASA phóng thành công tàu con thoi Discovery (nhiệm vụ STS-103)
    [​IMG]
    Ảnh: Phù hiệu STS-103​
    STS-103 là nhiệm vụ thứ 3 bảo trì kính thiên văn không gian Hubble. Phi hành đoàn STS-103 bao gồm 7 thành viên của NASA và ESA:
    + Curtis L. Brown: chỉ huy
    + Scott J. Kelly: phi công
    + Steven L. Smith : chuyên viên
    + Jean-François Clervoy: chuyên viên
    + John M. Grunsfeld: chuyên viên
    + C. Michael Foale: chuyên viên
    + Claude Nicollier: chuyên viên
    Sau khi được phóng lên không gian ngày 24/04/1990, kính Hubble đã được bảo trì hai lần trong các năm 1993 và 1997. Theo kế hoạch ban đầu, lần bảo trì thứ 3 được tiến hành vào năm 2000, tuy nhiên, cho đến năm 1999, đã có 3 trên tổng số 6 con quay hồi chuyển của Hubble lần lượt bị hỏng. Nếu tiếp tục có thêm một con quay hồi chuyển bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình quan sát của kính, do đó NASA đã quyết định tách lần bảo trì thứ 3 thành hai nhiệm vụ: 3A (STS-103) và 3B (STS-109, tháng 3/2002).
    Từ ngày 22 đến ngày 25/12/1999, phi hành đoàn STS-103 đã thực hiện tổng cộng 4 lần hoạt động ngoài phi thuyền (EVA) với các công việc chính sau:
    + Thay mới toàn bộ 6 con quay hồi chuyển.
    + Thay mới 1 trong 3 cảm biến dùng để điều chỉnh hướng.
    + Thay mới máy tính của kính thiên văn. Máy tính mới có tốc độ nhanh hơn 60 lần, bộ nhớ trong lớn hơn gấp 6 lần so với máy tính cũ.
    + Lắp thêm thiết bị ổn định điện thế và nhiệt độ cho các khối pin của kính.
    + Thay mới bộ phận truyền dữ liệu về Trái Đất.
    + Thay một trong ba thiết bị lưu trữ dữ liệu của kính bằng thiết bị mới với dung lượng lớn hơn gấp 10 lần.
    + Thay mới lớp cách nhiệt bên ngoài.
    [​IMG]
    Ảnh: Hai nhà du hành Steven L. Smith và John M. Grunsfeld đang thay thế các con quay hồi chuyển​
    Toàn bộ quá trình bảo trì đã được thực hiện thành công. Ngày 27/12/1999, tàu Discovery hạ cánh xuống Trung tâm Không gian Kennedy. Tổng cộng nhiệm vụ kéo dài khoảng 7 ngày 23 tiếng, phi hành đoàn bay được quãng đường khoảng 5.23 triệu km.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Wikipedia, 10/2009. List of human spaceflights, 1990s, http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_human_spaceflights,_1990s
    [2]Wikipedia, 11/2009. STS-103, http://en.wikipedia.org/wiki/STS-103
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 02:11 ngày 19/12/2009
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Gần 3 năm, để đi trọn được 1 vòng
    + Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching
    + Today In Science History
    http://www.todayinsci.com/home.htm
    + Encyclopedia Astronautica
    http://www.astronautix.com
    + Wikipedia
    http://wikipedia.org
    + The Bruce Medalists
    http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists
    + MacTutor History of Mathematics
    http://turnbull.mcs.st-and.ac.uk/history/Indexes/HistoryTopics.html
    + Space Facts
    http://www.spacefacts.de
    ...
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chúc mừng bác đã đi đủ 1 vòng, có thể nói là một công trình biên soạn khá đầy đủ. Nhưng nếu nói hoàn tất thì chưa, bởi vì biết đâu ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai hoặc một ngày nào đó sẽ lại có các sự kiện thiên văn quan trọng mà ta phải bổ sung vào danh sách. Bác chưa khóa sổ được đâu.
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hiệu chỉnh 1 số thông tin trong bài viết cũ
    15/1/1948: Ngày mất nhà thiên văn người Pháp Henri Alexandre Deslandres
    [​IMG]
    Ảnh: Henri Alexandre Deslandres (24/7/1853 ?" 15/1/1948)​
    Henri Alexandre Deslandres sinh ra tại Paris, thủ đô nước Pháp. Năm 1974, sau khi tốt nghiệp trường Bách Khoa Paris, ông gia nhập quân đội. Năm 1781, ông rời khỏi quân ngũ và làm việc trong một số phòng thí nghiệm tại đại học Bách Khoa Paris và đại học Sorbone với nhiệm vụ chính là nghiên cứu quang phổ. Năm 1888, ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ.
    Năm 1889, Deslandres được mời về đài thiên văn Paris làm việc. Ông trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc áp dụng nghiên cứu, phân tích quang phổ trong nghiên cứu thiên văn. Năm 1894, Deslandres phát minh ra máy ghi quang phổ Mặt Trời (spectroheliograph) (Trước đó 1 năm, nhà thiên văn Hoa Kỳ George E. Hale cũng đã phát minh ra spectroheliograph, tuy nhiên, công việc của Hale và Deslandres là độc lập với nhau). Năm 1898, ông chuyển đến làm việc tại đài thiên văn Meudon, ngoại ô Paris và trở thành giám đốc đài thiên văn này từ năm 1908. Năm 1926, 2 đài thiên văn Paris và Meudon sát nhập vào nhau và Deslandres giữ chức vụ giám đốc đài thiên văn mới cho đến khi ông về hưu năm 1929.
    Tên của ông được dùng để đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (asteroid 11763 Deslandres).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. JANUARY 15 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/1/1_15.htm
    [2]Wikipedia, 26/11/2009. Henri Deslandres, http://en.wikipedia.org/wiki/Henri-Alexandre_Deslandres
    [3] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Henri Alexandre Deslandres, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Deslandres/index.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 13:59 ngày 15/01/2010
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hiệu chỉnh thông tin: Sau khi tra lại một số tài liệu, tôi thấy chính xác ngày tàu Luna-21 đổ bộ xuống Mặt Trăng là 15/01/1973.
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Gộp 2 bài viết ngày 17/01 (ngày mất) và 04/02 (ngày sinh) của C.W. Tombaugh:
    Clyde William Tombaugh sinh ra tại bang Illinois, nhưng sau đó ông cùng gia đình chuyển đến sinh sống tại thành phố Burdett, bang Kansas, miền trung Hoa Kỳ. Đam mê thiên văn từ thưở nhỏ, năm 1927, Tombaugh đã tự chế tạo một chiếc kính thiên văn phản xạ bằng những bộ phận lấy ra từ xe ô tô và máy móc hỏng tại trang trại gia đình. Với chiếc kính tự chế, Tombaugh nghiên cứu Sao Hỏa và Sao Mộc. Ông gửi những kết quả quan sát của mình đến đài thiên văn Lowell (bang Arizona), với mong muốn nhận được thêm các hướng dẫn. Năm 1929, Tombaugh được nhận vào làm việc tại đài thiên văn.
    [​IMG]
    Ảnh: Ảnh: Clyde William Tombaugh (4/2/1906 ?" 17/1/1997)​
    Tại đài thiên văn Lowell, Tombaugh được giao việc vận hành một chiếc kính thiên văn 13 inch có khả năng chụp ảnh. Nhiệm vụ của ông là chụp và so sánh các bức ảnh thiên văn nhằm tìm ra «Hành tinh X» dựa trên những tính toán, dự đoán của Percival Lowell. 16h ngày 18/02/1930, Tombaugh đã phát hiện ra sự dịch chuyển của một điểm sáng cấp 17 trong vùng trời cạnh sao Delta Geminorum. Đó chính là hành tinh nằm ngoài Sao Hải Vương mà nhiều nhà toán học, thiên văn học đang tìm kiếm. Hành tinh đó được đặt tên là Pluto (Sao Diêm Vương) (1).
    Tombaugh tiếp tục tiến hành các quan sát thiên văn trong khoảng 15 năm nữa, ông đã tìm ra nhiều tiểu hành tinh, sao chổi và các nhóm sao. Sau đó, ông giành thời gian chủ yếu tham gia vào một số chương trình không gian và công tác giảng dạy. Trong sự nghiệp của mình, Tombaugh đã tìm ra 1 hành tinh (sau được phân loại vào nhóm hành tinh lùn), 14 tiểu hành tinh, 1 sao chổi, 5 open cluster, 1 globular cluster, 1 supercluster, 1 supernova.
    Tên ông được dùng để đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 1604 Tombaugh). Ngày 19/01/2006, tàu New Horizons của NASA đã lên đường với nhiệm vụ chủ yếu là thám hiểm Sao Diêm Vương. Trên New Horizons có mang theo một chút tro của Clyde Tombaugh.
    Ngày 24/8/2006, IAU đã quyết định xếp loại Sao Diêm Vương vào nhóm hành tinh lùn (dwarf planet). Trước quyết định này, vợ ông là Patricia đã khẳng định: « nếu còn sống, chắc Clyde cũng sẽ bằng lòng với quyết định này của IAU vì ông là một nhà khoa học, ông hiểu được những vấn đề mà thiên văn học gặp phải khi khám phá ra những thiên thể mới»
    (She notes that Clyde "was a scientist. He would understand they had a real problem when they start finding several of these things flying around the place.")
    [​IMG]
    Ảnh: Tombaugh và chiếc kính thiên văn ông tự chế khi còn trẻ ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/1/1_17.htm
    [2] VIC WINTER-JEN DUDLEY-ICSTARS ASTRONOMY, INC., 2007. Clyde W. Tombaugh 1906 ?" 1997, http://www.icstars.com/HTML/icstars/graphics/clyde.htm
    [3] Wikipedia, 1/2010. Clyde Tombaugh, http://en.wikipedia.org/wiki/Clyde_Tombaugh
    ====
    Ghi chú:

    (1) Xem thêm bài viết về việc phát hiện ra Sao Diêm Vương:
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874812/trang-6.ttvn#8762395
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 22/01/2010

Chia sẻ trang này