1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/02
    16h00 ngày 18/02/1930, nhà thiên văn học Hoa Kỳ Clyde Tombaugh đã phát hiện ra Sao Diêm Vương [1], kết thúc cuộc săn tìm ?ohành tinh X? nằm ngoài Sao Hải Vương trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. « Hành tinh X » đã được đặt tên là Pluto theo đề nghị của Venetia Burney, lúc đó là một nữ sinh 11 tuổi, người Anh. Năm 2006, IAU đã xếp Sao Diêm Vương vào lớp « hành tinh lùn » (Dwarf Planet)
    23 tuổi, Tombaugh được nhận vào làm việc tại đài thiên văn Lowell, Arizona, Hoa Kỳ năm 1929. Tại đây, ông được giao nhiệm vụ tìm kiếm ?ohành tinh X? dựa trên những tính toán của Percival Lowell (13/03/1855 - 12/11/1916) bằng chiếc kính thiên văn 13 inch có khả năng chụp ảnh.
    [​IMG]
    Ảnh: Chiếc kính thiên văn đã phát hiện ra Sao Diêm Vương​
    ?oCách tiến hành của Tombaugh là chụp hai bức ảnh của cùng một vùng nhỏ bé trên trời vào hai ngày khác nhau. Mỗi bức có chứa từ 50 nghìn tới 400 nghìn ngôi sao. Không kể tất cả những ngôi sao đó, hai bức ảnh của cùng một vùng trời phải hệt như nhau, nếu chỉ bao gồm các ngôi sao. Hai bức ảnh được chiếu lần lượt lên một màn ảnh, và khi làm xong việc đó, không một ngôi sao nào chuyển động. Nó giống như một bức ảnh mà thôi. Tuy nhiên, nếu một trong ?ocác ngôi sao? là một hành tinh, nó sẽ phải chuyển động đối với cái nền của các ngôi sao trong thời khoảng giữa hai lần chụp ảnh. Nó sẽ có một vị trí khác nhau trên hai bức ảnh, và khi những bức ảnh được chiếu luân phiên nhau, thiên thể đó chuyển động thành một ánh lung linh nhanh, gây nên chú ý.
    Sau gần một năm so sánh kiên trì các bức ảnh chụp, ngày 18 tháng hai, năm 1930, Tombaugh tìm thấy một ngôi sao lung linh. Chuyển động của thiên thể này chậm đối với các ngôi sao nên Tombaugh chắc chắn là nó phải ở xa hơn Sao Hải Vương. Hành tinh mới được quan sát cẩn thận trong một tháng và rồi việc khám phá được công bố. Ngày công bố là ngày 13 tháng 3, năm 1930, ngày kỷ niệm sinh nhật của Percival Lowell.?[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Hai bức ảnh chụp trong các ngày 23/01/1930 và 29/01/1930 giúp phát hiện ra Sao Diêm Vương trong vùng trời cạnh sao Delta Geminorum​
    ====
    + Ngày mất nhà thiên văn Hoa Kỳ Henry Norris Russell (25/10/1877 - 18/02/1957), ông rất nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu hằng tinh, là đồng tác giả của biểu đồ Hertzsprung-Russell biểu diễn mối liên hệ giữa độ trưng và kiểu phổ của các ngôi sao. [1]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_18.htm
    [2] Isaac Asimov, 1966. Hệ Mặt Trời, trang 163, người dịch Đắc Lê, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 1980
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/02
    Ngày sinh Nicolaus Copernicus (Mikolaj Kopernik) (19/02/1473 ?" 24/05/1543), nhà thiên văn học vĩ đại người Ba Lan trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV, nửa đầu thế kỷ XVI. Copernicus là người đầu tiên trình bày tỉ mỉ các nên tảng toán học của hệ Nhật Tâm (Heliocentric). Ông được coi là người mở đầu của Thiên văn học hiện đại.
    [​IMG]
    Ảnh: Nicolaus Copernicus (Mikolaj Kopernik) (19/02/1473 ?" 24/05/1543)​
    Nicolaus Copernicus sinh ra ở Torun, Ba Lan, trong một gia đình thương gia với 4 anh chị em. 10 tuổi, cha ông mất, gia đình ông sống dựa vào người cậu Lucas Watzenrode, giáo sĩ tại nhà thờ Frauenburg. Năm 1488, Copernicus được gửi đến đến học ở một trường dòng trong 3 năm, sau đó, ông theo học tại Đại học Krakow. Tại đây, Copernicus học tiếng Latin, Toán học, Thiên văn học, Địa lý và Triết học. Thời đó, nội dung giáo trình Thiên văn học được dạy là mô hình toán hệ địa tâm của Aristotle và Ptolemy, đồng thời bao gồm cả Chiêm tinh học.
    [​IMG]
    Ảnh: Căn nhà, nơi Copernicus ra đời​
    Sau 4 năm học tại Krakow, Copernicus quay trở lại Torun, sau đó, năm 1496, ông sang Ý, theo học khóa học về Giáo luật (Canon law) tại đại học Bologna, theo sự định hướng của cậu (Lucas Watzenrode đã sắp xếp cho Copernicus một chức mục giáo sĩ trong nhà thờ Frauenburg). Tại Bologna, bên cạnh khóa học về Giáo luật, Copernicus học thêm tiếng Hy Lạp, Toán và Thiên văn. Ông thuê một phòng tại nhà của giáo sư Thiên văn Domenico Maria de Novara và phụ giúp thầy trong những công việc quan sát. Ông đã tiến hành và ghi chép những quan sát Thiên văn đầu tiên của mình trong thời gian này. Ngày 09/03/1497, ông quan sát sự kiện Mặt Trăng che khuất sao Aldebaran (chòm sao Taurus), ngày 06/10/1500, ông quan sát nguyệt thực tại Roma. Năm 1501, ông quay về Frauenburg, chính thức nhận chức vụ giáo sĩ của tăng hội (chapter) vùng Ermland. Vì chưa hoàn thành khóa học ở Bologna, ông được cử quay lại Ý để tiếp tục học về Giáo luật và Y học. Tháng 7 năm 1501, Copernicus đến học tại đại học Padua (có lẽ nguyên nhân chủ yếu để Copernicus quay lại Ý là ông muốn tiếp tục theo đuổi Thiên văn học). Tại Padua, ông theo học cả hai môn: Y học và Thiên văn học, sau đó học tiếp để lấy bằng Giáo luật tại đại học Ferrara.
    Sau khi hoàn thành các khóa học, ông quay trở về Ermland và giúp cậu trong các công việc tôn giáo. Năm 1512, Lucas Watzenrode qua đời, ông thay chú đảm nhận các công việc của tăng hội. Tuy nhiên, từ thời gian này, ông giành chủ yếu thời gian cho Thiên văn học. Ông tiến hành những quan sát thiên văn trên một ngọn tháp trong thị trấn.
    [​IMG]
    Ảnh: Ngọn tháp nơi Copernicus tiến hành các quan sát thiên văn​
    Năm 1514, ông hoàn thành tác phẩm viết tay « Little Commentary » (Tiểu luận), lưu hành nội bộ giữa các bạn bè của ông. Little Commentary đã khái quát 7 luận điểm cơ bản:
    1. There is no one center in the universe (Trong vũ trụ không có một tâm duy nhất) (*)
    2. The Earth''''''''s center is not the center of the universe (Tâm của Trái Đất không phải là tâm của vũ trụ)
    3. The center of the universe is near the sun (Tâm của vũ trụ nằm cạnh Mặt Trời)*
    4. The distance from the Earth to the sun is imperceptible compared with the distance to the stars (Khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời là rất nhỏ so với khoảng cách tới các ngôi sao)
    5. The rotation of the Earth accounts for the apparent daily rotation of the stars (Sự tự quay của Trái Đất gây ra chuyển động biểu kiến của hàng ngày của các ngôi sao)
    6. The apparent annual cycle of movements of the sun is caused by the Earth revolving around the sun (chu kỳ biểu kiến của Mặt Trời gây ra bởi quá trình quay quanh Mặt Trời của Trái Đất)
    7. The apparent retrograde motion of the planets is caused by the motion of the Earth, from which one observes (hiện tượng chuyển động lùi biểu kiến của các hành tinh gây ra bởi sự chuyển động của Trái Đất)
    * Tôi cảm thấy có sự nhập nhằng khi dịch luận điểm 1 và 3, tôi sẽ thu thập thêm tài liệu để có thể dịch sát ý hơn nếu có thể
    7 luận điểm này chính là cơ sở để Copernicus hoàn thành mô hình vũ trụ với Mặt Trời ở Trung tâm (hệ Nhật Tâm, Heliocentric). Từ năm 1514, Copernicus bắt đầu trình bày toàn bộ công trình của mình trong bộ De revolutionibus (Sự chuyển động). De Revolutionibus bao gồm 6 tập:
    1. General vision of the heliocentric theory, and a summarized exposition of his idea of the World (Tổng quan về mô hình Nhật Tâm và khái quát những quan điểm về thế giới)
    2. Mainly theoretical, presents the principles of spherical astronomy and a list of stars (as a basis for the arguments developed in the subsequent books) (Các lý thuyết chính biểu diễn quy luật của các thiên cầu và danh mục các ngôi sao)
    3. Mainly dedicated to the apparent motions of the Sun and to related phenomena (Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và các hiện tượng liên quan)
    4. Description of the Moon and its orbital motions (Sự chuyển động của Mặt Trăng)
    5. Concrete exposition of the new system (Trình bày chi tiết về toàn bộ hệ thống)
    6. Concrete exposition of the new system (continued) (Trình bày chi tiết về toàn bộ hệ thống (tiếp theo))
    Nhưng Copernicus không dám táo bạo xuất bản học thuyết của mình. Tác phẩm của ông được lưu truyền dưới dạng bản thảo trong những năm 1530, chuyền tay giữa các học giả châu Âu. Tuy vậy, nhờ sự vận động, thuyết phục của Georg Joachim Rheticus, công trình của Copernicus đã được in với tiêu đề « De Revolutionibus Orbium Coelestium » (Về chuyển động quay của các thiên thể). Bản in đầu tiên của tác phẩm đã kịp được đặt vào tay Copernicus khi ông đang hấp hối (tháng 5 năm 1543).
    « Đó là một chuyện làm náo động cả châu Âu, người ta bắt đầu ủng hộ ngay tức khắc. Ngày cuốn sách đó xuất hiện, thời đại của thiên văn hiện đại bắt đầu rạng sáng »
    [​IMG]
    Ảnh: Tượng Copernicus tại Vác-xa-va​
    ====
    Lược dịch từ bài viết
    Nicolaus Copernicus, JOC/EFR, 11/2002, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Copernicus.html
    [/i]
    Tham khảo thêm tác phẩm « Hệ Mặt Trời » của tác giả Isaac Asimov
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 19/02/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    20/02
    Ngày 20/02/1962, John Herschel Glenn Jr, phi công vũ trụ Hoa Kỳ đã thực hiện chuyến bay 3 vòng quanh quỹ đạo Trái Đất trên tàu vũ trụ Friendship 7 (dự án Mecury). Đây là chuyến bay có người lái thực hiện đầy đủ đường bay xung quanh Trái Đất đầu tiên của NASA. [1]
    [​IMG]
    Ảnh: John Glenn và khoang điều khiển của Friendship 7​
    ====
    Ngày 20/02/1986, những module đầu tiên của trạm MIR (Liên Xô) đã được phóng lên [1] quỹ đạo, bắt đầu quá trình xây dựng kéo dài 10 năm. Tổng cộng, trạm MIR đã hoạt động trong vòng 15 năm, là nơi làm việc của không chỉ của các nhà khoa học Liên Xô (Nga) mà còn của rất nhiều nước khác. Ngày 23/1/2001, trạm MIR kết thúc quá trình hoạt động, rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất
    [​IMG]
    Ảnh: Trạm MIR năm 1996​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Tammy Plotner, 2007. What is up 2007, 365 days of skywatching, http://www.astrowhatsup.com/download-the-book/
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 14:06 ngày 20/02/2007
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    21/02
    Ngày mất nhà thiên văn George Ellery Hale (29/06/1868 ?" 21/02/1938)[1]. Hale bắt đầu nghiên cứu về quang phổ Mặt Trời từ khi còn là thiếu niên. Khi đang học ở viện Công nghệ Massachusettes, ông đã phát minh ra máy ghi quang phổ Mặt Trời (spectroheliograph) (độc lập với nhà thiên văn Pháp Deslandres). Hale làm việc 2 năm ở đài thiên văn tư nhân (Kenwood Observatory) trước khi làm việc cho đại học Chicago. Tại đây, ông đã xây dựng đài quan sát Yerkes với chiếc kính khúc xạ 40 inch. [2]
    [​IMG]
    Ảnh: George Ellery Hale (29/06/1868 ?" 21/02/1938)​
    Để đẩy mạnh các nghiên cứu Mặt Trời và vật lý thiên văn, ông sáng lập ra đài quan sát Mt. Wilson. Ông đã phát hiện ra rằng các vết đen trên Mặt Trời có nhiệt độ thấp hơn so với khu vực lân cận, có liên quan đến từ trường. Hale đã nhận hai nhà thiên văn nổi tiếng: Harlow Shapley và Edwin Hubble vào làm việc ngay sau khi họ làm xong luận án tiến sĩ. Ông là người thúc đẩy các nghiên cứu về thiên hà, về Mặt Trời và các hằng tinh. Năm 1923, Hale nghỉ hưu vì các lý do sức khỏe. Từ đó cho đến khi ông mất, ông giành thời gian nghiên cứu Mặt Trời tại phòng nghiên cứu tư nhân (Hale Laboratory), Pasadena.[2]
    Hale là người vận động cho việc gây quỹ xây dựng các kính thiên văn phản xạ 60, 100 và 200. Hale là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức Hội thiên văn Hoa Kỳ, tạp trí Thiên văn Vật lý, Viện Công nghệ California, viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ, hội đồng Nghiên cứu quốc gia và thư viện Huntington.[2]
    Tên của ông được đặt cho một hành tinh nhỏ (minor planet): 1024 Hale, một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, kính thiên văn 200 inch tại đài thiên văn Palomar, ... [2]
    [​IMG]
    Ảnh: Kính thiên văn Hale, đài thiên văn Palomar​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_21.htm
    [2] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, George Ellery Hale, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Hale/
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/02
    Ngày sinh nhà thiên văn học Pháp Pierre (Jules César) Janssen (22/02/1824 ?" 23/12/1907) [1]. Janssen là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực vật lý thiên văn.
    [​IMG]
    Ảnh: Pierre (Jules César) Janssen (22/02/1824 ?" 23/12/1907)​
    Năm 1868, Janssen đến Ấn Độ quan sát nhật thực toàn phần. Sử dụng phổ kế, ngày 18/08/1868, Janssen phát hiện ra một vạch phổ lạ tại bước sóng 587.49 nm trong quang phổ thu được từ lớp vỏ Mặt Trời. Janssen thấy rằng nguyên tố đó chưa từng được phát hiện. Ngày 20/10 cùng năm, nhà thiên văn học người Anh Norman Lockyer, độc lập với Janssen đã phát hiện ra vạch phổ đó và đặt tên cho nguyên tố mới là Helium. Janssen là người đầu tiên phát hiện ra bề mặt Mặt Trời được cấu tạo từ các chất khí. Ông là người tìm ra phương pháp quan sát đặc điểm của vòng nhật hoa mà không cần phải chờ đến nhật thực (độc lập với Norman Lockyer)[2]
    Cũng trong năm 1868, dựa trên những kinh nghiệm quan sát, nghiên cứu Mặt Trời, Janssen đã có một báo cáo với viện Hàn lâm Khoa học, nhấn mạnh vai trò của Vật lý thiên văn: « ce n''est plus la géométrie et la mécanique qui dominent désormais en astronomie mais la physique et la chimie » (tạm dịch: Hình học và Cơ học không còn giữ vai trò chính trong Thiên văn học, thay vào đó là Vật lý và Hóa học). Mặc dù không được giám đốc đài thiên văn Paris lúc bấy giờ là Le Verrier chấp nhận, chính phủ Pháp đã đầu tư xây dựng thêm một đài thiên văn tại Meudon, nơi Janssen triển khai những nghiên cứu đầu tiên về vật lý thiên văn. Năm 1904, Janssen xuất bản cuốn « Atlas de photographies solaires » (Atlas Mặt Trời bằng hình ảnh) với hơn 6000 bức ảnh chụp. [2]
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa.[2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 22 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/2/1_22.htm
    [2]Wikipedia, 17/02/2007. Pierre Janssen
    , http://en.wikipedia.org/wiki/Pierre_Janssen
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    23/02
    Ngày 23/02/1987, những tia sáng đầu tiên từ supernova 1987-A đã truyền đến Trái Đất[1]. Đây là supernova duy nhất có thể quan sát bằng mắt thường trong thế kỷ 20. Supernova 1987-A là sự kết thúc của một ngôi sao kiểu B trong tinh vân Tarantula, Đám mây Magellan lớn (LMC). Dựa trên khoảng cách đến Trái Đất, supernova 1987-A được ước tính là đã xảy ra từ 168 nghìn năm trước.
    Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn hiện đại có thể quan sát 1 supernova ở khoảng cách gần. Tàn tích của supernova 1987-A là một trong những vật thể thiên văn được quan sát, nghiên cứu nhiều nhất của thiên văn học hiện đại.
    [​IMG]
    Ảnh: Tàn tích supernova 1987-A (kính thiên văn vũ trụ Hubble​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 23 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/2/2_23.htm
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    24/02
    Ngày 24/02/1968, những thông tin về việc phát hiện ra pulsar đầu tiên đã được công bố [1]. Pulsar này được phát hiện ngày 28/11/1967 bởi nhà vật lý Jocelyn Bell khi đang làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư A. Hewish tại đại học Cambrige, Anh. Nhờ phát hiện này, giáo sư A. Hewish đã nhận được giải Nobel năm 1974.
    Pulsar này có tên là CP 1919 hoặc PSR1919+21. Chu kỳ quay 1.337s, nằm trong chòm sao Vulpecular.
    [​IMG]
    Ảnh: Xung dao động của nova PSR1919+21​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 24 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/2/2_24.htm
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    25/02
    Tôi chưa tìm được các sự kiện thiên văn liên quan đến ngày 25/02. Cứ post tạm bài này cho liền mạch, nếu có thể tôi sẽ bổ xung sau.
    Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn.
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    26/02
    Ngày sinh John Evershed (26/02/1864 - 17/11/1956), nhà thiên văn học người Anh [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Hiệu ứng Evershed​
    Năm 1909, Evershed nghiên cứu quang phổ của các vết đen Mặt Trời và thấy rằng chúng có độ dịch chuyển về phía đỏ. Theo hiệu ứng Doppler, ông chứng minh được sự dịch chuyển theo phương ngang của các nguồn phát ra khí. Hiệu ứng này được đặt tên là Evershed. Ông cũng phát minh ra một số loại quang phổ kế, quang phổ kế Mặt Trời.
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 26 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/2/2_26.htm
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    27/02
    Ngày sinh nhà thiên văn học Pháp Bernard Ferdinand Lyot (27/02/1897 ?" 02/04/1952) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Bernard Ferdinand Lyot (27/02/1897 ?" 02/04/1952)​
    Sau khi tốt nghiêp đại học, Bernard Lyot tham gia phụ giảng về vật lý tại Đại học Bách Khoa Paris. Trong thời gian này, ông học thêm toán, vật lý và hóa học. Từ năm 1920 đến 1952, ông làm việc tại đài thiên văn Meudon (sau này sáp nhập vào đài thiên văn Paris, năm 1926) dưới sự chỉ dẫn của Henri Deslandres. Lyot rất giỏi trong lĩnh vực quang học. Ông đã chế tạo ra một loại polariscope (phân cực kế) rất nhạy cho phép nghiên cứu sự phân cực ánh sáng phản xạ từ các hành tinh. Ông phát hiện ra rằng, bề mặt của mặt trăng có vẻ là hậu quả của các hoạt động núi lửa và Sao Hỏa có các trận bão cát. Lyot cũng tiến hành nhiều nghiên cứu đối với khí quyển của các hành tinh. Lyot phát minh ra coronagraph, thiết bị cho phép chụp ảnh nhật hoa (solar corona) mà không cần chờ đến nhật thực. Năm 1931, ông bắt đầu quá trình chụp ảnh và nghiên cứu phổ của vành nhật hoa, ông phát hiện những vạch phổ mới trong nhật hoa và là người đầu tiên chụp ảnh được sự chuyển động của những tai lửa Mặt Trời (solar promience) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 27 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/2/2_27.htm
    [2] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Bernard Ferdinand Lyot, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Lyot/index.html

Chia sẻ trang này