1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    10/03
    Ngày 10/03/1977, trong quá trình quan sát Sao Thiên Vương che khuất ngôi sao SAO 158687 (chòm sao Libra), 3 nhà thiên văn James L. Elliot, Edward W. Dunham, and Douglas J. Mink đã phát hiện ra các vành đai của hành tinh này [1]. Các kết quả quan sát cho thấy, ánh sáng của ngôi sao đã thay đổi tổng cộng 5 lần trước và sau khi bị chính Sao Thiên Vương che khuất. Điều này cho phép kết luận Sao Thiên Vương có ít nhất 5 vành đai.
    [​IMG]
    Ảnh: Các vành đai của Sao Thiên Vương​
    Các quan sát trong những lần Sao Thiên Vương che khuất sao tiếp theo phát hiện thêm 4 vành đai nữa, năm 1986, tàu Voyager 2 bay qua Sao Thiên Vương và phát hiện thêm 2 vành đai. Tổng cộng, Sao Thiên Vương có 11 vành đai.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 10 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/3/3_10.htm
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    11/03
    Ngày sinh Urbain Jean Joseph Le Verrier (11/03/1811 ?" 23/09/1877) [1], nhà toán học Pháp, người đã tính toán ra vị trí của Sao Hải Vương, dựa trên những nhiễu động của Sao Thiên Vương.
    [​IMG]
    Ảnh: Urbain Jean Joseph Le Verrier (11/03/1811 ?" 23/09/1877)​
    Vào đầu thế kỷ 19, các nhà thiên văn đã phát hiện ra những sai khác trong quỹ đạo biểu kiến của Sao Thiên Vương so với quỹ đạo theo tính toán. Giả thiết được đặt ra là có một hành tinh nằm ngoài quỹ đạo của Sao Thiên Vương, lực hấp dẫn của hành tinh này gây lên những sai khác trên. Độc lập với nhau, John Couch Adams (người Anh) và Le Verrier đã tính toán quỹ đạo của hành tinh thứ 8 này. Adams hoàn thành những tính toán của mình vào năm 1843 và gửi cho George Airy của đài thiên văn Hoàng gia, Airy yêu cầu Adams giải thích một số vấn đề, Adams đã viết nháp những câu trả lời, tuy nhiên lại không gửi đi. Hoàn thành công trình muộn hơn (năm 1846), nhưng Le Verrier đã rất chủ động thúc đẩy quá trình quan sát để tìm ra hành tinh thứ 8. Ngày 23/09/1846, nhà thiên văn người Đức Johann Gottfried Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương, cách 1 độ so với tính toán của Le Verrier, 10 độ so với dự đoán của Adams [2]
    Le Verrier đảm đương nhiệm vụ giám đốc đài thiên văn Paris trong tổng thời gian 20 năm (1854 ?" 1870, 1873 ?" 1877). Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, 1 crater trên Sao Hỏa, một trong những vành đai của Sao Hải Vương và một tiểu hành tinh (asteroid 1997) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 11 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/3/3_11.htm
    [2]Wikipedia, 05/01/2007. Urbain Le Verrier, http://en.wikipedia.org/wiki/Urbain_Le_Verrier
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:37 ngày 12/03/2007
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    12/03
    Ngày sinh nhà thiên văn học Hoa Kỳ gốc Canada Simon Newcomb (12/03/1835 ?" 11/07/1909) [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Simon Newcomb (12/03/1835 ?" 11/07/1909)​
    Simon Newcomb có một thời thiếu niên nghèo khó và không có điều kiện để học hành. Năm 18 tuổi, Newcomb được nhận vào làm công việc tính toán tại Văn phòng niên giám hàng hải (Nautical Almanac Office), Hoa Kỳ. Vừa làm vừa học, ông đã tốt nghiệp cử nhân đại học Harvard. Từ năm 1877 đến năm 1897, ông là giám đốc Văn phòng niên giám hàng hải. Ông cũng là giáo sư toán học, thiên văn học tại đại học Johns Hopkins. [2]
    Những đóng góp của Newcomb cho thiên văn học tập trung vào lĩnh vực cơ học thiên thể. Ông đã tập trung phân tích, đo đạc vị trí của các ngôi sao và hành tinh với mục đích tính toán thật chính xác chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, các vệ tinh. Newcomb cũng tiến hành đo đạc chính xác vận tốc ánh sáng, sự dịch chuyển của thiên cực (hiện tượng tuế sai). Ông giữ vai trò chủ chốt trong việc soạn ra các cuốn niên giám, lịch thế kỷ. Newcomb cũng tham gia quá trình xây dựng các kính thiên văn quang học khổng lồ. [2]
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (885 Newcombia)[3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 11 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/3/3_10.htm
    [3] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Simon Newcomb, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Newcomb/
    [3]Wikipedia, 03/03/2007. Simon Newcomb, http://en.wikipedia.org/wiki/Simon_Newcomb
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    13/03
    Ngày 13 tháng 3 năm 1781, trong khoảng từ 22h đến 23h, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra một «ngôi sao lạ» bên cạnh sao H Geminorum. Trong kính thiên văn phóng đại 270 lần của Herschel, «ngôi sao» này xuất hiện như một đĩa sáng có vành (chứ không phải là một điểm sáng như các ngôi sao khác). Ban đầu, Herschel đã nghĩ rằng mình phát hiện ra một sao chổi, tuy nhiên, các tính toán do Herschel và Laplace tiến hành đã cho thấy, quỹ đạo của «ngôi sao» này gần như tròn, Herschel đã thực sự phát hiện thêm «1 hành tinh mới». [1]
    [​IMG]
    Ảnh: Sao Thiên Vương (kính Hubble chụp năm 1998)​
    Herschel đã đề nghị đặt tên cho hành tinh mới này là «Georgium Sidus» (ngôi sao của Vua George), nhằm tôn vinh vua George III của Anh Quốc. Tuy nhiên, sau đó, nhà thiên văn người Đức Johan Bode đã đề nghị đặt tên hành tinh này theo tên của Thần Bầu Trời trong thần thoại La Mã: Uranus (Sao Thiên Vương).
    Sao Thiên Vương có đường kính gấp 4 lần, khối lượng gấp 14.5 lần, thể tích gấp 63 lần Trái Đất. Khoảng cách từ Sao Thiên Vương đến Mặt Trời gấp khoảng 19.19 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời [1]
    [1]Wikipedia, 07/03/2007. Uranus, http://en.wikipedia.org/wiki/Uranus
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 16/03/2007
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    14/03
    Ngày sinh của Albert Einstein (14/03/1879 ?" 18/04/1955), nhà bác học thiên tài, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại.
    [​IMG]
    Ảnh: Albert Einstein, nhân vật của thế kỷ XX (ảnh đăng trên báo Time)​
    Albert Einstein sinh ra tại Ulm, Württemberg, nước Đức. Ông lớn lên ở Munich, học trung học Thụy Sĩ và tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Bách Khoa Zurich. Sau khi có bằng cử nhân, Einstein được nhận làm nhân viên trong Văn phòng sáng chế ở Thụy Sĩ. Năm 1905, Einstein đã hoàn thành luận án tiến sĩ vật lý.
    Trong thời gian làm việc tại Văn phòng sáng chế, Einstein đã hoàn thành rất nhiều công trình quan trọng liên quan đến hiệu ứng quang học, chuyển động Brown và đặc biệt là Thuyết Tương Đối Hẹp. Sau đó, ông tiếp tục phát triển Thuyết Tương Đối Rộng và cố gắng để tìm ra một «Lý Thuyết Thống Nhất». Năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel Vật Lý về những nghiên cứu trong lĩnh vực quang điện.
    Einstein đảm nhiệm chức vụ giáo sư ở nhiều trường đại học tại Thụy Điển, Đức và Hoa Kỳ, ông là thành viên của Viện Hàn lâm Berlin và đã đi diễn thuyết, trình bày công trình, hoạt động xã hội, tại rất nhiều nước. Năm 1945, ông nhập quốc tịch Hoa Kỳ và sống, làm việc tại Princeton cho đến cuối đời.
    Trong thế chiến Thứ hai, ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc vận động chính phủ Hoa Kỳ phát triển vũ khí hạt nhân với mục đích chống lại Đức quốc xã. Tuy nhiên, ông luôn hoạt động cho hòa bình và phản đối vũ khí hạt nhân. Ông cũng là một người đặt nền móng cho việc thành lập nhà nước Do Thái Isarel. Năm 1952, chính phủ Isarel mời ông làm tổng thống nhưng ông đã từ chối.
    Năm 1999, tạp chí Time đã bình chọn Einstein là «nhân vật của thế kỷ XX». Ngày nay, dễ dàng nhận thấy rằng, từ «Einstein» đã gần như đồng nghĩa với từ «thiên tài».
    ====
    Tổng hợp từ nhiều tài liệu
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    15/03
    Ngày sinh nhà thiên văn học Pháp, mục sư Nicolas Louis de Lacaille (15/03/1713 ?" 21/03/1762) [1].
    [​IMG]
    Ảnh: Nicolas Louis de Lacaille (15/03/1713 ?" 21/03/1762)​
    Trong thời gian từ năm 1750 đến 1754, Lacaille tiến hành các quan sát bán thiên cầu Nam tại mũi Hảo Vọng, Nam Phi. Ông đã lập ra danh mục sao phương nam đầu tiên (Coelum Australe Stelliferum), xuất bản năm 1763, bao gồm 9776 ngôi sao, 42 tinh vân, ... Ông là người phân định và đặt tên cho 14 chòm sao mới (Antlia, Caelum, Circinus, Fornax, Horologium, Mensa, Microscopium, Norma, Octans, Pictor, Pyxis, Reticulum, Sculptor, Telescopium), tách chòm sao Argo Navis ra thành 3 phần (Vela, Puppis, Carina). 17 chòm sao trên đều có mặt trong danh sách 88 chòm sao hiện đại. Ông cũng đã biên soạn bảng dự tính nhật thực, nguyệt thực cho thế kỷ 19.
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (9135 Lacaille) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 15 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/3/3_15.htm
    [2]Wikipedia, 07/03/2007. Nicolas Louis de Lacaille, http://en.wikipedia.org/wiki/Abb%C3%A9_Nicolas_Louis_de_Lacaille
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    16/03
    Ngày sinh Caroline Lucretia Herschel (16/03/1750 ?" 09/01/1848) [1], nhà thiên văn người Anh gốc Đức.
    [​IMG]
    Ảnh: Caroline Lucretia Herschel (16/03/1750 ?" 09/01/1848) ​
    Caroline Lucretia Herschel là em gái của Sir Frederick William Herschel. Mùa thu năm 1772, bà sang Anh cùng William Herschel. Ban đầu, bà cùng anh trai làm việc trong cùng một ban nhạc, sau đó, cả 2 anh em đều chuyển sang Thiên văn học. William Herschel trở thành một trong những nhà thiên văn nổi tiếng nhất của lịch sử nhân loại, còn Caroline trở thành một trong những nhà nữ thiên văn đầu tiên.
    Caroline phụ giúp anh trai mình trong các công việc tính toán. Bà cũng tự quan sát bầu trời với một chiếc kính thiên văn phản xạ nhỏ. Tổng cộng, bà đã khám phá ra 3 tinh vân, 8 sao chổi. Năm 1797, bà hoàn thành cuốn danh mục cho các quan sát hằng tinh của Flamsteed (Index to Flamsteed''s Observations of the Fixed Stars), đồng thời hiệu đính một số lỗi sai trong các quan sát của Flamsteed.[1]
    Tên của bà được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (281 Lucretia) [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 16 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/3/3_16.htm
    [2]Wikipedia, 3/2007. Caroline Herschel, http://en.wikipedia.org/wiki/Caroline_Herschel
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    17/03
    Ngày 17/03/1958, Hoa Kỳ đã phóng thành công vệ tinh Vanguard I [1]. Đây là vệ tinh nhân tạo đầu tiên hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời. Mặc dù đã từ lâu không còn duy trì liên lạc, tuy nhiên, Vanguard I vẫn còn bay trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất và là vệ tinh nhân tạo ?ogià nhất? vẫn còn trên quỹ đạo.[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Vệ tinh Vanguard I​
    Vanguard I được chế tạo chủ yếu bằng nhôm, có dạng một khối cầu đường kính 152 mm, khối lượng 1.47 kg. Nhiệm vụ chủ yếu của Vanguard 1 là khảo sát hình dạng Trái Đất và mật độ của tầng ngoài cùng của khí quyển [2]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 17 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/3/3_17.htm
    [2]Wikipedia, 3/2007. Vanguard I, http://en.wikipedia.org/wiki/Vanguard_I
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    18/03
    Ngày 18/03/1965, lần đầu tiên, con người thực hiện các ?ohoạt động ngoài phi thuyền? (spacewalk).[1] Aleksei Arkhipovich Leonov, phi công vũ trụ Liên Xô đã ở ngoài không gian trong vòng 12 phút.
    [​IMG]
    Ảnh: Leonov ngoài vũ trụ (ảnh chụp)​
    Aleksei Leonov và Pavel Belyayev bay lên không gian trong tàu vũ trụ Voskhod 2. Hơn 1 tiếng rưỡi sau khi phóng, Leonov rời khỏi phi thuyền, ?obay ra không gian?. Các hoạt động ngoài phi thuyền của Leonov diễn ra trong thời gian từ 08:34:51 đến 08:47:00. Tuy nhiên, bộ quần áo phi hành của Leonov bị phồng to lên khiến cho ông rất khó khăn khi quay về phi thuyền. Leonov đã phải mở một số van, khiến cho bộ quần áo xẹp bớt xuống và trở lại phi thuyền an toàn. Leonov đã phải trải qua 18 tháng huấn luyện đặc biệt cho nhiệm vụ trên, và ông đã thành công[2]
    [​IMG]
    Ảnh: Leonov ngoài vũ trụ (ảnh minh họa)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 18 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/3/3_18.htm
    [2]Wikipedia, 3/2007. Aleksei Leonov, http://en.wikipedia.org/wiki/Aleksei_Leonov
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    19/03
    Ngày sinh nhà thiên văn học Anh William Rutter Dawnes (19/03/1799 ?" 15/02/1868) [1]
    [​IMG]
    Ảnh: William Rutter Dawnes (19/03/1799 ?" 15/02/1868)​
    William Dawnes xuất thân là một dược sĩ, tuy nhiên, sau đó, ông chuyển sang thiên văn học [2]. Dawnes có biệt tài trong lĩnh vực quan sát và được đặt danh hiệu là «mắt đại bàng». Ông tiến hành các quan sát đối với sao đôi và tìm ra giới hạn Dawnes về độ phân giải của kính thiên văn. Năm 1864, thời gian Sao Hỏa ở gần Trái Đất, Dawnes thực hiện các quan sát và vẽ lại rất chi tiết bề mặt Sao Hỏa. Ngày 25/10/1850, ông khám phá ra vành đai Crepe của Sao Thổ (độc lập với nhà thiên văn Hoa Kỳ William Bond).
    Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa [3]
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/3/3_19.htm
    [2]Michael Oates, 10/2005. William Rutter Dawnes (1799 - 1868), http://www.mikeoates.org/astro-history/dawes.htm
    [3]Wikipedia, 2/2007. William Rutter Dawnes, http://en.wikipedia.org/wiki/William_Rutter_Dawes

Chia sẻ trang này